Tia Nắng Bé Nhỏ Lớp 3 [Nội Dung Kể Chuyện + Ý Nghĩa + Soạn Bài]

Tia Nắng Bé Nhỏ Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài ✅ Tổng Hợp Tóm Tắt, Giáo Án, Bố Cục, Đọc Hiểu Truyện.

Nội Dung Kể Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ Lớp 3

Bài đọc: Tia nắng bé nhỏ sẽ được tìm hiểu ở trang 99, 100 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là nội dung kể chuyện Tia nắng bé nhỏ lớp 3.

Tia nắng bé nhỏ

Bà nội của Na đã già yếu. Bà đi lại rất khó khăn.

Ngôi nhà của Na nằm trên một ngọn đồi. Hắng ngày, nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước nhà tạo thành những vệt sáng lóng lánh rất đẹp. Nhưng phòng ngủ của tất cả mọi người trong gia đình lại ở phía không có nắng. Bà nội rất thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.

Một buổi sáng, khi đang dạo chơi trên đồng cỏ, Na cảm thấy nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo. Cô bé vui mừng reo lên

– Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà!

Nghĩ vậy, cô bé chạy ùa vào phòng bà:

– Bà ơi! Bà nhìn này! Cháu mang ít nắng về cho bà đây! – Cô bé reo lên và xổ vạt áo ra nhưng chẳng có tia nắng nào ở đó cả.

– Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu đấy, và rực lên trên mái tóc của cháu đây này! – Bà nội trìu mến nhìn cô bé.

Na không hiểu được tại sao nắng lại chiếu từ mắt mình nhưng cô bé rất mừng vì làm cho bà vui. Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.

(Theo Hà Yên)

Chú thích:

  • Xổ: mở tung ra, tháo tung ra
  • Mắt long lanh: mắt như có ánh sáng chiếu vào, trông sinh động

Đón đọc thêm về 🌷 Khi Cả Nhà Bé Tí 🌷 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Tóm Tắt Câu Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ

Thohay.vn chia sẻ cho bạn thêm bản tóm tắt câu chuyện Tia nắng bé nhỏ.

Bà nội của Na đã già yếu, đi lại khó khăn. Một buổi sáng, khi đang dạo chơi trên đồng cỏ, Na cảm thấy nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo. Cô bé vui mừng reo lên: “Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà.”.

Na chạy ùa vào phòng bà, khoe với bà những tia nắng bắt được nhưng chẳng có tia nắng nào cả. Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.

Giới Thiệu Câu Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ

Xem thêm thông tin giới thiệu câu chuyện Tia nắng bé nhỏ.

  • Câu chuyện Tia nắng bé nhỏ được sáng tác bởi tác giả Hà Yên
  • Bài đọc nói về cô bé Na ngoan ngoãn, hiếu thảo. Vì bà không thể ra ngoài để nhìn được nắng nên Na đã nghĩ ra cách lấy vạt áo bắt nắng về cho bà.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Sự Tích Nhà Sàn 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Bố Cục Câu Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ

Bố cục câu chuyện Tia nắng bé nhỏ bao gồm 3 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “mang về cho bà!”
  • Phần 2: Còn lại

Hướng Dẫn Kể Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ

Tham khảo hướng dẫn kể chuyện Tia nắng bé nhỏ bên dưới.

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tia nắng bé nhỏ.
  • Bước đầu nhận biết được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc
  • Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌟 Ngưỡng Cửa 🌟 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Câu Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ

Ý nghĩa câu chuyện Tia năng bé nhỏ đó là thể hiện tình yêu thương của bạn nhỏ với bà. Mỗi chúng ta hãy nên yêu thương ông bà giống như bạn nhỏ trong câu chuyện.

Đọc Hiểu Truyện Tia Nắng Bé Nhỏ

Ngay sau đây là phần đọc hiểu truyện Tia nắng bé nhỏ.

👉Câu 1: Bài đọc “Tia nắng bé nhỏ” dựa theo truyện của ai?

A. Hà Thuỷ Nguyên

B. Hà Yên

C. Hàn Mặc Tử

D. Quang Dũng

👉Câu 2: Cô bé đã kể về bà của mình như thế nào?

A. Bà đã già yếu, đi lại rất khó khăn.

B. Bà còn khoẻ mạnh, không quản ngại thời tiết

C. Bà đang dần yếu đi, sức khoẻ ngày một suy giảm

D. Bà đang dần hồi phục sức khoẻ sau cơn đột quy vài năm trước.

👉Câu 3: Nhà của Na nằm ở đâu?

