Những Bậc Đá Chạm Mây Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Tóm Tắt Câu Chuyện.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Kể Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây Lớp 3
Những bậc đá chạm mây là câu chuyện ý nghĩa được giới thiệu ở trang 112, 113 sách Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 3 tập 1. Đừng bỏ lỡ nội dung kể chuyện Những bậc đá chạm mây lớp 3 sau đây nhé.
Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Cuộc sống đang yên lành, bỗng một trận bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè. Dân xóm chài hết đường sinh sống, đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Nhưng sườn núi phía họ ở dựng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa.
Bấy giờ trong xóm có một ông lão nghèo. Người ta gọi ông là cố Đương vì hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Thấy lên núi phải đi đường vòng, ông bàn với mọi người ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn. Ai nấy đều lắc đầu bảo việc ấy khó lắm, không làm được.
Nhưng cố Đương vẫn tìm cách làm đường. Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng. Thấy ông đói, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau, nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng.
Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành, nhờ đó mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cả xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Truông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🍀 Tôi Yêu Em Tôi 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án
Tóm Tắt Câu Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây
Sau đây là bản tóm tắt câu chuyện Những bậc đá chạm mây.
Dân làng chài sau một lần bị cuốn hết thuyền bè, ngư cụ, bèn chuyển lên núi Hồng Lĩnh sống. Núi cao và hiểm trở, khiến việc đi lại của người dân rất mất thời gian. Ông cố Đương nảy ý định ghép đá làm bậc thang lên núi để đi nhanh hơn. Người dân lúc đầu can ngăn, nhưng khi thấy thành quả của cố Đương thì rất khâm phục. Người dân cảm kích bằng cách đặt tên ông là cố Ghép, con đường vượt núi mang tên Truông Ghép.
Giới Thiệu Câu Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây
Xem thông tin giới thiệu câu chuyện Những bậc đá chạm mây bên dưới.
- Tác giả của câu chuyện Những bậc đá chạm mây đó là Nguyễn Đổng Chi.
- Câu chuyện kể về ông cố Đương luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Thấy mọi người đi xa vất vả, cố Đường một mình bám đá, leo cây, tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ông bàn với bà con ghép đá thành bậc thang vượt núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm.
Lưu lại thông tin về bài 🔥 Tia Nắng Bé Nhỏ 🔥 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài
Bố Cục Câu Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây
Bố cục câu chuyện Những bậc đá chạm mây bao gồm 2 phần chính như sau:
- Phần 1: Từ đầu đến “khó lắm, không làm được.”
- Phần 2: Còn lại
Hướng Dẫn Kể Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây
Sau đây là hướng dẫn kể chuyện Những bậc đá chạm mây.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Những bậc đá chạm mây.
- Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những khó khăn gian khổ, những từ ngữ thể hiện cảm xúc, quyết tâm của nhân vật trong câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Những bậc đá chạm mây dựa theo tranh và lời gợi ý (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc).
Cập nhật cho bạn đọc 🌷 Khi Cả Nhà Bé Tí 🌷 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án
Ý Nghĩa Câu Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây
Ý nghĩa câu chuyện Những bậc đá chạm mây như sau:
- Bài đọc nói về cố Đương đã cố gắng, kiên trì làm con đường lên núi, nhờ đó mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng hơn. Mọi biết đều biết ơn ông.
- Từ đó nói lên rằng nếu chúng ta có sự kiên trì, quyết tâm thì việc gì cũng có thể làm được
Đọc Hiểu Truyện Những Bậc Đá Chạm Mây
Thohay.vn mời bạn đọc cùng xem thêm phần đọc hiểu truyện Những bậc đá chạm mây.
👉Câu 1: Bài đọc “Những bậc đá chạm mây” dựa theo truyện của ai?
- A. Trần Đức Vượng
- B. Nguyễn Đổng Chi
- C. Trương Hán Siêu
- D. Dương Quảng Hàm
👉Câu 2: Dưới chân núi Hồng Lĩnh, người dân kiếm sống bằng nghề gì?
- A. Nghề săn bắn
- B. Nghề trồng trọt
- C. Nghề chăn nuôi
- D. Nghề đánh cá
👉Câu 3: Khi cuộc sống của người dân đang yên lành thì có chuyện gì xảy ra?
- A. Một cơn bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè.
- B. Một trận sạt nở đất đã chôn vùi nửa làng.
- C. Bệnh dịch bất ngờ bùng phát, khiến cho dân làng, người thì chết, người thì bỏ đi nơi khác.
- D. Người dân chuyển sang đánh bắt tôm.
👉Câu 4: Người dân gặp phải vấn đề gì với sườn núi phía họ ở?
- A. Sườn núi sắp đổ ập xuống xóm của họ.
- B. Sườn núi dựng đứng nên bà con phải đi đường vòng rất xa.
- C. Sườn núi có yêu tinh, quỷ quái.
- D. Đường đi qua sườn núi có rất nhiều thú dữ rất nguy hiểm.
👉Câu 5: Mọi người khi nghe xong ý định của cố Đương thấy thế nào?
- A. Đều thấy hay và bảo ông cho triển khai ngay.
- B. Cho rằng việc ấy là khó, không thể làm được.
- C. Cho rằng việc ấy không khó nhưng mất rất nhiều thời gian nên không thiết thực.
- D. Thấy ý định của ông thật ngu ngốc.
👉Câu 6: Câu nào đúng về cố Đương sau một thời gian cố làm đường một cách nặng nhọc mà không có ai giúp sức?
- A. Ông bỏ cuộc.
- B. Ông than vãn người dân là chỉ cần người dân đến làm cùng thì chắc chắn sẽ làm được.
- C. Ông trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động.
- D. Ông không sờn lòng.
👉Câu 7: Sau khi con đường lên núi đã hoàn thành, cả làng đã làm gì với cố Đương?
- A. Lãng quên ông vì ông nghèo.
- B. Biết ơn ông, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép.
- C. Cho ông một số tiền thật lớn coi như là trả lương.
- D. Dựng tượng và miếu thờ ông như một vị thần.
👉Câu 8: Câu nào sau đây nói đúng về ông cố Đương?
- A. Ông nghèo.
- B. Ông tốt bụng, có tinh thần vì mọi người.
- C. Ông rất khoẻ mạnh.
- D. Tất cả các đáp án trên.
👉Câu 9: Vì sao cố Đương lại có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
- A. Vì ông thấy lên núi phải đi đường vòng rất xa.
- B. Vì ông muốn xây dựng cho xóm một công trình mang tính biểu tượng.
- C. Vì ông không dám để người dân đi con đường khác.
- D. Tất cả các đáp án trên.
👉Câu 10: Cơn bão khủng khiếp tràn qua xóm chài đã gây ra vấn đề gì?
- A. Không có vấn đề gì đáng kể.
- B. Rất nhiều người đã chết trong cơn bão.
- C. Dân xóm chài không làm nghề đánh cá được nữa, đành phải lên núi kiếm củi đem ra chợ bán.
- D. Tất cả các phương án trên.
👉Câu 11: Việc cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi nói lên điều gì?
- A. Ông là người kém hiểu biết và cố chấp.
- B. Dường như ông có ma thuật để có thể xây dựng được, còn nếu chỉ dùng sức người thì không thể.
- C. Ông là người có trí tuệ, có sức mạnh và có niềm tin mãnh liệt.
- D. Ông là con người có thể gây ấn tượng cho người khác.
👉Câu 12: Thời điểm diễn ra câu chuyện trong bài đọc là khi nào?
- A. Không xác định, chỉ có thể hiểu là một điểm nào đó từ xa xưa.
- B. Thời chúa Nguyễn Hoàng.
- C. Thời cận đại.
- D. Hiện tại.
👉Câu 13: Vì sao về sau có nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng?
- A. Bài đọc không đề cập đến.
- B. Người dân nhận ra rằng việc xây được đường lên núi không còn là điều xa vời nữa.
- C. Người dân thương xót cho cố Đương và bản thân họ cũng muốn có đường để đi.
- D. Cả B và C.
👉Câu 14: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
- A. Những bậc đá cao nhất đã chạm đến mây xanh.
- B. Ông đã làm được một công trình có thể đưa được người dân đi lên đến hẳn trời xanh. Sức mạnh đôi bàn tay của ông thật diệu kì.
- C. Có thể thấy con đường mà cố Đương đã làm là rất cao và như thế càng chứng tỏ công sức lớn lao của ông. Ông đã làm được một công trình mà trước kia ai cũng nghĩ là không thể.
- D. Mây tượng trưng cho thiên đàng cho nên ý nói của hình ảnh này là ông đã giúp mọi người được sung sướng như ở thiên đàng, thoát khỏi khổ ải trần gian.
👉Câu 15: Ý nghĩa của bài đọc này là gì?
- A. Người dân vùng núi lên học tập cách làm đường của ông cố Đương.
- B. Cố Đương đại diện cho tầng lớp những người tài chí và để làm được điều đó, để trở thành người như ông, chúng ta cần xây đường lên núi.
- C. Mọi người cần chung tay góp sức và có niềm tin mãnh liệt thì mới có thể làm nên những điều lớn lao.
- D. Cho ta cảm nhận sâu sắc hơn về khổ đau của người dân vùng núi.
👉Câu 16: Em có nhận xét gì về những câu sau: “Thấy ông đói, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt.” ?
- A. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá nhằm làm thể hiện sự thương xót cho công việc nặng nhọc của ông. Ông không chỉ làm việc một mình mà còn có những người bạn khác.
- B. Tác giả đã làm sinh động hoá cảnh vật từ đó giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
- C. Những con vật đó đã thực sự tốt bụng, giúp ông lúc khó khăn hoạn nạn, vì thế mà chúng ta nên yêu quý thiên nhiên, động vật.
- D. Tất cả các đáp án trên.
👉Câu 17: Ta có thể nhận xét gì về cụm “sau năm lần sim ra quả”?
- A. Đó là một cách đo đếm thời gian hay, cần được áp dụng nhiều hơn.
- B. Thể hiện đặc trưng đo đếm ở thời xưa khi mà không có hệ thống đơn vị tiêu chuẩn như bây giờ và cách dùng đó cũng thể hiện sự gần gũi, gắn kết với cuộc sống.
- C. Việc không nói rõ ra thời gian như vậy khiến người đọc khó hiểu.
- D. Cả A và B.
Đừng vội bỏ lỡ 💚 Sự Tích Nhà Sàn 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài
Soạn Bài Những Bậc Đá Chạm Mây Lớp 3
Tham khảo gợi ý soạn bài Những bậc đá chạm mây lớp 3.
👉Câu 1 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
A. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.
B. Vì vùng biển gắn bó thường xuyên có bão lớn.
C. Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất.
Trả lời:
– Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi.
👉Câu 2 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
Trả lời:
– Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông muốn mọi người khỏi đi xa vất vả, muốn tìm con đường lên núi ngắn nhất.
👉Câu 3 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
Trả lời:
– Công việc làm đường của cố Đương rất nặng nhọc: ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Có vượn và chim luôn ở cạnh động viên ông. Sau này, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Công việc này phải mất tới 5 năm để hoàn thành.
👉Câu 4 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
Trả lời:
– Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nhằm tôn vinh việc làm của cố Đương. Cố Đương đã làm một việc khiến cho người dân không còn vất vả. Điều này khiến cho người dân vui mừng, sung sướng mà ngỡ “lên tiên”, mơ ước về thứ xa vời là bậc thang đá được thành hiện thực.
👉Câu 5 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.
Trả lời:
Trong cái xóm nhỏ dưới chân núi Hồng Lĩnh không ai là không biết đến cố Đương. Ông tuy đã lớn tuổi nhưng lại rất kiên cường và không hề sợ khó khăn, nguy hiểm. Nhờ có cố Đương, mà người dân trong xóm chúng tôi đã có một con đường đi lên, xuống núi thuận tiện hơn. Người dân trong xóm chúng tôi rất biết ơn cố Đương.
Đón đọc thêm về 🌟 Ngưỡng Cửa 🌟 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận
Giáo Án Những Bậc Đá Chạm Mây Lớp 3
Cùng khám phá nội dung giáo án Những bậc đá chạm mây lớp 3.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nhận biết được các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Trong cuộc sống, có những người rất đáng trân trọng vì họ biết sống vì cộng đồng.
2. Kĩ năng:
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Những bậc đá chạm mây, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những khó khăn gian khổ, những từ ngữ thể hiện cảm xúc, quyết tâm của nhân vật trong câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Những bậc đá chạm mây dựa theo tranh và lời gợi ý (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc).
- Viết đúng chính tả một đoạn trong câu chuyện Những bậc đá chạm mây (theo hình thức nghe – viết) trong khoảng 15 phút. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/ tr hoặc tiếng có ăn/ ăng).
3. Phẩm chất
– Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng đối với những người biết sống vì mọi người. Biết kể lại những chi tiết yêu thích trong câu chuyện Những bậc đá chạm mây cho người thân nghe.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
– Giáo viên: Giáo án, Tranh ảnh minh họa câu chuyện Những bậc đá chạm mây; đặc biệt là tranh phục vụ cho hoạt động kể chuyện, Máy tính, máy chiếu (nếu có).
– Học sinh: Sách giáo khoa, Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, đóng vai.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: – GV giới thiệu chủ điềm Cộng đồng gắn bó: Ở chủ điểm Cộng đồng gắn bó, các em sẽ được đọc những câu chuyện, bài thơ, bài văn,… viết vế lối sống, công việc, cách ứng xử của mọi người trong cộng đống đối với nhau và đối với công việc chung. Qua việc tìm hiểu các bài học, các em sẽ tích luỹ được cho mình những bài học bổ ích. – GV giao nhiệm vụ cho HS: Làm việc theo nhóm, từng bạn kể về một người mà mình cảm phục. – GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp để nêu rõ cảm nghĩ của mình về người được nói tới. – GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc. – GV nhận xét, chốt: Tranh vẽ một người đàn ông cao tuổi đang khuân tảng đá nặng trên dốc núi đá, một số thanh niên trai tráng đang làm cùng ông. – GV giới thiệu khái quát câu chuyện Những bậc đá chạm mây: Hôm nay các em sẽ luyện đọc một câu chuyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi – câu chuyện Những bậc đá chạm mây. Các em sẽ đọc kĩ để hiểu câu chuyện kể vế ai, họ đã làm gì, vì sao họ được mọi người yêu quý,… B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Những bậc đá chạm mây. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách thức tiến hành – GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. – GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: dưới chân núi Hồng Lĩnh, cuốn phăng thuyền bè, chài lưới, luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn,…). + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Người ta gọi ông là cố Dương/ vì /hễ gặp việc gì khó,/ ông đều đảm đương gánh vác.// Thấy lên núi phải đi đường vòng,/ ông bàn với mọi người/ ghép đá thành bậc thang vượt dốc/ để có được con đường ngắn như mong muốn,… – GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo, lưu ý cách đọc. – GV giải nghĩa các từ ngữ trong văn bản: + Cố: tiếng địa phương, dùng để gọi người già với ý kính trọng. + Truông: đường đi qua rừng núi, vùng đất hoang, nhiều cây cỏ. – GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 em/ nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn, đọc nối tiếp 1-2 lượt. – Sau khi luyện đọc theo nhóm, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc thầm toàn bài một lượt. – GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. – GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Những bậc đá chạm mây. b. Cách thức tiến hành: Câu 1. – GV mời 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS đọc 3 phương án a, b, c: Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiểm củi? a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá. b. Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn. c. Vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất. – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ lựa chọn câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất lựa chọn phương án a, b hoặc c. – GV mời một số HS phát biểu ý kiến. – GV và HS thống nhất đáp án: phương án c. – GV nói rõ hơn: Câu chuyện kể vể cuộc sống của người dân thuở xưa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Khi bão cuốn đi mất nhà cửa, thuyền bè, chài lưới, không còn gì để sinh sống, họ chỉ còn biết lên núi kiếm củi bán lấy tiền sinh sống. Câu 2. – GV nêu câu hỏi 2: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi? – GV cho HS đọc đoạn 2 và đoạn 3 để chuẩn bị câu trả lời. – GV mời 2 HS trả lời trước lớp. – GV nhận xét, chốt đáp án: Cố Đương là một người luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Thương dân làng phải đi đường vòng rất xa để lên núi kiếm củi, ông đã một mình tìm cách làm đường. Ông đã có sáng kiến ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường lên núi như mong muốn. – GV khích lệ HS có những cách diễn đạt khác nhau, khen ngợi những HS trả lời đúng. Câu 3. – GV nêu câu hỏi 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?. – GV hướng dẫn HS cách thực hiện: + Bước 1: Làm việc cá nhân. § Đọc yêu cầu của câu 3. § Đọc kĩ đoạn 3 và quan sát tranh. § Ghi tóm tắt quá trình làm con đường lên núi ghép bằng đá tảng của cố Đương (Từ lúc ông làm một mình, tới lúc có nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng). + Bước 2: Làm việc nhóm. § Từng bạn phát biểu ý kiến, cả nhóm góm ý. § Cử một bạn trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. – GV mời 2 HS phát biểu. – GV nhận xét, chốt: Mặc dù ý định ghép đá thành bậc thang vượt dốc, lên núi không ai tin có thể thành công, nhưng cố Đương không sờn lòng, vẫn quyết tâm làm. Thấy ông đói, những con vượn mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau, nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng ông. Con đường lên núi đã hoàn thành sau năm năm trời. Câu 4. – GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra đáp án. – GV mời 2 HS trả lời trước lớp. GV khích lệ HS mạnh dạn nêu lên suy nghĩ của mình, các ý kiến có thề khác nhau vì mỗi người có cách cảm nhận riêng. – GV nhận xét, khen ngợi HS, chốt một số đáp án: + Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” khiến người đọc hình dung con đường lên núi rất cao. Con đường càng cao, càng cho thấy công sức lớn lao của cố Đương và của những người tham gia làm đường. + Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” cho thấy con đường lên núi rất cao, như thể chạm đến cả trời. Hình ảnh đó nói lên công lao của cố Đương vô cùng to lớn./ Hình ảnh đó thể hiện sức mạnh kì diệu của bàn tay và ý chí của con người/,… – GV nói thêm: Tên của bài đọc tạo nên ấn tượng đẹp cho người đọc về một con đường được tạo nên từ bàn tay, ý chí và tấm lòng cao đẹp của một ông lão bình dị nơi xóm nhỏ xa vắng. Câu chuyện khiến ai đọc cũng thấy cảm động trước những con người như cố Đương. Câu 5. Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương. – GV nêu câu hỏi và hướng dẫn HS làm việc trong nhóm, từng em đóng vai người dân giới thiệu về cố Đương, các em khác đóng vai người khách đi qua Truông Ghép. – GV mời 2 – 3 nhóm “trình diễn” trước lớp. GV khích lệ HS đã có cách giới thiệu tự nhiên, đúng với nhân vật. – GV nhận xét, khen ngợi HS. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Những bậc đá chạm mây. b. Cách thức tiến hành – GV đọc diễn cảm toàn bài. – GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. – GV nhận xét, đánh giá. | – HS hoạt động nhóm. – HS (2-3 em) lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp (nhấn mạnh chi tiết về công việc, hành động và ý nghĩa việc làm của nhân vật). – 1 HS nêu nội dung tranh minh họa bài đọc. – HS lắng nghe. – HS đọc thầm theo. – HS nghe GV hướng dẫn và đọc theo. – 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. – HS lắng nghe GV giải nghĩa. – HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV. – HS làm việc cá nhân, đọc thầm toàn bài một lượt. – 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. – HS lắng nghe. – 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS đọc 3 phương án. Cả lớp đọc thầm theo. – HS làm việc theo yêu cầu của GV. – Một số HS phát biểu ý kiến. – HS thống nhất cùng GV. – HS lắng nghe GV nêu câu hỏi 2. – HS đọc lại đoạn 2 và 3 để tìm câu trả lời. – 2 HS trả lời trước lớp. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS nghe GV nêu câu hỏi 3. – HS nghe GV hướng dẫn, thực hiện để tìm đáp án. – 2 HS phát biểu trước lớp. – HS lắng nghe. – 1 HS đọc câu hỏi 4. Cả lớp đọc thầm theo. – HS thảo luận nhóm. – 2 HS trả lời trước lớp. – HS lắng nghe. – HS tiếp thu. – HS nghe GV hướng dẫn và tập nói trong nhóm. VD: Tôi là cố Xuân, nhà phía sau dãy núi Hồng Lĩnh kia. Con trai tôi kiếm củi nuôi gia đình. Mấy năm ròng, phải đi đường vòng, nay may nhờ có cố Đương đứng ra ghép đá thành bậc thang, gia đình chúng tôi mới khấm khá hơn một chút. Cố Đương là ông lão nghèo, hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Quý lắm thay. Giờ ông ấy hoàn thành con đường vượt núi rồi, chúng tôi biết ơn lắm. Chúng tôi tặng cố Đương một cái tên mới là cố Ghép để con cháu sau này biết ơn công sức của ông ấy. – Các nhóm “trình diễn trước lớp”. – HS lắng nghe. – HS đọc thầm theo. – 4 HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. – HS lắng nghe. |
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌺 Mặt Trời Mọc Ở Đằng Tây 🌺 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài
5 Mẫu Kể Lại Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây
Ngay sau đây là 5 mẫu kể lại chuyện Những bậc đá chạm mây hay nhất.
Kể Lại Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây Ấn Tượng – Mẫu 1
Dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm chài nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Một ngày mưa bão, gió to sóng lớn cuốn trôi mất hết thuyền bè, chài lưới của dân làng chài. Người dân phải đi kiếm củi mưu sinh. Song, con đường lên núi Hồng Lĩnh rất xa và bất tiện.
Cố Đương thấy bà con vất vả, liền nảy ý định ghép đá thành bậc thang đi lên núi. Dân trong làng thấy ý tưởng cố Đương hiệu quả, ra tay giúp sức để làm đường lên núi từ việc ghép đá.
Sau năm lăn sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành. Nhờ đó, mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cỏ Xóm biết ơn cố Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Truông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.
Kể Lại Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây Đặc Sắc – Mẫu 2
Dưới chân núi Hồng Lĩnh khi xưa có một xóm nhỏ sống bằng nghề đánh cá. Một ngày mưa bão, gió to sóng lớn cuốn trôi mất thuyền bè, chài lưới của dân làng chài.
Dân làng chỉ còn cách lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Song, sườn núi Hồng Lĩnh dựng đứng hiểm trở, bà con phải đi đường vòng rất xa.
Cố Đương là người sống ở làng, thấy bà con vất vả liền nảy ý định ghép đá thành bậc thang đi lên núi. Ai cũng can ngăn, nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Có vượn và chim luôn ở cạnh động viên ông.
Sau này, dân trong làng thấy ý tưởng cố Đương hiệu quả, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Công việc này phải mất tới 5 năm để hoàn thành. Sau này con đường mang tên Truông Ghép, như một cách tri ân cố Đương, hay cố Ghép.
Kể Lại Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây Hay Nhất – Mẫu 3
Một trận bão cuốn phăng thuyền bè, chài lưới của người dân xóm nhỏ dưới chân núi Hồng Lĩnh. Dân làng cùng rủ nhau lên núi kiếm củi đem xuống chợ bán. Bà con phải đi đường vòng rất xa vì sườn núi ở phía họ có vách dựng đứng.
Cố Đương quyết tìm con đường lên núi ngắn nhất. Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng cố Đương. Sau năm năm, con đường được mở thành công.
Kể Lại Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây Tiêu Biểu – Mẫu 4
Tôi là cố Xuân, nhà phía sau dãy núi Hồng Lĩnh kia. Con trai tôi kiếm củi nuôi gia đình. Mấy năm ròng, phải đi đường vòng, nay may nhờ có cố Đương đứng ra ghép đá thành bậc thang, gia đình chúng tôi mới khấm khá hơn một chút.
Cố Đương là ông lão nghèo, hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Quý lắm thay. Giờ ông ấy hoàn thành con đường vượt núi rồi, chúng tôi biết ơn lắm. Chúng tôi tặng cố Đương một cái tên mới là cố Ghép để con cháu sau này biết ơn công sức của ông ấy.
Kể Lại Chuyện Những Bậc Đá Chạm Mây Nổi Bật – Mẫu 5
Tôi là người dân cùng làng với cố Đương. Ông là vị lão có tiếng ở vùng bởi tính cần cù, không ngại khó. Sau một lần bão cuốn mất ngư cụ, làng tôi tưởng chừng không sống nổi với nghề kiếm củi vì đường lên núi quá xa. Dù rất muốn có đường đi nhanh hơn, nhưng cách ghép đá của cố Dương làm tôi bán tín bán nghi. Liệu có dễ dàng mà làm được?
Ấy vậy mà sau này, thấy lão làm được những bậc thang đầu tiên tôi rất bất ngờ. Thấy có vẻ đúng ý lão nói, tôi liền ra tay giúp sức. Cho tới năm năm sau, làng tôi đã có con đường ước mơ mang tên Truông Ghép, là cách để cảm ơn với cố Đương, hay cố Ghép của làng tôi.