Nội Dung Bài Thơ Tiếng Nước Mình Lớp 3, Soạn Bài, Giáo Án, Đọc Hiểu Ý Nghĩa. Hướng Dẫn Cách Soạn Bài, Soạn Giáo Án, Tập Đọc Cụ Thể.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Thơ Tiếng Nước Mình
Bài thơ Tiếng nước mình của tác giả Trúc Lâm được in trong trang 92, 93 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, được viết bằng thể thơ năm chữ. Tác phẩm này không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt mà còn thể hiện tình yêu và niềm tự hào về ngôn ngữ dân tộc.
Nội Dung Chính: Bài thơ miêu tả các dấu thanh trong tiếng Việt qua những hình ảnh gần gũi và thân thuộc:
- Dấu sắc: Cao như mây đỉnh núi.
- Dấu nặng: Ngọt ngào như dòng sữa.
- Dấu ngã: Kẽo kẹt suốt mùa hè.
- Dấu huyền: Có sân đình bến nước.
- Dấu hỏi: Tuổi thơ chơi chọi gà.
Ý Nghĩa
- Ca Ngợi Tiếng Việt: Bài thơ tôn vinh vẻ đẹp phong phú và đa dạng của tiếng Việt, từ âm điệu đến ý nghĩa.
- Tình Yêu Ngôn Ngữ: Tác phẩm thể hiện tình yêu sâu sắc và niềm tự hào về ngôn ngữ mẹ đẻ, khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong mỗi người.
- Giáo Dục Thiếu Nhi: Bài thơ giúp các em nhỏ hiểu và yêu quý hơn tiếng Việt, đồng thời nhận thức được giá trị của ngôn ngữ dân tộc
Giá Trị Nghệ Thuật
- Ngôn Ngữ Giản Dị: Sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
- Hình Ảnh Sinh Động: Các hình ảnh trong bài thơ được miêu tả sinh động, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ em
Nội Dung Bài Thơ Tiếng Nước Mình
Tiếng nước mình
Tác giả: Trúc Lâm
Tiếng bố là dấu sắc
Có phải không bố ơi?
Cao như mây đỉnh núi
Bát ngát như trùng khơi.
Tiếng mẹ là dấu nặng
Bập bẹ thuở đầu đời
Ngọt ngào như dòng sữa
Nuôi con lớn thành người.
Tiếng võng là dấu ngã
Kẽo kẹt suốt mùa hè
Bà ru cháu khôn lớn
Trong êm đềm tiếng ve.
Tiếng làng là dấu huyền
Có sân đình bến nước
Có cánh diều tuổi thơ
Nâng cả trời mơ ước.
Tiếng cỏ là dấu hỏi
Tuổi thơ chơi chọi gà
Nếu tiếng không có dấu
Là tiếng em reo ca.
Đọc thêm câu chuyện🌿Cậu Bé Đánh Giày 🌿Nội Dung, Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích
Bố Cục Bài Thơ Tiếng Nước Mình
Bố cục bài thơ Tiếng nước mình có thể chia thành 5 đoạn, mỗi khổ một đoạn:
- Đoạn 1: Khổ 1: Nói về dấu sắc
- Đoạn 2: Khổ 2: Nói về dấu nặng
- Đoạn 3: Khổ 3: Nói về dấu ngã
- Đoạn 4: Khổ 4: Dấu huyền
- Đoạn 5: Khổ cuối: Nói về dấu ngã và không có dấu
Đọc hiểu bài thơ 🌼 Đất Nước Là Gì Lớp 3 🌼 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án
Hướng Dẫn Tập Đọc Tiếng Nước Mình Lớp 3
Thohay.vn hướng dẫn cách tập đọc bài Tiếng nước mình lớp 3 cụ thể:
- Đọc đúng và rõ ràng bài thơ, biết nghỉ hơi, ngắt nhịp đúng chổ
- Đọc diễn cảm, bước đầu biết thể hiện cảm xúc của tác giả qua giọng đọc.
Chú ý từ khó:
- Bập bẹ: nói chưa rõ do mới tập nói.
- Kẽo kẹt: từ mô phỏng tiếng kêu của võng khi đung đưa.
- Sân đình: nơi sinh hoạt cộng đồng của làng xã trong khuôn viên đình làng.
- Chọi (cỏ) gà: trò chơi dân gian của trẻ nhỏ (dùng cỏ gà của mình quất mạnh vào cỏ gà của bạn), mang đậm nét đẹp đồng quê.
Ý Nghĩa Bài Thơ Tiếng Nước Mình
Ý nghĩa: Bài thơ nói về những dấu thanh trong tiếng Việt. Dấu thanh là đặc trưng riêng biệt của tiếng Việt. Thông qua đó nói lên tình yêu của tác giả đối với tiếng Việt, đối với quê hương đất nước.
Khám phá thêm 🌿Chuyện Bên Cửa Sổ Lớp 3 🌿 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Đọc Hiểu Bài Thơ Tiếng Nước Mình
Không nên bỏ qua nội dung đọc hiểu bài thơ Tiếng nước mình mà chúng tôi gợi ý cho bạn dưới đây nhé!
👉Câu 1: Có mấy loại dấu được nhắc đến trong bài thơ?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
👉Câu 2: Dấu sắc được nhắc đến qua tiếng nào?
A. Bố
B. Hát
C. Bác
D. Cá
👉Câu 3: Dấu nặng được nhắc đến qua tiếng nào?
A. Hẹ
B. Mệt
C. Mẹ
D. Tệp
👉Câu 4: Dấu ngã được nhắc đến qua tiếng nào?
A. Nghĩ
B. Võ
C. Ngã
D. Võng
Câu 5: Dấu huyền được nhắc đến qua tiếng nào?
A. Bò
B. Bà
C. Làng
D. Quà
👉Câu 6: Dấu hỏi được nhắc đến qua tiếng nào?
A. Bỏng
B. Cỏ
C. Chả
D. Thỏ
👉Câu 7: Tiếng không có dấu được nhắc đến là tiếng nào?
A. Em
B. Đi
C. Ba
D. Bu
👉Câu 8: Tiếng cỏ làm em nhớ điều gì?
A. Tuổi thơ chơi chọi gà
B. Tuổi thơ đi ra đồng
C. Đồng cỏ mênh mông
D. Cánh đồng lúa chín
👉Câu 9: Tiếng mẹ nhắc em nhớ điều gì?
A. Tiếng nói đầu đời
B. Dòng sữa ngọt lành
C. Người thân
D. A và B đúng
👉Câu 10: Tiếng võng làm em nhớ điều gì?
A. Chiếc võng nhà em
B. Ngôi nhà thân yêu
C. Những ngày bà ru ngủ
D. Cả 3 đáp án trên
👉Câu 11: Tiếng làng làm em nhớ điều gì?
A. Sân đình bến nước
B. Cánh diều tuổi thơ
C. Đồng lúa chín
D. Cả A và B
👉Câu 12: Tiếng bố được so sánh với sự vật nào?
A. Cao như mây đỉnh núi
B. Bát ngát như trùng khơi
C. Dài rộng như sóng cả
D. A và B đúng
👉Câu 13: Từ bài thơ trên ta rút ra điều gì?
A. Tiếng Việt thật giàu đẹp
B. Tiếng Việt cũng giống như tiếng các nước khác
C. Tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ chứ không bộc lộ cảm xúc
D. Cả 3 đáp án trên
👉Câu 14: Ngôn ngữ chính của Việt Nam là?
A. Tiếng Anh
B. Tiếng Việt
C. Tiếng Nga
D. Tiếng Việt Nam
👉Câu 15: Thủ đô của nước ta là?
A. Hà Nội
B. Hồ Chí Minh
C. Hạ Long
C. Huế
Soạn Bài Tiếng Nước Mình Lớp 3
Hướng dẫn cách soạn bài Tiếng nước mình lớp 3 cho các em học sinh cùng tham khảo.
*Khởi động:
👉Câu hỏi trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1-2 câu về thứ tiếng đó.
Trả lời:
Ngoài tiếng Việt, em biết thêm tiếng Anh. Ví dụ như :
Hello. My name is….I live in Vietnam.
How are you? – I am fine, thank you. And you?
👉Câu 1 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt?
Đáp án: Bài thơ nhắc đến những dấu thanh: Dấu sắc, dấu nặng, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi.
👉Câu 2 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó.
Đáp án: Dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua tiếng bố, mẹ.
- Bố: cao như mây đỉnh núi / bát ngát như trùng khơi.
- Mẹ: ngọt ngào như dòng sữa / nuôi con lớn thành người.
👉Câu 3 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì?
Đáp án: Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng võng, làng, cỏ.
Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều là:
- võng: kẽo kẹt, bà ru cháu ngủ.
- làng: sân đình, bến nước, cánh diều tuổi thơ.
- cỏ: tuổi thơ chơi chọi gà.
👉Câu 4 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ?
Đáp án: Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng em. Tiếng đó khác với những tiếng khác trong bài thơ ở chỗ: không có dấu.
👉Câu 5 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
Trả lời: Bài thơ muốn nói với em rằng dù sau này đã lớn đã trưởng thành nhưng vẫn phải luôn nhớ tới những người sinh thành ra mình, hoài niệm tới quá khứ tuổi thơ. Dù có biết bao nhiêu thứ tiếng, đi khắp các châu lục đi nữa thì cũng không được quên thứ tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Việt.
Đừng nên bỏ qua bài 🌿Quả Hồng Của Thỏ Con Lớp 3 🌿 Nội Dung, Ý Nghĩa
Giáo Án Tiếng Nước Mình Lớp 3
Nội dung giáo án Tiếng nước mình lớp 3 sau đây sẽ giúp các giáo viên chuẩn bị bài giảng tốt hơn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhận biết được những dấu thanh trong tiếng Việt. Hiểu được dấu thanh là đặc trưng riêng biệt của tiếng Việt. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ (tình yêu của tác giả với dấu thanh nói riêng, tiếng Việt nói chung cũng chính là tình yêu của tác giả đối với đất nước, quê hương).
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Tiếng nước mình. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Đọc mở rộng theo yêu cẩu (và viết vào phiếu đọc sách một số thông tin: tên sách, tác giả, nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến,…).
- Mở rộng vốn từ về đất nước Việt Nam; biết đặc điểm, dấu hiệu nhận diện và công dụng của câu khiến, câu cảm.
- Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu đối với tiếng Việt, tình yêu quê hương, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc Tiếng nước mình; tranh ảnh vịnh Hạ Long.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh: Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: – GV nêu câu hỏi và yêu cầu phần Khởi động: Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1-2 câu về thứ tiếng đó. – GV mời 2 – 3 HS trả lời, chia sẻ trước lớp. – GV nhận xét và thống nhất câu trả lời. GV chốt một số đáp án: Ngoài tiếng Việt, em còn biết tiếng Anh. Tiếng Anh được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng… – GV dẫn sang phần Đọc: Để hiểu thêm về tiếng Việt, chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Tiếng nước mình. Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Tiếng nước mình. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách thức tiến hành: – GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm). – GV hướng dẫn đọc: + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: sắc, trùng, sữa, võng, ngã, kẽo,… + Ngắt đúng nhịp thơ. + Đọc diễn cảm các hình ảnh thơ: Cao như mây đỉnh núi/ Bát ngát như trùng khơi/ Ngọt ngào như dòng sữa/… – GV mời 5 HS đọc nối tiếp từng khổ (mỗi HS đọc một khổ) để cả lớp biết cách luyện đọc theo nhóm. – GV mời một số HS đọc mục Từ ngữ để cả lớp hiểu các từ ngữ khó: + Bập bẹ + Kẽo kẹt + Sân đình + Chọi (cỏ) gà – GV yêu cầu HS làm việc nhóm (5 HS/nhóm): Mỗi bạn đọc một khổ (đọc nối tiếp 5 khổ), đọc nối tiếp 1-2 lượt. – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt. – GV mời 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp. – GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Tiếng nước mình. b. Cách thức tiến hành: Câu 1. – GV nêu câu hỏi 1: Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt? – GV yêu cầu HS quan sát tranh, chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời. – GV mời một số HS phát biểu ý kiến. – GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Dấu sắc, dấu nặng, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi, ngoài 5 dấu thanh trên, trong tiếng Việt còn có thanh không dấu. Câu 2. – GV nêu câu hỏi 2: Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặngđược nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh đượcgợi ra từ các tiếng đó. – GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp. – GV mời một số HS phát biểu ý kiến. – GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: + Dấu sắc được nhắc đến qua tiếng “bố”; dấu nặng được nhắc đến qua tiếng “mẹ” + Những hình ảnh so sánh gợi ra từ tiếng “bố” là: cao như mây đỉnh núi, bát ngát như trùng khơi, hình ảnh so sánh được gợi ra từ tiếng “mẹ” là: ngọt ngào như dòng sữa nuôi con lớn thành người. Câu 3. – GV nêu câu hỏi 3: Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điểu gì? – GV mời 2 HS hỏi – đáp theo mẫu (một bạn hỏi, một bạn đáp). VD: + Dấu huyền gắn với tiếng gì? – Dấu huyền gắn với tiếng “làng”. + Tiếng đó gợi nhớ đến điều gì? – Tiếng “làng” gợi nhố đến làng quê thân thương với sân đình, bến nước, cánh diều tuổi thơ. – GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp: + Từng cặp hỏi – đáp về hai dấu thanh còn lại trong bài thơ theo hướng dẫn mẫu. + GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm. – GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Dấu huyền gắn với tiếng làng. Tiếng làng gợi nhớ đến hình ảnh làng quê thân thương với sân đình, giếng nước,… nơi nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Dấu ngã gắn với tiếng võng. Tiếng võng gợi nhớ đến hình ảnh thân thương của bà. Dấu hỏi gắn với tiếng cỏ. Tiếng cỏ gợi nhớ đến trò chơi tuổi thơ (trò chơi chọi cỏ gà).. Câu 4. – GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có khác gì với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ? – GV hướng dẫn cách thực hiện: + Bước 1: Làm việc cá nhân. § Đọc yêu cầu của câu 4. § Đọc lướt lại cả bài thơ. + Bước 2: Làm việc nhóm. § Từng bạn phát biểu ý kiến, cả nhóm góp ý. § Bầu một bạn trình bày ý kiến trước lớp. – GV mời 2 – 3 HS phát biểu. – GV nhận xét và thống nhất câu trả lời: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng em. Tiếng em khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ là không có dấu thanh. Hoạt động 3: Học thuộc lòng a. Mục tiêu: Học thuộc lòng được 3 khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ. b. Cách thức tiến hành: * Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ. – GV hướng dẫn HS đọc thuộc ba khổ thơ hoặc cả bài thơ. GV khích lệ HS: Đây là bài thơ nói về các dấu thanh trong tiếng Việt, các em nên học thuộc cả bài để có cách hiểu trọn vẹn, đầy đủ về các dấu thanh. – GV yêu cầu HS: + Làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ rồi gấp sách lại để xem mình đã thuộc chưa. + Làm việc theo cặp, theo nhóm: § Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ/ từng khổ thơ. § Câu thơ nào/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SGK ra để xem lại. – GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. – GV nhắc HS về nhà tiếp tục đọc lại nhiều lần ba khổ thơ đầu/ cả bài thơ để ghi nhớ. | – HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời. – 2 – 3 HS trả lời, chia sẻ trước lớp. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS đọc thầm theo. – HS lắng nghe GV hướng dẫn, đọc theo GV. – 5 HS đọc nổi tiếp từng khổ. – Một số HS đọc mục Từ ngữ để cả lớp hiểu các từ ngữ khó. – HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV. – HS tự đọc nhẩm toàn bài 1 lượt. – 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. – HS lắng nghe. – HS đọc thầm câu hỏi 1 theo GV. – HS lắng nghe. – Một số HS phát biểu ý kiến. – HS lắng nghe. – HS đọc thầm câu hỏi 2 cùng GV. – HS trao đổi theo cặp. – Một số HS phát biểu ý kiến. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe, đọc thầm câu hỏi 3 theo GV. – 2 HS hỏi – đáp theo mẫu. – HS lắng nghe, thực hiện. – HS lắng nghe. – 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. – HS lắng nghe, thực hiện. – 2 – 3 HS phát biểu trước lớp. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe, thực hiện – Một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên) và góp ý, nhận xét. – HS lắng nghe, thực hiện ở nhà. |
Tìm hiểu chi tiết bài thơ ❤️️ Ngày Hội Rừng Xanh Lớp 3 ❤️️ Nội dung, ý nghĩa