Hàng Xóm Của Tắc Kè Lớp 3 [Nội Dung Câu Chuyện + Soạn Bài]

Hàng Xóm Của Tắc Kè Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài ✅ Lưu Lại Các Chia Sẻ Về Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Soạn Bài.

Nội Dung Câu Chuyện Hàng Xóm Của Tắc Kè Lớp 3

Cùng tìm hiểu về nội dung câu chuyện Hàng xóm của Tắc kè lớp 3 mà Thohay.vn chia sẻ sau đây nhé!

Hàng xóm của tắc kè

Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.

Cụ cóc đã nghỉ hưu từ lâu. Thằn lằn là thợ săn. Nhái xanh là vận động viên nhảy xa. Ốc sên là người mẫu. Chỉ có tắc kè là ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghề gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong vì mưa nắng.

Một hôm, thằn lằn than phiền:

– Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy thế cũng góp chuyện:

– Tôi cũng nghe thấy:

Nhái xanh lắc đầu:

– Thế cô có nghe thấy bác ấy kêu gì không?

– Chắc là… Chắc là…

– Chắc là sao?

– Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.

Cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra. Cụ nhìn mọi người, ho khụ khụ:

– Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo thời tiết ở đài khí tượng thủy văn, xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Hơi ồn một chút, nhưng chúng mình nên thông cảm cho bác ấy.

Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh ngơ ngác nhìn nhau. Ồ, hóa ra là thế. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ. Chẳng gì thì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà.

(Theo Trần Đức Tiến)

Tìm hiểu thêm bài ❤️️Ngưỡng Cửa Lớp 3 ❤️️ Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Nhận

Tóm Tắt Câu Chuyện Hàng Xóm Của Tắc Kè

Bạn có thể đọc thêm bản tóm tắt câu chuyện Hàng xóm của Tắc kè dưới đây để nắm bắt câu chuyện nhanh hơn.

Các con vật xung quanh nhà tắc kè đang bàn tán về tắc kè. Cậu là một người ít xuất hiện, thường xuyên đi vắng. Thằn lằn kể có một buổi tối, cậu ta đã nghe thấy những tiếng kì lạ vọng ra từ trong nhà tắc kè. Chắc là tắc kè đang làm việc gì đó xấu. Trong lúc mọi người đang hiểu nhầm về tắc kè thì cụ cóc đã lên tiếng giải thích. Nhờ vậy mà mọi người hiểu tắc kè hơn và cùng nhau đến nhà giúp đỡ cậu.

Giới Thiệu Câu Chuyện Hàng Xóm Của Tắc Kè

Xem thêm một số thông tin giới thiệu về câu chuyện Hàng xóm của Tắc kè sau đây.

  • Câu chuyện Hàng xóm của tắc kè được biên soạn bởi Trần Đức Tiến nằm trong sách Kết nối tri thức thuộc chương trình Tiếng Việt 3 (Tập 1) trang 134.
  • Nội dung chính: câu chuyện kể về những công dân sống trong xóm Bờ Giậu, họ cảm thấy tò mò và bàn luận về tiếng kêu của tắc kè, tuy nhiên sau khi được bác cóc giải thích thì họ đã hiểu chuyện hơn và cùng nhau đến thăm nhà bác tắc kè.

Giới thiệu câu chuyện 🌺 Mặt Trời Mọc Ở Đằng Tây 🌺Thú vị

Bố Cục Câu Chuyện Hàng Xóm Của Tắc Kè

Bố cục câu chuyện có thể chia thành 4 đoạn như dưới đây:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “vì mưa nắng”: Ở xóm Bờ Giậu có cụ cóc, cóc con, ốc sên, thằn lằn.
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “sao biết chắc là cái gì”: Mọi người bàn tán về tiếng kêu tắc kè trong đêm.
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “thông cảm cho bác ấy”: Cụ cóc đã giải thích tắc kè mới đi xa trở về.
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Mọi người quyết định sang nhà tắc kè chào hỏi sau khi hiểu về tắc kè.

