Đất Nước Là Gì Lớp 3 [Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Giáo Án]

Đất Nước Là Gì Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Đọc Hiểu Bài Thơ, Hướng Dẫn Cách Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án Chi Tiết.

Nội Dung Bài Thơ Đất Nước Là Gì

Bài thơ Đất nước là gì là những câu hỏi, những lí giải của bạn nhỏ về dáng hình của đất nước. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung bài thơ này nhé!

Đất nước là gì
Tác giả: Huỳnh Mai Liên

Cho con hỏi nhé
Đất nước là gì
Vẽ bằng bút chì
Có vừa trang giấy?

Làm sao để thấy
Núi cao thế nào
Biển rộng là bao
Cách nào đo nhỉ?

Hay là con nghĩ
Đất nước trong nhà
Là mẹ là cha
Là cờ Tổ quốc?

Vần thơ con thuộc
Bài văn con làm
Tiếng Việt dịu dàng
Có là đất nước?

Là đường con bước
Là sông con bơi
Là cánh chim trời
Là vầng mây trắng?

Mặt trời khoe nắng
Cho ngày đẹp hơn
Mọi điều giản đơn
Cộng thành đất nước.  

Đón đọc bài 🌿Chuyện Bên Cửa Sổ Lớp 3 🌿 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Thơ Đất Nước Là Gì

Giới thiệu thêm một vài thông tin về bài thơ Đất nước là gì sau đây.

  • Bài thơ Đất nước là gì của tác giả Huỳnh Mai Liên được in trong SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 80, 81 (bộ sách Kết nối tri thức)
  • Nội dung chính: Bài đọc “Đất nước là gì?” nói về những suy nghĩ, câu hỏi của bạn nhỏ về đất nước của mình. Những câu hỏi rất ngộ nghĩnh và đáng yêu cho thấy những suy nghĩ hồn nhiên của các bạn nhỏ về đất nước.

Bố Cục Bài Thơ Đất Nước Là Gì

Bố cục bài thơ Đất nước là gì có thể được chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu: Những thắc mắc của cháu về đất nước là gì
  • Đoạn 2: Khổ thứ 3: Đất nước ở ngay trong chính ngôi nhà chúng ta
  • Đoạn 3: Khổ thứ 4: Đất nước bao gồm cả tiếng nói và chữ viết
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Đất nước là mọi thứ xung quanh chúng ta, gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

Tìm hiểu câu chuyện 🌿Quả Hồng Của Thỏ Con Lớp 3 🌿 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Đất Nước Là Gì

Hướng dẫn cách tập đọc bài thơ Đất nước là gì ngay sau đây:

  • Đọc đúng và rõ ràng bài thơ, biết nghỉ hơi, ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ
  • Bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ qua giọng đọc. Đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy tư của bạn nhỏ trong bài

Ý Nghĩa Bài Thơ Đất Nước Là Gì

Ý nghĩa: Bài đọc “Đất nước là gì” đang định nghĩa Đất nước có hình hài như thế nào, có thể vẽ trên trang giấy được không, có thể đo bằng cách nào, có lá cờ tổ quốc, có tiếng Việt không…qua đó thể hiện tình yêu của tác giả với quê hương, đất nước của mình.

Đừng nên bỏ qua bài thơ❤️️ Ngày Hội Rừng Xanh Lớp 3 ❤️️ Nội dung, ý nghĩa

Đọc Hiểu Bài Thơ Đất Nước Là Gì

Xem ngay các gợi ý đáp án trong phần đọc hiểu bài thơ Đất nước là gì sau đây.

👉Câu 1: Hình dáng đất nước Việt Nam như thế nào?

A. Hình tròn 

B. Hình tam giác

C. Hình chữ A

D. Hình chữ S

👉Câu 2: Thủ đô nước Việt Nam tên là?

A. Hồ Chí Minh

B. Hà Nội

C. Đà Nẵng

D. Thăng Long

👉Câu 3: Lá cờ nước ta có màu gì?

A. Đỏ

B. Hồng

C. Vàng

D. A và C đúng

👉Câu 4: Lá cờ Việt Nam có hình gì ở giữa?

A. Hình ngôi sao

B. Hình hoa anh đào

C. Hình tròn

D. Hình con rồng

👉Câu 5: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?

A. 50

B. 51

C. 54

D. 55

👉Câu 6: Bạn nhỏ trong bài thơ dùng gì để vẽ đất nước?

A. Bút chì

B. Bút bi

C. Màu

D. Bút mực

👉Câu 7: Bạn nhỏ muốn đo cái gì?

A. Biển rộng

B. Núi cao

C. Tòa tháp

D. A và B đúng

👉Câu 8: Đất nước trong nhà là gì?

A. Là mẹ

B. Là cha

C. Là cờ tổ quốc

D. Cả 3 đáp án trên

👉Câu 9: Ở khổ thơ thứ tư, bạn nhỏ đã tự nghĩ câu trả lời đất nước là?

A. Vần thơ

B. Bài văn

C. Tiếng Việt

D. Cả 3 đáp án trên

👉Câu 10: Từ bài thơ, ta rút ra được đất nước không có ở đâu?

A. Trong nhà

B. Trường học

C. Mọi cảnh vật thiên nhiên

D. Bài toán

👉Câu 11: Ở khổ thơ thứ năm, bạn nhỏ đã tự nghĩ câu trả lời đất nước là?

A. Là mọi cảnh thiên nhiên

B. Là tên gọi

C. Là bức tranh

D. Là sách vở

👉Câu 12: Bạn nhỏ đã kết luận điều gì cộng lại thành đất nước?

A. Gia đình

B. Con đường

C. Mặt trời

D. Mọi điều giản đơn

👉Câu 13: Theo em đâu không phải trách nhiệm của mỗi công dân với đất nước?

A. Bảo vệ đất nước

B. Xây dựng đất nước

C. Yêu quê hương, đất nước

D. Phá hủy môi trường

👉Câu 14: Từ bài thơ trên, tác giả muốn bồi đắp tình cảm gì cho người đọc với đất nước?

A. Yêu mến

B. Nghi ngờ

C. Ghét bỏ

D. Không có đáp án đúng

👉Câu 15: Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu đất nước?

A. Học tập tốt

B. Lao động tốt

C. Đoàn kết tốt

D. Cả 3 đáp án trên

Soạn Bài Đất Nước Là Gì Lớp 3

Các em học sinh không nên bỏ lỡ phần gợi ý soạn bài Đất nước là lớp 3 dưới đây nhé!

👉Câu hỏi khởi động: Nói 2 – 3 câu giới thiệu về đất nước mình.

  • Hình dáng đất nước ta thế nào? 
  • Thủ độ của nước ta tên là gì?
  • Lá cờ Tổ quốc như thế nào?
  • Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em.

Đáp án:

  • Hình dáng đất nước cong cong hình chữ S.
  • Thủ đô của nước ta tên là: Hà Nội.
  • Lá cờ Tổ quốc: Cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa.
  • Nước ta có 54 dân tộc anh em. 

👉Câu 1 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ở 2 khổ thơ đầu, bạn nhỏ hỏi những điều gì về đất nước?

Đáp án: Bạn nhỏ hỏi về đất nước là:

  • Đất nước là gì / Vẽ bằng bút chì / Có vừa trang giấy?
  • Làm sao để thấy / Núi cao thế nào / Biển rộng là bao / Cách nào đo nhỉ? 

👉Câu 2 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 3 :Bạn ấy đã tự suy nghĩ để trả lời những câu hỏi đó như thế nào?

Đáp án:

a, Đất nước có ở nhà: là mẹ cha

b, Đất nước có ở trường học: Tiếng Việt

c, Đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta: con đường con bước, sông con bơi, cánh chim trời…

👉Câu 3 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hai câu cuối bài cho thấy bạn nhỏ nhận ra điều gì?

Đáp án: Đất nước được tạo nên bởi những thứ vô cùng giản đơn

👉Câu 4 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về Đất nước không? Vì sao?

Đáp án: Em có đồng ý với bạn nhỏ. Đất nước là nơi ta được sinh ra và lớn lên vậy chẳng phải nó chính là những thứ đơn giản hàng ngày xung quanh ta sao. Ta có thể không định nghĩa được chính xác nhưng ta có thẻ nhìn, ngắm và cảm nhận, yêu thương Đất nước mình.

Đọc hiểu tác phẩm🌺Bác Sĩ Y-Éc-Xanh Lớp 3 🌺 Nội Dung, Soạn Bài, Tóm Tắt

Giáo Án Đất Nước Là Gì Lớp 3

Cuối cùng là nội dung giáo án giảng dạy bài Đất nước là gì lớp 3 chi tiết nhất, các giáo viên có thể lưu về tham khảo.

I.  MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào từ ngữ, hình ảnh thơ và tranh ảnh minh họa, hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của câu thơ, khổ thơ, bài thơ với những suy luận đơn giản. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực riêng:

  • Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đất nước là gì? (Huỳnh Mai Liên); biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “con” trong bài thơ) qua giọng đọc.
  • Nói được những hiểu biết và cảm nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý và tranh ảnh. Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe khi nói.
  • Viết đúng chính tả bài thơ Bản em (Nguyễn Thái Vận) theo hình thức nghe – viết; trình bày đúng các khổ thơ, biết viết hoa chữ cái mở đầu tên bài thơ và chữ cái đầu mỗi câu thơ (viết đúng mẫu chữ viết hoa đã học ở lớp 2). Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch/tr hoặc có tiếng chứa ươc/ươt.
  • Tự tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về quê hương, đất nước.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển tình yêu quê hương, đất nước. Biết chia sẻ với người thân những mong muốn của em về đất nước trong tương lai.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên:

  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài thơ; băng đĩa về những ngôi nhà của các vùng miền khác nhau,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh: SHS; Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
* Giới thiệu chủ điểm:
– GV mời HS nói về nội dung và ý nghĩa của tranh chủ điểm.
– GV nói với HS: Ở học kì 2, các em đã được học qua 2 chủ điểm: Những sắc màu thiên nhiên và Bài học từ cuộc sống. Các bài học ở 2 chủ điểm đã giúp các cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên cũng như những bài học quý từ cuộc sống. Chủ điểm tiếp theo là Đất nước ngàn năm. Tên chủ điểm đã gợi cho các em vế chiều dài, bề dày lịch sử đất nước. Các em sẽ được tìm hiểu về những vùng miền trên đất nước ta, những con người Việt Nam từ trong những tích truyện xưa đến những con người bằng xương bằng thịt được cả dân tộc kính trọng, yêu mến. Bức tranh chủ điểm muốn nói với các em rằng: Các bài học trong chủ điểm như những thước phim, đưa các em khám phá những miền đất, những trang sử hào hùng của dân tộc.
 GV giới thiệu bài học mở đầu chủ điểm: Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ mà nó đưa ra một cách định nghĩa bằng thơ về đất nước. Đó là bài Đất nước là gì?.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đất nước là gì? (Huỳnh Mai Liên); biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “con” trong bài thơ) qua giọng đọc.
b. Cách thức tiến hành:
– GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy nghĩ/ suy tư của bạn nhỏ thể hiện trong bài thơ).
– GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng những câu thơ có các tiếng dễ phát âm sai (VD: Đất nước là gì/ Làm sao để thấy/ Núi cao thế nào/ Biển rộng là bao/…ỵ
+ Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ hoặc có thể ngắt nhịp thơ như sau: Hay là con nghĩ/ Đất nước trong nhà/ Là mẹ/ là cha/ Là cờ Tổ quốc?//
+ Đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy tư của bạn nhỏ.
– GV mời 3 HS đọc nối tiếp câu thơ trong bài (mỗi bạn đọc liền 2 khổ) trước lớp.
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm (3 HS/ nhóm): Mỗi bạn đọc 2 khổ (đọc nối tiếp đến hết bài), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.
– GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp.
 – GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Đất nước là gì?.
b. Cách thức tiến hành:
Câu 1.
– GV nêu câu hỏi 1: Ở khổ thơ đẩu, bạn nhỏ hỏi những điều gì về đất nước?
– GV hướng dẫn HS suy nghĩ: Tìm các câu hỏi của bạn nhỏ và suy nghĩ, phán đoán xem bạn nhỏ muốn biết điều gì.
–  GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp:
+ Nêu các câu hỏi của bạn nhỏ.
+ Suy luận: Bạn muốn hiểu điều gì?
– GV mời 2 HS phát biểu trước lớp.
– GV nhận xét, chốt đáp án: Ở 2 khổ thơ đầu, bạn nhỏ hỏi: Đất nước là gì? Vẽ đất nước bằng bút chì có vừa trang giấy? Làm sao để thấy núi cao thế nào? Biển rộng là bao? Cách nào đo nhỉ?. Bạn nhỏ muốn hiểu đất nước là gì? Đất nước rộng lớn thế nào? Làm thế nào để đo được hình dáng của đất nước/ lãnh thổ đất nước?
Câu 2.
– GV mời 4 HS đọc câu hỏi và 3 phương án của câu hỏi 2: Bạn ấy đã tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó như thế nào?
a. Đất nước có ở nhà:…
b. Đất nước có ở trường học:…
c. Đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta:…
– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, mỗi em sẽ trình bày 1 ý: Đọc lại khổ thơ tương ứng với mỗi ý.
+ Khổ thơ thứ ba: Đất nước có ở nhà:…
+ Khổ thơ thứ tư: Đất nước có ở trường học:…
+ Khổ thơ thứ năm, hai câu đầu khổ thứ sáu: Đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta:…
– GV mời 2 nhóm phát biểu trước lớp.
– GV nhận xét các câu trả lời của HS và nói thêm với các em: Bạn nhỏ nêu ra các câu hỏi và tự trả lời. Các câu trả lời của bạn nhỏ cho biết đất nước có trong mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình, nơi đó có mẹ, có cha, có lá cờ Tổ quốc…; đất nước có ở trường học, có trong mỗi bài thơ, bài văn con học, con làm, đất nước có ở cả trong tiếng nói chữ viết mà chúng ta giao tiếp với nhau hằng ngày,…; đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta: con đường, dòng sông, cánh chim, làn mây,…
– GV diễn giải để HS hiểu rõ hơn:
+ Khổ 3: muốn nói đất nước có trong mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình và mỗi người đều là một phần của đất nước.
+ Khổ 4: muốn nói đất nước còn bao gốm cả tiếng nói, chữ viết của chúng ta, đó là phương tiện để chúng ta chia sẻ và thấu hiểu nhau.

+ Khổ 5 – 6: muốn nói đất nước là mọi thứ xung quanh ta, gắn với cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta hằng ngày,…
Câu 3.
– GV nêu câu hỏi 3: Hai câu thơ cuối bài cho thấy bạn nhỏ đã nhận ra điều gì?.
– GV mời 1 HS đọc 2 câu thơ cuối bài: Mọi điều giản đơn/ Cộng thành đất nước.
– GV yêu cầu HS trao đổi theo bàn để tìm câu trả lời.
– GV mời một số HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét.
– GV nhận xét, chốt: Bài thơ thể hiện dòng suy nghĩ, nhận thức của một bạn nhỏ. Bạn ấy đã nêu ra câu hỏi “Đất nước là gì?”, rồi tự suy nghĩ để trả lời. Các câu trả lời của bạn nhỏ cho thấy cách hiểu của bạn nhỏ về đất nước. Theo bạn, đất nước có trong tất cả mọi thứ, mọi người, mọi vật sống trên đất nước, có ở đất nước. Hai câu thơ cuối bài, một lần nữa bạn nhỏ đã khẳng định điều đó: Đất nước là tất cả mọi điều giản đơn, thân thuộc hằng ngày, ở quanh ta “cộng lại”, “gộp lại”.
Câu 4.
– GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp: Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước không? Vì sao?.
– GV hướng dẫn và lưu ý HS:
Bạn nhỏ đưa ra “định nghĩa” của mình về đất nước, các em nêu ý kiến của mình (đồng ý cách nghĩ của bạn nhỏ hay không).
+ Lưu ý: Đây là câu hỏi mở. Bài học tạo cho các em nói bất kì suy nghĩ gì của mình về đất nước, không đánh giá câu hỏi trả lời là đúng – sai.
– GV cho HS thời gian suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời và cách giải thích của mình.
 – GV mời một số HS phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chân thực của bản thân.
– GV khen ngợi tất cả các ý kiến phát biểu. GV chốt một số ý kiến. VD:
+ Em đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước. Vì trong đất nước có nhà, có núi, có biển rộng, có cả bố mẹ, gia đình, cũng có cả thiên nhiên.
+ Em đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước. Vì con người đang sinh sống trên trái đất. Mỗi đất nước là một vùng lãnh thổ mà ở đó có không gian sinh hoạt riêng, có con người, có các vật dụng và có cả thiên nhiên.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
a. Mục tiêu: HS ghi nhớ được nội dung bài thơ và học thuộc lòng bài thơ.
b. Cách thức tiến hành:
– GV khích lệ HS học thuộc cả bài để có cách hiểu trọn vẹn vế đất nước. GV hướng dẫn HS:
+ Làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ rồi gấp sách lại để xem mình đã thuộc chưa.
+ Làm việc theo cặp/ theo nhóm:
§  Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ/ từng khổ thơ.
§  Câu thơ nào/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SGK ra để xem lại.
– GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc, yêu cầu cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên) và góp ý, nhận xét.
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– GV nhắc HS về nhà tiếp tục đọc lại nhiều lần bài thơ để thuộc được cả bài.
– HS phát biểu theo cảm nhận cá nhân.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– HS nghe GV đọc và đọc theo GV.

– 3 HS đọc nối tiếp câu thơ trong bài (mỗi bạn đọc liền 2 khổ) trước lớp theo hướng dẫn của GV.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS làm việc cá nhân.
 
– 3 HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp.

– HS lắng nghe.

– HS nghe GV nêu câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

– HS trao đổi theo cặp theo hướng dẫn của GV.

– 2 HS phát biểu trước lớp.

– HS lắng nghe.

– Một số HS đọc câu hỏi 2, cả lớp đọc thầm theo.

– HS làm việc theo nhóm 3.

– 2 nhóm phát biểu trước lớp.

– HS lắng nghe.

– HS tiếp thu.

– HS lắng nghe GV đọc câu hỏi.

– 1 HS đọc 2 câu thơ cuối bài.

– HS trao đổi theo bàn.

– Một số HS phát biểu, cả lớp nhận xét.

– HS lắng nghe.

– 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS lắng nghe, lưu ý.

– HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời và cách giải thích của mình.

– Một số HS phát biểu trước lớp.
 
– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– Một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên) và góp ý, nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.

Tìm hiểu chi tiết bài 🍀Mặt Trời Xanh Của Tôi Lớp 3 🍀Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Thụ

Viết một bình luận