Một Giờ Học Lớp 2: Nội Dung Bài Đọc + Soạn Bài + Giáo Án

Một Giờ Học Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Một Giờ Học Lớp 2

Một giờ học là bài đọc sẽ được tìm hiểu ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 trang 27, 28, 29, 30 – Kết nối tri thức. Sau đây là nội dung bài Một giờ học lớp 2.

Một giờ học

Thầy giáo nói: “Chúng ta cần học cách giao tiếp tự tin. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.”.

Quang được mời lên nói đầu tiên. Cậu lúng túng, đỏ mặt. Quang cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ, nhưng nói trước cả lớp thì sao mà khó thế. Thầy bảo: “Sáng nay ngủ dậy, em đã làm gì? Em cố nhớ xem.”.

Quang ngập ngừng, vừa nói vừa gãi đầu: “Em…”.

Thầy giáo nhắc: “Rồi gì nữa?”.

Quang lại gãi đầu: “À… ờ… Em ngủ dậy”. Và câu nói tiếp: “Rồi… ờ..”.

Thầy giáo mỉm cười, kiên nhẫn nghe Quang nói. Thầy bảo: “Thế là được rồi đấy!”.

Nhưng Quang chưa chịu về chỗ. Bỗng câu nói to: “Rồi sau đó… ờ… ờ…”. Quang thở mạnh một hơi rồi nói tiếp: “Mẹ… ờ… bảo: Con đánh răng đi. Thế là em đánh răng.”. Thầy giáo Vỗ tay. Cả lớp vỗ tay theo. Cuối cùng, Quang nói với giọng rất tự tin: “Sau đó bố đưa em đi học.”.

Thầy giáo vỗ tay. Các bạn vỗ tay theo. Quang cũng vỗ tay. Cả lớp tràn ngập tiếng vỗ tay.

(Phỏng theo Tốt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ)

Từ ngữ:

– Lúng túng: không biết nói hoặc làm như thế nào.

– Kiên nhẫn: tiếp tục làm việc đã định mà không nản lòng.

Chia sẻ cho bạn đọc 💚 Em Có Xinh Không 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Đọc Một Giờ Học Lớp 2

Xem thêm thông tin giới thiệu bài đọc Một giờ học lớp 2.

  • Câu chuyện Một giờ học được phỏng theo Tốt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ
  • Bài đọc kể về nhân vật Quang trong một giờ học. Bạn Quang được thầy giáo mời lên nói trước lớp. Lúc đầu bạn ấy lúng túng, rụt rừ. Sau đó, nhờ sự động viên, khích lệ của thầy giáo, bạn bè và sự cố gắng của bản thân, Quang đã nói năng lưu loát, trở nên tự tin.

Bố Cục Bài Đọc Một Giờ Học

Bố cục bài đọc Một giờ học được chia làm 4 phần:

  • Đoạn 1: từ đầu đến mình thích.;
  • Đoạn 2: tiếp theo đến thế là được rồi đấy!;
  • Đoạn 3: tiếp theo đến em đi học.;
  • Đoạn 4: còn lại.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌟 Niềm Vui Của Bi Và Bống 🌟 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Một Giờ Học Lớp 2

Đừng bỏ qua hướng dẫn tập đọc Một giờ học lớp 2 bên dưới.

  • Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học;
  • Bước đầu biết đọc lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp.
  • Chú ý cách đọc ngắt hơi, nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang (VD: À… ờ… Em ngủ dậy.).

Ý Nghĩa Bài Một Giờ Học

Ý nghĩa bài Một giờ học đó là giúp nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè, xấu hổ đến tự tin. Từ đó thấy rằng tự tin là một đức tính mà chúng ta cần có khi phát biểu trước đám đông.

Cập nhật cho bạn đọc 🍀 Ngày Hôm Qua Đâu Rồi 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Bài Một Giờ Học

Cùng Thohay.vn xem thêm phần đọc hiểu bài Một giờ học.

👉Câu 1. Trong lớp học, bạn nào được thầy giáo mời lên đầu tiên?

A. Bạn Lan

B. Bạn Quang

C. Bạn Nam

D. Bạn Trang

👉Câu 2. Cảm xúc của bạn Quang khi được thầy giáo mời lên bảng như thế nào?

A. Tự tin

B. Bẽn lẽn

C. Lúng túng, đỏ mặt

D. Vui vẻ

👉Câu 3. Buổi sáng, Quang đã làm gì?

A. Ngủ dậy, ăn sáng và đi học

B. Ngủ dậy, đánh răng và đi học

C. Ngủ dậy, tập thể dục và đi học

D. Ngủ dậy, đánh răng và đi chơi

👉Câu 4: Ai là người đưa Quang đi học?

A. Bà

B. Bố

C. Mẹ

D. Chị

👉Câu 5: Cuối cùng, cảm xúc của bạn Quang như thế nào?

A. Rụt rè

B. Lúng túng, đỏ mặt

C. Tự tin

D. Hào hứng

👉👉Đáp án:

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBCBBC

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌿 Tôi Là Học Sinh Lớp 2 🌿 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Một Giờ Học Lớp 2

Tham khảo gợi ý soạn bài Một giờ học lớp 2.

👉Tiếng Việt lớp 2 trang 28 Câu 1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì?

Trả lời:

Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.

👉Tiếng Việt lớp 2 trang 28 Câu 2: Vì sao lúc đầu Quang lúng túng?

Trả lời:

Lúc đầu Quang cảm thấy lúng túng vì bạn cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao mà khó thế.

👉Tiếng Việt lớp 2 trang 28 Câu 3: Theo em, điều gì khiến Quang trở nên tự tin?

Trả lời:

Điều khiến Quang trở nên tự tin là thầy giáo và các bạn đã động viên, cổ vũ Quang, Quang rất cố gắng.

👉Tiếng Việt lớp 2 trang 28 Câu 4: Khi nói trước lớp, em cảm thấy thế nào?

Trả lời:

Học sinh trả lời theo cảm nhận của bản thân mình. Tham khảo:

– Mẫu 1: Khi phát biểu trước lớp, em thường cảm thấy có chút ngại ngùng. Nên nhiều khi em không dám nhìn thẳng vào cô hay các bạn, mà nhìn xuống chân của mình, hai tay cầm gấu áo. Tuy nhiên, sau một thời gian cố gắng, em đã cải thiện hơn nhiều.

– Mẫu 2: Khi nói trước lớp, em luôn rất tự tin, không hề ngại ngùng hay xấu hổ. Em tự tin trình bày các ý kiến của bản thân, dám nhìn thẳng vào cô giáo, các bạn.

– Mẫu 3: Lúc được phát biểu trước lớp, em thường cố gắng nói tự tin hết sức có thể. Tuy nhiên, đôi lúc, em sẽ ngập ngừng, ấp úng. Khi đó em sẽ không dám nhìn ai, cúi gầm xuống đất. Nhưng rồi em sẽ nhanh chóng lấy lại dũng khí, tập trung phát biểu.

Cập nhật cho bạn đọc 🌼 Bác Sĩ Y-Éc-Xanh 🌼 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt

Giáo Án Một Giờ Học Lớp 2

Cuối cùng là nội dung giáo án Một giờ học lớp 2.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

  • Giúp HS đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Chú ý cách đọc ngắt hơi, nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang (VD: À… ờ… Em ngủ dậy.). Hiểu nội dung bài đọc: Từ câu chuyện và tranh minh họa, nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè, xấu hổ đến tự tin.
  • Giúp HS nghe – viết đúng chính tả một đoạn bài Một giờ học; biết trình bày tên bài và đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện, đầu câu.
  • Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt chữ cái và tên chữ cái từ số thứ tự 20 đến 29; thuộc tên các chữ cái và biết sắp xếp chúng theo thứ tự bảng chữ cái (từ: p, q,… đến x, y).
  • Tìm đọc được một bài thơ/ câu chuyện/ bài báo viết về trẻ em làm việc ở nhà.

2. Kĩ năng: 

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm; bước đầu biết đặt câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp.
  • Viết được 3 – 4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học.
  • Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ và văn học trong việc kể về một hoạt động gắn với trải nghiệm của HS.

3. Phẩm chất

– Có ý thức rèn luyện phẩm chất tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

– Giáo viên:

  • Thẻ từ ghi từ ngữ chỉ đặc điểm ngoại hình cơ thể người để tổ chức cho HS luyện tập.
  • Phiếu học tập: có thể làm phiếu bài tập chính tả hoặc luyện tập về từ và câu.

