Cây Xấu Hổ Lớp 2: Nội Dung Bài Đọc + Soạn Bài + Giáo Án

Cây Xấu Hổ Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Cây Xấu Hổ Lớp 2

Bài đọc Cây xấu hổ sẽ được tìm hiểu trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức trang 31, 32. Cùng Thohay.vn xem nội dung bài Cây xấu hổ lớp 2 bên dưới.

CÂY XẤU HỔ

Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.

Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Quả nhiên, không có gì lạ thật.

Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại vội bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.

Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh ấy quay trở lại?

(Theo Trần Hoài Dương)

Chú thích:

  • Lạt xạt: tiếng va chạm của lá khô.
  • Xôn xao: nhiều âm thanh, tiếng nói nhỏ phát ra cùng một lúc.
  • Xuýt xoa, cách thể hiện cảm xúc (thường là khen, đôi khi là tiếc) qua lời nói.
  • Thanh mai: cây bụi thấp, quả mọng nước, trông như quả dâu.

Cập nhật cho bạn đọc 🌺 Một Giờ Học 🌺 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Đọc Cây Xấu Hổ Lớp 2

Sau đây là thông tin giới thiệu bài đọc Cây xấu hổ lớp 2.

  • Bài đọc Cây xấu hổ được viết bởi tác giả Trần Hoài Dương
  • Nội dung chính: Cây xấu hổ vì nhút nhát nên đã không thể chứng kiến được chú chim xanh xinh đẹp bay tới.

Bố Cục Bài Đọc Cây Xấu Hổ

Bố cục bài đọc Cây xấu hổ bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Cây xấu hổ co rúm mình lại.”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “không có gì lạ thật.”
  • Phần 3: Còn lại

Đón đọc thêm về 💚 Em Có Xinh Không 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Cây Xấu Hổ Lớp 2

Xem ngay hướng dẫn tập đọc Cây xấu hổ lớp 2.

  • Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (VD: nổi lên, co rúm, xung quanh, xôn xao, quả nhiên, cành thanh mai, xuýt xoa, tiếc, con chim xanh, trở lại…)
  • Biết cách đọc đúng lời người kể chuyện trong bài Cây xấu hổ với ngữ điệu phù hợp.

Ý Nghĩa Bài Cây Xấu Hổ

Bật mí cho bạn đọc ý nghĩa bài Cây xấu hổ.

  • Bài đọc giúp học sinh tìm hiểu về một cây xấu hổ. Vì quá nhút nhát mà cây xấu hổ ấy đã khép những mắt lá lại, không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi nuối tiếc.
  • Liên hệ: Hiểu được rằng cần phải có sự tự tin vào chính bản thân mình.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌟 Niềm Vui Của Bi Và Bống 🌟 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Đọc Hiểu Bài Cây Xấu Hổ

Tham khảo thêm phần đọc hiểu bài Cây xấu hổ.

👉Câu 1. Khi nghe thấy tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?

A. Co mình lại

B. Vươn mình lên

C. Cố với ra để xem

👉Câu 2. Khi nghe thấy xung quanh mình xôn xao, cây xấu hổ đã làm gì đầu tiên?

A. Mở bừng mắt lá để nhìn

B. Hé mắt để nhìn

C. Không quan tâm

👉Câu 3. Con chim lạ khiến cả khu vườn xôn xao có đặc điểm gì?

A. Bộ lông tím biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng

B. Bộ lông xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng

C. Bộ lông xanh ngắt, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng

👉Câu 4. Dòng nào sau đây chỉ toàn từ chỉ đặc điểm?

A. xanh biếc, lóng lánh, bay đi, co rúm

B. xanh biếc, lóng lánh, tiếc nuối, xôn xao

C. xanh biếc, lóng lánh, hấp dẫn, rực rỡ

👉👉Đáp án

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Ý đúngABBC

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🍀 Ngày Hôm Qua Đâu Rồi 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Cây Xấu Hổ Lớp 2

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Cây xấu hổ lớp 2.

👉Câu 1 trang 32 Tiếng Việt lớp 2: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?

Trả lời: 

Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã co rúm mình lại. 

👉Câu 2 trang 32 Tiếng Việt lớp 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?

Trả lời: 

Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay. Biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế. 

👉Câu 3 trang 32 Tiếng Việt lớp 2: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?

Trả lời: 

Do cây xấu hổ sợ và nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp. 

👉Câu 4 trang 32 Tiếng Việt lớp 2: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?

Trả lời: 

Không biết bao giờ con chim xanh ấy quay trở lại. 

Cập nhật cho bạn đọc 🌿 Tôi Là Học Sinh Lớp 2 🌿 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Cây Xấu Hổ Lớp 2

Chia sẻ cho các bạn nội dung giáo án Cây xấu hổ lớp 2.

I. Mục tiêu:

– Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

– Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, …

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể.

2. Học sinh:

+ SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, …

III. Các hoạt động dạy và học:

TGND các hoạt động dạy họcHoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
4* Ôn bài cũ

1.Khởi động
– GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
– GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn.

– GV hướng dẫn và tổ chức cho các em quan sát tranh minh hoạ cây xấu hổ với những mắt lá khép lại và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) với câu hỏi và yêu cầu định hướng như sau:

+ Em biết gì về loài cây trong tranh?

+ Dựa vào tên bài đọc và tranh minh hoạ, thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt.

* Giới thiệu bài

– GV cho HS xem tranh/ ảnh minh hoạ cây xấu hổ và giới thiệu về bài đọc: Câu chuyện về một tình huống mà trong đó cây xấu hổ vì quá nhút nhát đã khép những mắt lá lại, không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi tiếc nuối.

– GV ghi đề bài: Em có xinh không?
– HS hát và vận động theo bài hát.

– HS nhắc lại tên bài học trước:

– Một giờ học?

– 1-2 HS đọc đoạn cuối của bài Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn.

– HS quan sát tranh minh hoạ.

– Cặp đôi/ nhóm: Cùng nhau chỉ vào tranh trong SGK, nói về đặc điểm của cây xấu hổ.

+ Đây là cây xấu hổ.
….


– HS lắng nghe.



– HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
1522. Đọc văn bản
a. Đọc mẫu





b. Chia đoạn




c. Đọc đoạn

















d. Đọc toàn văn bản


* Củng cố
– GVHDHS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh.

– GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

– GV HD HS chia đoạn.
+ Bài này được chia làm mấy đoạn?
– GV cùng HS thống nhất.



– GV mời 2 HS đọc nối tiếp. để HS biết cách luyện đọc theo cặp.
– GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
– GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.
– GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
– GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm luyện đọc.
– GV cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2.
– GV cho luyện đọc nối tiếp theo cặp.
– GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
– GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

– Gọi HS đọc toàn VB.
– GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
– Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
– GV tiếp nhận ý kiến.
– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
– HS quan sát và trả lời: Tranh vẽ cây xấu hổ có một số mắt lá đã khép lại.
– HS lắng nghe.
– HS đọc thầm.

– HS chia đoạn theo ý hiểu.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến không có gì lạ thật.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
– Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.
– HS đọc nối tiếp lần 1.


– HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+ VD: xung quanh, xanh biếc, lóng lánh, xuýt xoa …
– HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
– HS luyện đọc lời của các nhân vật theo nhóm 4.
– HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

– Từng cặp HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong nhóm (như 2 HS đã làm mẫu trước lớp).
– HS góp ý cho nhau.


– HS đọc thi đua giữa các nhóm.
– HS cùng GV nhận xét và đánh giá.
– 1 – 2 HS đọc toàn bài.
– HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.
– HS nêu cảm nhận của bản thân.


– HS lắng nghe.
TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI
153* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã làm gì?




Câu 2. Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?







Câu 3. Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?












Câu 4. Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?


4. Luyện đọc lại



5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?


Câu 2. Nói tiếp lời cây xấu hổ: Mình rất tiếc (…).



* Củng cố, dặn dò
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.


– GV cho HS đọc lại toàn bài.
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.
– GV yêu cầu HS xem lại đoạn văn 1 và nhìn tranh minh hoạ: Tranh vẽ những gì?
– GV cùng HS thống nhất câu trả lời.




– GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau.
– GV theo dõi các nhóm trao đổi.
– GV cùng HS nhận xét, góp ý.
– GV tổ chức cho HS làm việc nhóm:
+ Từng nhóm thảo luận, tìm những chi tiết nói về những điều khiến cây cỏ xung quanh xôn xao.
+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.


+ GV mời đại diện một số nhóm trả lời.
– GV cùng HS nhận xét, góp ý.
– GV cho HS trao đổi theo nhóm:
+ Từng em nêu ý kiến giải thích về điều làm cây xấu hổ tiếc.
+ Cả nhóm thống nhất cách giải thích phù hợp nhất.


– Cả lớp và GV nhận xét cầu giải thích của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã mạnh dạn nêu cách hiểu của mình.
– Nếu HS có năng lực tốt, GV có thể khai thác sâu hơn:
+ Câu văn nào thể hiện sự nuối tiếc của cây xấu hổ?
+ Theo em, vì sao cây xấu hổ tiếc?
+ Để không phải tiếc như vậy, cây xấu hổ nên làm gì?…
– GV cho HS trao đổi theo nhóm:
+ Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.
+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?

– GV đọc diễn cảm cả bài.
– GVHD HS luyện đọc lời đối thoại.
– GV theo dõi, uốn nắn cho HS.



– GV yêu cầu HS đọc thầm lại VB.
– GV mời 1 – 2 HS đọc các từ ngữ cho trước.
– GV mời một số HS tìm ra những từ ngữ chỉ đặc điểm trong số các từ đã cho.
– GV và cả lớp góp ý.
– GV hướng dẫn cách thực hiện: Thảo luận nhóm, mỗi HS tự tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc.





– GV nhận xét chung.

– Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
– GV tiếp nhận ý kiến.
– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
* HS tham gia chơi trò chơi “Thuyền ai”.
– Lớp trưởng điều hành lớp chơi.
– 1-2 HS đọc lại bài.
– 1 HS đọc lại đoạn 1.
– HS trao đổi nhóm 2.

+ Cây xấu hổ với nhiều mắt lá đã khép lại.
– Cả lớp thống nhất câu trả lời: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã co rúm mình lại.
– HS cũng có thể trả lời sáng tạo hơn (theo tranh) chứ không hoàn toàn theo bài đọc (VD: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã khép những mắt lá lại)
– Đại diện các nhóm lên chia sẻ.



– HS trao đổi theo nhóm.
+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý.
+ Cả nhóm thống nhất cách trả lời: Cây cỏ xung quanh xôn xao chuyện một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đầu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.
– Đại diện các nhóm lên chia sẻ.
– Các nhóm nhận xét, góp ý.
– HS lắng nghe.
– HS trao đổi theo nhóm.
+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý.
+ VD: Do cây xấu hổ nhút nhát nên đã nhắm mắt lại khi nghe tiếng động lạ/ Do cây xấu hổ sợ và nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.
– Các nhóm nêu cách giải thích trước lớp.



– HS trao đổi theo nhóm.

+ Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?
– HS lắng nghe.

– HS đọc toàn bài.
– HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.



– Lớp đọc thầm văn bản.
– HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.
– Một số HS trả lời.
– Cả lớp thống nhất câu trả lời (đẹp, lóng lánh, xanh biếc).

– HS thảo luận nhóm, mỗi HS tự tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc.
+1- 2 HS nói tiếp lời cây xấu hổ. VD: Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh/ Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua nỗi sợ của mình? Mình rất tiếc vì đã quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại, không nhìn thấy con chim xanh.
– Các HS khác nhận xét, góp ý cho nhau.
– HS nêu cảm nhận của bản thân.

– HS lắng nghe.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌼 Bác Sĩ Y-Éc-Xanh 🌼 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt

Viết một bình luận