Đất Quý Đất Yêu Lớp 3 [Nội Dung Câu Chuyện + Soạn Bài + Tóm Tắt]

Đất Quý Đất Yêu Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Câu Chuyện Đất Quý Đất Yêu Lớp 3

Sau đây là nội dung câu chuyện Đất quý đất yêu lớp 3. Mời các bạn cùng theo dõi!

Đất quý, đất yêu

1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.

2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi:

– Tại sao các ông lại phải làm như vậy?

Viên quan trả lời:

– Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.

3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê- ti- ô- pi-a.

TRUYỆN DÂN GIAN Ê-TI-Ô-PI-A

(Mai Hà dịch)

Chú thích:

  • Ê-ti-ô-pi-a: Đây là tên gọi của một nước ở phía đông bắc châu Phi.
  • Cung điện: Là tên gọi về nơi ở của vua.
  • Khâm phục: Có nghĩa là đánh giá cao và rất kính trọng.

Đón đọc thêm về 🔻 Ngôi Nhà Trong Cỏ 🔻 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Tóm Tắt Câu Chuyện Đất Quý Đất Yêu

Tham khảo thêm phần tóm tắt câu chuyện Đất quý đất yêu.

Hai vị khách đi thăm thú khắp các nơi trên đất nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi nồng hậu, mời vào cung điện, mời tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều quà quý.

Khi hai vị khách sắp bước xuống tàu để về nước thì viên quan dẫn đường yêu cầu họ cởi giày ra và cho người cạo sạch đất cát bám vào đế giày. Điều này làm họ hết sức ngạc nhiên.

Thấy khách tỏ vẻ ngạc nhiên, viên quan giải thích rõ phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a. Đất đai của Tổ quốc được coi là cha là mẹ, là anh em ruột thịt, là tài sản thiêng liêng và quý giá nhất đối với họ. Qua đây ta thấy được người Ê- ti- ô- pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương.

Giới Thiệu Câu Chuyện Đất Quý Đất Yêu

Thohay.vn chia sẻ bạn đọc thông tin giới thiệu câu chuyện Đất quý đất yêu.

  • Tập đọc: Đất quý, đất yêu là câu chuyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a, được giới thiệu ở trang 84 SGK Tiếng Việt 3, tập 1.
  • Câu chuyện kể về phong tục của người dân Ê-ti-ô-pi-a, từ đó nói lên tình cảm yêu quý và trân trọng của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương.

Khám phá thêm bài 🌻 Con Đường Của Bé 🌻 Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài

Bố Cục Kể Chuyện Đất Quý Đất Yêu

Bố cục kể chuyện Đất quý đất yêu bao gồm 3 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “đưa khách xuống tàu.”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “dù chỉ là một hạt cát nhỏ.”
  • Phần 3: Còn lại

Hướng Dẫn Tập Đọc Lớp 3 Đất Quý Đất Yêu

Sau đây là hướng dẫn tập đọc lớp 3 Đất quý đất yêu.

  • Ttrước khi tập đọc tiếng Việt lớp 3 bài đất quý đất yêu, các em cần đọc to, rõ ràng và rành mạch để rèn luyện kỹ năng đọc của mình.
  • Tại những câu có dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm cần ngắt hơi và cố gắng thể hiện biểu cảm, cảm xúc trong các câu hội thoại.
  • Ngoài ra, trong bài còn có một số từ khó đọc như: Ê- ti- ô- pi-a, đường sá, cạo sạch, trồng trọt, sản vật ,… Các em nên tập đọc bài Đất quý đất yêu lớp 3 nhiều lần để tránh đọc bị vấp, ngắc ngứ.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🍃Những Chiếc Áo Ấm🍃 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Ý Nghĩa Câu Chuyện Đất Quý Đất Yêu

Ý nghĩa câu chuyện Đất quý đất yêu như sau:

  • Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
  • Phong tục trong câu chuyện nói lên tình cảm yêu quý và trân trọng của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương.

Đọc Hiểu Truyện Đất Quý Đất Yêu

Cập nhật cho bạn đọc phần đọc hiểu truyện Đất quý đất yêu.

👉1. Hai vị khách du lịch đã làm gì ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a?

A. Họ ăn tất cả những món ngon ở nơi đây.

B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi.

C. Thăm con người và cuộc sống nơi đây

👉2. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a đã làm gì với hai vị khách du lịch?

A. Tặng họ nhiều vật quý.

B. Mời họ vào cung điện.

C. Mở tiệc chiêu đãi

D. Tất cả các đáp án trên.

👉3. Thái độ tiếp đón hai vị khách của vua Ê-ti-ô-pi-a là gì?

A. thờ ơ

B. thân tình.

C. dè dặt.

D. mến khách.

👉4. Hành động nào của viên quan khiến hai vị khách ngạc nhiên?

