Người Làm Đồ Chơi Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Đọc Hiểu, Giáo Án, Soạn Bài Chi Tiết.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Người Làm Đồ Chơi Lớp 3
Trong bài đọc hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung bài Người làm đồ chơi lớp 3 chi tiết:
Người làm đồ chơi
Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,… Bác Nhân rất vui với công việc của mình.
Mấy năm gần đây, những đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước. Ở cổng công viên, có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa.
Một hôm, bác Nhân bảo:
– Bác sắp về quê đây, về quê làm ruộng.
Tôi suýt khóc:
– Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
– Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. Còn một ít bột và màu, bác sẽ nặn và bán nốt trong ngày mai.
Đêm ấy, tôi đập con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.
Chiều ấy, tôi thấy bác rất vui. Bác kể: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác. Về quê, bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ ở nông thôn còn thích thứ này hơn trẻ thành phố”
(Rút gọn từ truyện ngắn cùng tên của Xuân Quỳnh)
Chia sẻ câu chuyện 🌿Hàng Xóm Của Tắc Kè Lớp 3 🌿 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Tóm Tắt Câu Chuyện Người Làm Đồ Chơi
Tóm tắt câu chuyện Người làm đồ chơi cho bạn đọc tham khảo thêm.
Câu chuyện kể về bác Nhân – một người làm nghề làm đồ chơi lâu năm nhưng lại sắp bỏ nghề về quê làm ruộng vì mấy năm gần đây đồ chơi của bác không bán được do xuất hiện nhiều hàng đồ chơi bằng nhựa khác. Vào buổi bán hàng cuối cùng, bác đã bán được hết hàng nhờ sự giúp đỡ âm thầm của nhân vật tôi – hàng xóm của bác. Nhờ vậy bác đã rất vui và quyết định về quê cũng sẽ làm đồ chơi để bán.
Giới Thiệu Câu Chuyện Người Làm Đồ Chơi
Đừng nên bỏ qua các thông tin giới thiệu câu chuyện Người làm đồ chơi dưới đây nhé!
- Câu chuyện Người làm đồ chơi được rút gọn từ truyện ngắn cùng tên của thi sĩ Xuân Quỳnh
- Bài đọc được in trong SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 141, 142
- Nội dung: Bài đọc kể về một bạn nhỏ và bác Nhân. Bạn nhỏ có một tấm lòng rất đáng trân trọng: tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý vui vẻ, hạnh phúc. Bác Nhân, người chuyên làm đồ chơi cho trẻ em, là người rất đáng trân trọng vì bác yêu nghề, yêu các bạn nhỏ
Gợi ý cách soạn bài ❤️️Ngưỡng Cửa Lớp 3 ❤️️ Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Nhận
Bố Cục Câu Chuyện Người Làm Đồ Chơi
Bố cục câu chuyện Người làm đồ chơi có thể được chia thành 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “công việc của mình”: Bác Nhân làm nghề làm đồ chơi bằng bột màu.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “về quê làm ruộng”: Bác Nhân tâm sự sẽ về quê làm ruộng
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “đồ chơi của bác”: bạn nhỏ quyết định đập con lợn đất để mua giúp đồ chơi của bác.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Bác Nhân rất vui vì bán hết hàng trong ngày cuối cùng làm đồ chơi ở thành phố
Hướng Dẫn Tập Đọc Người Làm Đồ Chơi
Tham khảo các hướng dẫn tập đọc Người làm đồ chơi sau đây:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi
- Đọc, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc của từng nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc
- Đọc có ngưng nghỉ theo dấu cau
Đừng nên bỏ qua bài đọc 🌺 Mặt Trời Mọc Ở Đằng Tây 🌺Thú vị
Ý Nghĩa Câu Chuyện Người Làm Đồ Chơi
Ý nghĩa câu chuyện: Thể hiện tấm lòng tốt bụng của cháu bé khi muốn giúp đỡ bác Nhân trong buổi bán hàng cuối cùng. Câu chuyện lan toả thông điệp tích cực đến mọi người, chúng ta nên biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
Đọc Hiểu Truyện Người Làm Đồ Chơi
Đừng quên tham khảo phần đọc hiểu truyện Người làm đồ chơi mà Thohay.vn chia sẻ sau đây nhé!
