Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng [Nội Dung Câu Chuyện + Ý Nghĩa]

Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa ✅ Tìm Hiểu Ý Nghĩa, Bố Cục, Hướng Dẫn Tập Đọc, Soạn Giáo Án.

Nội Dung Câu Chuyện Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng

Nội dung câu chuyện sự tích ông Đùng, bà Đùng giải thích một số đặc điểm của vùng sông Đà bằng trí tưởng tượng phong phú của nhân dân.

Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường hay gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lổ.

Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.

Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cùng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là sông Đà ngày nay.

Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi tác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.

(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)

Đọc hiểu bài 🌿Tiếng Nước Mình Lớp 3 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Tóm Tắt Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng

Tiếp theo là bản tóm tắt sự tích ông Đùng, bà Đùng ngắn gọn.

Truyện kể về cặp vợ chồng khổng lồ ở xứ Mường Bi, vì quá to lớn nên người dân gọi là ông Đùng, bà Đùng. Ông Đùng, bà Đùng đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy. Bên cạnh đó, hai vợ chồng ông Đùng, bà Đùng còn làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng, con đường dẫn nước đó chính là sông Đà ngày nay. Tuy nhiên do vét đất ban đêm, không nhìn rõ nên dòng sông đã không thẳng.

Giới Thiệu Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng

Xem thêm một số thông tin giới thiệu về sự tích ông Đùng, bà Đùng sau đây.

  • Ông Đùng, bà Đùng là truyện truyền thuyết của dân tộc Mường. Câu chuyện này được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 99,100
  • Nội dung chính: Bài đọc “Sự tích ông Đùng, bà Đùng” kể về câu chuyện từ xưa ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường vậy nên người dân gọi họ với tên gọi là ông Đùng, bà Đùng. Họ đã giúp người dân nơi đây dẫn nước, vét đất, đào bới tạo ra dòng sông Đà ngày nay. Nguyên do dòng sông ấy ngoằn ngoèo như bây giờ ta chứng kiến là do ông bà do làm việc vào ban đêm nhìn không rõ nên nó đã không được thẳng và tạo thành nhiều những ghềnh thác.

Đọc hiểu truyện🌿Cậu Bé Đánh Giày 🌿Nội Dung, Ý Nghĩa Truyện

Bố Cục Câu Chuyện Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng

Bố cục câu chuyện sự tích ông Đùng, bà Đùng có thể được chia thành 4 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: từ đầu đến “ông bà khổng lồ”: Giới thiệu về ông Đùng, bà Đùng
  • Đoạn 2: tiếp đến “cày cấy”: ông bà Đùng giúp dân có đất ở và cày cấy.
  • Đoạn 3: tiếp đến “ngày nay”: ông bà Đùng tạo nên sông Đà
  • Đoạn 4: phần còn lại: Giải thích tại sao sông Đà lại ngoằn ngoèo

Hướng Dẫn Tập Đọc Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng

Thohay.vn hướng dẫn cách tập đọc sự tích ông Đùng, bà Đùng chi tiết.

  • Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những chi tiết, hình ảnh miêu tả việc làm của ông Đùng, bà Đùng
  • Đọc trôi chảy, ngưng nghỉ đúng nhịp
  • Chú ý một số từ, tiếng dễ phát âm sai hoặc cần giải nghĩa như: Chằng chịt, hì hụi,….

Chú ý từ khó:

  • Mường Bi: địa danh thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
  • Chằng chịt: (cây cối) đan vào nhau dày đặc và không theo hàng lối nhất định.
  • Ra tay: bắt đầu làm để tỏ rõ khả năng, tài trí của mình.
  • Hì hụi: dáng vẻ cặm cụi, làm việc gì đó một cách khó nhọc, kiên nhẫn.
  • Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá nằm chắn ngang, làm nước dồn lại và chảy xiết.

Cùng tìm hiểu bài🌼 Đất Nước Là Gì Lớp 3 🌼 Nội Dung, Ý Nghĩa

Ý Nghĩa Câu Chuyện Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng

Ý nghĩa: Câu chuyện kể về những việc ông Đùng, bà Đùng đã làm giúp dân nhằm giải thích một số đặc điểm tự nhiên vùng sông Đà thông qua trí tưởng tượng kì vĩ của người xưa. Truyện cũng nhằm ca ngợi sức lao động cải tạo thiên nhiên của các vùng Sông Đà trong trường tồn lịch sử. Qua đó giải thích tại sao dòng sông Đà ngoằn ngoèo và có nhiều ghềnh thác. 

Đọc Hiểu Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng

Chia sẻ nội dung đọc hiểu sự tích ông Đùng, bà Đùng kèm đáp án cụ thể.

👉Câu 1: Ở xứ Mường Bi đã xuất hiện nhân vật nào?

A. Con trăn khổng lồ

B. Bà tiên

C. Đôi vợ chồng to lớn khác người

D. Cả 3 ý trên

👉Câu 2: Vóc dáng của họ được miêu tả cao hơn đỉnh núi cao nhất bao nhiêu lần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

👉Câu 3: Người Mường gọi nhân vật đó tên là gì?

A. Ông bà khổng lồ

B. Ông bà to lớn

C. Ông Đùng, bà Đùng

D. Ông lớn, bà lớn

👉Câu 4: Quang cảnh Mường Bi lúc ấy được miêu tả thế nào?

A. Đất cao thấp, lồi lõm

B. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt

C. Nước lênh láng khắp nơi

D. Cả 3 ý trên

👉Câu 5: Sau khi chứng kiến cảnh đất hoang ngập nước, ông bà đã làm gì?

A. Nhổ cây

B. San đất

C. Làm cánh đồng bằng phẳng

D. Cả 3 ý trên

👉Câu 6: Họ đã làm gì để tránh nước lênh láng cho dân?

A. Múc nước đổ ra biển

B. Đào một con đường dẫn nước đi

C. Mang nước tới nơi khác

D. Cả 3 ý trên đều sai

👉Câu 7: Thái độ của ông Đùng, bà Đùng như thế nào khi giúp ích cho dân?

A. Vui vẻ

B. Khó chịu

C. Buồn bã

D. Ghét bỏ

👉Câu 8: Theo con đường ông bà Đùng đào, nước đã đi đâu?

A. Về xuôi

B. Về làng khác

C. Chui xuống đất

D. Không có đáp án nào đúng

👉Câu 9: Dòng nước ông bà Đùng đào chính là dòng sông nào?

A. Sông Hương

B. Sông Hồng

C. Sông Đà

D. Sông Cả

👉Câu 10: Theo em ông bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?

A. Chăm chỉ

B. Trách nhiệm

C. Lười biếng

D. A và B đúng

👉Câu 11: Sự tích đã lí giải điều gì cho sông Đà?

A. Lí giải vì sao sông ngoằn ngoèo

B. Lí giải vì sao con sông lại có nhiều thác ghềnh

C. Lí giải vì sao có “trăm bảy mưới thác, trăm ba mười ghềnh”

D. Cả 3 đáp án trên

👉Câu 12: Hành động của ông bà Đùng được xem là?

A. Cống hiến

B. Lợi dụng

C. Chiếm đoạt

D. Cả 3 đáp án trên

👉Câu 13: Dòng sông Đà thuộc địa phương nào sau đây? 

A. Hòa Bình

B. Sơn La

C. Cao Bằng

D. Tây Bắc

👉Câu 14: Lí do dòng sông Đà không thẳng là vì?

A. Ông bà Đùng đào sông vào ban đêm

B. Ông bà Đùng không biết đào sông

C. Ông bà Đùng đào sông vào ban ngày

D. Cả 3 ý kiến trên

👉Câu 15: Sự tích ông Đùng bà Đùng của dân tộc nào?

A. Kinh

B. Mông

C. Mường

D. Nùng

Không nên bỏ lỡ bài 🌿Chuyện Bên Cửa Sổ Lớp 3 🌿 Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa

Soạn Bài Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng Lớp 3

Các em học sinh có thể tham khảo cách soạn bài sự tích ông Đùng, bà Đùng lớp 3 thông qua gợi ý dưới đây.

👉Câu 1 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?

Đáp án: Ông Đùng, bà Đùng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. 

👉Câu 2 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.

Đáp án: Ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy. Làm một đường dẫn nước đi tránh để nước tràn lênh láng

👉Câu 3 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?

Đáp án: Theo con đường ông bờ Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đổi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay.

👉Câu 4 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?

Đáp án: Theo em, những phẩm chất tốt đẹp của ông Đùng, bà Đùng: thương người, luôn lo nghĩ cho nhân dân, có tấm lòng lương thiện và tốt bụng.

👉Câu 5 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?

Đáp án: Giải thích nguyên nhân mà sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.

Giáo Án Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng Lớp 3

Sau đây là nội dung giáo án sự tích ông Đùng, bà Đùng lớp 3 cho bạn tham khảo.

I.  MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được những việc ông Đùng, bà Đùng đã làm giúp dân. Hiểu suy nghĩ, tình cảm của tác giả với ông Đùng, bà Đùng – những người có công lao lớn đối với đất nước trong việc chinh phục tự nhiên. Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: giải thích tại sao dòng sông Đà ngoằn ngoèo và có nhiều ghềnh thác.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng. Biết đọc diễn cảm lời của người kể chuyện phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Nhận biết công dụng của dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
  • Ôn chữ viết hoa Y thông qua viết ứng dụng (tên riêng: Nam Yết và câu: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Viết 2-3 câu nêu lí do yêu thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu với quê hương, đất nước; giáo dục lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước trong lịch sử.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên:

  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Sự tích ông Đùng bà Đùng.
  • Clip viết chữ hoa Y cỡ nhỏ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh: Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV yêu cầu HS làm việc theo bàn: Quan sát tranh minh hoạ, cho biết hai người trong tranh đang làm gì.
– GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận, trao đổi trong nhóm.
– GV nhận xét, chốt: Hai người trong tranh là những người khổng lồ và họ đang làm những việc rất lớn lao: vác núi, bê núi, san đất.
– GV dẫn sang phần Đọc: Trên đây dựa vào tranh minh hoạ, chúng ta đã có những suy đoán ban đầu vế công việc của hai người trong tranh. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Sự tích ông Đùng, bà Đùng để xem hai nhân vật này là ai nhé.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng. Biết đọc diễn cảm lời của người kể chuyện phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
b. Cách thức tiến hành:
– GV đọc cả bài (đọc diễn cảm lời của người kể chuyện khi nói về những hành động, việc làm, kết quả đạt được của ông Đùng, bà Đùng).
– GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: xửa, xưa, lõm, chằng, chịt, san, rộng, rãi, ngoằn, ngoéo,..
+ Ngắt đúng ở câu dài: Chỉ một ngày,/ ông bà đã nhổ cầy,/ san đất,/ làm thành cánh đồng bằng phẳng/ rộng rãi,/ lấy chỗ cho dân ở/ và cày cấy.//.
+ Đọc diễn cảm một số lời của người kể chuyện khi nói về những hành động, việc làm, kết quả đạt được của ông Đùng, bà Đùng hay nói về đặc điểm của con sông Đà:
§  Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.;
§  Ổng Đùng lom khom dùng tay bới đất đẳng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau.;
§  Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ..
– GV mời 1 HS chia đoạn bài đọc.
– GV nhận xét, chốt chia bài đọc thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến ông bà khổng lồ;
+ Đoạn 2: tiếp đến cày cấy;
+ Đoạn 3: tiếp đến ngày nay;
+ Đoạn 4: phẩn còn lại.
– GV mời 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn (mỗi HS đọc một đoạn) để HS biết cách luyện đọc theo nhóm.
– GV mời 5 HS đọc các từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ để cả lớp hiểu các từ ngữ khó:
+ Mường Bi
+ Chằng chịt
+ Ra tay
+ Hì hụi
+ Ghềnh
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS /nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp 4 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.
– GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
 – GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Sự tích ông Đùng bà Đùng.
b. Cách thức tiến hành:
Câu 1.
– GV nêu câu hỏi 1: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?.
– GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó làm việc cá nhân, chuẩn bị trả lời trước lớp.
– GV mời 2 HS phát biểu ý kiến.
– GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Ông Đùng, bà Đùng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất.
Câu 2.
– GV nêu câu hỏi 2: Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.
– GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo bàn để thống nhất câu trả lời.
– GV mời một số nhóm phát biểu ý kiến.
– GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Ông bà đã nhổ cây, san đất. Tiếp đó, ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau làm một con đường dẫn nước.
– GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, đầy đủ.
Câu 3.
– GV nêu câu hỏi 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?
– GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.
– GV mời đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến.
– GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, có những phát hiện thú vị, sau đó thống nhất câu trả lời: Ông bà Đùng làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy. Còn con đường ông bà đào bới, nước chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi tạo thành con sông Đà.
Câu 4.
– GV mời 1 – 2 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?.
– GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp: Từng bạn trao đổi theo cặp/ nhóm, thảo luận nói về những phẩm chất tốt đẹp của ông Đùng, bà Đùng. GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
– GV mời đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
– GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, có những phát hiện thú vị. GV thống nhất kết quả: chăm chỉ, chịu khó, thông minh, không ngại khó khăn, vất vả, xả thân vì cộng đồng,…
Câu 5.
– GV mời 2 – 3 HS đọc câu hỏi: Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?
– GV yêu cầu HS làm việc theo bàn theo các bước:
+ Làm việc cá nhân: đọc câu hỏi 5, dự kiến câu trả lời.
+ Làm việc nhóm: từng cá nhân nêu ý kiến.
– GV mời một số nhóm trưởng nêu các phương án trả lời mà các bạn trong nhóm đã chọn. GV yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý.
– GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, thú vị. GV thống nhất kết quả: Câu hỏi có đáp án mở, nhưng các em có thể nói như sau: Câu chuyện đã giải thích về đặc điềm ngoằn ngoèo, có nhiều thác ghềnh (trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh) của con sông Đà ngày nay.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Sự tích ông Đùng bà Đùng.
b. Cách thức tiến hành:
– GV đọc diễn cảm cả bài đọc.
– GV yêu cầu HS tập đọc diễn cảm theo GV.
– GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.
– HS lắng nghe, thực hiện.

– Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận, trao đổi trong nhóm.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– HS nghe GV hướng dẫn và đọc theo GV.

– 1 HS chia đoạn bài đọc. Cả lớp nghe và nhận xét.

– HS đánh dấu các đoạn bằng bút chì vào SGK.

– 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. Cả lớp theo dõi.

– 5 HS đọc các từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS luyện đọc theo nhóm.

– HS tự đọc nhẩm bài một lượt.

– 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm câu hỏi 1 theo GV: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?

– HS chuẩn bị trả lời trước lớp.

– 2 HS phát biểu ý kiến.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm câu hỏi 2 theo GV.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– Một số nhóm phát biểu ý kiến.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

– Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến.

– HS lắng nghe.

– 1 – 2 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– Đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
 Cả lớp nghe, nhận xét.

– HS thống nhất câu trả lời cùng GV.

– 2 – 3 HS đọc câu hỏi trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– Một số nhóm trưởng nêu các phương án trả lời mà các bạn trong nhóm đã chọn. Cả lớp nghe, nhận xét, góp ý.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– HS tập đọc diễn cảm theo GV.

– HS lắng nghe.

Hướng dẫn kể chuyện🌿Quả Hồng Của Thỏ Con Lớp 3 🌿 Nội Dung, Ý Nghĩa

2 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng

Cuối cùng là các mẫu kể lại câu chuyện sự tích ông Đùng, bà Đùng hay nhất.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng Hay – Mẫu 1

Khi Mường Bi được tạo lập xong thì dân Mường thấy xuất hiện một đôi vợ chồng to lớn khác thường. Ông Đùng, và Đùng đứng cao lắm, có dễ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Không biết học ai mà ông bà nói được tiếng Mường. Người Mường thấy ông bà cao lớn quá, gọi là ông Đùng, bà Đùng  nghĩa là ông bà khổng lồ. Người ta còn đồn rằng, ông bà Đùng là người nhà Trời, xuống giúp dân Mường Bi gây dựng cơ nghiệp.

Đất nước hồi ấy còn chưa ra một cơ ngơi đâu và đâu cả. Đất thì cao thấp lồi lõm, cây cối mọc nhằng nhịt rối bời. Nước thì chảy từ trong lòng đất ra, chảy khắp Mường tràn trề, chan chứa. Ông Đùng, bà Đùng liền ra tay nhổ cây, san đất.

Chỉ vẻn vẹn có một ngày, ông bà đã làm thành cánh đồng Thạch Bi rộng rãi, màu mỡ để lấy chỗ cho dân Mường ở và cày cấy. Lại thấy nước quá nhiều, ông Đùng bàn với vợ làm một con đường lớn dẫn nước đi. Bà Đùng thuận lời chồng và hai ông bà khởi công bới đất từ Sơn La trở xuống.

Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Hai ông bà vừa làm vừa nói chuyện nên không thấy mệt mỏi gì cả. Họ làm suốt từ lúc mặt trời thức đến lúc mặt trời đi ngủ vẫn không nghỉ. Họ làm liền từ lúc trăng mẹ đẻ hàng vạn trăng non (tức sao), rồi các con đi xa hết vẫn chưa thôi. Dòng nước theo con đường mới do ông bà Đùng đào bới vượt qua núi, qua đồi, đổ về xuôi, chảy thành dòng hẳn hoi chứ không tràn lan như trước nữa.

Làm xong, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới hay sông có dài thật nhưng vì mải chuyện, lại bới vét cả ban đêm nên không thẳng như dự tính mà ngoằn ngoèo như sông Đà bây giờ. Những nơi đất đá vét chưa hết cản trở tạo thành thác ghềnh. Cũng chính vì thế mà sông Đà có đến “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh”.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Ông Đùng, Bà Đùng Chọn Lọc – Mẫu 2

Thuở xa xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường, nhìn có khi cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất, vì vậy người dân nơi đây đặt cho hai người cái tên ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lổ.

Lúc ấy, trời đất chưa được như bây giờ, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng mới ra tay giúp đỡ người dân. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, giúp dân có chổ ở và chổ cày cấy.

Sau đó hai người còn làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm và rồi theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Dòng nước đó chính là sông Đà ngày nay.

Tuy nhiên do vét đất ban đêm, không nhìn rõ nên dòng sông đã không thẳng. Những chổ chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo như hiện nay, có tới “trăm bảy mươi tác, trăm ba mươi ghềnh”.

Chia sẻ bài đọc 🌿Đất Quý Đất Yêu Lớp 3 🌿 Chi tiết nhất

Viết một bình luận