Cầu Thủ Dự Bị Lớp 2: Nội Dung Bài Đọc + Soạn Bài

Cầu Thủ Dự Bị Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Đọc Cầu Thủ Dự Bị Lớp 3

Đầu tiên, xin mời bạn đọc cùng Thohay.vn đọc nội dung bài đọc Cầu thủ dự bị lớp 3 bên dưới.

CẦU THỦ DỰ BỊ

Nhìn các bạn đá bóng, gấu con rất muốn chơi cùng. Nhưng thấy gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt nên chưa đội nào muốn nhận cậu.

– Gấu à, cậu làm cầu thủ dự bị nhé! – Khỉ nói.

Gấu con hơi buồn nhưng cũng đồng ý. Trong khi chờ được vào sân, gấu đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gắng chạy thật nhanh để các bạn không phải chờ lâu.

Hằng ngày, gấu đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng ra xa, chạy đi nhặt rồi đi vào gôn, đá đi đá lại,… Cứ thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn.

Một hôm, đến sân bóng thấy gấu đang luyện tập, các bạn ngạc nhiên nhìn gấu rồi nói: “Cậu giỏi quá!”, “Này, vào đội tớ nhé!”, “Vào đội tớ đi!”.

– Tớ nên vào đội nào đây? – Gấu hỏi khỉ.

– Hiệp đầu cậu đá cho đội đỏ, hiệp sau cậu đá cho đội xanh. – Khỉ nói. Gấu vui vẻ gật đầu. Cậu nghĩ: “Hoá ra làm cầu thủ dự bị cũng hay nhỉ!”.

(Theo 100 truyện ngụ ngôn hay nhất)

Chú thích:

Dự bị: chưa phải là thành viên chính thức, nhưng có thể thay thế hoặc bổ sung khi cần.

Cùng xem thêm về 🔥 Cây Xấu Hổ 🔥 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Tóm Tắt Câu Chuyện Cầu Thủ Dự Bị

Tham khảo thêm bản tóm tắt câu chuyện Cầu thủ dự bị.

Gấu con phải làm cầu thủ dự bị vì trông có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt. Hằng ngày, gấu đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng ra xa, chạy đi nhặt rồi đi vào gôn, đá đi đá lại,… Cứ thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn. Nhờ vậy, cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình.

Giới Thiệu Câu Chuyện Cầu Thủ Dự Bị

Đừng vội bỏ qua thông tin giới thiệu câu chuyện Cầu thủ dự bị.

  • Câu chuyện Cầu thủ dự bị được trích từ 100 truyện ngụ ngôn hay nhất
  • Nội dung chính: Nhờ kiên trì luyện tập, gấu con từ chỗ đá bóng chưa giỏi, chỉ được làm cầu thủ dự bị đã đá bóng giỏi và trở thành cầu thủ chính thức.

Nhất định đừng bỏ lỡ bài 🌺 Một Giờ Học 🌺 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Bố Cục Kể Chuyện Cầu Thủ Dự Bị

Bố cục kể chuyện Cầu thủ dự bị bao gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Khỉ nói.”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “ngày càng giỏi hơn.”
  • Phần 3: Còn lại

Hướng Dẫn Tập Đọc Lớp 2 Cầu Thủ Dự Bị

Cùng xem hướng dẫn tập đọc lớp 2 Cầu thủ dự bị.

  • Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Cầu thủ dự bị
  • Biết phân biệt lời của người kể chuyện với lời của các nhân vật (gấu con, khỉ, các con vật khác)
  • Tốc độ đọc khoảng 45 – 50 tiếng/ phút.

Cập nhật cho bạn đọc 💚 Em Có Xinh Không 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Ý Nghĩa Câu Chuyện Cầu Thủ Dự Bị

Ý nghĩa câu chuyện Cầu thủ dự bị đó là chúng ta cần kiên trì thực hiện những mục tiêu mà mình đã để ra.

Đọc Hiểu Truyện Cầu Thủ Dự Bị

Cập nhật cho các bạn phần đọc hiểu truyện Cầu thủ dự bị.

👉Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện Cầu thủ dự bị là ai?

A. Bạn lợn con

B. Bạn gấu con

C. Bạn sóc

D. Bạn cún con

👉Câu 2: Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?

A. Vì gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt

B. Vì gấu con ham ăn

C. Vì gấu con ốm yếu

D. Vì gấu con không biết đá bóng

👉Câu 3: Cảm xúc của gấu con khi đó như thế nào?

A. Hụt hẫng

B. Thất vọng

C. Từ bỏ, không tham gia nữa

D. Hơi buồn nhưng cũng đồng ý

👉Câu 4: Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?

A. Vì thiếu thành viên

B. Vì gấu đá bóng giỏi sau khi đã chăm chỉ luyện tập

C. Vì sợ gấu buồn.

Đón đọc thêm về 🌟 Niềm Vui Của Bi Và Bống 🌟 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Soạn Bài Cầu Thủ Dự Bị Lớp 2

Có thể bạn sẽ cần đến gợi ý soạn bài Cầu thủ dự bị lớp 2 bên dưới.

👉Câu 1 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Câu chuyện kể về ai?

Trả lời: 

Câu chuyện kể về gấu con và các bạn của gấu con. 

👉Câu 2 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?

Trả lời: 

Lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con vì gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt. 

👉Câu 3 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Là cầu thủ dự bị, gấu con đã làm gì?

Trả lời: 

Là cầu thủ dự bị, gấu con đã đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gứng chạy nhanh để các bạn không phải chờ lâu. 

👉Câu 4 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?

Trả lời: 

Vì gấu đá bóng giỏi sau khi đã chăm chỉ luyện tập. 

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Ngày Hôm Qua Đâu Rồi 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Cầu Thủ Dự Bị Lớp 2

Chia sẻ cho bạn đọc nội dung giáo án Cầu thủ dự bị lớp 2.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

  • Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Cầu thủ dự bị; biết phân biệt lời của người kể chuyện với lời của các nhân vật (gấu con, khỉ, các con vật khác); tốc độ đọc khoảng 45 – 50 tiếng/ phút; hiểu được ý nghĩa của câu chuyện (Nhờ kiên trì luyện tập, gấu con từ chỗ đá bóng chưa giỏi, chỉ được làm cầu thủ dự bị, đã đá bóng giỏi và trở thành cầu thủ chính thức.).
  • Nghe – viết đúng chính tả một đoạn ngắn trong bài Cầu thủ dự bị; biết viết chữ viết hoa đầu câu và biết đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm; làm đúng các bài tập chính tả viết hoa tên người.

2. Kĩ năng: 

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập;
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

  • Phát triển vốn từ chỉ sự vật (dụng cụ thể thao), tên gọi các trò chơi dân gian, đặt câu nêu hoạt động.
  • Biết viết đoạn văn 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi đã tham gia.
  • Đọc mở rộng một bài viết về hoạt động thể thao và kể lại điều thú vị đã đọc được trong bài viết.

3. Phẩm chất

– Hiểu được kết quả tốt đẹp của đức tính kiên trì, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, khả năng làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

– Giáo viên:

  • Tranh minh họa có trong SGK và đoạn chính tả được phóng to trên máy tính. Mặt nạ đơn giản hình gấu con và khỉ để HS đóng vai.
  • Phiếu học tập: luyện tập về từ và câu.

– Học sinh:

  • SGK;
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1 – 2: Đọc

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và trả lời: Các bạn nhỏ đang chơi môn thể thao gì? Em có thích môn thể thao này không? Vì sao?

 GV dẫn dắt: Bạn gấu con trong bài học hôm nay cũng rất thích chơi đá bóng. Nhưng ban đầu bạn lại đá không tốt nên không đội bóng nào dám nhận bạn cả. Liệu bạn gấu có đá tốt lên và được nhận vào đội bóng nào không? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

2. Đọc văn bản

Mục tiêu: Đọc VB.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu toàn bài, chú ý phân biệt giọng người kể chuyện và giọng các nhân vật (giọng khỉ nhẹ nhàng, tình cảm; giọng gấu lúc đầu buồn nhưng vui vẻ, hóm hỉnh về cuối). Nhấn giọng ở một số tiểu từ tình thái thể hiện cảm xúc: (gấu) à, nhé, (giỏi) quá, đi, nhỉ hoặc một số từ ngữ gợi tả chạy thật nhanh, đá bóng ra xa, chạy đi nhặt, đá vào gôn, đá đi đá lại,…

– GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với các em và tìm hiểu nghĩa của từ ngữ mới trong VB:

+ GV đọc mẫu một số từ ngữ khó và gọi 2 HS đứng dậy đọc trước lớp. GV yêu cầu cả lớp đọc theo hiệu lệnh. Một số từ ngữ khó: luyện tập, ngạc nhiên, hiệp,…
+ GV mời 1 HS đọc to phần giải thích trong SGK: dự bị (chưa phải là thành viên chính thức, nhưng có thể thay thế hoặc bổ sung khi cần).

– GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. (VD: Một hôm,/ đến sân bóng/ thấy gấu đang luyện tập,/ các bạn ngạc nhiên/ nhìn gấu/ rồi nói:/,…)

– GV chia VB làm 4 đoạn và hướng dẫn HS nhận diện các đoạn:

-Đoạn 1: từ đầu đến muốn nhận cậu;
-Đoạn 2: tiếp theo đến… chờ lâu;
-Đoạn 3: tiếp theo đến càng giỏi hơn;
-Đoạn 4: phần còn lại.

– GV mời 4 HS đọc nối tiếp bài đọc (mỗi HS đọc một đoạn) trước lớp làm mẫu cho cả lớp.

– GV yêu cầu HS thực hành đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, góp ý cho nhau. GV giúp đỡ những HS còn có khó khăn.

– GV gọi HS đọc trước lớp.

– GV gọi HS nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi các em.

3. Trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến VB vừa đọc.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi SGK trang 35. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Câu 1: Câu chuyện kể về ai?
 
+ Câu 2: Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?
 
+ Câu 3: Là cầu thủ dự bị, gấu con đã làm gì?
 
 
+ Câu 4: Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?

+ Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì? Gấu con có đức tính gì đáng học tập? Em thích điểm gì ở gấu con?

– GV gọi đại diện các nhóm đứng lên trả lời.
– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
– GV chuyển sang nội dung mới.

4. Luyện đọc lại và luyện tập đọc theo VB

Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Cách tiến hành:

– GV đọc diễn cảm cả bài.
– GV yêu cầu HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.
– GV gọi HS đọc phân vai.
– GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi trong phần Luyện đọc theo văn bản.
– GV gọi HS trả lời câu 1.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
– GV gọi HS trả lời câu 2.
– GV tổ chức cho cả lớp bình chọn câu trả lời hay nhất.
– GV mời HS đóng vai gấu con và khỉ (sử dụng 2 mặt nạ gấu và khỉ) để nói lời chúc mừng và lời đáp.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức – Ghi lên bảng.

Tiết 3: Viết

1. Nghe – viết

Mục tiêu: Nắm vững những yêu cầu khi nghe – viết và vận dụng.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Trước khi viết

– GV dùng máy chiếu để trình chiếu đoạn chính tả cần viết.
– GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai; HS nghe và quan sát đoạn viết trong SGK).
– GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả và nêu yêu cầu khi nghe – viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu tên bài.
+ Cách trình bày một đoạn văn: thụt đầu dòng một chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.
+ Viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm.
+ Những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: luyện tậpgônrủ.
+ Chú ý những dấu câu có trong đoạn văn sẽ viết: dấu phẩy (5 lần), dấu chấm (3 lần), dấu ba chấm (1 lần).

– GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

– GV mời 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.

Hoạt động 2: Viết

– GV đọc tên bài, đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV chú ý đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần;

– GV yêu cầu HS đổi vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

– GV gọi HS nhận xét, góp ý cho bạn.

– GV chốt, đọc lại bài văn cho HS soát lại bài viết.

– GV nhận xét bài viết của HS.

2. Tìm những tên riêng được viết hoa đúng chính tả

Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa tên người.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 SGK trang 36, cả lớp đọc thầm theo.

– GV dẫn dắt: Tên riêng của người cần phải viết hoa. Trong bài này, có những tên riêng chỉ người được viết hoa, và có những tên riêng chỉ người chưa được viết hoa. Em hãy tìm những tên đã được viết đúng.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 3 để hoàn thành bài tập.
 
 
– GV mời 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.
– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– GV yêu cầu HS tự chữa bài vào vở.
 
3. Sắp xếp tên của các bạn học sinh theo thứ tự trong bảng chữ cái

Mục tiêu: Ghi nhớ thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Vận dụng để sắp xếp tên các bạn.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 3 SGK trang 36, cả lớp đọc thầm theo.
– GV hướng dẫn cả lớp ôn lại bảng chữ cái.
– GV giải thích: Tên người đầy đủ gồm họ, tên đệm và tên gọi. Các chữ cái đầu tiên trong tên đều phải viết hoa. Khi xếp theo thứ tự thì xếp theo tên gọi.
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.
 
 
 
– GV gọi các nhóm báo cáo kết quả.
– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án.

4. Viết vào vở họ và tên của em và hai bạn trong tổ
Mục tiêu: Ghi nhớ thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Vận dụng để sắp xếp tên các bạn.

Cách tiến hành:

– GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập: Em hãy sắp xếp tên của em và hai bạn trong tổ theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái, sau đó viết đầy đủ họ và tên của em và hai bạn đó vào vở theo thứ tự.
– GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra và chỉnh sửa lỗi (nếu có).
– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

Tiết 4: Luyện từ và câu

1. Nói tên các dụng cụ thể thao

 
 
 
 
– HS quan sát, trả lời câu hỏi.
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe và đọc theo hiệu lệnh.
 
 
 
 
– 1 HS đọc phần giải thích trong SGK, cả lớp đọc thầm theo.
 
 
– HS luyện đọc những câu dài theo hướng dẫn của GV.
 
 
– HS lắng nghe, nhận diện các đoạn.
 
 
 
 
 
 
– HS đọc nối tiếp làm mẫu cho cả lớp.
 
 
– HS thực hành trong nhóm.
 
 
 
– HS đọc trước lớp.
– HS nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
– HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT:
 
 
Câu 1: Câu chuyện này kể về gấu con và các bạn của gấu con.
Câu 2: Lúc đầu, chưa đội nào muốn nhận gấu con vì gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt.
Câu 3: Là cầu thủ dự bị, gấu con đã đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gắng chạy nhanh để các bạn không phải chờ lâu.
Câu 4: Vì gấu đá bóng giỏi sau khi đã chăm chỉ luyện tập.
à Đức tính kiên trì của gấu con.
 
 
– Các nhóm đứng lên trả lời.
 
– HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 
 
– HS lắng nghe.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe, đọc thầm theo.
– HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.
– HS đọc phân vai.
– HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
– HS lắng nghe.
– HS làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi trong phần Luyện đọc theo văn bản:
+ Câu 1: Câu nào trong bài là lời khen?
Trả lời: “Cậu giỏi quá!”
+ Câu 2: Nếu là bạn của gấu con trong câu chuyện trên, em sẽ nói lời chúc mừng gấu con như thế nào? Đoán xem, gấu con sẽ trả lời em ra sao?
VD: Chúc mừng bạn đã trở thành cầu thủ chính thức.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
– HS quan sát, đọc thầm.
 
– HS lưu ý.
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.
– 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.
 
 
– HS nghe – viết.
 
 
 
 
– HS đổi chéo vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.
– HS nhận xét, góp ý cho bạn.
– HS soát lại bài viết.
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌿 Tôi Là Học Sinh Lớp 2 🌿 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

2 Mẫu Kể Chuyện Cầu Thủ Dự Bị

Cuối cùng là 2 mẫu kể chuyện Cầu thủ dự bị hay nhất.

Kể Chuyện Cầu Thủ Dự Bị Tiêu Biểu – Mẫu 1

Tôi là gấu con. Nhìn các bạn đá bóng, tôi rất muốn chơi cùng. Nhưng thấy tôi có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt nên chưa đội nào muốn nhận.

– Gấu à, cậu làm cầu thủ dự bị nhé! – Khỉ nói.

Tuy hơi buồn nhưng tôi cũng đồng ý. Trong khi chờ được vào sân, tôi đi nhặt bóng cho các bạn. Tôi cố gắng chạy thật nhanh để các bạn không phải chờ lâu.

Hằng ngày, tôi đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Tôi đá bóng ra xa, chạy đi nhặt rồi đi vào gôn, đá đi đá lại,… Cứ thế, tôi đá bóng ngày càng giỏi hơn.

Một hôm, đến sân bóng thấy tôi đang luyện tập, các bạn ngạc nhiên nhìn gấu rồi nói: “Cậu giỏi quá!”, “Này, vào đội tớ nhé!”, “Vào đội tớ đi!”.

– Tớ nên vào đội nào đây? – Tôi liền hỏi khỉ.

– Hiệp đầu cậu đá cho đội đỏ, hiệp sau cậu đá cho đội xanh. – Khỉ nói. Tôi vui vẻ gật đầu. Chợt nghĩ: “Hoá ra làm cầu thủ dự bị cũng hay nhỉ!”.

Kể Chuyện Cầu Thủ Dự Bị Ấn Tượng – Mẫu 2

Khi nhìn thấy các bạn đá bóng, bạn gấu con rất muốn chơi cùng. Thế nhưng, nhìn thấy gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt nên chưa có đội nào muốn nhận cậu.

– Gấu à, bạn làm cầu thủ dự bị nhé! – Khỉ nói.

Gấu con tuy hơi buồn nhưng cũng đồng ý. Trong khi chờ được vào sân, gấu con đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gắng nhanh nhất có thể để các bạn không phải chờ lâu.

Mỗi ngày gấu con đều đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng ra thật xa, chạy đi nhặt rồi đi vào gôn, đá đi đá lại,… Cứ như thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn.

Một hôm, khi đến sân bóng và thấy gấu đang luyện tập, các bạn ngạc nhiên nhìn gấu rồi trầm trồ: “Bạn giỏi quá!”, “Này, vào đội tớ nhé!”, “Vào đội tớ đi!”.

– Vậy mình nên vào đội nào đây? – Gấu hỏi khỉ.

– Hiệp đầu bạn hãy đá cho đội đỏ, hiệp sau bạn đá cho đội xanh. – Khỉ nói. Gấu con liền vui vẻ gật đầu. Cậu ấynghĩ: “Hoá ra làm cầu thủ dự bị cũng hay nhỉ!”.

Viết một bình luận