A. Viên quan tặng thêm cho hai vị khách sản vật quý hiếm.

B. Viên quan tặng họ nắm đất Ê-ti-ô-pi-a.

C. Viên quan yêu cầu họ tháo giày và cạo sạch cát

👉5. Theo lời nói của viên quan, người Ê-ti-ô-pi-a đã làm những gì trên mảnh đất của họ?

A. Làm ăn buôn bán tấp nập.

B. Họ sinh ra và chết đi ở đó.

C. Họ trồng trọt và chăn nuôi.

D. Họ tìm kiếm kho báu.

👉6. Đất Ê-ti-ô-pi-a được so sánh với thứ gì?

A. Như vàng bạc châu báu quý hiếm.

B. Như quà tặng vô giá của thiên nhiên.

C. Như là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt.

👉7. Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không thể để hai vị khách mang một hạt cát nào đi?

A. Vì họ sợ bị mất đất trồng trọt.

B. Vì đất là cha mẹ họ.

C. Vì đất là thứ thiêng liêng, cao quý nhất của họ

👉8. Hai vị khách đã có suy nghĩ gì về hành động của người Ê-ti-ô-pi-a?

A. yêu quý

B. khâm phục

C. cảm thấy hài hước

👉9. Phong tục trong bài nói lên điều gì về người Ê- ti- ô- pi-a?

A. Họ là người rất yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương.

B. Họ coi đất đai của tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất.

C. Họ có tập quán khá kì lạ và cứng nhắc.

👉10. Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ khâm phục?

A. Đánh giá cao và rất kính trọng.

B. Yêu quý và ngợi ca.

C. Dành trọn vẹn tình cảm.

Xem thêm về ⚡ Những Bậc Đá Chạm Mây ⚡ Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Soạn Bài Đất Quý Đất Yêu Lớp 3

Khám phá gợi ý soạn bài Đất quý đất yêu lớp 3.

👉Câu 1 (trang 85 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?

Trả lời:

Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất nồng hậu: vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.

👉Câu 2 (trang 85 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra ?

Trả lời:

Khi khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ bỗng xảy ra : đó là viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất bám vào đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước.

👉Câu 3 (trang 85 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?

Trả lời:

Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ vì họ rất yêu quý đất đai của mình. Đối với họ đất đai của Tổ quốc, là anh em ruột thịt, đất đã nuôi sống họ, đất là thiêng liêng cao quý.

👉Câu 4 (trang 85 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào ?

Trả lời:

Phong tục trên nói lên tình cảm của Ê-ti-ô-pi-a đối với Tổ quốc là hết sức đằm thắm, mặn nồng, thiết tha, sáu sắc. Họ coi đất đai của Tổ quốc là thứ tài sản quý giá nhất.

Cập nhật cho bạn đọc 🍀 Tôi Yêu Em Tôi 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Đất Quý Đất Yêu Lớp 3

Nhất định đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Đất quý đất yêu lớp 3.

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Đất đai tổ quốc là thứ thiêng liêu, cao quí nhất; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Biết sắp xếp các tranh (Sách giáo khoa) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Lưu ýHọc sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.

* MT: Giáo viên kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường (cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương) thông qua câu hỏi 3: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không thể để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ? Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “thiêng liêng, cao quý”, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được…(gián tiếp).

* KNS:

  • Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Giao tiếp. Lắng nghe tích cực.
  • Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

  • Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
  • Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạyHoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

– Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
– Nhận xét, cho điểm
– Giới thiệu bài: trực tiếp

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.

Cách tiến hành:
– GV đọc mẫu bài văn.
– Cho HS luyện đọc đọc từng câu.
– Yêu cầu HS tìm từ khó, hướng dẫn HS đọc từ khó
– Yêu cầu HS chia đoạn và đọc đoạn
– Mời HS giải thích từ mới: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.
– Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
– Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 3 đoạn.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (15 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
Cách tiến hành:
– Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?
+ Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra
+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ.

* MT: Chúng ta phải yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Phải có ý thức bảo và giữ gìn quê hương làm cho quê thêm đẹp – giàu
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương thế nào?

c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
Cách tiến hành:
– Đọc diễn cảm lại đoạn 2.
– Hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật
– Cho HS thi đọc đoạn 2, theo phân vai.
– Nhận xét

d. Hoạt động 4: Kể chuyện (25 phút)

* Mục tiêu: HS dựa vào tranh minh họa SGK, biết sắp xếp các tranh đúng thứ tự, kể lại được nội dung câu chuyện.

* Cách tiến hành:
– Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
– Cho HS quan sát tranh minh họa của chuyện.
– Yêu cầu HS nhìn vào các tranh trên bảng, sắp xếp lại theo đúng trình tự của chuyện.
– Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 3 – 1 – 4 – 2
– Cho HS tập kể.
– Mời 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp 3 đoạn.
– Gọi HS kể toàn bộ lại câu chuyện. Nhận xét.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

– Nhận xét tiết học.
– Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
– Đọc thầm theo

– Đọc tiếp nối câu

– Tìm từ khĩ và đọc theo HD của GV

– 1 HS chia đọc tiếp nối từng đoạn.

– Giải thích và đặt câu với từ


– Đọc đoạn trong nhóm đôi

– Đọc đồng thanh 3 đoạn.




– HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi, nhận xét, bổ sung.




– Lắng nghe


– Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung.





– Lắng nghe.


– 2 HS thi đọc truyện theo phân vai.


– 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

– Quan sát tranh minh họa

– Thực hành sắp xếp tranh.

– Từng cặp HS nhìn tranh kể từng đoạn của câu chuyện.

– 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn

– 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện

Tham khảo chi tiết 🔥 Tia Nắng Bé Nhỏ 🔥 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài

4 Mẫu Kể Chuyện Đất Quý Đất Yêu

Tổng hợp cho các bạn 4 mẫu kể chuyện Đất quý đất yêu đặc sắc.

Kể Chuyện Đất Quý Đất Yêu Nổi Bật – Mẫu 1

Ngày xưa, có hai vị khách nọ đến Ê-ti-ô-pi-a du lịch. Họ đã đi thăm thú nhiều nơi, còn được nhà vua Ê-ti-ô-pi-a mời vào cung điện tiếp đãi nồng hậu, tặng cho nhiều sản vật quý. Đến khi ra về, viên quan theo tiễn yêu cầu họ cởi giày ra. Ông cho người cạo sạch đất dưới đế giày của họ. Hai vị khách lấy làm ngạc nhiên liền hỏi viên quan vì sao lại làm như vậy.

Viên quan đã giải thích rõ phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a. Đối với con người nơi đây, đất đai là tài sản thiêng liêng và quý giá nhất đối với họ. Họ sẽ không để hai người khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ. Điều đó khiến cho hai vị khách càng thêm yêu mến và cảm phục đất nước này.

Kể Chuyện Đất Quý Đất Yêu Chọn Lọc – Mẫu 2

Hai người khách nọ đến đất nước Ê-ti-ô-pi-a tham quan được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất nồng hậu: vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.

Khi khách sắp xuống tàu, điều bất ngờ xảy ra là: viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra. Sau đó sai người cạo sạch đất bám vào đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước.

Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ là vì họ rất yêu quý đất đai của mình. Đối với họ, đất đai của Tổ quốc là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt, đất đai đã nuôi sống họ, đất là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

Kể Chuyện Đất Quý Đất Yêu Ấn Tượng – Mẫu 3

Hai vị khách nọ đến du lịch ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi thăm rất nhiều nơi như đường sá, núi đồi, sông ngòi. Nhà vua nước Ê-ti-ô-pi-a đã mời họ vào cung điện và mở tiệc chiêu đãi. Sau đó, vua sai một viên quan đưa họ xuống tàu.

Khi hai người định bước xuống, viên quan yêu cầu họ dừng lại và cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để họ xuống tàu. Hai vị khách ngạc nhiên liền hỏi:

– Tại sao các ông lại phải làm như vậy ?

Viên quan trả lời:

– Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi đã tặng các ông nhiều sản vật quý. Nhưng đối với con người Ê-ti-ô-pi-a, đất mới là thiêng liêng cao quý. Bởi vậy chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.

Nghe lời nói của viên quan, hai người khách càng thêm yêu mến đất nước này.

Kể Chuyện Đất Quý Đất Yêu Đặc Sắc – Mẫu 4

Một lần, hai vị khách đến thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ được nhà vua mời vào cung điện và mở tiệc chiêu đãi, tặng cho nhiều sản vật quý giá. Sau đó, nhà vua sai một viên quan đưa họ xuống tàu.

Khi hai người định bước xuống, viên quan yêu cầu họ dừng lại và cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để họ ra về. Hai vị khách ngạc nhiên liền hỏi:

– Vì sao các ông lại làm như vậy?

Viên quan trả lời:

– Ê-ti-ô-pi-a là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Con người Ê-ti-ô-pi-a sinh ra và lớn lên ở đây. Chúng tôi có thể tặng cho các ông rất nhiều sản vật quý giá. Nhưng đối với con người Ê-ti-ô-pi-a, đất là thiêng liêng cao quý. Bởi vậy chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.

Sau khi nghe viên quan giả thích, hai người khách càng thêm yêu mến và cảm phục thêm đất nước này.

Viết một bình luận