A. Nằm trong một thung lũng.

B. Nằm trên một ngọn đồi.

C. Nằm gần đường quốc lộ 6

D. Nằm gần biển.

👉Câu 4: Bà nội của Na thích cái gì ?

A. Nắng

B. Mưa

C. Tiền

D. Sức khoẻ

👉Câu 5: Câu nào sau đây nói đúng về Na trước thời điểm đi dạo chơi trên đồng cỏ?

A. Na đã nghĩ ra cách làm thế nào để giúp bà nhìn thấy nắng.

B. Na dùng một cái gương phản chiếu nắng vào cho bà nhìn.

C. Na thỉnh thoảng nghĩ ra cách để có nắng nhưng lại hay quên.

D. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.

👉Câu 6: Khi đang dạo chơi trên cánh đồng vào một buổi sáng nọ, Na đã nhận thấy điều gì?

A. Nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo.

B. Ánh nắng có thể đi vòng nếu ta dùng một cái ống đặc biệt.

C. Bình minh đẹp biết bao.

D. Hình như mình chưa yêu bà cho lắm.

👉Câu 7: Na đã làm gì để mang nắng về cho bà?

A. Na đã mang vợt ra chụp nắng rồi cho vào bao tải mang về.

B. Na đã bắt nắng trên vạt áo.

C. Na đã dùng sức mạnh phép thuật chính nghĩa trong mình để hoá giải ma pháp.

D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 8: Khi Na mang nắng về đến phòng bà thì có chuyện gì xảy ra?

A. Căn phòng bỗng chốc tràn ngập ánh nắng.

B. Na vội vã quá nên đã ngã và làm ánh nắng bay đi hết.

C. Bà đã không còn ở trong phòng mà đã được bố đưa ra ngoài vườn.

D. Na xổ vạt áo ra nhưng chẳng có tia nắng nào cả.

👉Câu 9: Những vệt sáng lóng lánh đẹp mắt ở khu vườn trước nhà do đâu mà tạo thành?

A. Do ánh trăng đi qua những tán lá

B. Do công nghệ sinh học tạo nên

C. Do nắng xuyên qua những tán lá

D. Do đá quý rải khắp vườn tạo nên

👉Câu 10: Tại sao bà nội của Na khó thấy được nắng?

A. Vì bà mắt kém.

B. Vì bà dễ phát bệnh khi nhìn thấy nắng.

C. Vì phòng của bà không ở phía có nắng mà bà lại già yếu, khó đi lại.

D. Tất cả các đáp án trên.’

👉Câu 11: Vì sao Na không mang được nắng về cho bà?

A. Vì ánh nắng là thứ vô hình, không thể cầm nắm.

B. Vì Na không thể giải trừ ma thuật trên đồng cỏ.

C. Vì nắng đã trốn ra khỏi vạt áo của Na.

D. Vì trên đường về nhà, Na bị kẻ trộm đánh cắp.

👉Câu 12: Câu nói của bà với Na khi thấy cô bé không mang được nắng về là gì?

A. Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu và rực lên trên mái tóc của cháu đây này.

B. Bà chán cháu thật đấy, có mấy tia nắng mà để kẻ trộm lấy mất.

C. Không sao cháu ạ. Cháu làm thế bà vui lắm rồi.

D. Cháu không biết sao, nắng thì làm sao mà mang về được, nếu làm được thì bà đã bảo bố mẹ cháu đi lấy về cho bà từ lâu rồi.

👉Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về Na?

A. Na không hiểu được tại sao nắng lại chiếu từ mắt mình nhưng cô bé rất mừng vì làm cho bà vui.

B. Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.

C. Việc Na luôn muốn tìm cho bà ánh nắng thể hiện Na là người yêu mến bà rất nhiều.

D. Na thực tế đã hiểu rằng nắng không mang về được nhưng vì để làm cho bà vui nên cố tình tỏ ra ngây thơ, không hiểu chuyện.

👉Câu 14: Nội dung chính của bài đọc là gì?

A. Dạy con người ta cách để có thể bắt được nắng mang về nhà.

B. Tình cảm của một người cháu dành cho người bà qua một việc làm tuy là ngây thơ nhưng thể hiện sự chân thành, nhờ đó mà trở nên ý nghĩa.

C. Người đã lừa dối để làm cho cháu vui nhưng điều đó vô tình đã khiến cháu trở nên kém hiểu biết. Bài đọc khuyên con người ta nên nói thật dù là với trẻ con.

