Tôi Là Học Sinh Lớp 2 [Nội Dung Bài Đọc + Soạn Bài + Giáo Án]

Tôi Là Học Sinh Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Tôi Là Học Sinh Lớp 2

Phần đầu tiên của bài viết hôm nay, cùng Thohay.vn đọc nội dung bài Tôi là học sinh lớp 2.

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2

Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến sớm nhất lớp.”

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở trong sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

(Văn Giá)

Chú thích:

  • Loáng (một cái): rất nhanh
  • Níu: nắm lấy và kéo lại, kéo xuống
  • Lớn bổng: lớn nhanh, vượt hẳn lên

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌼 Bác Sĩ Y-Éc-Xanh 🌼 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt

Giới Thiệu Bài Đọc Tôi Là Học Sinh Lớp 2

Khám phá thông tin giới thiệu bài đọc Tôi là học sinh lớp 2.

  • Bài đọc Tôi là học sinh lớp 2 được sáng tác bởi tác giả Văn Giá.
  • Bài đọc được tìm hiểu ở trang 10 → 12 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bố Cục Bài Đọc Tôi Là Học Sinh Lớp 2

Bố cục bài đọc Tôi là học sinh lớp 2 được chia làm 2 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “đến sớm nhất lớp.”
  • Phần 2: Còn lại

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 💚 Đất Quý Đất Yêu 💚 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt

Hướng Dẫn Tập Đọc Tôi Là Học Sinh Lớp 2

Xem thêm hướng dẫn tập đọc Tôi là học sinh lớp 2.

  • Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp;
  • Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2;
  • Biết viết chữ viết hoa chữ A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường;

Ý Nghĩa Bài Tôi Là Học Sinh Lớp 2

Ý nghĩa bài Tôi là học sinh lớp 2 nói lên cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn nhỏ trong ngày khai giảng năm học lớp 2.

Cập nhật cho bạn đọc 🔻 Ngôi Nhà Trong Cỏ 🔻 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tôi Là Học Sinh Lớp 2

Cập nhật thêm phần đọc hiểu Tôi là học sinh lớp 2.

👉Câu 1: Bạn nhỏ trong bài đọc là học sinh lớp mấy?

A. Học sinh mẫu giáo

B. Học sinh lớp 1

C. Học sinh lớp 2

D. Học sinh lớp 3

👉Câu 2: Ngày khai trường được nhắc đến trong bài đọc, là ngày nào hằng năm?

A. Ngày 5 tháng 9

B. Ngày 9 tháng 5

C. Ngày 19 tháng 5

D. Ngày 15 tháng 9

👉Câu 3: Hành động nào của bạn nhỏ khác hẳn mọi ngày?

A. Mẹ mới gọi ba câu mà đã vùng dậy

B. Chẳng cần mẹ gọi mà đã vùng dậy

C. Mẹ mới gọi một câu mà đã vùng dậy

D. Mẹ gọi một câu cũng chẳng vùng dậy

👉Câu 4: Từ nào được dùng để nói về nụ cười của mẹ ở đoạn văn đầu tiên?

A. ngạc nhiên

B. tủm tỉm

C. rối rít

D. sáng sớm

👉Câu 5: Bạn nhỏ trong bài đọc đã tưởng tượng mình làm gì khi gặp các bạn đến sau mình?

A. cất tiếng chào nhỏ lí nhí

B. cất tiếng chào thật to những bạn đến sau

C. chạy lại ôm các bạn đến sau

D. không quan tâm đến các bạn đến sau

👉Câu 6: Khi vừa đến cổng trường, bạn nhỏ trong bài đã nhìn thấy điều gì?

A. Thấy sân trường vắng vẻ, không có ai cả

B. Thấy các thầy cô đang trang trí lớp học

C. Thấy bác bảo vệ đang mở cổng

D. Thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở trong sân

👉Câu 7: Gặp lại nhau sau mấy tháng nghỉ hè, bạn nhỏ trong bài đọc đã kể gì cho bạn bè của mình nghe?

A. Kể về những câu chuyện mà mình đã đọc

B. Kể về chuyện ngày hè

C. Kể về buổi lễ khai giảng sắp diễn ra

D. Kể về kì nghỉ Tết

👉Câu 8: Đứng trước các em học sinh lớp 1, bạn nhỏ trong bài đọc cảm thấy thế nào?

A. Cảm thấy mình nhỏ bé đi

B. Cảm thấy mình lớn bổng lên

C. Cảm thấy mình hiền từ hơn

D. Cảm thấy mình buồn bã

👉Câu 9: Câu nào sau đây viết đúng chính tả?

A. Từ bây giờ, tôi đã là học xinh lớp 2 rồi.

B. Từ bây dờ, tôi đã là học sinh lớp 2 rồi.

C. Từ bây giờ, tôi đã là học sinh lớp 2 rồi.

D. Từ bây giờ, tôi đã là học sinh lớp 2 dồi.

👉Câu 10: Sắp xếp 3 bức tranh sau theo thứ tự đúng tương ứng với 3 đoạn văn trong bài đọc:

A. C – B – A

B. C – A – B

C. A – B – C

D. B – A – C

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌻 Con Đường Của Bé 🌻 Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài

Soạn Bài Tôi Là Học Sinh Lớp 2

Chia sẻ bạn đọc gợi ý soạn bài Tôi là học sinh lớp 2.

👉Câu 1 trang 11 Tiếng Việt lớp 2: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai trường ?

a. vùng dậy

b. muốn đến sớm nhất lớp

c. chuẩn bị rất nhanh  

d. thấy mình lớn bổng lên

Trả lời: 

Đáp án : a, b và c. 

👉Câu 2 trang 11 Tiếng Việt lớp 2: Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?

Trả lời: 

Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy. 

👉Câu 3 trang 11 Tiếng Việt lớp 2: Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?

Trả lời: 

Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên. 

👉Câu 4 trang 11 Tiếng Việt lớp 2: Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc.

Trả lời: 

+ Đầu tiên là tranh 3: Bạn nhỏ đã chuẩn bị xong mọi thứ để đến trường. 

+ Sau đó là tranh 2: Bạn nhỏ chào mẹ để chạy vào trong cổng trường. 

+ Cuối cùng là tranh 1: Các bạn nhỏ gặp nhau trên sân trường. 

Đón đọc thêm về 🍃Những Chiếc Áo Ấm🍃 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Giáo Án Tôi Là Học Sinh Lớp 2

Cùng tham khảo nội dung giáo án Tôi là học sinh lớp 2.

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

– Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.

– Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của ácc bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

– Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

– Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

– HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1 – 2: Đọc

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong phần Khởi động và trả lời câu hỏi: Bức tranh là hình ảnh ngôi trường, cảnh học sinh nô đùa, cảnh phụ huynh dắt tay con đến trường. Vậy các em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai trường?

– GV đặt vấn đề: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm Em lớn lên từng ngày mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn.

2. Đọc văn bản

Mục tiêu: Đọc VB.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1:

– GV đọc mẫu toàn VB Tôi là học sinh lớp 2 SGK trang 10 – 11: to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn.

– GV hướng dẫn HS:
+ Một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương để HS đọc: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy.
+ Cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép: đọc giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng.
+ Luyện đọc những câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái.

– GV mời 3 HS đọc lại bài đọc Tôi là học sinh lớp 2:
+HS1: từ đầu… sớm nhất lớp;
+ HS2: Tôi háo hức tưởng tượng… cùng các bạn;
+ HS3: đoạn còn lại.

– GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn
– GV tuyên dương HS đọc đúng ngữ điệu, thể hiện được cảm xúc nhân vật.

Hoạt động 2:

– GV yêu cầu HS đọc mục Từ ngữ SGK trang 11 để hiểu nghĩa của từ.
– GV yêu cầu HS: Em hãy giải thích nghĩa của các từ sau: tủm tỉm, háo hức, ríu rít, rụt rè.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

3. Trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến VB vừa đọc.

Cách tiến hành:

– GV chia HS làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi trong SGK trang 11.

Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai trường?

a. vùng dậy
b. muốn đến sớm nhốt lớp
c. chuẩn bị rất nhanh 
d. thấy mình lớn bổng lên

Câu 2: Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?
 
Câu 3: Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?

Câu 4: Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc.
 
 
 
– GV mời một số nhóm trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
 
– GV tuyên dương các nhóm trả lời đúng và hoàn thành nhanh.
– Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm HS tiếp tục trao đổi và trả lời:

Câu 1: Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng?
 
 
Câu 2: Em có thấy mình có gì khác so với lúc vào lớp 1 không?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– GV nhận xét.

4. Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản đọc

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi trong SGK trang 11:
Câu 1: Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?
a. ngạc nhiên
b, háo hức
c. rụt rè

Câu 2Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.
b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.
c. Cùng bạn nói và đáp lời chào khi gặp nhau ở trường.
– GV nhận xét.

 
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:  Em đã chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở, quần áo mới để đón ngày khai trường. Em có mẹ đưa đến trường. Em cảm thấy rất háo hức, hồi hộp.
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe, đọc thầm theo.
 
 
 
 
– HS đọc theo hiệu lệnh của GV.
 
 
 
– HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu.
 
 
– HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu.
 
 
 
 
 
– Từng HS đọc diễn cảm lại các đoạn văn GV đã phân công. Chú ý giọng đọc thể hiện cảm xúc háo hức, phấn khích.
 
 
– Học sinh khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 
– HS lắng nghe.
 
 
– HS đọc mục Từ ngữ.
 
 
– HS giải thích
 
 
– HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn, cả lớp lắng nghe.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
– HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
 
 
Câu 1: Những chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai trường:
a. vùng dậy
b. muốn đến sớm nhốt lớp
c. chuẩn bị rất nhanh 
 
Câu 2: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.

Câu 3: Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên khi lên lớp 2.

Câu 4:
§  Đoạn 1: là tranh 3 (bạn nhỏ đã chuẩn bị xong mọi thứ để đến trường).
§  Đoạn 2: là tranh 2 (bạn nhỏ chào mẹ để chạy vào trong cổng trường).
§  Đoạn 3: là tranh 1 (các bạn nhỏ gặp nhau trên sân trường).
 
– Một số HS trả lời trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
 
 
– HS lắng nghe.
 
– Các nhóm tiếp tục trao đổi và trả lời:
 
 
Câu 1: Cảm xúc của em khi đến trường vào ngày khai giảng: háo hức được gặp bạn bè, được gặp các thầy cô giáo,….

Câu 2: Em thấy mình khác so với lúc vào lớp 1

§  Tính cách của bản thân: tự tin, nhanh nhẹn hơn
§  Học tập: đã biết đọc, biết viết trôi chảy
§  Bạn bè: nhiều bạn bè hơn, biết tất cả các bạn trong lớp, có bạn thân trong lớp,…
§  Tình cảm với thầy cô, trường lớp: yêu quý các thầy cô, biết tất cả các khu vực trong trường, nhớ vị trí các lớp học,…
– HS lắng nghe.
 
  – HS thảo luận, trả lời câu hỏi:

Khám phá thêm bài ⚡ Những Bậc Đá Chạm Mây ⚡ Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

1 bình luận về “Tôi Là Học Sinh Lớp 2 [Nội Dung Bài Đọc + Soạn Bài + Giáo Án]”

Viết một bình luận