Ngày Hội Rừng Xanh Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Phân Tích ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Giáo Án, Cách Soạn Bài, Đọc Hiểu.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Ngày Hội Rừng Xanh
Cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung bài thơ Ngày hội rừng xanh trong bài viết hôm nay nhé!
Ngày hội rừng xanh
Tác giả: Vương Trọng
Chim Gõ Kiến nổi mõ
Gà Rừng gọi vòng quanh
Sáng rồi, đừng ngủ nữa
Nào, đi hội rừng xanh!
Tre, trúc thổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non.
Công dẫn đầu đội múa
Khuớu lĩnh xướng dàn ca
Kỳ nhông diễn ảo thuật
Thay đổi hoài màu da.
Nấm mang ô đi hội
Tới suối, nhìn mê say
Ơ kìa, anh cọn nước
Đang chơi trò đu quay!
Chia sẻ thêm bài đọc 🌺Bác Sĩ Y-Éc-Xanh Lớp 3 🌺 Nội Dung, Soạn Bài, Tóm Tắt
Giới Thiệu Bài Thơ Ngày Hội Rừng Xanh
Giới thiệu thêm một số thông tin về bài thơ Ngày hội rừng xanh.
- Bài thơ Ngày hội rừng xanh của tác giả Vương Trọng được in trong sách sgk Tiếng Việt 3 tập 2 trang 63
- Bài thơ “Ngày hội rừng xanh” có nhiều hình ảnh nhân hoá rất sinh động.
- Nội dung: Bài thơ miêu tả hoạt động rất sinh động, đáng yêu của các con vật, sự vật trong Ngày hội rừng xanh. Sáng sớm, các con vật đã thúc dục nhau dậy đi hội. Tất cả mọi người đều rất vui vẻ.
Bố Cục Bài Thơ Ngày Hội Rừng Xanh
Bố cục bài thơ Ngày hội rừng xanh có thể chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Khổ 1: Gà rừng và chim gõ kiến kêu gọi mọi người tham gia ngày hội
- Đoạn 2: Khổ 2: Các sự vật trong rừng cũng tham gia
- Đoạn 3: Hai khổ còn lại: Ngày hội được diễn ra hết sức vui nhộn
Đọc hiểu 💚 Sự Tích Loài Hoa Của Mùa Hạ 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa
Hướng Dẫn Tập Đọc Ngày Hội Rừng Xanh Lớp 3
Thohay.vn hướng dẫn các em học sinh cách tập đọc bài thơ Ngày hội rừng xanh lớp 3 chi tiết.
- Đọc đúng các từ ,tiếng khó hoặc dễ lẫn : nổi mõ , vòng quanh , gảy đàn , khướu , lĩnh xướng
- Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ
- Đọc trôi chảy được toàn bài ,với giọng vui tươi thích thú , ngạc nhiên
Chú thích từ khó:
- Mõ: nhạc cụ dân gian làm bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, dùng để điểm nhịp hoặc báo hiệu, phát hiệu lệnh.
- Chim gõ kiến : loài chim có mỏ nhọn, dài và cứng, dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn.
- Lĩnh xướng : hát đơn ca một câu, một đoạn trong dàn đồng ca.
- Kì nhông : loài thần lằn có thể thay đổi màu da.
- Cọn nước : vật hình bánh xe có gắn một hệ thống ống bằng tre, nứa, có thể tự quay được nhờ sức nước, dùng để đưa nước từ suối, sông lên tưới ruộng.
- Ảo thuật: làm biến hóa các đồ vật một cách nhanh và khéo léo như có phép lạ.
Ý Nghĩa Bài Thơ Ngày Hội Rừng Xanh
Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh hết sức sinh động, đáng yêu của các con vật, sự vật. Qua đó cho ta thấy thiên nhiên quanh ta thật tươi đẹp biết bao, đồng thời cũng thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên.
Tham khảo cách soạn bài🔻 Ngôi Nhà Trong Cỏ 🔻 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Đọc Hiểu Bài Ngày Hội Rừng Xanh
Gửi thêm cho bạn nội dung đọc hiểu bài Ngày hội rừng xanh sau đây.