– Học sinh:

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1 – 2: Đọc

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hàng ngày, em đã làm những việc gì được bố mẹ, thầy cô và mọi người khen ngợi?
– GV dẫn dắt: Cũng như các em, bạn Quang trong bài học chúng ta sắp học sau đây đã cố gắng vượt qua sự ngại ngùng, tự ti. Cuối cùng bạn đã trở nên tự tin, được thầy giáo và các bạn khen ngợi, cổ vũ. Cụ thể câu chuyện như thế nào, chúng ta sẽ cùng đi vào bài học hôm nay.

2. Đọc VB

Mục tiêu: Đọc VB.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu: Bài đọc kể về nhân vật Quang trong một giờ học. Quang được thầy giáo mời lên nói trước lớp. Lúc đầu bạn ấy lúng túng, rụt rừ. Sau đó, nhờ sự động viên, khích lệ của thầy giáo, bạn bè và sự cố gắng của bản thân, Quang đã nói năng lưu loát, trở nên tự tin. Trong bài đoc, có lời đối thoại của thầy giáo và Quang. Khi đọc bài, các em chú ý cách đọc lời nhân vật.

– GV đọc mẫu toàn bài đọc.
 
– GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như: lúng túng, kiên nhẫn,…

– GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài (VD: Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/ “Mẹ… ờ… bảo:/ “Con đánh răng đi”./ Thế là con đánh răng.).

– GV mời 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.

– GV chia VB thành 4 đoạn, hướng dẫn HS quan sát 4 đoạn văn được chia trong SGK:

§  Đoạn 1: từ đầu đến mình thích.;
§  Đoạn 2: tiếp theo đến thế là được rồi đấy!;
§  Đoạn 3: tiếp theo đến em đi học.;
§  Đoạn 4: còn lại.

– GV hướng dẫn kĩ cách đọc lời nhân vật thầy giáo và lời nhân vật Quang. GV đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. (Chú ý ngữ điệu khi đọc Em…; À… ờ; Rồi sau đó… ờ… à…; Mẹ… ờ… bảo.).

GV lưu ý HS cách đọc: Trong bài đọc, có lời đối thoại của thầy giáo và nhân vật Quang. Khi đọc bài, các em chú ý đọc đúng, rõ ràng lời các nhân vật. Chú ý ngữ điệu khi đọc “Em…”; “À… ờ…”; “Rồi… ờ…”; “Rồi sau đó… ờ… à”; “Mẹ… ờ… bảo”.

­­­– GV mời 4 HS đọc 4 đoạn đã được hướng dẫn.
– GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
– GV chú ý sửa lỗi cho HS.
– GV mời một số HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
– GV tuyên dương HS đọc tiến bộ.

3. Trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến VB vừa đọc.
Cách tiến hành:
– GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi SGK trang 28:
+ Câu 1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
(GV đặt thêm câu hỏi:
§  Ai là người được thầy giáo mời lên nói đầu tiên?
§  Khi được mời lên nói, biểu hiện của Quang như thế nào?).
+ Câu 2: Vì sao lúc đầu Quang lúng túng?
 
 
 
+ Câu 3: Theo em, điều gì khiến Quang trở nên tự tin?
(GV đặt thêm câu hỏi: Khi thấy người khác gặp khó khăn, chúng ta nên làm gì?).

+ Câu 4: Khi nói trước lớp, em cảm thấy thế nào? (GV khuyến khích HS mạnh dạn nói suy nghĩ của mình. GV đặt câu hỏi: Em thấy ý kiến nào phù hợp với suy nghĩ của em?).

– GV cho HS thời gian thảo luận để trả lời câu hỏi. Sau đó gọi HS trả lời câu hỏi.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt câu trả lời.
4. Luyện đọc lại và luyện tập đọc theo VB


 Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Cách tiến hành:
– GV dẫn dắt: Trong phần luyện tập này, các em hãy đọc yêu cầu của phần Luyện tập theo VB trong SGK; sau đó chú ý các chi tiết trong VB khi nghe đọc lại cả bài.
– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của phần Luyện tập theo VB.
– GV mời 1 HS đọc lại cả bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
– GV tổ chức thi trò chơi Ai nhanh hơn: GV đọc lần lượt các câu hỏi:
§  Hãy nêu những câu hỏi có trong bài đọc.
§  Đó là câu hỏi của ai dành cho ai?
§  Cuối câu hỏi có dấu gì?
 
 
 
– GV yêu cầu HS các HS thực hiện yêu cầu câu 2, đóng vai thầy giáo, Quang và các bạn diễn lại câu chuyện, và các bạn nói lời khen khi Quang trở nên tự tin. (GV hướng dẫn HS làm mẫu: Để khen bạn, chúng ta có thể khen: “Bạn giỏi quá!”, “Bạn đã rất cố gắng và trông bạn thật tự tin”. Để đáp lại lời khen của bạn, chúng ta có thể nói: “Cảm ơn lời khen của bạn! Lời khen của bạn khiến mình cảm thấy tự tin rất nhiều!”).
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt câu trả lời.

Tiết 3: Viết

1. Nghe – viết

Mục tiêu: Nắm vững những yêu cầu khi nghe – viết và vận dụng.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Trước khi viết

– GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả và nêu yêu cầu khi nghe – viết:
+ Viết hoa chữ cái đầu tên bài.
+ Cách trình bày một đoạn văn: thụt đầu dòng một chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.
+ Viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm.
+ Những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: Quangngượng nghịulưu loát.
+ Chú ý những dấu câu có trong đoạn văn sẽ viết: dấu chấm (xuất hiện 3 lần), dấu phẩy (xuất hiện 2 lần),…
– GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai; HS nghe và quan sát đoạn viết trong SGK).
– GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.
– GV mời 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức – Ghi lên bảng.

Hoạt động 2: Viết

– GV đọc tên bài, đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV chú ý đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.
– GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi các em.
– GV yêu cầu HS đổi vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.
– GV chốt, đọc lại bài văn cho HS soát lại bài viết.
– GV nhận xét bài viết của HS.

2. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái

Mục tiêu: HS thuộc tên các chữ cái.

Cách tiến hành:
– GV nêu yêu cầu của BT: Đọc tên chữ cái ở cột 3, viết vào vở bài tập những chữ cái tương ứng.
– GV gọi 1 – 2 HS làm bài tập lên bảng, các HS khác làm bài tập vào vở.
 
 
– GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
– GV chữa bài trên bảng, nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức.
– GV tổ chức trò chơi để HS ghi nhớ các chữ cái đã học.

3. Sắp xếp tên các bạn theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái. Viết lại tên các bạn theo thứ tự đã sắp xếp.

Mục tiêu: Ghi nhớ thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Vận dụng để sắp xếp tên các bạn.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 SGK trang 29.
– GV hướng dẫn cách làm bài tập: Đối chiếu tên các bạn với bảng chữ cái ở bài tập 2 để sắp xếp theo đúng thứ tự;
– GV làm mẫu: mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Đối chiếu với bảng chữ cái, tên bạn Quân nên xếp ở vị trí nào? Tại sao lại xếp tên bạn vào vị trí thứ nhất? (Vì trong số 5 bạn không có bạn nào có tên bắt đầu “quy” hay “pê”).
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập, viết vào vở kết quả tìm được.
– GV gọi HS trả lời câu hỏi.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Tiết 4: Luyện từ và câu

Mục tiêu: Giúp HS phát triển vốn từ chỉ đặc điểm, mở rộng vốn từ về bản thân.

 

 
 
 
– HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.
– HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
 
 
 
 
– HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
 
 
– HS đọc lời giải thích.
 
– HS quan sát 4 đoạn văn được chia.
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lần lượt đọc nối tiếp từng đoạn cho đến hết bài.
– HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
– HS sửa lỗi.
– Một số HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
– HS lắng nghe.
 
                                             
 
 
– Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi SGK:
 
+ Câu 1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.
 
 
+ Câu 2: Vì sao lúc đầu Quang lúng túng?
Vì Quang cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao mà khó thế.
+ Câu 3: Theo em, điều gì khiến Quang trở nên tự tin?
Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang; Quang rất cố gắng.
 
+ Câu 4: Khi nói trước lớp, em cảm thấy thế nào?
HS trả lời theo ý kiến cá nhân.
 
 
 
– HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 
– HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
– HS đọc yêu cầu.
 
– 1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
– HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn:
 
Câu 1: Tìm những câu hỏi có trong bài đọc. Đó là câu hỏi của ai dành cho ai?
– Trả lời: Những câu hỏi có trong bài đọc:
§  Sáng nay ngủ dậy em làm gì?
§  Rồi gì nữa?
– Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang.
– HS đóng vai các nhân vật và thực hiện yêu cầu câu 2 theo sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Đón đọc thêm về 💚 Đất Quý Đất Yêu 💚 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt

Viết một bình luận