Cậu Bé Đánh Giày ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích ✅ Gợi Ý Cho Bạn Đọc Cách Soạn Bài, Tập Đọc, Đọc Hiểu Chi Tiết Nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Câu Chuyện Cậu Bé Đánh Giày
Cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung câu chuyện Cậu bé đánh giày trong chương trình kể chuyện lớp 3.
Cậu bé đánh giày
Một ngày nọ, ông Oan-tơ Sác-lét có việc đi ngang qua ga xe lửa, một cậu bé đến xin đánh giày, ông lắc đầu từ chối. Sau phút ngượng ngùng, cậu bé nhìn ông bằng đôi mắt ánh lên sự cầu xin:
– Thưa ông, cả ngày cháu chưa ăn gì, ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày để trả lại tiền cho ông.
Nhìn cậu bé gầy gò, rách rưới, ông Oan-tơ móc túi đưa cho cậu vài đồng xu. Cậu bé cảm ơn ông rồi chạy đi như bay. Ông nghĩ chắc là trò láu cá của cậu nhóc.
Vài tuần sau, ông Oan-tơ lại có việc đi qua ga xe lửa, chợt nghe tiếng gọi. Một cậu bé chạy đến đưa ông mấy đồng xu và nói:
– Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng trả được tiền cho ông.
Ông Oan-tơ cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt, rất phù hợp với nhân vật trong bộ phim mới của ông. Ông trìu mến nói:
– Số tiền này ta cho cháu. Ngày mai, đến công ty điện ảnh trong thành phố, ta sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ.
Hôm sau, cậu bé dẫn theo một nhóm trẻ quần áo rách rưới đến công ty điện ảnh, vui vẻ nói với ông Oan-tơ:
– Thưa ông, các bạn cháu đều là trẻ mồ côi lưu lạc. Các bạn ấy cũng hi vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!
Oan-tơ không ngờ cậu bé đánh giày lương thiện đến thế. Ông quyết định chọn cậu vào vai nam chính trong kịch bản phim mới. Ông viết trong hợp đồng lí do chọn cậu bé là: “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.
Sau này, bộ phim của ông Oan-tơ nhận được hơn 50 giải thưởng và cậu bé đánh giày trở thành diễn viên nổi tiếng.
(Theo Thanh Trúc sưu tầm, biên dịch)
Tìm hiểu thêm bài🌼 Đất Nước Là Gì Lớp 3 🌼 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án
Tóm Tắt Câu Chuyện Cậu Bé Đánh Giày
Tiếp theo, Thohay.vn xin chia sẻ thêm bản tóm tắt câu chuyện cho những bạn đang muốn nắm bắt nhanh nội dung.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc ông Oan-tơ Sác-lét có việc đi ngang qua ga xe lửa, một cậu bé đến xin đánh giày nhưng ông từ chối. Sau đó cậu bé đã cầu xin ông cho cậu vay chút tiền vì đói, hứa đánh giày để trả lại tiền. Ông cho cậu bé vài đồng xu và nghĩ rằng đây là trò láu cá của những đứa nhóc. Tuy nhiên vài tuần sau, cậu bé đã gặp lại và trả tiền cho ông, Oan – tơ nhận thấy đây là một cậu bé lương thiện và trung thực nên đã nhận cậu vào đoàn phim với vai nam chính. Về sau bộ phim của ông đạt rất nhiều giải thưởng còn cậu bé trở thành diễn viên nổi tiếng.
Giới Thiệu Câu Chuyện Cậu Bé Đánh Giày
Xem thêm một số thông tin giới thiệu về câu chuyện Cậu bé đánh giày dưới đây.
- Câu chuyện nằm trong phần kể chuyện trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Nội dung: Câu chuyện kể về đạo diễn phim Oan-tơ và cậu bé đánh giày. Chính sự lương thiện, trung thực của cậu bé đã giúp cậu có được sự tin tưởng và giúp đỡ từ phía ông Oan-tơ. Nhờ vậy bộ phim của Oan-tơ về sau đạt nhiều giải thưởng lớn còn cậu bé thì trở thành diễn viên nổi tiếng.