D. Bài đọc cho chúng ta một cách hay để chăm sóc bà bị ốm.

👉Câu 15: Giả sử em là Na và em muốn giúp bà nhìn thấy ánh nắng thực sự thì em sẽ làm như thế nào cho hợp lí nhất?

A. Làm như cách của Na trong bài đọc.

B. Đập nhà đi xây lại để phòng ngủ của bà có ánh nắng.

C. Bảo bố mẹ giúp bà đi ra khỏi phòng một lúc khi có nắng.

D. Tất cả các đáp án trên

👉Câu 16: Câu nào sau đây là hợp lí để giải thích việc Na cảm thấy nắng nhảy nhót trên áo mình?

A. Có thể khi đến đó ánh nắng đã bị một luồng ma thuật nào đó tác động vào, làm cho nắng có thể nhảy nhót trên áo Na.

B. Na bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nên nảy sinh ảo giác.

C. Có thể do một hiện tượng thời tiết đặc biệt hoặc một sự vật nào đó đã tác động tới ánh nắng chiếu vào áo của Na, khiến Na tưởng rằng nắng của thể nhảy nhót được.

D. Tất cả các đáp án trên đều có thể là khả năng.

👉Câu 17: Ta nên hiểu như thế nào về câu nói của bà?

A. Bà đã cảm nhận được tình cảm của Na và hiểu vấn đề của Na, chính vì thế nên bà đã dùng chính những thứ mà Na cảm nhận được ở đồng cỏ để nói. Điều đó khiến Na cảm thấy mình đã thực sự giúp được cho bà, làm bà vui.

B. Bà muốn nói lên lời cảm ơn với cháu vì những gì cháu đã làm. Cháu có một tâm hồn thật ngây thơ và khờ dại.

C. Bà thấy Na còn chưa biết nhiều về thế giới nên bà nói vậy để che dấu, để cháu khỏi buồn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Lưu lại thông tin về bài 🌺 Mặt Trời Mọc Ở Đằng Tây 🌺 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Soạn Bài Kể Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ Lớp 3

Có thể bạn sẽ cần đến gợi ý soạn bài kể chuyện Tia nắng bé nhỏ lớp 3.

👉Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 1: Vì sao bà nội của Na khó thấy được nắng?

Trả lời:

Bà khó thấy được nắng vì nắng không lọt vào phòng bà, bà lại già yếu, khó đi lại nên không đi ra chỗ có nắng được.

👉Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 2: Na nghĩ ra cách nào để mang nắng cho bà?

Trả lời:

Na nghĩ ra cách bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà.

👉Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 3: Na có mang được nắng cho bà không? Vì sao?

Trả lời:

Na không mang được nắng cho bà vì nắng là thứ không thể bắt được. Nắng chỉ chiếu vào vạt áo Na chứ không ở đó mãi.

👉Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 4: Câu nói của bà cho em biết điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.

a. Bà hiểu tình cảm của Na.

b. Bà không muốn Na buồn.

c. Bà rất yêu Na.

Trả lời:

Câu nói của bà cho biết:

1/ Bà nhìn thấy nắng qua sự cảm nhận của Na (qua ánh mắt và trên mái tóc)

2/ Bà cảm nhận được tình yêu của Na dành cho bà, nên bà cũng cảm thấy mình nhìn thấy nắng.

👉Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 5: Nếu là Na, em sẽ làm gì để giúp bà nhìn thấy nắng?

Trả lời:

Vẽ nắng, chụp ảnh, nhờ người thân đưa bà ra ngoài nắng…

Cập nhật cho bạn đọc 🌱 Bàn Tay Cô Giáo 🌱 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Tia Nắng Bé Nhỏ Lớp 3

Xem thêm nội dung giáo án Tia nắng bé nhỏ lớp 3.

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:

– GV nêu câu hỏi chung cho cả lớp: Quan sát tranh, đoán xem bạn nhỏ đang làm gì?
– GV mời 1 – 2 HS nêu nội dung tranh và đoán hành động của bạn nhỏ.

