Cái Trống Trường Em Lớp 2 [Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài]

Cái Trống Trường Em Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Giáo Án.

Nội Dung Bài Thơ Cái Trống Trường Em Lớp 2

Bài thơ Cái trống trường em sẽ được giới thiệu ở SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 45. Sau đây là nội dung bài thơ Cái trống trường em lớp 2.

Cái trống trường em
Tác giả: Thanh Hào.

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng…
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Cầu Thủ Dự Bị 🍀 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Thơ Cái Trống Trường Em Lớp 2

Chia sẻ thông tin giới thiệu bài thơ Cái trống trường em lớp 2.

  • Bài thơ của tác giả Thanh Hào, được in trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, tập 1, NXB Giáo dục, 2002
  • Nội dung chính: Tình cảm yêu thương, gắn bó của các bạn học sinh đối với cái trống trường.

Bố Cục Bài Thơ Cái Trống Trường Em Lớp 2

Bố cục bài thơ Cái trống trường em lớp 2 bao gồm 4 phần chính:

  • Phần 1: Khổ thơ 1
  • Phần 2: Khổ thơ 2
  • Phần 3: Khổ thơ 3
  • Phần 4: Khổ thơ cuối

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🔥 Cây Xấu Hổ 🔥 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Cái Trống Trường Em Lớp 2

Cùng khám phá hướng dẫn tập đọc Cái trống trường em lớp 2.

  • Đọc đúng các từ có âm, vần khó.
  • Ngắt nhịp đúng từng câu thơ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết

Ý Nghĩa Bài Thơ Cái Trống Trường Em Lớp 2

Bật mí cho bạn đọc ý nghĩa bài thơ Cái trống trường em lớp 2.

  • Hiểu tình cảm của gắn bó của học sinh với cái trống và trường lớp
  • Cảm nhận được niềm vui được đến trường, bồi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu quý trường lớp.

Cùng xem thêm về 🌺 Một Giờ Học 🌺 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Bài Cái Trống Trường Em

Tham khảo phần đọc hiểu bài Cái trống trường em.

👉Câu 1. Bạn học sinh xưng hô như thế nào với cái trống trường?

A) Nói với cái trống như một người bạn thân thiết.

B) Xưng là “ bọn mình” và hỏi “Buồn không hả trống”.

C) Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 2. Nội dung chính của bài là gì?

A) Tả cái trống trường em.

B) Nỗi buồn của cái trống trường em trong ba tháng hè.

C) Thể hiện tình cảm thân ái gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học.

👉Câu 3. Trong bài thơ, cái trống nghỉ hè mấy tháng?

A) 1 tháng

B) 2 tháng

C) 3 tháng

D) 4 tháng

👉Câu 4. Bạn nhỏ nghĩ cảm giác của trống như thế nào trong mùa hè?

A) Buồn và im lặng

B) Cô đơn

C) Vui mừng

D) Hạnh phúc

Nhất định đừng bỏ lỡ bài 💚 Em Có Xinh Không 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Soạn Bài Cái Trống Trường Em Lớp 2

Đừng bỏ qua gợi ý soạn bài Cái trống trường em lớp 2.

👉Câu 1 trang 49 Tiếng Việt lớp 2: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Trả lời: 

Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh. 

👉Câu 2 trang 49 Tiếng Việt lớp 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?

Trả lời: 

Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới bắt đầu. 

👉Câu 3 trang 49 Tiếng Việt lớp 2: Khổ thơ nào cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như với một người bạn? 

Trả lời: 

Khổ thơ thứ 2 cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như với một người bạn.

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

👉Câu 4 trang 49 Tiếng Việt lớp 2: Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?

Trả lời: 

Tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn. 

Cập nhật cho bạn đọc 🌟 Niềm Vui Của Bi Và Bống 🌟 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Giáo Án Cái Trống Trường Em Lớp 2

Xem thêm nội dung giáo án Cái trống trường em lớp 2.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài

– Từ ngữ: ngẫm nghĩ, giá trống, năm học mới.

– Hiểu tình cảm của gắn bó của HS với cái trống và trường lớp

2. Kỹ năng: Đọc trơn cả bài

– Đọc đúng các từ có âm, vần khó.

– Ngắt nhịp đúng từng câu thơ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết.

3. Thái độ:

– Tình cảm yêu mến trường lớp.

II. Chuẩn bị

GV: Tranh, bảng phụ
HS: SGK.

III. Các hoạt động

Hoạt động của GVHoạt động của HS
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời CH phần Chia sẻ.
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
– GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Em hãy đọc tên Bài 5 và đoạn: Ngôi nhà thứ hai là gì?
Trả lời: Ngôi nhà thứ hai là trường lớp.
+ BT 2: Nói những điều em quan sát được trong mỗi bức tranh dưới đây:

a) Mỗi bức tranh tả cảnh gì?

b) Có những ai trong tranh? Họ đang làm gì?

Trả lời:
a) Bức tranh 1 tả cảnh các bạn HS trong lớp đang hăng hái học tập.
Bức tranh 2 tả cảnh các bạn HS đang biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Bức tranh 3 tả cảnh các bạn HS đang chăm sóc vườn rau.
Bức tranh 4 tả cảnh bạn HS đang ở phòng y tế của trường đo huyết áp.

b) Tranh 1 có các bạn HS trong tranh.
Tranh 2 có các bạn HS trong tranh.
Tranh 3 có các bạn HS trong tranh.
Tranh 4 có bạn HS và cô phụ trách y tế trong tranh.

BÀI ĐỌC 1: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
– GV giới thiệu bài: Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại, ở các trường học, khi báo hiệu bắt đầu hay kết thúc một tiết học, đã có chuông báo hiệu. Tuy nhiên, cái trống vẫn chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một biểu tượng cho sự khởi đầu. Trống trường vẫn được sử dụng để báo hiệu cho các giờ học, giờ ra chơi, cho các hoạt động thể dục. Đặc biệt, để bắt đầu một năm học mới, các em được thấy thầy/cô hiệu trưởng đánh trống trường. Buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài thơ Cái trống trường em.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu toàn bài đọc.
– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.
– GV giải thích nghĩa của từ ngữ trong VB:
+ Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng.
– GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).
– GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.
– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:
– GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.
– GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.
– GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.
Cách tiến hành:
– GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
– GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.
– GV chốt đáp án:

+ BT 1: Xếp các từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc của nhân vật “trống” vào ô thích hợp.
Câu hỏi          Vào mùa hè   Vào năm học mới
Cái trống làm gì? (Hoạt động)        ngẫm nghĩ, nằm, nghỉ, nghiêng đầu           thấy, gọi
Cái trống thế nào (Cảm xúc)          buồn   mừng vui

+ BT 2: Tìm các từ ngữ:
a) Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới.
Bài làm: Vui, phấn khởi, háo hức,…
b) Nói về hoạt động của em trong năm học mới.
Bài làm: Học tập, đi thực tế, tham gia biểu diễn văn nghệ,…

5. HĐ 4: HTL 3 khổ thơ đầu

Mục tiêu: HTL được 3 khổ thơ đầu.

Cách tiến hành:
– GV hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ theo cách xóa dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xóa hết, chỉ giữ chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xóa toàn bộ.
– GV yêu cầu các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 1, 2, 3.
– GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.      
– 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

– HS thảo luận theo cặp, trả lời CH.

– Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

– HS lắng nghe.

– HS luyện đọc theo nhóm 3.

– Các nhóm đọc bài trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:

HS 1: Bài thơ là lời của ai?
HS 2: Bài thơ là lời của bạn nhỏ.

+ Câu 2:

HS 2: Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật như thế nào với cái trống?
HS 1: Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật với cái trống:
o          xưng hô: Trống – Bọn mình
o          Hỏi gần gũi, thân mật như người bạn: “Buồn không hả trống”.

+ Câu 3:

HS 1: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường như thế nào?

HS 2: Tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường: thân thiết, gắn bó, quan tâm.

– HS lắng nghe.

– HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

– HS lên bảng báo cáo kết quả.

– HS lắng nghe, sửa bài.

– HS HTL theo GV hướng dẫn.

– Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 1, 2, 3.

– Cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

Đón đọc thêm về 🍀 Ngày Hôm Qua Đâu Rồi 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

3 Mẫu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cái Trống Trường Em

Cuối cùng là 3 mẫu cảm nghĩ về bài thơ Cái trống trường em hay nhất.

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cái Trống Trường Em Nổi Bật – Mẫu 1

Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường, âm thanh tiếng trống đã trở thành thân thuộc với mỗi chúng ta.

Chính vì thân thuộc lắm nên xa nhau là thấy nhớ. Suốt ba tháng hè được nghỉ ngơi, vui chơi là quãng thời gian đầy hào hứng với các bạn nhỏ. Nhưng lắng sâu trong tình cảm là nỗi nhớ về mái trường, về tiếng trống rộn ràng mỗi lần ra vào lớp học vẫn tha thiết không nguôi.

Có lẽ bắt được mạch cảm xúc ấy, nhà thơ Thanh Hào đã viết bài thơ Cái trống trường em thật ấn tượng và đầy xúc động. Nhờ đó, bài thơ đã liên tục được chọn đưa vào SGK tiểu học trong suốt nhiều năm qua.

Trong ba tháng mùa hè, các em không đến lớp, cái trống trường cũng theo đó mà được “nghỉ ngơi”. Tưởng vui, hóa ra cái trống cũng nhiều nỗi niềm thương nhớ nên cứ nằm “ngẫm nghĩ”.

Chỉ với hai từ ấy thôi, Thanh Hào đã biến cái trống vốn là vật vô tri vô giác trở thành người bạn gần gũi và thiết thân với tuổi học trò. Đáp lại tình cảm ấy, các bạn học sinh cũng không quên hỏi han, chia sẻ và thấu hiểu trống với một cảm xúc bồi hồi nhớ thương về “cái trống trường em”: “Buồn không hả trống/ Trong những ngày hè/ Bọn mình đi vắng/ Chỉ còn tiếng ve?”

Từ sự quan tâm của các bạn nhỏ, cái trống nhìn bên ngoài có vẻ “lặng im”, chỉ hơi “nghiêng đầu trên giá”, nhưng trong thẳm sâu là cả một niềm vui sướng vô biên.

Nhà thơ Thanh Hào phát hiện được niềm vui ẩn sâu ấy của trống sau ba tháng hè chia tay, nay được sum vầy trong năm học mới bằng cái nhìn ngộ nghĩnh, tươi vui và rất mực hồn nhiên: Cái trống lặng im/ Nghiêng đầu trên giá/ Chắc thấy chúng em/ Nó mừng vui quá!”

Các từ ngữ “lặng im”, “nghiêng đầu”, “mừng vui” đã diễn tả tình cảm của cái trống trong năm học mới. Trống như vừa giận hờn khi giả bộ nằm im, trống lại rất trẻ con khi “nghiêng đầu” báo hiệu rằng mình vẫn đang nghe đây, vẫn biết cả.

Sau cùng, không kìm được cảm xúc, trống “vui mừng” reo lên bằng âm vang “tùng… tùng…” trong buổi tựu trường đầu năm học mới. Quả vậy, tác giả phải rất tinh tế, phải lắng nghe từ chính cõi lòng mình, từ chiều sâu thiết tha kỷ niệm mới có thể viết được những câu thơ tài hoa và hay đến vậy.

Khổ cuối bài thơ là bốn âm thanh vang vọng của “cái trống trường em” tưng bừng, rộn rã. Dường như đang hiện ra trước mắt mọi người hình ảnh từng bước chân xôn xao của các em theo nhau vào lớp học giữa không gian ngập tràn tiếng trống yêu thương.

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cái Trống Trường Em Chọn Lọc – Mẫu 2

Bài thơ cái trống trường em được nhà thơ Thanh Hào sáng tác vào thời điểm những năm 60 của thế kỉ trước. Một thời chiến tranh bão đạn nhưng tiếng trống trường vẫn vang lên hàng ngày. Mang đến âm thanh của tương lai, tuổi trẻ và sự phát triển không ngừng bất chấp hoàn cảnh khó khăn. Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Thanh Hào đã sáng tác những vần thơ mang đến cảm xúc rất vui tươi trái ngược hẳn với không khí của thời chiến.

Bài thơ mang những câu thơ hết sức hồn nhiên và trong sáng giống như của một em học sinh đang kể về những cảm xúc của mình khi nghe tiếng trống khai trường vậy. Những vần thơ đơn giản lại gần gũi nhưng mang đến đầy cảm xúc cho mọi lứa tuổi. Sự hào hứng cho năm học mới, sự hoài niệm với những kỉ niệm xưa đều được mang đến cho người đọc.

Chính vì những hình ảnh thân thuộc nhất được nhà thơ mang đến qua phép tu từ nhân cách hóa cái trống trường. Trống trường như một người bạn với những em học sinh. Thiếu mọi người trống cũng biết buồn và mừng vui khi năm học mới đến với những tiếng trống rộn rã. Chính điều này, nhiều năm qua, bài thơ liên tục được đưa vào chương trình SGK tiểu học.

Trong ba tháng hè các em học sinh không đến lớp và cái trống trường cùng được nghỉ ngơi. Nhưng không cảm thấy trống vui vì được nghỉ bởi “ suốt 3 tháng liền, trống nằm ngẫm nghĩ”. Mặc dù được nghỉ nhưng chỉ nằm để ngẫm nghĩ. Hình ảnh này đã mang đến một cảm xúc buồn khi phải chia tay các em học sinh khi nằm “ngẫm nghĩ”. Chỉ với 2 từ tưởng như đơn giản những thay đổi hoàn toàn góc nhìn về một sự vật trở thành hình ảnh nhân cách hóa có buồn có vui, có suy nghĩ.

Đáp lại tình cảm ấy, các bạn học sinh cùng không quên hỏi han, động viên. Với cảm xúc hết sức thân thiết và giọng điệu hỏi thăm hồn nhiên vô tư đồi với “cái trống trường em”. “buồn không hả trống/ trong những ngày hè/ bọn mình đi vắng/ chỉ còn tiếng ve” đây là sự quan tâm thực sự từ để ý đến điều đơn giản “lặng im” như quan sát đến cử chỉ để thấy tâm trạng của người bạn của mình.

Nhưng đó chỉ là khi nằm một mình và chỉ có tiếng ve. Lúc gặp lại các em học sinh thì niềm vui sướng tràn về. Như khi gặp lại sau những cuộc chia ly vậy. Những từ ngữ như “ lặng im” “Nghiêng đầu”,”mừng vui” diễn dã đầy đủ cung bậc cảm xúc từ buồn chuyển thành chờ mong và vỡ òa trong vui sướng. Như niềm vui đến bất ngờ và không được báo trước.

Nghiêng đầu giống như một hành động vẫy tay với các bạn nhỏ khi mới gặp lại vậy. Sự mừng vui được đưa đến đỉnh điểm khi “Kìa trống đang gọi/ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng…” Chỉ là âm thanh tiếng trống trường nhưng tác giả Thanh Hào đã biến âm thanh này có thật nhiều cung bậc của cảm xúc.

Âm thanh tưởng như chỉ để báo hiệu năm học mới trong ngày tựu trường nhưng lại nói đến sự mừng vui của các em học sinh khi được cắp sách tới trường. Phải biết đây là thời điểm chiến tranh sụ mừng vui này mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cái Trống Trường Em Ấn Tượng – Mẫu 3

Những âm thanh của tiếng trống khai trường trong bài thơ không chỉ mang đến cho người đọc những cảm xúc mà còn mang đến một không gian có trường học, các em học sinh, có cái trống trường. Những hình hảnh hết sức thân thuộc và đầy kỉ niệm.

“Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!” hay đó là tiếng lòng mừng vui hội ngộ của các bạn nhỏ và cái trống trường sau những ngày tháng cách xa? Âm thanh và cảm xúc, tiếng trống và tâm hồn trẻ thơ đã hòa cùng một nhịp, hòa cùng niềm vui trong sáng của buổi tựu trường: “Kìa trống đang gọi/ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!/ Vào năm học mới/ Giọng vang tưng bừng”.

Ai ai cũng có thể tưởng tượng ra ngay được như cảm nhận được hiện thực trước mắt. Bài thơ mang đến cho người đọc nhiều giá trị nhân văn rất cao chỉ đơn giản thông qua những lời thơ mộc mạc nhất. Như đem tình cảm đến với vạn vật, không chỉ con người mà những vật thân thuộc cũng mang đến những tình cảm. Đây là bài học về sự trân trọng mọi thứ quanh ta.

Bài thơ Cái trống trường em đã thể hiện cảm xúc thiết tha, trìu mến và tình yêu lớp, yêu trường của tuổi học trò trong sáng, hồn nhiên. Hơn thế nữa, qua bài thơ này, tác giả Thanh Hào cũng mong ước các bạn nhỏ hãy biết quan tâm đến những gì thân thiết quanh mình. Đó là thái độ chan hòa với vạn vật và cũng là bài học thật quý báu mà mỗi người chúng ta cần nêu gương trong cuộc sống.

Viết một bình luận