Xem thêm bài đọc 🌿Chuyện Bên Cửa Sổ Lớp 3 🌿 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Bố Cục Câu Chuyện Cậu Bé Đánh Giày
Bố cục câu chuyện Cậu bé đánh giày có thể chia thành 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “láu cá của cậu nhóc”: Ông Oan – tơ cho cậu bé tiền và nghĩ đây là trò láu cá của cậu bé
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “niềm vui bất ngờ”: Cậu bé trả lại tiền cho Oan – tơ, sau đó Oan-tơ nhận cậu bé vào đoàn phim
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “qua sát hạch”:Cậu bé dẫn thêm bạn của mình đến đoàn phim, Oan – tơ nhận ra cậu bé rất lương thiện
- Phần 4: Còn lại: Bộ phim nhận nhiều giải thương và cậu bé thành công trở thành diễn viên nổi tiếng
Hướng Dẫn Tập Đọc Cậu Bé Đánh Giày Lớp 3
Hướng dẫn cách tập đọc bài Cậu bé đánh giày lớp 3 dưới đây.
Học sinh chú ý giọng điệu khi đọc bài:
- Giọng người dẫn truyện: rõ ràng, truyền cảm.
- Giọng ông Oan-tơ: trầm lắng, ấm áp.
- Giọng cậu bé: Nhẹ nhàng, ấm áp.
Gợi ý cách soạn bài 🌿Quả Hồng Của Thỏ Con Lớp 3 🌿 Nội Dung, Ý Nghĩa
Ý Nghĩa Câu Chuyện Cậu Bé Đánh Giày
Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện viết về sự lương thiện và biết giữ lời hứa của cậu bé đánh giày, qua đó ta rút ra được bài học quan trọng, dù trong hoàn cảnh nào thì cũng hãy nên trung thực và sống tốt, chỉ khi ta sống tốt thì những điều tốt đẹp mới đến với ta.
Đọc Hiểu Truyện Cậu Bé Đánh Giày
Gợi ý cách đọc hiểu truyện Cậu bé đánh giày, tham khảo ngay nhé!
👉Câu 1: Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật chính?
A. Một nhân vật chính
B. Hai nhân vật chính
C. Ba nhân vật chính
👉Câu 2: Bạn đầu, Oan – tơ nghĩ cậu bé là người như thế nào?
A. Ông nghĩ việc xin tiền chắc là trò láu cá của cậu nhóc
B. Nghĩ cậu bé là người trung thực
C. Nghĩ cậu bé là lừa đảo
👉Câu 3: Tại sao Oan – tơ lại quyết định nhận cậu bé vào đoàn phim và cho đóng vai nam chính?
A. Ông cho rằng cậu bé có “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.
B. Ông nghĩ rằng cậu bé hợp vai chính phim của ông
C. Ông nhận cháu bé vì thương hại cháu bé
👉Câu 4: Kết thúc có hậu cho cả Oan – tơ và cậu bé đánh giày là gì?
A. Ông và cậu bé đều trở nên giàu có
B. Ông và cậu bé bị thất bại trong bộ phim đó
C. Bộ phim của ông nhận được hơn 50 giải thưởng và cậu bé đánh giày trở thành diễn viên nổi tiếng.
Giới thiệu bài thơ ❤️️ Ngày Hội Rừng Xanh Lớp 3 ❤️️ Nội dung, ý nghĩa
Soạn Bài Cậu Bé Đánh Giày Lớp 3
Thohay.vn hướng dẫn các em học sinh cách soạn bài Cậu bé đánh giày lớp 3.
👉Câu 1 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe kể chuyện
Gợi ý: Các em học sinh tập trung lắng nghe giáo viên kể chuyện theo từng bức tranh
👉Câu 2 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Đáp án:
Đoạn 1: Vị đạo diễn Oan-tơ đang đứng đợi ở ga tàu thì nhìn thấy cậu bé đánh giày bước đến gần và hỏi: “Ông có muốn đánh giày không?” Nhìn xuống đôi giày mới đánh xong, vị đạo diễn lắc đầu từ chối đề nghị của cậu bé. Cậu bé đã hỏi mượn ông chút tiền vì cậu đang rất đói. Nghe cậu bé nói vậy, ông Oan-tơ cảm thấy thương cảm, liền móc túi đưa cho cậu mấy đồng. Cậu bé vô cùng cảm kích, nói lời cảm ơn ông, sau đó liền rời đi.
Đoạn 2: Đạo diễn nhìn theo bóng dáng cậu bé khuất xa dần, ông lắc đầu, thầm nghĩ những đứa trẻ lừa gạt trên đường như thế này ông gặp quá nhiều rồi. Sau đó ông quên béng chuyện cậu bé đánh giày vay tiền mình.