– GV nhận xét, chốt đáp án: Tranh vẽ cảnh đồng cỏ rộng mênh mông, trên trời ông mặt trời đang cười tươi, toả nắng rực rỡ. Một bạn gái đang đứng chìa vạt áo ra, trên vạt áo có ánh sáng bừng lên. Có lẽ bạn ấy đang hứng nắng vào vạt áo.
– GV giới thiệu bài học: Hôm nay các em sẽ học bài Tia nắng bé nhỏ. Các em sẽ đọc kĩ để tìm hiểu tình cảm yêu thương giữa bạn nhỏ và bà của bạn ấy được thể hiện như thế nào trong bài đọc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tia nắng bé nhỏ. Bước đầu nhận biết được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành:
– GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
– GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: nắng, tán lá, phòng ngủ, lóng lánh, sưởi ấm, nhảy nhót, reo lên, long lanh,…).
+ Cách ngắt nhịp ở những câu dài, VD: Hằng ngày,/ nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước nhà/ tạo thành những vệt sáng lóng lánh/ rất đẹp.-, Một buổi sáng/ khi đang dạo chơi trên đồng cỏ,/ Na cảm thấy/ nắng sưởi ấm mái tóc mình/ và nhảy nhót trên vạt áo.

+ Tập đọc theo giọng bạn nhỏ và bà.

– GV đặt câu hỏi: Bài đọc này chia thành mấy đoạn?

– GV mời 2 HS trả lời trước lớp.

– GV nhận xét, chốt chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đem nắng cho bà.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến chẳng có tia nắng nào ở đó cả.
+ Đoạn 3: Còn lại.
– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

– GV yêu cầu HS luyện đọc theo các bước:
+ Làm việc nhóm (3 em/ nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.
+ Làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.
– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

– GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Tia nắng bé nhỏ.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.
– GV nêu câu hỏi 1: Vì sao bà nội của Na khó thấy được nắng?
– GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.
– GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

– GV nhận xét, chốt đáp án: Bà khó thấy được nắng vì nắng không lọt vào phòng bà, bà lại già yếu, khó đi lại nên không đi ra chỗ có nắng được.
Câu 2.
– GV mời 1 HS đọc to câu hỏi 2: Na nghĩ ra cách nào để mang nắng cho bà?

– GV hướng dẫn HS đọc thầm lại đoạn 2, tìm câu trả lời và chuẩn bị trình bày.
– GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời trước lớp.

– GV nhận xét, thống nhất đáp án: Na nghĩ ra cách bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà.
Câu 3.
– GV mời 1 HS đọc to câu hỏi 3 trước lớp: Na có mang được nắng cho bà không? Vì sao?
– GV hướng dẫn HS đọc thầm lại đoạn 2, tìm chi tiết trả lời câu hỏi.
– GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời, yêu cầu các HS khác lắng nghe, góp ý.

– GV nhận xét, chốt đáp án: Na không mang được nắng cho bà vì nắng là thứ không thể bắt được. Nắng chỉ chiếu vào vạt áo Na chứ không ở đó mãi.
Câu 4.
– GV mời 2 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp: Câu nói của bà cho em biết điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
a. Bà hiểu tình cảm của Na.
b. Bà không muốn Na buồn.
c. Bà rất yêu Na.
– Trước khi tìm hiểu câu hỏi 4, GV yêu cầu HS nhắc lại lời của bà nói với Na.
– GV mời một số HS nêu lại lời nói của bà với Na.


– GV hướng dẫn HS chọn 1 trong 3 phương án trong câu 4 hoặc nghĩ một phương án khác theo cách của mình: Các em có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương án, cũng có thể thêm ý kiến của bản thân. Ví dụ như câu nói của bà cho biết: Bà nhìn thấy nắng qua sự cảm nhận của Na (qua ánh mắt và trên mái tóc) hoặc bà cảm nhận được tình yêu của Na dành cho bà, nên bà cũng cảm thấy mình đã nhìn thấy nắng,…)
– GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp về câu trả lời của mình.
– GV mời 3 – 4 HS phát biểu trước lớp.

– GV chấp nhận các ý kiến khác nhau của HS. GV khen ngợi các bạn trả lời rõ ràng, lưu loát.
– GV nói thêm: Khi chúng ta cố gắng làm một điều gì đó vì người thân, cho dù
việc làm của ta có thành công hay không, thì tình cảm của ta mới là điều đáng trân trọng nhất, và người thân chắc chắn sẽ cảm nhận được tình cảm ấy.

Câu 5.
– GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Nếu là Na, em sẽ làm gì để giúp bà nhìn thấy nắng?
– GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, nêu suy nghĩ cá nhân của mình. GV khuyến khích HS: Em có thể nghĩ ra càng nhiều cách hợp lí càng tốt. VD: vẽ nắng, chụp ảnh nắng, nhờ bố/ người thân cùng đưa bà ra ngoài ngắm nắng,…

– GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp.





– GV khen ngợi những HS nói tốt, rõ ràng, rành mạch, và có những ý tưởng hay, độc đáo.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Tia nắng bé nhỏ.

b. Cách thức tiến hành:
– GV 2 HS đọc nối tiếp, diễn cảm bài đọc.
– GV nhận xét, khen ngợi HS, nhắc HS về nhà luyện đọc.
– HS nghe GV đặt câu hỏi, quan sát tranh, suy nghĩ để trả lời.



– 1 – 2 HS nêu nội dung tranh, đoán hành động của bạn nhỏ. VD: Bạn nhỏ đang hứng nắng vào vạt áo.
– HS lắng nghe.




– HS lắng nghe.





– HS lắng nghe.


– HS phát âm theo GV.


– HS đọc ngắt nhịp theo GV.




– HS tập đọc giọng của bạn nhỏ và của bà.
– HS nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.
– 2 HS trả lời trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
– HS đánh dấu các đoạn bằng bút chì vào SGK.




– 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
– HS luyện đọc theo yêu cầu của GV.


– 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm câu hỏi 1 cùng GV.
– HS thực hiện nhiệm vụ.

– Một số HS phát biểu trước lớp. VD: Bà nội của Na khó thấy được nắng vì bà đã già yếu, đi lại rất khó khăn mà nắng lại không lọt vào phòng bà.
– HS lắng nghe.



– 1 HS đọc to câu hỏi 2 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
– HS nghe hướng dẫn của GV, đọc thầm lại đoạn 2.
– 2 – 3 HS xung phong trả lời trước lớp.
– HS lắng nghe.


– 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
– HS đọc thầm lại đoạn 2, tìm chi tiết trả lời câu hỏi.
– 2 – 3 HS xung phong trả lời, các HS khác nghe và góp ý.
– HS lắng nghe.



– 2 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.




– HS tìm lời nói của bà với Na.
– Một số HS phát biểu. VD: Lời nói của bà với Na là: Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu và rực lên trên mái tóc của cháu đây này.
– HS nghe GV hướng dẫn, chọn cho mình một phương án/ ý kiến.


– HS trao đổi theo cặp.

– 3 – 4 HS phát biểu trước lớp.
– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.


– 1 HS đọc câu hỏi 5 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
– HS nghe GV hướng dẫn, làm việc theo cặp.

– 2 – 3 HS phát biểu trước lớp. VD: Nếu là Na, em sẽ đề nghị bố mẹ mua cho bà một chiếc xe lăn, sau đó em sẽ dẫn bà ra ngoài ngắm nắng.

– HS lắng nghe.

– Cả lớp đọc thầm theo.
– HS lắng nghe.

Tham khảo thêm bài 🍀 Mùa Hè Lấp Lánh 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

2 Mẫu Kể Lại Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ

Đừng vội bỏ qua 2 mẫu kể lại chuyện Tia nắng bé nhỏ.

Kể Lại Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ Đặc Sắc – Mẫu 1

Bà nội của Na đi lại rất khó khăn. Bà rất thích nắng nhưng ở trong phòng của bà, nắng không chiếu tới được. Một buổi sáng, dạo chơi ở ngoài vườn Na thấy nắng trải lên vạt áo của mình. Liền có ý định bắt nắng trên vạt áo để đem về phòng cho bà xem.

Na chạy ùa vào phòng bà, kể cho bà mình đã bắt nắng nhưng mở vạt áo ra lại không thấy gì. Bà hiểu chuyện và an ủi Na rằng: bà nhìn thấy nắng trên ánh mắt của Na và cả mái tóc của bé. Từ đó, mỗi sáng Na đều dạo chơi trong vườn để đem nắng vào phòng cho bà.

Kể Lại Chuyện Tia Nắng Bé Nhỏ Tiêu Biểu – Mẫu 2

Bà của Na già yếu, Na vì thế rất thương bà. Bà rất thích nắng nhưng phòng bà nắng không thể chiếu tới. Dạo chơi trên đồng cỏ, Na reo lên khi thấy nắng chiếu trên vạt áo mình: “Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà!”.

Bà xúc động, an ủi và thấy được cả nắng trong ánh mắt, nắng cả lên mái tóc Na. Na không hiểu nhưng thấy bà vui, Na hàng ngày đều dạo chơi trong vườn rồi đem nắng tới bên bà.

Viết một bình luận