👉Câu 1: Nhân vật nào đã gọi mọi người dậy đi hội rừng xanh:
A. Chim gõ kiến và gà rừng
B. Gà rừng và báo
C. Gà rừng và công
D. Chim gõ kiến và công
👉Câu 2: Tre, trúc đã làm gì trong ngày hội?
A. Thổi sáo
B. Gảy đàn
C. Thay áo
D. Đung đưa
👉Câu 3: Khe suối đã làm gì trong ngày hội?
A. Thổi sáo
B. Gảy đàn
C. Thay áo
D. Đung đưa
👉Câu 4: Cây đã rủ nhau làm gì trong ngày hội?
A. Thổi sáo
B. Gảy đàn
C. Thay áo
D. Đung đưa
👉Câu 5: Công đã làm gì trong ngày hội?
A. Xướng ca
B. Dẫn đầu đội múa
C. Nhảy nhót
D. Diễn ảo thuật
👉Câu 6: Khướu đã làm gì trong ngày hội?
A. Xướng ca
B. Dẫn đầu đội múa
C. Nhảy nhót
D. Diễn ảo thuật
👉Câu 7: Kì nhông đã làm gì trong ngày hội?
A. Xướng ca
B. Dẫn đầu đội múa
C. Nhảy nhót
D. Diễn ảo thuật
👉Câu 8: Nấm đã mang gì đi hội?
A. Nón
B. Ô
C. Áo mưa
D. Mũ
👉Câu 9: Nấm tới hội rừng xanh thì nhìn thấy ai?
A. Gà
B. Cú
C. Cọc nước
D. Gấu
👉Câu 10: Cọc nước đang chơi trò gì vào ngày hội rừng xanh?
A. Chơi đuổi bắt
B. Chơi đu quay
C. Chơi trốn tìm
D. Chơi bịt mắt bắt dê
👉Câu 11: Những hoạt động nào không xuất hiện trong ngày hội rừng xanh?
A. Ảo thuật
B. Đu quay
C. Múa rối
D. Xướng ca
👉Câu 12: Nhân vật nào sau đây không xuất hiện ở ngày hội rừng xanh
A. Công
B. Quạ
C. Khướu
D. Gà rừng
👉Câu 13: Âm thanh nào không xuất hiện trong ngày hội rừng xanh?
A. Tiếng sao
B. Tiếng đàn
C. Tiếng hát
D. Tiếng gầm gừ
👉Câu 14: Chim gõ kiến làm gì trong ngày hội rừng xanh?
A. Nổi mõ
B. Ngủ
C. Gọi vòng quanh
D. Ca hát
👉Câu 15: Gà rừng làm gì trong ngày hội rừng xanh?
A. Nổi mõ
B. Ngủ
C. Gọi vòng quanh
D. Ca hát
Soạn Bài Ngày Hội Rừng Xanh Lớp 3
Thohay.vn chia sẻ cách soạn bài Ngày hội rừng xanh lớp 3, tham khảo ngay nhé!
👉Câu 1 (trang 63 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong Ngày hội rừng xanh.
Đáp án: Trong ngày hội rừng xanh, các con vật cùng tưng bừng hoạt động :
Chim gõ kiến nổi mõ
Gà rừng gọi vòng quanh
Công dẫn đầu đội múa
Khướu lĩnh xướng dàn ca
Kì nhông diễn ảo thuật
👉Câu 2 (trang 63 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào?
Đáp án:
Các sự vật khác cùng tham gia lễ hội :
Tre, trúc thổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn
Cây rủ nhau thay áo
Nấm mang ô đi hội
Cọn nước chơi trò đu quay
👉Câu 3 (trang 63 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Em thích hình ảnh nhân hóa nào nhất ? Vì sao ?
Đáp án: Em thích nhất hình ảnh :
Ô kìa anh cọn nước Đang chơi trò đu quay tác giả nhận xét thật tài tình : cái cọn nước cũng hơi giống cái đu quay vì nó luôn quay tròn trên dòng nước.
Đọc hiểu bài đọc 🌻 Con Đường Của Bé 🌻 Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài
Giáo Án Ngày Hội Rừng Xanh Lớp 3
Các giáo viên có thể tham khảo mẫu giáo án Ngày hội rừng xanh lớp 3 dưới đây:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Ngày hội rừng xanh. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết ngắt nghỉ ở chỗ có dấu câu
- Nhận biết được sự vật nào đã tham gia vào ngày hội.
- Hiểu được sự vui nhộn của ngày hội rừng xanh.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Thiên nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới vô cùng kì thú và hấp dẫn
- Biết cách trình bày đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài đọc và đầu các câu văn
- Nói được những hiểu biết về rừng ( qua phim ảnh, sách báo )
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, sự hứng thú khi khám phá thế giới thiên nhiên kì thú.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh họa bài thơ Ngày hội rừng xanh
- Sách, truyện phục vụ yêu cầu đọc mở rộng.
- Tranh minh họa về rừng và các loài vật sống trong rừng
- Tranh ở mục b bài tập 3 phần Viết
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh:
- Tranh ảnh minh họa bài thơ Ngày hội rừng xanh
- Vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: – GV nêu yêu cầu : Nhìn tranh , kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm – GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp – GV dẫn sang phần Đọc : Để biết những con vật này làm gì trong ngày hội , chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Ngày hội rừng xanh B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Ngày hội rừng xanh với giọng đọc diễn cảm, nhấn mạnh ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b. Cách thức tiến hành – GV đọc cả bài, đọc diễn cảm , nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sưc gợi tả , gợi cảm. + Giọng sôi nổi hồ hởi hơi nhanh ở khổ1 + Giọng thong thả, tươi vui ở khổ 2 + Giọng thích thú, ngạc nhiên ở khổ 3,4 – GV hướng dẫn cả lớp + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai + Ngắt đúng nhịp thơ + Đọc diễn cảm hình ảnh thơ: ‘’ Ơ kìa, anh cọn nước/ Đang chơi trò đu quay!..’’ – GV mời 4 HS đọc nối tiếp từng khổ để HS biết cách luyện đọc theo nhóm – GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ và đưa thêm những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS +Mõ + Lĩnh xướng + Ảo thuật + Cọn nước – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 người, đọc nối tiếp 1-2 lượt – GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ trước lớp – GV nhận xét Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài thơ Ngày hội rừng xanh b. Cách thức tiến hành Câu 1 – GV nêu câu hỏi : Các sự vật ( tre, trúc, cọn nước, nấm, khe suối )tham gia ngày hội như thế nào ? – GV yêu cầu HS quan sát tranh , chuẩn bị câu trả lời – GV yêu cầu HS làm việc, trao đổi theo cặp – GV mời môt số HS phát biểu ý kiến – GV và HS thống nhất câu trả lời Câu 2 – GV mời HS đọc yêu cầu của câu 2: Cùng bạn hỏi – đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh – GV yêu cầu HS làm việc theo cặp / nhóm. Một bạn hỏi, một bạn trả lời theo mẫu + Chim gõ kiến làm gì ? + Chim gõ kiến nổi mõ – GV mời 2 HS hỏi- đáp – GV nhận xét Câu 3 – GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của câu 3:Bài thơ nói đến những âm thanh nào ? Những âm thanh ấy có tác dụng gì ? – GV yêu cầu HS đọc kĩ khổ 1, 2, 3 – GV yêu cầu HD làm việc nhóm – GV mời 2-3 HS đại diện các nhóm phát biểu – GV nhận xét, thống nhất câu trả lời Câu 4 – GV nêu câu hỏi : Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ ? Vì