Đoạn 3: Trong một lần đạo diễn lại có việc đi qua ga xe lửa, cậu bé nhìn thấy ông liền chạy đến đưa tiền trả lại. Cậu vừa thở hổn hển vừa nói: “Cháu đã ở đây đợi ông rất lâu rồi, hôm nay mới gặp được ông để trả lại tiền”. Hành động trả lại tiền của cậu bé khiến ông đạo diễn cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường.
Đoạn 4: Ông Oan-tơ đã phát hiện cậu phù hợp làm vai diễn mới trong tác phẩm của ông. Ông hẹn cậu bé sáng hôm sau tại phòng đạo diễn của ông tại công ty, ông có điều bất ngờ dành tặng cậu bé. Sáng sớm hôm sau, một nhóm trẻ con đường phố đi đến trước công ty. Cậu bé nói với ông rằng những đứa trẻ ở đây đều giống cháu, chúng cũng muốn có điều bất . Đây quả thực là điều mà đạo diễn không hề nghĩ đến. Hóa ra, một cậu bé lang thanh nghèo khó lại có trái tim lương thiện đến vậy. Thế nhưng, cuối cùng, ông quyết định chọn cậu.
Giáo Án Cậu Bé Đánh Giày Lớp 3
Xem thêm nội dung giáo án Cậu bé đánh giày lớp 3 mà chúng tôi gợi ý dưới đây nhé!
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: đề cao sự lương thiện của con người.
2. Kĩ năng:
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất
– Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng đối với những người lương thiện, những người biết sống vì mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
– Giáo viên: Giáo án, Tranh ảnh minh họa câu chuyện Cậu bé đánh giày; đặc biệt là tranh phục vụ cho hoạt động kể chuyện, Máy tính, máy chiếu (nếu có).
– Học sinh: Sách giáo khoa, Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, đóng vai.
III. NGHE KỂ CHUYỆN
Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- Các em hãy cùng nhau nhắc lại các sự việc được thể hiện trong mỗi tranh.
- Bây giờ các em hãy làm việc cá nhân, tập kể từng đoạn câu chuyện.
- Tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc mỗi em kể toàn bộ câu chuyện rồi góp ý cho nhau).
IV. KẾT LUẬN
- Sự thiện lương, trung thực của cậu bé đã làm Oan-tơ cảm phục
- Nhờ sự thiện lương của mình mà cậu bé đã được giúp đỡ, thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó cậu bé còn giúp đỡ được những người bạn của mình.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Luyện tập kể lại câu chuyện Cậu bé đánh giày
Kể chuyện 🌺Bác Sĩ Y-Éc-Xanh Lớp 3 🌺 Nội Dung, Soạn Bài, Tóm Tắt
2 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Cậu Bé Đánh Giày
Sưu tầm các mẫu kể lại câu chuyện Cậu bé đánh giày hay nhất không nên bỏ lỡ:
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Cậu Bé Đánh Giày Hay – Mẫu 1
Vị đạo diễn có dịp công tác ở ngoại thành. Khi ông đứng đợi ở ga tàu thì nhìn thấy cậ giày. Cậu bé khoảng hơn 10 tuổi bước đến gần và hỏi: “Ông có muốn đánh giày không?”
Nhìn xuống đôi giày mới đánh xong, vị đạo diễn lắc đầu từ chối đề nghị của cậu bé. Đạo diễn tiếp tục đi được mấy bước thì cậu bé bất ngờ chạy đến, ánh mắt khẩn cầu: ” cả ngày hôm nay cháu không có gì vào bụng, ông có thể cho cháu vay ít tiền được không, mai cháu sẽ cố gắng đánh giày, đảm bảo sau một tuần là có thể trả lại tiền cho ông!”
Nghe cậu bé nói vậy, trông bộ dạng quần áo tả tơi, có vẻ đói khát của cậu, ông đạo diễn thấy thương cảm, liền móc túi đưa cho cậu mấy đồng. Cậu bé vô cùng cảm kích, nói với ông, sau đó liền rời đi. Đạo diễn nhìn theo bóng dáng cậu bé khuất xa dần, ông lắc đầu, thầm nghĩ những đứa trẻ lừa gạt trên đường như thế này ông gặp quá nhiều rồi. Sau đó, ông quên bén chuyện cậu bé vay tiền mình.
