Ngày Hôm Qua Đâu Rồi Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi Lớp 2
Ngày hôm qua đâu rồi là bài thơ được tìm hiểu ở trang 19, 20 sách Tiếng Việt 2 Tập 1 Chân trời sáng tạo. Sau đây là nội dung bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi lớp 2.
Ngày hôm qua đâu rồi
Tác giả: Bế Kiến Quốc
Em cầm tờ lịch cũ:
– Ngày hôm qua đâu rồi
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười.
– Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên mãi
Đợi đến ngày tỏa hương.
– Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong.
– Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
Chú thích:
- Tờ lịch: tờ giấy hay tập giấy ghi ngày, tháng trong năm.
- Tỏa hương: mùi thơm bay ra, lan rộng.
- Ước mong: muốn một điều tốt đẹp.
Đón đọc thêm về 🌿 Tôi Là Học Sinh Lớp 2 🌿 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Giới Thiệu Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi
Cùng xem thông tin giới thiệu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi.
- Bài thơ ngày hôm qua đâu rồi của Bế Kiến Quốc là một bài thơ giúp cho chúng ta biết được thời gian quý giá biết bao nhiêu.
- Nội dung bài thơ: Bạn nhỏ cầm tờ lịch cũ, thắc mắc hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi ? Bố đáp ngày hôm qua ở lại trên cành hoa, trong hương thơm của hoa, trong hạt lúa mẹ trồng, trong trang vở hồng của con. Nếu con học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua vẫn còn.
Bố Cục Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi
Bố cục bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi được chia làm 4 phần:
- Phần 1: Khổ thơ 1
- Phần 2: Khổ thơ 2
- Phần 3: Khổ thơ 3
- Phần 4: Khổ thơ cuối cùng
Chia sẻ cho bạn đọc 🌼 Bác Sĩ Y-Éc-Xanh 🌼 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt
Hướng Dẫn Tập Đọc Lớp 2 Ngày Hôm Qua Đâu Rồi
Sau đay là hướng dẫn tập đọc lớp 2 Ngày hôm qua đâu rồi.
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?
- Biết ngắt nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.
- Đọc bằng giọng chậm rãi, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha.
- Chú ý các từ ngữ khó phát âm: ở lại, lớn lên, lúa, là, sân, vườn, hương, vàng.
Ý Nghĩa Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi
Bật mí cho các bạn ý nghĩa bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi.
- Thông qua hình thức trò chuyện giữa bố và con, tác giả muốn gửi tới bạn đọc thông điệp thời gian rất đáng quý, đừng để lãng phí thời gian.
- Các em cần học hành chăm chỉ và giúp đỡ bố mẹ làm những việc nhỏ trong nhà.
Cùng xem thêm bài đọc 💚 Đất Quý Đất Yêu 💚 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt
Đọc Hiểu Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi
Chia sẻ đọc hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi.
👉Câu 1: Bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi gồm bao nhiêu khổ thơ?
☐ 2 khổ thơ
☐ 3 khổ thơ
☐ 4 khổ thơ
☐ 5 khổ thơ
👉Câu 2: Cầm tờ lịch cũ, bạn nhỏ đã hỏi bố câu gì?
☐ Ngày hôm qua ở đâu?
☐ Ngày hôm qua đi đâu?
☐ Ngày hôm qua đâu rồi?
☐ Ngày hôm qua đi rồi?
👉Câu 3: Theo câu trả lời của bố, ngày hôm qua đã không ở lại chỗ nào?
☐ Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn
☐ Ngày hôm qua ở lại trong giỏ áo quần thơm hương nắng
☐ Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng
☐ Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con
👉Câu 4: Theo lời bố, nụ hồng lớn lên mãi để chờ được làm gì?
☐ Chờ đến ngày được nở rộ
☐ Chờ đến ngày được đón mùa xuân
☐ Chờ đến ngày được ong bướm ghé chơi
☐ Chờ đến ngày được tỏa hương
👉Câu 5: Cánh đồng lúa chín vàng, chờ được mẹ làm gì?
☐ Chờ được mẹ tưới nước
☐ Chờ được mẹ gặt hái
☐ Chờ được mẹ khen ngợi
☐ Chờ được mẹ thu hoạch
👉Câu 6: Từ ngữ nào sau đây được dùng để miêu tả màu vàng của lúa chín?
☐ ước mơ
☐ mơ ước
☐ ước mong
☐ mong ước
👉Câu 7: Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ “chăm chỉ” trong câu thơ “Con học hành chăm chỉ”?
☐ siêng năng
☐ lười biếng
☐ thông minh
☐ ngoan ngoãn
👉Câu 8: Nhan đề bài thơ “Ngày hôm qua đâu rồi?” là kiểu câu gì?
☐ Câu giới thiệu
☐ Câu kể lại một hoạt động
☐ Câu miêu tả một đặc điểm
☐ Câu hỏi
👉Câu 9: Em hãy chọn từ khác biệt với những từ còn lại?
☐ gặt lúa
☐ tưới hoa
☐ đọc sách
☐ tươi xanh
👉Câu 10: Em hãy chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bạn nhỏ học tập chăm chỉ để ___ vẫn còn mãi.”
☐ ngày hôm nay
☐ ngày hôm nọ
☐ ngày hôm sau
☐ ngày hôm qua
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🔻 Ngôi Nhà Trong Cỏ 🔻 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Soạn Bài Ngày Hôm Qua Đâu Rồi Lớp 2
Đừng bỏ lỡ gợi ý soạn bài Ngay hôm qua đâu rồi lớp 2.
👉Câu 1 trang 14 Tiếng Việt lớp 2: Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì?
Trả lời:
Bạn nhỏ đã hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi.
👉Câu 2 trang 14 Tiếng Việt lớp 2: Theo lời bố, ngày hôm qua ở những đâu?
Trả lời:
Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng, trên cành hoa trong vườn, nụ hồng lớn thêm mãi, đợi đến ngày tỏa hương, trong vở hồng của em.
👉Câu 3 trang 14 Tiếng Việt lớp 2: Trong khổ thơ cuối, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày hôm qua vẫn còn” ?
Trả lời:
Bố đã dặn bạn nhỏ học hành chăm chỉ để “ngày qua vẫn còn”.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌻 Con Đường Của Bé 🌻 Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài
Giáo Án Ngày Hôm Qua Đâu Rồi Lớp 2
Lưu lại nội dung giáo án Ngày hôm qua đâu rồi lớp 2.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?, biết ngắt nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.
- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. Tự tìm đọc một bài thơ yêu thích theo chủ đề; chia sẻ với người khác tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ HS thích. Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng chữ cái.
- Viết chính tả một đoạn ngắn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính tả âm vần. Viết được 2 – 3 câu tự giới thiệu bản thân.
2. Kĩ năng:
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến VB đọc; trao đổi về nội dung của bài thơ và các chi tiết trong tranh;
- Phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; phát triển kỹ năng đặt câu giới thiệu về bản thân.
3. Phẩm chất
– Biết quý trọng thời gian, yêu lao động, hình ảnh năng lực tự chủ trong học tập và sinh hoạt. Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc; phát triển năng lực quan sát: tranh, ảnh; quan sát hệ thống ngôn từ trong VB đọc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
– Giáo viên:
- Giáo án;
- Tranh minh họa phóng to (tranh minh họa nội dung bài đọc);
- Phiếu học tập: phiếu bài tập chính tả hoặc luyện tập về từ và câu;
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
– Học sinh: SGK, Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1 – 2: Đọc 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: – GV gợi dẫn hôm qua bản thân mình đã làm được và chưa làm được những gì, đặt câu hỏi cho HS: Em hãy kể cho thầy/cô và cả lớp cùng nghe ngày hôm qua của em như thế nào? Em đã làm được gì? Có điều gì em muốn mà chưa làm được không? – GV dẫn vào bài mới: Vừa rồi chúng ta đã nói được rất nhiều việc mà các em đã làm được và chưa làm được của ngày hôm qua. Thời gian đã trôi đi không thể trở lại. Nhưng muốn thời gian ở lại, mọi người, mọi vật đều phải cố gắng làm việc hàng ngày. Một bạn nhỏ đã hỏi bố một câu hỏi rất ngộ nghĩnh: Ngày hôm qua đâu rồi? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ tìm được câu trả lời thú vị. 2. Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được nội dung và ý nghĩa của VB Ngày hôm qua đâu rồi?. Cách tiến hành Hoạt động 1: – GV hướng dẫn: + GV đọc bài thơ. Chú ý ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng đúng chỗ; + GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp; GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp thơ; – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Hoạt động 2: – GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ dễ bị lẫn theo từng phương ngữ. VD: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn. – GV đặt câu hỏi: Theo em, từ vở hồng trong VB có nghĩa là gì? – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – GV đánh giá, nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Vở hồng không phải là vở màu hồng mà là quyển vở ghi nhiều lời nhận xét hay, nhiều thành tích tốt. Hoạt động 3: – GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và hoàn thành các câu hỏi trong SGK trang 14 – GV yêu cầu HS báo cáo kết quả. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức & Ghi lên bảng. – GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Bài thơ đã giúp em nhận ra điều gì về thời gian? + Phát biểu những suy nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ (GV khuyến khích HS độc lập trong suy nghĩ). – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức & Ghi lên bảng Hoạt động 4: – GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ: Em hãy học thuộc lòng 2 khổ thơ mà em thích. Có thể dựa vào vần, nhịp hoặc sự liên kết giữa các câu, sự liên kết của hình ảnh để dễ nhớ. – GV tổ chức trò chơi đoán từ, câu thơ trong bài thơ với độ khó tăng dần để HS ghi nhớ bài thơ. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. – GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành phần luyện tập theo VB trong SGK trang 14 theo nhóm. – GV phân tích mẫu, hướng dẫn HS cách làm. – GV yêu cầu HS báo cáo kết quả. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Tiết 3: Viết 1. Nghe – viết Mục tiêu: Nắm vững những yêu cầu khi nghe – viết và vận dụng. Cách tiến hành Hoạt động 1: – GV gọi 1 – 2 HS đọc lần lượt 2 khổ thơ cuối trước lớp. – GV hướng dẫn HS nhận biết các hiện tượng chính tả: Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào? – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức & Ghi lên bảng. Hoạt động 2: – GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), đúng trọng âm; mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần. GV lưu ý HS: + Chú ý một số từ dễ viết sai. + Khi viết đoạn thơ cần lưu ý: § Những chữ cái đầu mỗi câu thơ đều phải viết hoa. § Đầu dòng mỗi câu thơ phải thẳng hàng với đầu dòng của các câu thơ khác. – GV yêu cầu HS đổi vở soát lỗi chính tả cho nhau. – GV chốt: đọc soát lỗi chính tả. – GV nhận xét bài viết của HS. 2. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. Mục tiêu: HS thuộc bảng chữ cái và thứ tự trong bảng chữ cái. Cách tiến hành: – GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 2 – 3 SGK trang 14. – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và hoàn thành bài tập. – GV chốt bảng chữ cái và tên chữ: – GV yêu cầu HS đọc thành tiếng (cá nhân/cả lớp). Tiết 4: Luyện từ và câu 1. Nhìn tranh, tìm từ ngữ Mục tiêu: Phát triển năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ, phân biệt được từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động. Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: + Đọc và hoàn thành bài tập 1 SGK trang 15. – GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức & Ghi lên bảng. 2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu giới thiệu. Đặt một câu giới thiệu theo mẫu Mục tiêu: Nhận diện được cấu tạo câu. Biết cách đặt một câu theo mẫu. Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập: + Đọc và hoàn thành bài tập 2 – 3 SGK trang 15. – GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Hướng dẫn về nhà: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện về thiếu nhi. Tiết 5 – 6: Luyện viết đoạn và đọc mở rộng 1. Luyện viết đoạn Mục tiêu: HS phát triển năng lực quan sát và ngôn ngữ. Biết viết đoạn ngắn (2 – 3 câu) giới thiệu về bản thân. Cách tiến hành: Hoạt động 1: – GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 (bao gồm cả phần chào hỏi của các nhân vật trong tranh) SGK trang 16. – GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. – GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận và hoàn thành bài tập. – GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức & Ghi lên bảng. Hoạt động 2: – GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK trang 16. – GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập và thực hiện chào hỏi với bạn khác theo cặp. – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức và Ghi lên bảng. | – HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời, tự do, mạnh dạn kể lại). – HS lắng nghe. – HS chú ý theo dõi, lắng nghe, đọc thầm theo. – HS lắng nghe, đọc thầm theo. – HS trả lời câu hỏi. – Một HS nhận xét, các bạn khác lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Câu 1: Bạn nhỏ đã hỏi bố: “Ngày hôm qua đâu rồi”. Câu 2: Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại: – Trên cành hoa trong vườn. – Trong hạt lúa mẹ trồng. – Trong vở hồng của bạn nhỏ. Câu 3: Trong khổ cuối bài thơ, để “ngày qua vẫn còn”, bố đã dặn bạn nhỏ học hành chăm chỉ. – HS lần lượt báo cáo kết quả hoạt động, HS khác lắng nghe. – Một HS nhận xét, các bạn khác lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS thảo luận và trả lời câu hỏi. – Bài thơ nói đến giá trị của thời gian vì thời gian sẽ ở lại mãi nếu chúng ta biết tận dụng thời gian làm nhiều việc tốt. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. – HS khác nhận xét, các bạn còn lại lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. – HS chơi trò chơi. – HS lắng nghe. Câu 1: – Từ ngữ chỉ người: mẹ, con, bạn nhỏ; – Từ ngữ chỉ vật: tờ lịch, lúa, sách vở, bông hồng. Câu 2: – Hoa hồng tỏa hương dịu ngọt. – Bạn nhỏ học tập chăm chỉ. – HS quan sát GV hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ. – HS báo cáo kết quả hoạt động. – HS khác nhận xét, các bạn còn lại lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS đọc 2 khổ cuối bài thơ trước lớp. – HS trả lời câu hỏi. – HS nhận xét bổ sung, các bạn khác lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS nghe – viết. – HS xem lại bài viết của mình, nhận xét bài viết của bạn. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS đọc bài tập 2 – 3 SGK trang 14. – HS làm việc theo nhóm và làm bài tập: + Các chữ cái còn thiếu trong bảng lần lượt là: â, c, d, e. + Thứ tự trong bảng chữ cái: a, b, c, d, đ, ê. – HS lắng nghe. – HS đọc thành tiếng. – HS thảo luận theo cặp và hoàn thành BT: a. Chỉ sự vật – Chỉ người: cô giáo, bác sĩ. – Chỉ vật: khăn mặt, quần áo, mũ, cặp sách. b. Chỉ hoạt động: đi học, chải đầu. – Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe. – HS nhận xét. Cả lớp lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS thảo luận theo cặp và hoàn thành BT: Bài tập 2 SGK trang 15: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ của cột B để tạo câu: – Bạn Hà là học sinh lớp 2A. – Bố em là bác sĩ – Trường em là Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn. Bài tập 3 SGK trang 15: Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2 – Tôi là HS lớp 2B. – Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe. – HS khác nhận xét, bổ sung. Cả lớp lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe và ghi bài về nhà. – HS đọc yêu cầu BT 1 SGK trang 16. |
Cập nhật cho bạn đọc 🍃Những Chiếc Áo Ấm🍃 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi
Tham khảo một số tranh + hình ảnh bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi.
2 Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi
Cuối cùng là 2 mẫu cảm nhận bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi không thể bỏ lỡ.
Cảm Nhận Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi Nổi Bật – Mẫu 1
Bài thơ ngày hôm qua đâu rồi của Bế Kiến Quốc là một bài thơ giúp cho chúng ta biết được thời gian quý giá biết bao nhiêu. Qua bài thơ này, em đã hiểu ra tại sao ta nên quý trọng thời gian và em nghĩ rằng em cần phải chăm chỉ học hành, làm việc để không bỏ phí thời gian quý giá của mình.
Đây là một bài thơ rất hay và ý nghĩa dành cho các bạn nhỏ của tác giả Bế Kiến Quốc, có ý nhắc nhở với chúng ta rằng thời gian trôi đi rất nhanh, không bao giờ quay trở lại. Hãy biết trân quý và sử dụng chúng một cách có nghĩa.
Bài thơ này nhiều năm liền được đưa vào chương trình giảng dạy trong sách giáo khoa tiểu học. Trước đây in trong sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 23 – NXB Giáo dục – 1985 với nhan đề là bài thơ “Bóc lịch”.
Cảm Nhận Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi Tiêu Biểu – Mẫu 2
Từ hình thức trò chuyện giữa bố và con, bài thơ “Ngày hôm qua đâu rồi” gửi gắm thông điệp hãy biết quý trọng thời gian và làm tốt các công việc của mình.
Dưới cái nhìn vô tư, đáng yêu của trẻ nhỏ, thời gian hiện lên thật ý vị. “Ngày hôm qua” đã mang lại nhiều điều ý nghĩa cho cuộc sống: trên cành hoa trong vườn có nụ hồng đang lớn chờ đến ngày tỏa hương thơm ngát, trong hạt lúa mẹ trồng trên cánh đồng chờ ngày gặt hái bội thu.
Như vậy, thời gian tuy đã trôi đi nhưng đã làm cho “ước mong” của chúng ta được thực hiện. Nếu bạn ngày ngày cố gắng, nỗ lực thì sẽ đạt được kết quả tốt, “trên vở hồng” sẽ ghi lại hành trình nỗ lực đó, để sau nhìn lại ta cảm thấy thật trọn vẹn, không có gì phải nuối tiếc. Để rồi thời gian có trôi qua nhưng những giá trị tốt đẹp bạn tạo ra vẫn còn ghi dấu mãi cho đời.
Vì thế mỗi chúng ta hãy luôn tích cực, chủ động, sắp xếp thời gian hợp lý để sau này không hối tiếc vì những năm tháng sống hoài, sống phí.