👉Câu 1: Bài đọc “Người làm đồ chơi” được rút gọn từ truyện ngắn cùng tên của ai?
A. Xuân Quỳnh
B. Xuân Diệu
C. Lưu Quang Vũ
D. Nguyễn Trọng Tạo
👉Câu 2: Bác Nhân có quan hệ gì với bạn nhỏ?
A. Là bác ruột.
B. Là thầy giáo.
C. Là hàng xóm.
D. Là họ hàng xa.
👉Câu 3: Bác Nhân làm nghề gì?
A. Đóng, sửa giầy dép.
B. Thợ xây.
C. Làm đồ chơi bằng bột màu.
D. Giáo viên.
👉Câu 4: Ngón tay của bác Nhân trông như thế nào?
A. Trắng sáng và mềm mịn.
B. Đen sạm và thô nháp.
C. Vàng óng và săn chắc.
D. Giống bàn tay của một nghệ nhân.
👉Câu 5: Bác Nhân làm ra những món đồ chơi gì?
A. Bác nặn ra những con rồng, con vịt, con gà,…
B. Bác nặn ra những chiếc máy bay, tàu thuỷ, ô tô,…
C. Bác chế ra vũ khí nguyên tử dạng đồ chơi
D. Bác làm ra bất cứ thứ gì mà bột màu có thể làm được.
👉Câu 6: Mấy năm gần đây đã có chuyện gì xảy ra với bác Nhân?
A. Sức khoẻ của bác yếu dần, không thể bán được nhiểu như trước.
B. Loại bột màu bác hay dùng không còn được sản xuất nữa nên bác không mùa về làm đồ được.
C. Những đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước.
D. Bác nhận ra một sự thật phũ phàng về đồ chơi.
👉Câu 7: Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi nghe bác Nhân nói muốn về quê?
A. Buồn đến suýt khóc, năn nỉ bác hãy ở lại bán tiếp.
B. Khá buồn vì không còn cái loại đồ chơi trông vui vui như của bác nữa.
C. Cảm thấy buồn cho bác vì không biết thời thế nên đâm ra phá sản.
D. Cảm thấy bình thường, bác sớm muộn gì cũng phải về quê mà.
👉Câu 8: Bác Nhân tính làm gì trước khi về?
A. Bác sẽ nặn nốt một ít bột màu còn lại và bán hết trong ngày hôm sau.
B. Bác sẽ đi đập phá những hàng bán đồ chơi bằng nhựa vì đã làm mất công ăn việc làm của mình.
C. Bác sẽ tặng cho bạn nhỏ một món quà kỉ niệm.
D. Bác sẽ mua quà trước khi về quê
👉Câu 9: Chi tiết nào cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của bác Nhân?
A. Rất nhiều trẻ con đến mùa đồ chơi của bác.
B. Đồ chơi của bác rất đẹp, hơn hẳn cả đồ chơi nhựa.
C. Trẻ con hôm nào thấy bác không bán thì đi đến tận nhà của bác để xin bác làm đồ chơi.
D. Khi bác bán hàng ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy các bạn nhỏ xúm lại.
👉Câu 10: Bác Nhân cảm thấy thế nào với công việc của mình?
A. Rất chán.
B. Rất thích.
C. Có thể kiếm sống được.
D. Dù muốn hay không cũng phải làm.
👉Câu 11: Vì sao mấy năm gần đây bác Nhân chỉ bán được ít hàng?
A. Vì sức khoẻ của bác yếu đi.
B. Vì có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa ở gần đó nên bọn trẻ không còn thấy hứng thú với đồ chơi bằng bột của bác nữa.
C. Vì bột màu mà bác cần để làm đồ chơi rất khó mua.
D. Vì có nhiều hàng làm đồ chơi bằng bột như của bác mọc lên quanh đó mà họ lại làm đẹp hơn bác nhiều.
👉Câu 12: Bạn nhỏ đã bí mật làm điều gì trước buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân?
