Những Chú Bé Không Chết Lớp 4 [Nội Dung Kể Chuyện + Ý Nghĩa]

Những Chú Bé Không Chết Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Bố Cục, Ý Nghĩa, Cách Đọc Hiểu, Soạn Bài Chi Tiết.

Nội Dung Kể Chuyện Những Chú Bé Không Chết

Nội dung Những chú bé không chết là câu chuyện ca ngợi tinh thần dũng cảm và sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trước kẻ thù xâm lược.

Những chú bé không chết

Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo… Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không gặp sự chống cự của du kích, chúng tưởng được yên thân.

Nhưng trời vừa tối, tiếng súng đã nổ ran. Bọn phát xít nhớn nhác hỏi nhau:

– “Bắn ở đâu thế?”. Một tên lính hấp tấp từ ngoài chạy vào, nói:

– “Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắt được một tên du kích!”

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan  hỏi :

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời :

– Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát:

– Đội du kích của chúng mày ở đâu?

Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ:

– Tao không biết!

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn  chú bé rất dã man, nhưng chú không nói nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú ra bắn.

Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi:

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

– Tao là du kích!

Tên phát xít không còn tin ở mắt mình nữa.

Trước mặt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rền rĩ:

– Ôi lạy chúa! Đất nước này thật là ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

– Treo cổ! Treo cổ nó lên!

Mệnh lệnh của hắn được thi hành ngay.

Sang đêm thứ ba, bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí :

– Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi, bảo hắn:

– Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy.

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, không dám ngẩng đầu lên. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.

Theo Quy-ra-xkê-vích

Chia sẻ thêm ❤️️Khuất Phục Tên Cướp Biển Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Tóm Tắt Câu Chuyện Những Chú Bé Không Chết

Chia sẻ thêm cho bạn đọc bản tóm tắt câu chuyện Những chú bé không chết:

Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đi đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo. Trong hai ngày liên tiếp chúng bắt được hai chú bé du kích giống nhau, đều mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Các chú bé này rất anh dũng, khảng khái đến giây phút cuối cùng, nhất quyết không khai ra đồng đội của mình ở đâu.

Đến đêm thứ ba, bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng và tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Tại đây tên sĩ quan lại thấy một cậu bé giống với hai cậu bé mà bọn chúng bắt giết hai hôm trước, nó hoảng loạn cầu xin tha tội vì nghĩ cả ba người là một, có thể chết đi sống lại. Nhưng đến cuối cùng nó biết được rằng 3 cậu bé là anh em du kích anh dũng chung một nhà

Giới Thiệu Câu Chuyện Những Chú Bé Không Chết

Cùng Thohay.vn khám phá thêm các thông tin giới thiệu về câu chuyện Những chú bé không chết.

  • Câu chuyện Những chú bé không chết của tác giả Quy-ra-xkê-vích được đưa vào chương trình học trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 70
  • Nội dung: Câu chuyện Những chú bé không chết kể về các chiến sĩ du kích nhỏ tuổi tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân xâm lược phát xít Đức. Các chú bé du kích vô cùng dũng cảm, thà chết chứ nhất quyết không phục tùng lính phát xít

Đọc hiểu bài thơ🌿Đoàn Thuyền Đánh Cá Lớp 4 🌿 Nội Dung, Soạn Bài

Bố Cục Câu Chuyện Những Chú Bé Không Chết

Bố cục câu chuyện Những chú bé không chết có thể được chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “được yên thân”: Phát xít Đức xâm lược Liên Xô
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “đem chú ra bắn”: Lũ phát xít bắn chết cậu bé du kích thứ nhất
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “thi hành ngay”: Lũ phát xít giết chết cậu bé thứ hai
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống

Hướng Dẫn Kể Chuyện Những Chú Bé Không Chết

Hướng dẫn các em học sinh cách kể chuyện Những chú bé không chết chi tiết:

  • Có thể dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh họa (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện một cách đủ ý.
  • Dùng giọng kể nhấn nhá câu chữ, lên giọng xuống giọng theo diễn biến của câu chuyện, dùng âm điệu phù hợp với từng nhân vật

Chú thích một số từ khó:

  • Sĩ quan: quân nhân từ cấp bậc chuẩn úy trở lên. Ở đây là tên chỉ huy lính phát xít tấn công vào làng của những chú bé du kích.
  • Tra tấn: đánh đập tàn nhân bắt phải khai.
  • Phiên dịch: dịch từ tiếng nước này sang tiếng nước khác.

Xem thêm bài 🌿Hoa Học Trò Lớp 4 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Ý Nghĩa Câu Chuyện Những Chú Bé Không Chết

Truyện có ý ca ngợi tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, bất khuất và sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Đọc Hiểu Truyện Những Chú Bé Không Chết

Đừng nên bỏ qua phần đọc hiểu truyện Những chú bé không chết mà Thohay.vn gợi ý dưới đây.

👉Câu 1: Nêu nội dung chính của bức tranh sau:

Bức tranh một
Bức tranh một

A. Sau bao khó khăn và vất vả, bọn Phát xít Đức cũng đánh chiếm được ngôi làng ở Liên Xô. Chúng  hả hê mở tiệc ăn mừng chiến thắng vào đêm hôm ấy.

B. Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Chúng bắn phá, giết người hết sức tàn bạo. Một buổi chiều, chúng bất ngờ tấn công một ngôi làng nọ. Không một sự chống cự từ du kích, chúng dễ dàng chiếm được ngôi làng và tưởng rằng mình đã được yên thân.

C. Quân du kích Liên Xô sau bao khó khăn và hiểm nguy cũng dành lại được ngôi làng đã bị bọn phát xít Đức chiếm đóng trước đó.

D. Súng nổ rầm trời, ngôi làng chìm trong khói lửa. Trận chiến của bọn cướp nước Phát xít Đức và quân du kích Liên Xô cuối cùng cũng không tránh được kết cục đổ máu.

Đáp án đúng: B

👉Câu 2: Nêu nội dung chính của bức tranh sau:

Bức tranh hai
Bức tranh hai

A. Trời vừa tối, tiếng súng của quân du kích đã nổ ran tứ bề. Từ trong cánh rừng, bọn phát xít bắt được một chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Sự gan dạ, dũng cảm và lòng căm thù giặc sâu sắc của cậu bé khiến quân giặc khiếp sợ. Chúng dùng mọi thủ đoạn tra tấn cậu bé nhưng không thành. Đêm hôm ấy chúng quyết định đem chú bé đi xử bắn.

B. Kẻ cầm đầu quân Phát xít là một chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo màu xanh có hàng cúc trắng. Tuổi còn nhỏ như vậy nhưng sự cứng cỏi, quyết liệt của cậu bé khiến cho quân du kịch Liên Xô ai nấy đều phải khiếp sợ.

C. Kẻ cầm đầu quân du kích Liên Xô là một chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo xanh có hàng cúc trắng. Cậu bé đột nhật vào hang ổ của địch, làm xáo trộn cơ quan đầu não của chúng. Sự cứng cỏi, đanh thép của cậu bé khiến quan Phát xít vô cùng hoảng sợ.

D. Trong khi quân Liên Xô và quân Phát xít đang giao tranh một cách khốc liệt thì từ đâu xuất hiện một chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi.Chú ta mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh có hàng cúc trắng. Giống như một sứ giả hòa bình, chú đứng bên cạnh khuyên răn mọi người nên chấm dứt chiến tranh.

Đáp án đúng: A

👉Câu 3: Nêu nội dung chính của bức tranh sau: treo cổ, áo sơ mi xanh, lòng căm thù giặc, khiếp sợ, một em nhỏ

Bức tranh ba
Bức tranh ba

Đêm hôm sau du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn Phát xít nổ tung. Nhưng chúng lại bắt được____. Sự cứng cỏi, gan dạ và_____sâu sắc của em bé một lần nữa lại khiến tên sĩ quan phát xít___. Hắn không còn dám tin vào mắt mình nữa, trước mặt hắn vẫn là cậu bé mặc có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh giết chết đêm qua.

Đáp án: Các từ cần điền theo thứ tự: một em nhỏ, lòng căm thù giặc, khiếp sợ, áo sơ mi xanh, treo cổ.

👉Câu 4: Nêu nội dung chính của bức tranh sau. Điền vào chỗ trống các từ: du kích, quỳ phục, hàng cúc trắng, sĩ quan

Bức tranh bốn
Bức tranh bốn

Sang đêm thứ ba,____lại một lần nữa tấn công. Tên____Phát xít bị bắt đem về khu du kích. Tại đây hắn lại một lần nữa nhìn thấy chú bé mặc áo sơ mi xanh có____.Hắn___xuống chân cậu bé rồi hoảng loạn lảm nhảm như kẻ loạn trí. Thì ra chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng này còn hai người anh em nữa, chính là hai chú bé đã bị quân phát xít giết vào đêm thứ nhất và thứ hai.

Đáp án: Điền theo thứ tự: du kích, sĩ quan, hàng cúc trắng, quỳ phục.

👉Câu 5: Chú bé đêm thứ nhất và chú bé đêm thứ hai đã trả lời như thế nào khi bị tên sĩ quan phát xít hỏi rằng “Mày là ai?”

A. Sợ sệt trả lời “Cháu là du kích.”

B. Kiêu hãnh trả lời “Tao là du kích!”

C. Hồn nhiên trả lời “Cháu là người dân của làng này.”

D. Kiêu hãnh trả lời “Tao là anh hùng!”

Đáp án đúng: B

👉Câu 6: Vì sao câu chuyện có tên là Những chú bé không chết? Điền vào chỗ trống: bất tử, hi sinh, anh em ruột, giống nhau

Câu chuyện có tên là “Những chú bé không chết” bởi vì ba chú bé du kích trong truyện là ba____, ăn mặc____khiến tên phát xít nhầm tưởng là những chú bé bị hắn giết đều sống lại. Điều này khiến hắn kinh hoàng và hoảng sợ. Đồng thời đặt tên như vậy cũng là ngụ ý các chú bé du kích đã___nhưng trong tâm trí mọi người họ vẫn như còn sống, họ là__.

Đáp án: Điền theo thứ tự: anh em ruột, giống nhau, hi sinh, bất tử.

👉Câu 7: Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?

A. Ca ngợi tình cảm gia đình gắn bó thân thiết giữa các cậu bé là những chiến sĩ du kích nhỏ tuổi.

B. Ca ngợi sự thông minh, tinh ranh của tên phát xít có thể nhìn ra được sự khác nhau của các cậu bé du kích nhỏ tuổi.

C. Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

D. Ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của các chiến sĩ nhỏ tuổi mới có thể dễ dàng thoát chết khỏi gông cùm của bọn phát xít.

Đáp án đúng: C

👉Câu 8: Trong truyện không có nhân vật nào xuất hiện?

A. Tên sĩ quan phát xít

B. Chú bé du kích

C. Người cha của những chú bé

D. Người mẹ của những chú bé

Đáp án đúng: D

👉Câu 9: Ý nghĩa của truyện Những chú bé không chết?

A. Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.

B. Ca ngợi tình yêu thiên nhiên, sông núi, biển cả của mỗi con người nơi đây.

C. Phê phán nạn chặt phá rừng bừa bãi của con người nơi đây.

D. Ca ngợi sự thông minh, nhanh trí và quyết đoán của tên sĩ quan Phát xít.

Đáp án đúng: A

👉Câu 10: Con hãy nối tranh ở bên trái với phần mô tả bức tranh ở bên phải

Nối tranh ở bên trái với mô tả ở bên phải
Nối tranh ở bên trái với mô tả ở bên phải

Đáp án đúng: 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a

Đừng nên bỏ qua 🌼Chó Đốm Con Và Mặt Trời 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Soạn Bài Kể Chuyện Những Chú Bé Không Chết Lớp 4

Gửi cho bạn đọc phần gợi ý soạn bài kể chuyện Những chú bé không chết lớp 4.

👉Câu 1 (trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 4): Dựa vào các tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

Tranh Những Chú Bé Không Chết
Tranh Những Chú Bé Không Chết

Đáp án:

  • Tranh 1: Phát xít Đức ồ ạt đem quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn ác
  • Tranh 2: Mấy tên phát xít áp giải một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng đến trước mặt tên chỉ huy và bắt đầu tra khảo.
  • Tranh 3: Đêm hôm sau, đội du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân làm kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng.
  • Tranh 4: Sang đêm thứ ba, đội du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, tên sĩ quan bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là cậu bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng.

👉Câu 2 (trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 4): Kể lại toàn bộ câu chuyện

Gợi ý: Các em dựa vào các bức tranh cùng gợi ý câu 1 và lời giảng của giáo viên để kể lại câu chuyện cho hoàn chỉnh.

👉Câu 3 ( trang 71 sgk Tiêng Việt lớp 4): Câu chuyện ca ngợi những phẩm chất gì ở các chú bé? Tại sao truyện lại có tên là Những chú bé không chết? Em thử đặt tên khác cho câu chuyện này.

Đáp án:

  • Câu chuyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, bất khuất, sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống giặc xâm lược
  • Truyện có tên là Những chú bé không chết vì tất cả những cậu bé trên đất nước Liên Xô đều dũng cảm, gan dạ. Cho dù bọn phát xít giết chết chú bé này sẽ lại xuất hiện những chú bé khác.
  • Có thể đặt những tên khác cho truyện như: Những cậu bé bất tử, Những chú bé gan dạ

Giáo Án Kể Chuyện Những Chú Bé Không Chết Lớp 4

Cùng xem thêm nội dung giáo án kể chuyện Những chú bé không chết lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  • Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi những thiếu niên Liên Xô dũng cảm trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức.
  • Đặt được tên khác cho câu chuyện

2. Kĩ năng:

– Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).

3. Thái độ

– Giáo dục HS lòng dũng cảm

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

  • GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
  • HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
  • KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
– Gv dẫn vào bài.
– TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. GV kể chuyện
* Mục tiêu: HS nghe và nắm được diễn biến chính của câu chuyện
* Cách tiến hành:
– GV kể lần 1: không có tranh (ảnh) minh hoạ.
– Chú ý: kể với giọng hồi hộp, phân biệt được lời các nhân vật. Cần nhấn giọng ở chi tiết Vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng …
– Giải nghĩa một số từ: phát xít, du kích
– GV kể lần 2:
– GV kể lần 2 kết hợp sử dụng tranh minh hoạ (kể chậm, to, rõ, kết hợp với động tác).
– HS lắng nghe
– Lắng nghe và quan sát tranh
3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Kể lại từng đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
a. Kể trong nhóm
– GV theo dõi các nhóm kể chuyện
b. Kể trước lớp
– GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
– GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
– Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện:
+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
+ Tại sao chuyện có tên là những chú bé không chết?
+ Các em hãy thử đặt tên khác cho câu chuyện này.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
– Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể từng đoạn truyện 
– Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
– Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp

VD:
+ Thái độ của tên sĩ quan phát xít như thế nào vào đêm thứ hai và đêm thứ ?
+ Thái độ của các cậu bé như thế nào?
* Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.
– HS có thể phát biểu:
+ Vì 3 chú bé là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng là chú bé đã bị bắn chết sống lại …
+ Vì tên phát xít giết chú bé này lại xuất hiện chú bé khác …
+ Vì tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chú bé sống mãi …
– HS có thể đặt tên:
+ Những thiếu niên dũng cảm.
+ Những thiếu niên bất tử.
+ Những chú bé không bao giờ chết.
– Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
– Tìm các câu chuyện khác cùng chủ điểm

Hướng dẫn soạn bài 🌻 Tiếng Cười Là Liều Thuốc Bổ 🌻Chi tiết

2 Mẫu Kể Chuyện Những Chú Bé Không Chết

Sưu tầm 2 mẫu kể chuyện Những chú bé không chết hay nhất gửi cho bạn đọc, xem ngay đừng bỏ lỡ.

Mẫu Kể Chuyện Những Chú Bé Không Chết Hay – Mẫu 1

Năm ấy, phát xít kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận. Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, chúng tưởng được yên thân.

Tuy nhiên trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:

– Bắn ở đâu thế?

Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói:

– Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích.

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

– Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát lớn:

– Đội du kích của chúng mày đang ở đâu?

Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:

– Tao không biết

Tên sĩ quan vô cùng nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.

Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to:

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

– Tao là du kích!

Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:

– Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

– Treo cổ nó lên! Treo cổ!

Ngay lập tức, mệnh lệnh đã được thi hành.

Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi được mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé.

– Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như thế này!

Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:

– Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất.

Mẫu Kể Chuyện Những Chú Bé Không Chết Ấn Tượng – Mẫu 2

Tại đất nước Liên Xô, vùng đất của những con người anh hùng. Năm đó, quân phát xít kéo sang xâm lược, chúng hoành hành cướp bóc trắng trợn, đi tới đâu cũng nổ súng bắn giết nhiều người vô tội, trong nước lòng dân oán hận vô cùng.

Một buổi chiều, chúng âm mưu và thực hiện cuộc càn quét vào một ngôi làng nọ, khi vào thì không thấy ai, những tưởng quân du kích trốn đi rồi nên chúng an tâm lắm. Nhưng khi trời vừa tối thì nghe tiếng súng ở đâu nổ vang trời, quân phát xít hoảng loạn, tay chân run rẩy, miệng lập cập: “Bắn ở….ở …đâu thế?”.

Tên lính từ ngoài hớt hải chạy vào, không kịp thở:

– Thưa chỉ huy… bắn nhau ở ngoài bìa rừng bên kia. Một tên du kích đã bị bắt.

Một chú bé mặc chiếc áo sơ mi xanh với hàng cục trắng bị mấy tên lính dẫn vào. Chú tầm 13, 14 tuổi gì đó với nước da trắng trẻo cùng ánh đôi mắt ánh lên nỗi căm tức quân thù. Tên sĩ quan nhìn chăm chăm vào chú bé, quát lớn: “Mày là ai?”. Chú bé trả lời trong niềm kiêu hãnh: “Tao là du kích”.

– “Thế đội du kích tụi mày hoạt động ở đâu? Nói ngay, không tao bắn chết bây giờ?”. Cậu bé trả lời bằng giọng khinh bỉ: “Tao không biết”.

Đêm đó, bọn chúng tra tấn chú bé dã man hòng lấy thông tin nhưng em không hé nửa lời. Cuối cùng, em bị bắn lúc trời vừa sáng.

Đêm tiếp theo, quân du kích tiến đánh vào kho tàng của bọn phát xít, nơi chúng đóng quân. Quân đội của chúng bị tổn thất nặng nề, kho lương thực cùng vũ khí bị phá hủy, nhưng một em nhỏ trong quân du kích bị chúng bắt. Tên sĩ quan bần thần kinh ngạc khi trước mắt mình là chú bé mang áo sơ mi xanh với hàng cúc trắng mà hắn ra lệnh quân bắn chết hôm qua.

Bằng giọng điệu hách dịch, hắn lại hỏi: Mày là ai?

Chú bé tự hào trả lời: “Tao là du kích”. Hắn thấy thật điên rồ, mọi chuyện thật điên rồ, đất nước này ma quỷ đến như thế ư?, lạy chúa tôi!”. Rồi hắn điên cuồng ra lệnh lập tức treo cổ em. Chao ôi! Thật khốn khổ! Chúng xem mạng người như cây cỏ, bắn giết chẳng nương tay.

Đêm thứ ba, quân du kích tiếp tục đột phá, tấn công trực tiếp vào sở chỉ huy. Quân phát xít chạy tán loạn, bắt sống bọn đầu não, trong đó có tên sĩ quan chỉ huy đêm qua. Quân dù kích đêm hắn vào rừng. Khi được mở băng bịt mắt, hắn bàng hoàng khi thấy một chú bé mang áo sơ mi với hàng cúc trắng đứng cạnh một người du kích đứng tuổi, khuôn mặt đầy nghiêm nghị và cương trực.

Hắn quỳ sụp xuống dưới chân cậu, hai tay chắp lạy, miệng không ngớt lời van xin: ” Xin ngài làm ơn tha tội cho tôi, tha tội cho tôi, tôi đâu ngờ ngài lại chết đi sống lại như phù thủy thế này?”. Giờ đây, khi được người phiên dịch cho biết sự thật, hắn mới nhận ra rằng hai đứa bé mà hắn thẳng tay giết chết hôm trước là anh trai của chú bé đứng trước mặt mình – con của người du kích đứng tuổi. Hắn vò đầu bứt tai thét lên một tiếng rồi gục xuống trong đau khổ.

Cuối cùng, kẻ độc ác kia phải đền tội, lòng dũng cảm của các em nhỏ chống phát xít thật ngời sáng và cao đẹp biết bao. Quân lính có thể giết chết thể xác các em, nhưng chẳng bao giờ có thể giết chết được lòng yêu nước vô bờ bến trong trái tim những người chiến sĩ nhỏ.

Chia sẻ cách 🍀 Kể Chuyện Khát Vọng Sống 🍀 Nội Dung, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Viết một bình luận