Vậy mà, trong một lần đạo diễn đi qua nhà ga, cậu bé gầy gò thấy ông liền vẫy tay gọi hãy đợi một chút”. Cậu bé mặt mũi ướt đẫm mồ hôi chạy đến đưa tiền trả lại. Lúc này, ông mới nhận ra. Ông Oan tơ đút mấy đồng tiền xu vào túi cậu bé và nói ông cho cậu, không cần phải trả lại. Ông nói với cậu bé ngày hôm sau hãy đến phòng đạo diễn của công ty điện ảnh ở thành phố gặp ông. Ông sẽ có một bất ngờ lớn cho cậu.
Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Oan tơ rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Oan tơ vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói: “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”
Oan tơ không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn. Dù vậy cuối cùng ôngr đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là: “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Cậu Bé Đánh Giày Chọn Lọc – Mẫu 2
Vị đạo diễn Oan-tơ có dịp công tác ở ngoại thành. Khi ông đứng đợi ở ga tàu thì nhìn thấy cậu bé đánh giày. Cậu bé khoảng 10 tuổi bước đến gần và hỏi: “Ông có muốn đánh giày không?” Nhìn xuống đôi giày mới đánh xong, vị đạo diễn lắc đầu từ chối đề nghị của cậu bé.
Đạo diễn tiếp tục đi được mấy bước thì cậu bé bất ngờ chạy đến, ánh mắt cầu khẩn “Thưa ông, cả ngày hôm nay cháu không có gì vào bụng, ông có thể cho cháu vay ít tiền được không? Từ mai cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần là có thể trả lại tiền cho ông!”. Nghe cậu bé nói vậy, trông bộ dạng quần áo tả tơi, có vẻ đói khát của cậu, ông Oan-tơ cảm thấy thương cảm, liền móc túi đưa cho cậu mấy đồng. Cậu bé vô cùng cảm kích, nói lời cảm ơn ông, sau đó liền chạy đi.
Đạo diễn nhìn theo bóng dáng cậu bé khuất xa dần, ông lắc đầu thầm nghĩ những đứa trẻ lừa gạt trên đường như thế này ông gặp quá nhiều rồi. Sau đó ông quên béng chuyện cậu bé đã vay tiền mình
Trong một lần đạo diễn đi qua nhà ga, cậu bé gầy gò nhìn thấy ông liền vẫy tay gọi: “Ông ơi, hãy đợi một chút”. Cậu bé mặt mũi ướt đẫm mồ hôi chạy đến đưa tiền trả lại. Lúc này, ông mới nhận ra đây chính là cậu bé vay tiền lần trước. Cậu vừa thở hổn hển vừa nói: “Cháu đã ở đây đợi ông rất lâu rồi, hôm nay mới gặp được ông để trả lại tiền” Những đồng xu của cậu bé vẫn còn ướt do mồ hôi trên tay. Hành động trả lại tiền của cậu bé khiến ông đạo diễn cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường.
Nhìn kĩ cậu bé, ông chợt phát hiện cậu chính là người mà ông muốn tìm cho vai diễn mới. Đạo diễn đút mấy đồng tiền xu vào túi cậu bé và nói ông cho cậu, không cần phải trả lại. Ông nói với cậu bé ngày hôm sau hãy đến phòng đạo diễn của công ty điện ảnh ở trung tâm thành phố gặp ông. Ông sẽ có một bất ngờ lớn cho cậu.
Sáng sớm hôm sau, một nhóm trẻ con đường phố đi đến trước công ty. Được bảo vệ thông báo, ông đạo diễn ra cửa xem tình hình. Cậu bé chạy đến, nói với ông vẻ ngây thơ “Thưa ông, những đứa trẻ lang thang này đều giống cháu, đều không có bố mẹ, chúng cũng muốn có những điều bất ngờ!” Đây quả thực là điều mà đạo diễn không hề nghĩ đến. Hóa ra, một cậu bé lang thanh nghèo khó lại có trái tim lương thiện đến vậy.
Đúng là có một vài cậu bé lanh lợi, hợp với vai diễn hơn cả cậu bé đánh giày. Thế nhưng, cuối cùng, ông quyết định chọn cậu. Trong hợp đồng tuyển dụng, ở mục miễn thử việc, ông đã viết “Lương thiện không cần thông qua sát hạch.”
Đọc và tìm hiểu bài 🍃Những Chiếc Áo Ấm🍃 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài