Em Có Xinh Không Lớp 2 [Nội Dung Kể Chuyện + Soạn Bài]

Em Có Xinh Không Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài ✅ Tổng Hợp Ý Nghĩa, Giáo Án, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Đọc Em Có Xinh Không Lớp 2

Em có xinh không? được trích trong sách Tiếng Việt lớp 2, cho thấy trong mỗi chúng ta đều có nét đẹp của riêng mình. Hãy biết yêu quý và giữ gìn nét đẹp ấy. Xem nội dung bài đọc Em có xinh không lớp 2 bên dưới nhé.

Em có xinh không?

Voi em thích mọc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: “Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”.

Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi:

– Em có xinh không?

Hươu ngắm voi rồi lắc đầu:

– Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh.

Gặp dê, voi hỏi:

– Em có xinh không?

– Không, vì cậu không có bộ râu giống tớ.

Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gán vào cằm rồi về nhà. Về nhà với đôi sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh:

– Em có xinh hơn không?

Voi anh nói:

– Trời oi, sao em lại thêm sừng và râu thế nảy? Xấu lắm!

Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sừng và râu đi, voi em thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi.

(Theo Voi em đi tìm tự tin)

Cập nhật cho bạn đọc 🌟 Niềm Vui Của Bi Và Bống 🌟 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Tóm Tắt Câu Chuyện Em Có Xinh Không

Sau đây là bản tóm tắt câu chuyện Em có xinh không.

Voi em hay hỏi voi anh “Em có xinh không?” thì voi anh luôn trả lời “Em xinh lắm!”. Voi đi hỏi anh hươu. Sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu.

Sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê. Voi em trở về với sừng và râu giả, voi anh rất ngỡ ngàng trước việc voi em có sừng và râu, chê rằng “xấu lắm”. Thế là voi em bỏ sừng và râu đi, nhận thấy mình xinh hơn hẳn.

Giới Thiệu Câu Chuyện Em Có Xinh Không

Đừng bỏ lỡ thông tin giới thiệu câu chuyện Em có xinh không.

  • Câu chuyện Em có xinh không được trích từ Voi em đi tìm tự tin.
  • Bài đọc được tìm hiểu trong SGK Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức trang 24, 25 Bài 5.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🍀 Ngày Hôm Qua Đâu Rồi 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Bố Cục Kể Chuyện Em Có Xinh Không

Bố cục kể chuyện Em có xinh không được chia làm 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Em xinh lắm!”.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “không có đôi sừng giống anh.”
  • Phần 3: Tiếp theo đến “không có bộ râu giống tớ.”
  • Phần 4: Còn lại.

Hướng Dẫn Tập Đọc Lớp 2 Em Có Xinh Không

Xem thêm hướng dẫn tập đọc lớp 2 Em có xinh không.

  • Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (VD: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương…)
  • Bước đầu biết cách đọc lời đối thoại của các nhân vật trong bài Em có xinh không?

Cập nhật cho bạn đọc 🌿 Tôi Là Học Sinh Lớp 2 🌿 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Em Có Xinh Không

Bật mí cho bạn đọc ý nghĩa câu chuyện Em có xinh không.

  • Từ câu chuyện của voi em, chúng ta rút ra được cho mình bài học sau: Mình chỉ xinh đẹp khi mình là chính bản thân mình.
  • Chúng ta không nên cố gắng bắt chước, học đòi theo người khác. Mà nên tự tạo nên nét riêng biệt, phát triển các ưu điểm của bản thân mình.

Đọc Hiểu Truyện Em Có Xinh Không

Đừng bỏ qua phần đọc hiểu truyện Em có xinh không.

👉Câu 1: Khi được voi em hỏi “Em có xinh không?” thì voi anh trả lời như thế nào?

A. “Em xinh lắm!”.

B. “Em quá xinh!”

C. “Em rất xinh”

D. “Rất tuyệt vời”

👉Câu 2: Vì sao hươu không khen voi em xinh?

A. Vì voi em không có đuôi

B. Vì voi em không có râu

C. Vì voi em không có sừng

D. Vì voi em không có tóc

👉Câu 3: Vì sao bạn dê không khen voi em xinh?

A. Vì voi em không có tóc

B. Vì voi em không có đuôi

C. Vì voi em không có râu

D. Vì voi em không có sừng

👉Câu 4: Phản ứng của voi anh khi thấy voi em về nhà với đôi sừng và bộ râu giả như thế nào?

A. Khen xinh lắm

B. Chê “xấu lắm”

C. Ngưỡng mộ

D. Tự hào

👉Câu 5: Khi bỏ sừng và râu đi, voi em thấy mình như thế nào?

A. Xinh đẹp hẳn lên

B. Tự tin hơn

C. Xấu xí hơn.

Câu hỏi12345
Ý đúngACCBA

Đón đọc thêm về 🌼 Bác Sĩ Y-Éc-Xanh 🌼 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt

Soạn Bài Em Có Xinh Không Lớp 2

Xem thêm gợi ý soạn bài Em có xinh không lớp 12.

👉Câu 1 trang 25 Tiếng Việt lớp 2: Voi em đã hỏi voi anh, hươu và dê điều gì?

Trả lời: 

Voi em đã hỏi voi anh, hươu và dê “Em có xinh không?” 

👉Câu 2 trang 25 Tiếng Việt lớp 2: Sau khi nghe hươu và dê nói, voi em đã làm gì cho mình xinh hơn? 

Trả lời: 

Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm. 

👉Câu 3 trang 25 Tiếng Việt lớp 2: Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói gì? 

Trả lời: 

Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!” 

👉Câu 4 trang 25 Tiếng Việt lớp 2: Em học được điều gì từ câu chuyện của voi em? 

Trả lời: 

– Em chỉ đẹp khi là chính mình. 

– Em nên tự tin vào vẻ đẹp của mình. 

Chia sẻ cho bạn đọc 💚 Đất Quý Đất Yêu 💚 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài, Tóm Tắt

Giáo Án Em Có Xinh Không Lớp 2

Chia sẻ cho bạn đọc nội dung giáo án Em có xinh không lớp 12.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

  • Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (VD: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương…), bước đầu biết cách đọc lời đối thoại của các nhân vật trong bài Em có xinh không?;
  • Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được các nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện (chuyện voi em đi tìm và tìm thấy sự tự tin ở chính bản thân mình). Nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc;
  • Biết viết chữ hoa B cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Bạn bè chia ngọt sẻ bùi;
  • Biết dựa vào tranh và những gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn và kể lại 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn mỗi đoạn của câu chuyện trong bài đọc) và kể với người thân về nhân vật voi em trong câu chuyện;

2. Kĩ năng: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

– Có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm; có sự tự tin vào chính bản thân mình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

– Giáo viên:

  • Giáo án.
  • Một số tranh ảnh về loài vật.
  • Mẫu chữ viết hoa B.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

– Học sinh:

  • SGK.
  • Vở bài tập thực hành, vở chính tả.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1 – 2: Đọc

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:
– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS trả lời tích cực):

+ Các bức tranh thể hiện điều gì?

+ Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không?

– GV dẫn dắt vào bài đọc: Cũng như các em, có một bạn voi cũng rất thích được mọi người khen. Bạn ấy thích được khen điều gì và điều gì đã xảy đến với bạn ấy? Để biết điều này, chúng ta cùng đi vào bài đọc Em có xinh không?.

2. Đọc văn bản

Mục tiêu: Đọc VB.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc, nêu nội dung tranh (VD: Tranh minh họa voi em đang đứng cùng hươu với cặp sừng bằng cành cây khô trên đầu).
– GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng sâu hơn sau mỗi đoạn.
– GV nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương để HS đọc, yêu cầu HS đọc lại: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương,…
– GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê).
– GV mời 2 HS đọc nối tiếp để các bạn biết cách luyện đọc theo cặp:
+ HS1 đọc từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi;
+ HS2 đọc phần còn lại.
– GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. (GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài).
– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

3. Trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến VB vừa đọc.

Cách tiến hành:

– GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi SGK trang 25 (GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết):

+ Câu 1: Voi em đã hỏi voi anh, hươu và dê điều gì?
 
+ Câu 2: Sau khi nghe hươu và dê nói, voi em đã làm gì cho mình xinh hơn?
 
 
 
+ Câu 3: Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói gì?
 
+ Câu 4: Em học được điều gì từ câu chuyện của voi em?
 
 
– GV gọi đại diện các nhóm đứng lên trả lời.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức – Ghi lên bảng.
– GV chuyển sang nội dung mới.

3. Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1:

– GV yêu cầu HS:
+ Lắng nghe GV đọc diễn cảm cả bài.
+ Tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.
– GV gọi HS đọc phân vai.
– GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Hoạt động 2:

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi trong phần Luyện đọc theo văn bản:

+ Câu 1: Voi em đã hỏi voi anh, hươu và dê cùng một câu hỏi: “Em có xinh không?”.

+ Câu 2: Sau khi nghe hươu, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.

+ Câu 3: Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!”.

+ Câu 4: Điều em học được từ câu chuyện của voi em: Em chỉ đẹp khi là chính mình; Phải có chính kiến; Phải tự tin vào vẻ đẹp của chính mình.

– GV để HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

– Đối với câu 1:
+ GV gọi HS trả lời.
 
 
 
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

– Đối với câu 2:
+ GV gọi các HS trả lời theo ý kiến của mình.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
+ GV tổ chức cho cả lớp bình chọn câu trả lời hay nhất.

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Tiết 3: Viết

1. Viết chữ hoa

Mục tiêu: HS biết viết chữ viết hoa B, viết chữ viết hoa B vào vở.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu mẫu chữ B, yêu cầu HS quan sát: độ cao, độ rộng các nét, quy trình viết chữ B.
+ Độ cao: 5 li.
+ Độ rộng: 4,5 li.
+ Chữ B gồm 2 nét: nét 1 là nét móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc hơi cong; nét 2 là nét cong lượn thắt.

– GV viết mẫu lên bảng:

§  Nét 1 (móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc hơi cong): Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 đưa bút xuống vị trí giao điểm đường kẻ ngang 2 và kẻ dọc 3 thì lượn sang trái tạo thành nét cong. Điểm kết thúc ở giao điểm đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 2.

§  Nét 2 (nét cong lượn thắt): Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 5 và khoảng giữa đường kẻ dọc 2, 3 rồi viết nét cong vòng lần 1, tạo nét thắt bên dưới dòng kẻ ngang 4, tiếp tục viết nét cong phải. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ dọc 4 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 2, 3.

– GV yêu cầu HS tập viết chữ B vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết.

– GV gọi một số HS trình bày bài viết.

– GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp.

– GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi các em, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Viết ứng dụng

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức và kỹ năng viết chữ B. Viết ứng dụng chữ B.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to  câu trong phần Viết ứng dụngBạn bè chia ngọt sẻ bùi.

– GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng, sau đó hướng dẫn HS:

+ Viết chữ B hoa đầu câu;
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường;
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o;
+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ i trong tiếng bùi;
– GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết.
 
– GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp.
– GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi các em, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Tiết 4: Nói và nghe

Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh.
 

 

 
 
 
 
– HS quan sát tranh minh họa, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:
 
 
– Tranh gợi ý về vẻ đẹp hay năng lực của con người: bạn gái có mái tóc dài hay má lúm đồng tiền, một bạn nam đá bóng giỏi hoặc bơi giỏi.

– HS chia sẻ điều mà mình thích được khen.
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS quan sát tranh minh họa bài đọc, nêu nội dung tranh
 
 
 
– HS đọc thầm theo.
 
 
– HS đọc theo GV hướng dẫn.
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
– 2 HS đọc mẫu để cả lớp luyện đọc.
 
 
 
 
– HS luyện đọc theo cặp, góp ý cho nhau.
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
– HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
 
 
+ Câu 1: Voi em đã hỏi voi anh, hươu và dê cùng một câu hỏi: “Em có xinh không?”.

+ Câu 2: Sau khi nghe hươu, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.

+ Câu 3: Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!”.

+ Câu 4: Điều em học được từ câu chuyện của voi em: Em chỉ đẹp khi là chính mình; Phải có chính kiến; Phải tự tin vào vẻ đẹp của chính mình.

– Đại diện các nhóm đứng lên trả lời.
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
– HS lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS tập đọc lời đối thoại.
 
– HS đọc phân vai.
– HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
– HS lắng nghe.
 
– HS làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi trong phần Luyện đọc theo văn bản.
 
 
 
 
 
– HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Ba từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành câynhổ khóm cỏ dạingắm mình trong gương.
– HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
 
– HS trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân. VD: Nếu là voi anh, sau khi voi em bỏ sừng và râu, em sẽ nói: “Trông em khi là chính em rất xinh đẹp!” hoặc: “Mỗi người đều có vẻ đẹp riêng, hươu và dê có vẻ đẹp của riêng họ, voi chúng ta cũng thế. Nếu em nghe theo lời của tất cả mọi người, em sẽ chẳng còn vẻ đẹp riêng nữa, thậm chí là xấu xí. Vì vậy hãy cứ tự tin với vẻ đẹp mà chỉ họ nhà voi chúng ta và chỉ em mới có được nhé!”.

– Cả lớp bình chọn câu trả lời hay nhất.
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
– HS quan sát mẫu chữ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS quan sát GV viết mẫu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Cùng xem thêm bài đọc 🔻 Ngôi Nhà Trong Cỏ 🔻 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

2 Mẫu Kể Chuyện Em Có Xinh Không

Nhất định đừng bỏ qua 2 mẫu kể chuyện Em có xinh không hay nhất.

Kể Chuyện Em Có Xinh Không Nổi Bật – Mẫu 1

Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, nó luôn hỏi anh “Em có xinh không?”, voi anh bao giờ cũng khen “Em xinh lắm!”. Một hôm, voi em gặp hươu con, nó hỏi “Tớ có xinh không?”.

Hươu trả lời “Chưa xinh lắm vì cậu không có đôi sừng giống tớ”. Gặp dê, voi hỏi: “Em có xinh không?”, dê trả lời “Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi”. Nghe vậy, voi liền nhặt vài cành cây khô gài lên đầu và nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cầm rồi về nhà.

Có đôi sừng và bộ râu giả, về nhà, voi em hớn hở hỏi anh: “Anh, em có xinh hơn không?”, voi anh chê voi em xấu khi có thêm sừng và râu. Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Nó liền bỏ đôi sừng và chòm râu đi và thấy mình xinh đẹp hẳn lên.

Kể Chuyện Em Có Xinh Không Chọn Lọc – Mẫu 2

Voi em rất thích mọc đẹp và thích được khen xinh. Voi em hỏi voi anh rằng “Em có xinh không?”. Voi anh trả lời rằng “Em xinh lắm!”

Voi em hỏi hươu rằng “Em có xinh không?”. Hươu đáp rằng “Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh.”. Nghe vậy, voi em nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp.

Voi em hỏi dê rằng “Em có xinh không?”. Dê đáp rằng “Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi.”. Voi em liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà.

Trở về nhà với đôi sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi voi anh rằng “Em có xinh không?”. Voi anh nói rằng như thế không đẹp đâu. Sau khi soi gương xong, voi em liền bỏ cặp sừng và bộ râu giả xuống. Nó chợt hiểu ra mình chỉ sinh đẹp khi mình chính là voi.

2 bình luận về “Em Có Xinh Không Lớp 2 [Nội Dung Kể Chuyện + Soạn Bài]”

  1. Bài viết rất hay ạ. Theo mình, câu 4 là: Biết lắng nghe là tốt nhưng chúng ta cũng cần phải có đủ tự tin vào chính mình. Và một ngày nào đó, chúng ta sẽ tích lũy đủ kiến thức để tự đánh giá được những ưu, nhược điểm của bản thân, từ đó biết tự tin gìn giữ và bảo vệ những điều đúng đắn, đẹp đẽ vốn có trước những lời góp ý và sẵn sàng vô tư cải thiện những nhược điểm, hoàn thiện bản thân tốt đẹp hơn mỗi ngày. Mình cảm ơn rất nhiều ạ.

    Trả lời

Viết một bình luận