Hướng Dẫn Tập Đọc Hàng Xóm Của Tắc Kè

Hướng dẫn cách tập đọc bài Hàng xóm của Tắc kè, tham khảo ngay nhé!

  • Đọc lưu loát toàn bài.
  • Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể phù hợp với diễn biến câu chuyện và từng nhân vật
  • Các em có thể phân vai đọc hoặc kể chuyện cho phù hợp

Đọc hiểu bài🌱 Bàn Tay Cô Giáo 🌱 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Hàng Xóm Của Tắc Kè

Câu chuyện Hàng xóm của Tắc kè mang lại cho người đọc ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

Câu chuyện cho ta thấy, dù sống ở đâu cũng phải tôn trọng những người sống xung quanh mình. Ta cần giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng đồng thời, ta cũng nên biết thông cảm với hàng xóm nếu họ có lỡ làm phiền ta vì hoàn cảnh đặc biệt. Hàng xóm láng giềng là phải biết thông cảm, tôn trọng lẫn nhau.

Đọc Hiểu Truyện Hàng Xóm Của Tắc Kè

Chia sẻ thêm nội dung phần đọc hiểu truyện Hàng xóm của Tắc kè:

👉Câu 1: Câu chuyện kể về những nhân vật nào?

A. Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè

B. Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên

C. Chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè

👉Câu 2: Hàng xóm nghĩ gì về tắc kè

A. Nghe tiếng kêu lạ nên nghĩ tắc kè làm chuyện xấu

B. Ngưỡng mộ tắc kè

C. Nghĩ tắc kè kêu tiếng cho vui

👉Câu 3: Cụ cóc đã giải thích như thế nào về tắc kè

A. Cụ cóc nói rằng tắc kè đang đau ốm nên kêu như vậy

B. Cụ cóc giải thích bác tắc kè làm việc dự báo thời tiết ở xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết.

C. Cụ cóc nói rằng tiếng kêu đó là do người nhà bác tắc kè bị ốm

👉Câu 4: Hàng xóm nghe được tiếng kêu gì kỳ lạ

A. chắc là, chắc là

B. Đã về, đã về

C. Tắc kè tắc kè

👉Câu 5: Thực sự bác Tắc kè kêu gì?

A. Bác tắc kè kêu “Tắc kè tắc kè”

B. Bác tắc kè kêu “Chắc là chắc là”

C. Bác tắc kè kêu ” Đã về, đã về”

Xem thêm gợi ý soạn bài 🍀 Mùa Hè Lấp Lánh 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Hàng Xóm Của Tắc Kè Lớp 3

Gợi ý cách soạn bài Hàng xóm của Tắc kè lớp 3 theo từng câu hỏi.

👉Tiếng Việt lớp 3 trang 134 Câu 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.

Dựa vào tranh kể chuyện
Dựa vào tranh kể chuyện

Đáp án: Câu chuyện Hàng xóm của tắc kè kể về những người sống trong xóm Bờ Giậu. Một lần cùng nhau bàn luận về tiếng kêu của tắc kè. Nhờ có sự giải thích của cụ cóc mà mọi người hiểu được nghề nghiệp và tiếng kêu của tắc kè.

👉Tiếng Việt lớp 3 trang 134 Câu 2: Nghe và kể lại câu chuyện.

Gợi ý: Em chú ý nghe thầy cô giáo kể câu chuyện và kể lại theo gợi ý từ các bức tranh

👉Tiếng Việt lớp 3 trang 134 Câu 3: Em học được điều gì sau khi nghe câu chuyện?

Đáp án: Sau khi nghe câu chuyện, em học được cách nhìn nhận, đánh giá một người không nên đánh giá người khác qua bẻ về ngoài hay qua một câu nói. Cần phải lắng nghe đầu đuôi câu chuyện để hiểu đối phương hơn, tránh những hiểu nhầm không đáng có. Đồng thời em cũng học được việc chia sẻ với hàng xóm trong cuộc sống. Tôn trọng, cảm thông với những người xung quanh.

Giáo Án Hàng Xóm Của Tắc Kè Lớp 3

Thohay.vn chia sẻ thêm mẫu giáo án bài Hàng xóm của Tắc kè lớp 3 đơn giản như sau:

Nội dung bài học
Nội dung bài học
Đoán nội dung câu chuyện
Đoán nội dung câu chuyện
Nội dung câu chuyện
Nội dung câu chuyện
Nội dung tiếp theo
Nội dung tiếp theo
Phần kết câu chuyện
Phần kết câu chuyện
Hoạt động cặp đôi
Hoạt động cặp đôi
Học được gì từ câu chuyện
Học được gì từ câu chuyện
Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn về nhà

Không nên bỏ lỡ bài 🌿 Đi Học Vui Sao 🌿 Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa

2 Mẫu Kể Chuyện Hàng Xóm Của Tắc Kè Ngắn Hay Nhất

Đừng nên bỏ qua các mẫu kể chuyện Hàng xóm của Tắc kè ngắn hay nhất sau đây.

Mẫu Kể Chuyện Hàng Xóm Của Tắc Kè Ngắn Hay – Mẫu 1

Ở xóm Bờ Dậu có các công dân là Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè.

Cụ cóc thì đã nghỉ hưu từ lâu, trong khi đó Nhái xanh là vận động viên nhảy xa, Ốc sên là người mẫu và Thằn lằn là thợ săn. Tuy nhiên chỉ có Tắc kè là ít khi thấy mặt, mọi người đều không biết bác làm nghề gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong tróc vì mưa nắng.

Một hôm, thằn lằn than phiền:

– Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

Lúc đó Ốc sên đang chuẩn bị đi làm nhưng cũng góp chuyện:

– Tôi cũng nghe thấy.

Nhái xanh lắc đầu và hỏi lại

– Thế cô có nghe rõ bác ấy kêu gì không?

– Chắc là… Chắc là…

– Chắc là sao?

– Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” nhưng không biết “chắc là” cái gì cả

Nghe mọi người bàn tán, cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra và giải thích:

– Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo ở đài khí tượng thủy văn, xa lắm. Mỗi lần được về thăm nhà mừng quá nên bác ấy kêu lên cho người nhà biết. Hơi ồn một chút, nhưng mình nên thông cảm cho bác ấy.

Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh lúc này mới ngơ ngác nhìn nhau và vỡ lẽ. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ, cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà…

Mẫu Kể Chuyện Hàng Xóm Của Tắc Kè Ngắn Chọn Lọc – Mẫu 2

Cụ cóc, tôi, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.

Cụ cóc thì đã nghỉ hưu từ lâu, tôi là thợ săn, anh Nhái xanh là vận động viên nhảy xa và cô Ốc sên là người mẫu. Chỉ có bác Tắc kè là chúng tôi ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghề gì mặc dù biết nhà bác ấy ở góc tường rêu bên kia.

Một hôm,tôi thấy lạ và than phiền:

– Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy toi nói thế cũng góp chuyện:

– Tôi cũng nghe thấy:

Anh Nhái xanh lắc đầu hỏi: Thế cô có nghe thấy bác ấy kêu gì không?

– Chắc là… Chắc là…

– Chắc là sao?

– Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.

Nghe chúng tôi bàn tán nên cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra vừa nhìn mọi người vừa ho khụ khụ nói rằng:

-Tiếng kêu ấy là “đã về, đã về”. Bác Tắc kè thực chất làm việc dự báo thời tiết ở đài khí tượng thủy văn, lâu lâu mới về nhà nên mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Tuy có hơi ồn một chút, nhưng chúng ta nên thông cảm cho bác ấy.

Lúc này tôi với mọi người mới vỡ lẽ, ngơ ngác nhìn nhau. Vậy nên tôi đưa ra đề nghị tối nay phải đến thăm bác tắc kè một bữa vì dù gì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà.

Khám phá thêm câu chuyện 🌼 Chó Đốm Con Và Mặt Trời 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Viết một bình luận