sao ? – GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời và trao đổi theo cặp – GV mời một số HS phát biểu ý kiến – GV và HS thống nhất câu trả lời Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Ngày hội rừng xanh. b. Cách thức tiến hành – GV đọc diên cảm cả bài thơ – GV yêu cầu HS tập đọc Hoạt động 4: Nói và nghe a. Mục tiêu: HS nói được những hiểu biết về rừng ( qua phim ảnh, sách báo ) b. Cách thức tiến hành Nói điều em biết về rừng ( qua phim ảnh, sách báo) – GV nêu yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS làm việc nhóm theo các gợi ý: + Em biết đến khu rừng đó nhờ đâu ? + Cây cối trong khu rừng đó như thế nào ? + Trong khu rừng có những con vật gì ? + Nêu cảm nghĩ của em về khu rừng đó – GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả – GV nhận xét và thống nhất đáp án Trao đổi với bạn : Làm thế nào để bảo vệ rừng ? – GV yêu cầu 1-2 HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS làm việc nhóm , nói trong nhóm về ý kiến của mình – GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả – GV khen gợi các ý kiến của HS | – HS lắng nghe và quan sát – HS thực hiện làm việc theo nhóm – HS trả lời Những con vật đi dự ngày hội rừng xanh là : chim gõ kiến, gà rừng, công, khướu, kì nhông – HS lắng nghe – HS lắng nghe và đọc thầm theo – HS lắng nghe và tiếp thu – HS thực hiện đọc nối tiếp – HS lắng nghe và tiếp thu – HS thực hiện làm việc theo nhóm: mỗi HS đọc một khổ, nối tiếp 1-2 lượt – HS thực hiện đọc nối tiếp – HS lắng nghe – HS quan sát – HS thực hiện trao đổi theo nhóm – HS trả lời + Tre, trúc thổi sáo nhạc + Khe suối gảy nhạc đàn + Nấm mang ô đi hội + Cọn nước chơi trò đu quay – HS đọc yêu cầu của câu 2 – HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu. – HS hỏi – đáp. HS khác lắng nghe và nhận xét – HS đọc yêu cầu của câu 3 – HS đọc khổ thơ – HS thực hiện làm việc theo nhóm – HS trả lời Bài thơ nói đến những âm thanh : tiếng mõ, tiếng gà rừng gọi, tiếng nhạc sáo của tre trúc, tiếng nhạc đàn của khe suối, tiếng lĩnh xướng của khướu. Những âm thanh đa dạng đó làm cho ngày hội vui tươi, rộn rã hơn .. – HS lắng nghe – HS chuẩn bị câu trả lời và thực hiện trao đổi theo nhóm – HS trả lời + Nấm mang ô đi hội . Lí do : hình ảnh này rất đẹp + Anh cọn nước đang chơi trò đu quay. Lí do : hình ảnh rất ngộ nghĩnh – HS lắng nghe và đọc thầm theo – HS tiến hành tập đọc diễn cảm theo GV – HS lắng nghe – HS chú ý và lắng nghe – HS thực hiện làm việc theo nhóm – HS trả lời + Em biết đến khu rừng đó nhờ xem một chương trình ti vi hoặc một cuốn sách,…( có thể ghi rõ tên chương tình hoặc tên sách báo ) + Cây cối có nhiều loại khác nhau : cây thân gỗ, cây thân leo,.., cây cối xanh tốt, xum xuê,… + Khu rừng có nhiều con vật: voi, hươu, nai, vượn + Cảm nghĩ của me về khu rừng đó : yêu thích, mong muốn được đến ,.. – HS đọc yêu cầu bài tập – HS thực hiện làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV – HS trả lời + Không được chặt cây bừa bãi + Không được săn bắn thú rừng + Trồng nhiều cây trong rừng…. |
2 Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Ngày Hội Rừng Xanh
Đừng nên bỏ qua các mẫu cảm thụ bài thơ Ngày hội rừng xanh dưới đây.
Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Ngày Hội Rừng Xanh Ngắn Hay – Mẫu 1
Trong rừng muôn vật rất phong phú, mỗi sự vật đều có vẻ đẹp riêng. Mỗi buổi sáng, chúng thi nhau lên tiếng, khoe tài khoe sắc. Quan sát hình ảnh ấy và bằng sự liên tưởng ngộ nghĩnh, thông qua bài Ngày hội rừng xanh, nhà thơ đã cho ta thấy mỗi một buổi sáng, rừng xanh lại vui như hội. Và mỗi loài đóng góp bằng vẻ riêng độc đáo của mình.
Chim gõ kiến có cái mỏ lớn, luôn gõ vào cây để tìm sâu, cho nên hình dung anh ta là người “nổi mõ”, tức là nổi hiệu lệnh (tiếng mõ thời xưa giống như tiếng trống, tiếng kẻng thời nay), mở đầu cho ngày hội. Gà rừng gáy báo trời sáng như thúc giục muôn vật thức dậy.
Gió nổi lên, tre, trúc vi vu như điệu sáo. Tiếng suối rì rầm, êm êm một điệp khúc như gảy đàn. Cây rụng đi lá vàng, thay bằng lá non tươi như người thay áo mới.
Công có bộ lông sặc sỡ, múa đẹp, được coi “dẫn đầu đội múa”. Khướu có tiếng hót vang nên là người “lĩnh xướng” (hát một câu mở đầu để dẫn dắt) dàn đồng ca. Kì nhông luôn thay đổi sắc màu giống như người làm ảo thuật. Nấm có hình cái ô nên được nhìn như ngưòi đi dự hội (đi xem hội).
Hình ảnh cuối cùng là cọn nước. Với bánh xe to lớn quay đều đặn, cọn nước được ví như trò đu quay thật ngộ nghĩnh.
Nhìn thiên nhiên bằng đôi mắt trẻ thơ, nhà thơ làm cho mọi sự vật đều trở nên có hồn, chúng như nghe được tiếng nói của nhau, hưởng ứng lẫn nhau, tạo nên một ngày hội vui vẻ – Ngày hội rừng xanh.
Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Ngày Hội Rừng Xanh Chọn Lọc – Mẫu 2
Trong rừng cây có rất nhiều muôn vật, mỗi loài lại mang vẻ riêng của mình. Mỗi buổi sớm mai, chúng đều cùng nhau so tài, cùng nhau khoe tiếng, khoe tài, khoe sắc. Với sự liên tưởng ngộ nghĩnh khi quan sát cảnh tượng ấy, nhà thơ Vương Trọng đã phác họa nên một buổi sáng vui nhộn, nô nức nơi rừng xanh.
Mỗi loài vật lại đóng góp vẻ riêng của mình cho khu rừng xanh ấy. Với cái mỏ lớn, chú chim gõ kiến luôn dùng nó gỗ vào các thân cây để tìm sâu. Hình ảnh ấy, làm ta hình dung tới người “nổi mõ” – là người nổi lên hiệu lệnh để ra hiệu đại hội đã bắt đầu (tiếng mõ ngày xưa giống như tiếng kèn hay tiếng trống ngày nay).
Những chú gà rừng cùng nhau gáy thật to báo hiệu trời đã sáng, thúc dục muôn loài hãy mau mau thức dậy. Gió nổi lên, cùng với đó tre, trúc đang đua nhau thổi sáo. Khe suối cũng chẳng kém cạnh, nó kêu lên tiếng rì rầm, nhưng êm ru một điệp như đang “gảy nhạc đàn”. Những cành cây đã rủ nhau rũ bỏ màu lá vàng, khoát trên mình bao cành lá tươi non.
Chú công có bộ lông sặc sỡ múa những điệu thật hấp dẫn nên được coi là “dẫn đầu đội múa”. Khướu có tiếng hót thảnh thót, vang lên như người “lĩnh xướng” , chỉ đạo và dẫn dắt cả dàn đồng ca. Kì nhông cứ hễ chút là lại thay đổi sắc màu, biến hóa hấp dẫn như đang diễn ảo thuật, khiến bao loài phải trầm trồ. Nấm có những chiếc ô xòe trông rất xinh xắn, cùng rủ nhau tới vui chơi ngày hội.
Cuối cùng, cọn nước hiện lên với chiếc bánh xe to lớn, cứ xoay đều đặn, như những chiếc đu quay trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu làm sao.
Đừng nên bỏ qua bài đọc ⚡ Những Bậc Đá Chạm Mây ⚡ Hay, thú vị