A. Bạn nhỏ đập con lợn đất được một ít tiền rồi chia cho các bạn trong lớp để mua đồ chơi giúp bác.
B. Bạn nhỏ đã đến nhà bác và tặng bác một chút tiền mà bạn dành giụm được để giúp bác vượt qua khó khăn.
C. Bạn nhỏ liên thủ với những bạn trai trong lớp đi càn quét các cửa hàng bán đồ chơi bằng nhựa trên thành phố.
D. Tất cả các đáp án trên.
👉Câu 13: Buổi cuối cùng, bác nhận ra điều gì?
A. Bạn nhỏ thật có tấm lòng với mình.
B. Vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác.
C. Thế giới này vẫn còn nhiều điều tươi đẹp.
D. Mấu chốt của vấn đề mà bác gặp phải.
👉Câu 14: Bác Nhân tính sẽ làm gì khi về quê và vì sao?
A. Bác sẽ làm ruộng, một công việc gắn liền với thời xưa của bác.
B. Bác sẽ đi làm thuê ở các xưởng thu công mĩ nghệ vì bác đã có tay nghề sẵn.
C. Bác sẽ nặn đồ chơi để bán vì nghe nói trẻ con ở nông thôn thích thứ này hơn.
D. Bác sẽ không làm gì nữa vì bác đã già rồi
👉Câu 15: Liên hệ thực tế. Đồ chơi bằng nhựa hơn gì đồ chơi bằng bột như của bác Nhân?
A. Đắt tiền hơn và bền chắc hơn, mặc dù có đôi chút độc hại hơn.
B. Đồ chơi bằng nhựa có thể dùng vào nhiều mục đích hơn, giúp trẻ con hứng thú khám phá.
C. Đồ chơi bằng nhựa cứng chắc hơn, màu sắc, kiểu dáng bắt mắt hơn và quan trọng là nó rất khó hỏng, trong khi đồ bằng bột chỉ để được một thời gian ngắn.
D. Tất cả các đáp án trên.
👉Câu 16: Qua bài đọc, ta thấy bạn nhỏ là người thế nào?
A. Là một người khôn lỏi, lợi dụng tình cảm của người khác.
B. Biết áp dụng kiến thức ở trường lớp vào thực tế.
C. Có rung cảm với những giá trị cũ.
D. Là một người tốt bụng, biết yêu thương và sẻ chia với những người gặp khó khăn.
👉Câu 17: Việc làm bí mật của bạn nhỏ có điểm gì hay?
A. Bạn nhỏ rất thông minh. Hiểu được rằng bác sẽ không nhận hẳn một khoản tiền từ mình, bạn nhỏ đã chia tiền và nhờ một vài người khác cùng mua, như thế mới có thể giúp được cho bác.
B. Bạn nhỏ hiểu được vấn đề cốt yếu của bác Nhân lúc này và chọn một phương pháp hữu hiệu là cho bác tiền.
C. Bạn nhỏ rất biết cách làm người khác yêu thương.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đọc hiểu bài 🍀 Mùa Hè Lấp Lánh 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án
Soạn Bài Người Làm Đồ Chơi Lớp 3
Tiếp theo đây là những gợi ý cách soạn bài Người làm đồ chơi lớp 3 đơn giản, dễ hiểu.
*Khởi động: Câu hỏi trang 137 sgk Tiếng việt 3: Kể với các bạn về món đồ chơi mà em thích nhất.
Đáp án:
Em thích nhất là chiếc xe ô tô. Nó là món quà của bố tặng em nhân dịp sinh nhật năm ngoái. Chiếc xe rất to và có màu đỏ tươi. Hai bên chiếc xe có hình rô bốt. Nó chạy rất nhanh vì có điều khiển từ xa. Em rất thích nó và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận.
*Soạn bài:
👉Câu 1 trang 142 sgk Tiếng việt 3: Bác Nhân làm nghề gì?
Đáp án: Bác nhân làm nghề làm đồ chơi bằng bột màu.
👉Câu 2 trang 142 sgk Tiếng việt 3: Chi tiết nào cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của bác Nhân?
Đáp án: Chi tiết cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của bác Nhân làm là: Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại.
👉Câu 3 trang 138 sgk Tiếng việt 3: Vì sao bác Nhân muốn chuyển về quê?
a. Vì bác phải về quê làm ruộng.
b. Vì trẻ con ít mua đồ chơi của bác.
c. Vì bác không muốn làm đồ chơi nữa.
Đáp án: b.
👉Câu 4 trang 138 sgk Tiếng việt 3: Bạn nhỏ đã bí mật làm điều gì trước buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân?
Đáp án: Bạn nhỏ đã đập con lợn đất, được một ít tiền rồi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.
👉Câu 5 trang 138 sgk Tiếng việt 3: Theo em, bạn nhỏ là người như thế nào?
Đáp án: Bạn nhỏ là người rất tốt bụng và rất yêu quý bác Nhân.
Giáo Án Người Làm Đồ Chơi Lớp 3
Các giáo viên không nên bỏ qua phần hướng dẫn soạn giáo án Người làm đồ chơi lớp 3 chi tiết sau:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Bác Nhân, người chuyên làm đồ chơi cho trẻ em, là một người rất đáng trân trọng vì bác yêu nghề, yêu các bạn nhỏ. Những người như bác Nhân sẽ góp phần gìn giữ văn hoá dân tộc thông qua việc gìn giữ một loại đố chơi dân gian cho trẻ em – tò he. Câu chuyện còn nói vế tấm lòng đáng trân trọng của một bạn nhỏ: tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý được vui vẻ, hạnh phúc.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực riêng:
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi. Bước đầu biết đọc VB với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Kể lại được cầu chuyện Người làm đồ chơi.
- Viết đúng chính tả một đoạn bài Người làm đồ chơi (theo hình thức nghe – viết) trong khoảng 15 phút. Biết viết đúng chữ viết hoa tên người.
3. Phẩm chất: Hiểu và có tình cảm trân trọng với nghề nặn tò he cũng như những nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống, biết quan tâm tới những người xung quanh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, đóng vai.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện Người làm đồ chơi, đặc biệt là tranh ảnh về tò he – một đồ chơi dân gian rất độc đáo của người Việt.
- Tranh minh hoạ ở bài tập chính tả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh: SHS; Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: – GV giao nhiệm vụ: + Thực hiện yêu cầu ở phần Khởi động: Kể với các bạn về món đồ chơi em thích nhất. + Quan sát tranh minh hoạ trong bài đọc và nói với các bạn về đồ chơi được vẽ trong tranh: Tranh vẽ đồ chơi gì? Em đã từng chơi đồ chơi này chưa? Đồ chơi này được làm bằng chất liệu gì?,… + Có thể làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. – GV mời 2 – 3 HS lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp. GV khuyến khích HS nói ý kiến cá nhân, kể về bất cứ loại đồ chơi nào mình thích. – GV nhận xét, khen ngợi HS. – Với yêu cầu thứ 2, GV chốt một số ý: Tranh vẽ một loại đồ chơi dân gian được nặn bằng bột màu, với nhiều hình thù khác nhau: Tôn Ngộ Không, gà, hoa,… Đó là tò he. Ở Hà Nội, trước cửa đền Ngọc Sơn thường bày bán đồ chơi này. Loại đồ chơi này cũng đã được giới thiệu trong bài đọc Trên các miền đất nước ở SGK Tiếng Việt 2, tập hai. – GV giới thiệu khái quát câu chuyện Người làm đồ chơi: Hôm nay các em sẽ được biết câu chuyện về một người làm tò he bán cho các bạn nhỏ ở thành phố. Đó là bác Nhân. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem xung quanh câu chuyện làm tò he của bác Nhân có điếu gì đặc biệt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi. Bước đầu biết đọc VB với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách thức tiến hành: – GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. – GV hướng dẫn đọc: + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: bột màu, sào nứa, tinh nhanh,…). + Lưu ý cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Ở ngoài phố,/ cái sào nứa cắm đồ chơi của bác/ dựng chỗ nào/ là chỗ ấy,/ các bạn nhỏ xúm lại. + Đọc diễn cảm theo lời nhân vật: *Lời bạn nhỏ: “Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.”. Giọng đọc tình cảm, tha thiết, khẩn khoản. *Lời bác Nhân: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác.”. Giọng đọc vui vẻ, hào hứng, có chút xúc động. – GV chia đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến công việc của mình. + Đoạn 2: Tiếp theo đến bán nốt trong ngày mai. + Đoạn 3: phần còn lại. – GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. – GV yêu cầu HS làm việc nhóm (3 em/ nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt. – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt. – GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp như đã làm mẫu ở trên. – GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời đúng các câu hỏi trong bài đọc. b. Cách thức tiến hành: Câu 1. – GV đọc câu hỏi 1, cho HS trả lời nhanh: Bác Nhân làm nghề gì?. – GV mời một số HS phát biếu ý kiến – GV động viên HS trả lời theo các cách khác nhau. GV chốt: Bác Nhân làm đồ chơi cho trẻ em bằng bột màu; Bác Nhân làm tò he bán cho các bạn nhỏ. Câu 2. – GV nêu câu hỏi 2: Chi tiết nào cho thấy trẻ con thích đồ chơi của bác Nhân?. – GV hướng dẫn HS tìm đoạn văn có chứa chi tiết theo yêu cầu: + Làm việc theo cặp: * Đọc lại câu hỏi, đọc lại đoạn văn thứ nhất. * Chuẩn bị câu trả lời trước lớp. – GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi. GV khuyến khích HS diễn đạt lại câu văn trong bài theo ý của mình. – GV nhận xét câu trả lời và chốt đáp án: Chi tiết cho thấy trẻ nhỏ thích đồ chơi của bác Nhân là: các bạn nhỏ xúm vào chỗ cái sào nứa cắm đồ chơi của bác Nhân. – GV lưu ý HS có thể diễn đạt theo cách khác. Câu 3. – GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp: Vì sao bác Nhân muốn chuyển về quê? a. Vì bác phải về quê làm ruộng. b. Vì trẻ con ít mua đồ chơi của bác. c. Vì bác không muốn làm đồ chơi nữa. – GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: + Đọc câu hỏi và 3 phương án trắc nghiệm. + Suy nghĩ tìm phương án đúng. – GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. GV hỏi thêm HS vì sao lại chọn phương án đó. – GV chốt phương án đúng: phương án b. – GV giải thích: Vì trong bài có các chi tiết: mấy năm gần đây, đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước; chẳng mấy ai mua đổ chơi của bác nữa. – GV mở rộng câu hỏi, cho HS trả lời nhanh: Vì sao các bạn nhỏ lại ít mua đồ chơi của bác?. – GV nhận xét, chốt: Vì đồ chơi nhựa ra đời, các bạn nhỏ thích đồ chơi nhựa hơn./ Đồ chơi nhựa mới mẻ nên các bạn thấy nó hấp dẫn hơn,… Câu 4. – GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời: Bạn nhỏ đã bí mật làm điều gì trước buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân?. – GV mời một số HS phát biểu ý kiến. GV động viên HS trả lời câu hỏi theo các cách diễn đạt khác nhau. – GV nhận xét, chốt: Bạn nhỏ đã lấy tiến từ con lợn đất của mình để đưa cho các bạn, nhờ các bạn mua đổ chơi của bác Nhân. – GV đặt thêm câu hỏi phụ để dẫn vào câu số 5 và mời 2 HS trả lời: Vì sao bạn nhỏ lại làm như vậy? – GV nhận xét, chốt: Vì bạn ấy rất yêu quý bác Nhân, muốn làm cho bác ấy vui. Câu 5. – GV nêu câu hỏi 5, yêu cầu HS trao đổi theo cặp đề cùng nắm được các ý kiến của nhau: Theo em, bạn nhỏ là người như thế nào?. – GV mời đại diện 2 – 3 cặp HS phát biểu ý kiến. GV khích lệ HS có những kiến giải cá nhân. – GV nhận xét, đánh giá, chốt một số đáp án. VD: Em thấy bạn nhỏ là người tốt, biết nghĩ cho người khác; Em thấy bạn nhỏ tuy ít tuổi nhưng đã biết chia sẻ với người khác, rất quan tầm tới bác Nhân,… Em thấy bạn nhỏ rất sáng tạo, nghĩ ra được một phương án rất hay để làm cho bác Nhân vui,… | – HS lắng nghe, thực hiện. – 2 – 3 HS lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS đọc thầm theo. – HS nghe GV hướng dẫn và đọc theo. – HS đánh dấu các đoạn vào SGK. – 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. – HS lắng nghe, thực hiện. – HS đọc nhẩm toàn bài một lượt. – 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp như đã làm mẫu ở trên. – HS lắng nghe. – HS nghe câu hỏi, trả lời nhanh. – Một số HS phát biểu ý kiến. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe, thực hiện. – Đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. – HS lắng nghe, thực hiện. – Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời và phát biểu. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe, thực hiện. – Một số HS phát biểu ý kiến. – HS lắng nghe. – HS nghe câu hỏi và trả lời. – HS lắng nghe, thực hiện. – Đại diện 2 – 3 cặp HS phát biểu ý kiến. VD: Bạn nhỏ là người lòng yêu thương, đặc biệt là yêu quý bác Nhân và đồ chơi của bác, cũng là một người tinh tế, chu đáo – HS lắng nghe. |
Khám phá thêm bài 🌿 Đi Học Vui Sao 🌿 Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa
2 Mẫu Kể Chuyện Người Làm Đồ Chơi Ngắn Hay Nhất
Đừng vội bỏ qua 2 mẫu kể chuyện Người làm đồ chơi ngắn hay nhất sau đây:
Mẫu Kể Chuyện Người Làm Đồ Chơi Ngắn Hay – Mẫu 1
Bác Nhân làm nghề làm đồ chơi bằng bột màu. Bác rất yêu công việc của mình. Tuy nhiên một hôm bác tâm sự: Dạo này, hàng hóa của bác chẳng mấy ai mua nữa vì xuất hiện nhiều hàng đồ chơi bằng nhựa khác. Bác định bán nốt ngày mai rồi về quê làm ruộng.
Nghe vậy, bạn nhỏ cảm thấy rất buồn và thuyết phục bác ở lại bán nhưng không được. Vì vậy đêm ấy, bạn nhỏ quyết định đập con lợn đất, được một ít tiền rồi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.
Chiều hôm ấy bác Nhân bán hết hàng rất nhanh, các bạn nhỏ mua rất nhiều. Bác rất vui vì có nhiều người mua hàng. Bác tâm sự rằng về quê bác cũng sẽ làm đồ chơi bán vì trẻ em nông thôn thích đồ chơi của bác hơn cả các bạn thành phố nữa
Mẫu Kể Chuyện Người Làm Đồ Chơi Chọn Lọc – Mẫu 2
Tôi là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Trước đây, cái sào nứa cắm đồ chơi của tôi dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của tôi hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,… Tôi thực sự rất yêu công việc của mình
Ấy vậy mà vài năm gần đây, những đồ chơi của tôi không được đắt hàng như trước bởi ở cổng công viên, có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa.
Một hôm, tôi ngồi tâm sự với cháu bé hàng xóm
– Bác sắp về quê đây, về quê làm ruộng.
Cháu bé nghe vậy suýt khóc và nói:
– Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
Nghe vậy tôi cũng vui nhưng thực sự độ này chả mấy ai mua đồ chơi của tôi nữa. Còn một ít bột và màu, tôi định sẽ nặn và bán nốt trong ngày mai.
Nghe tôi nói vậy, cháu bé đã về nhà đập con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, cháu bé chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của tôi
Thực sự tôi rất vui vì hôm đó bán hết hàng, tôi thầm nghĩ có thể vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của tôi. Về quê, chắc tôi cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ ở nông thôn còn thích thứ này hơn trẻ thành phố.
Tìm hiểu chi tiết 💚 Sự Tích Loài Hoa Của Mùa Hạ 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa