Thơ Chu Mạnh Trinh: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Chu Mạnh Trinh ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Gửi Đến Bạn Đọc Thông Tin Chi Tiết Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Tác Giả Chu Mạnh Trinh.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Chu Mạnh Trinh

Chu Mạnh Trinh là một danh sĩ nổi tiếng thời Nguyễn, ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm văn học hay, ý nghĩa. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tiểu sử cuộc đời tác giả Chu Mạnh Trinh sau đây nhé!

  • Chu Mạnh Trinh (1682 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân.
  • Ông là người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu ( nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). 
  • Chu Mạnh Trinh sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, thân phụ ông là Chu Duy Tĩnh, làm quan đến chức Ngự sử, vì vậy từ bé ông đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương.
  • Năm 19 tuổi, Chu Mạnh Trinh đỗ Tú tài rồi đến xin học với Phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau được thầy gả con gái cho.
  • Năm 25 tuổi ông đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885).
  • Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), Chu Mạnh Trinh đậu Tiến sĩ.
  • Sau khi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Ông nổi tiếng là người công minh chính trực, có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp cậy thế lộng hành.
  • Làm Tri phủ được ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Lúc trở lại làm quan được thăng chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.
  • Ông mất năm 1905, hưởng dương 43 tuổi.

Chia sẻ tuyển tập 🌿Thơ Viễn Phương 🌿Hay đặc sắc

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Chu Mạnh Trinh

Khái quát các thông tin nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chu Mạnh Trinh.

  • Là người có tài văn chương từ bé, ông đã sáng tác nên nhiều tác phẩm hay. Vì vậy vào năm 1905, Tổng đốc Hưng Yên – Lê Hoan đã tổ chức cuộc thi vịnh Kiều bên Hồ Bán Nguyệt. Hội Tao Đàn Hưng Yên đã mời nhà thơ Nguyễn Khuyến làm Chánh chủ khảo. Là người rất say mê truyện Kiều, Chu Mạnh Trinh đã gửi 20 bài dự thi và đoạt giải nhất về thơ Nôm với bài “Vịnh Kiều”.
  • Trong đó, bài tựa Truyện Kiều viết bằng Hán văn được đương thời và hậu thế đánh giá là một áng văn chương bất hủ, thế hiện phong cách sống cũng như văn chương của Chu Mạnh Trinh.
  • Ông đã để lại cho nhân loại rất nhiều áng thơ văn, điển hình là hai tập thơ: “Trúc Văn thi tập” được viết bằng chữ Hán, “Thanh Tâm tài nhân thi tập” viết bằng chữ Nôm và một số bài thơ cảm tác về phong cảnh Hương Sơn như Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn hành trình. 
  • Thơ chữ Hán của Chu Mạnh Trinh ít được chú ý, nhưng thơ Nôm thì rất nổi tiếng. Ông được xem là nhà thơ đại biểu cho khuynh hướng lãng mạn thoát ly cuối TK XIX.
  • Chu Mạnh Trinh còn được đánh giá cao về tài năng sử dụng ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt. Tiếng Việt trong thơ ông đạt đến độ thuần thục, có khả năng diễn đạt những sắc thái tỉnh tế, đa dạng của cảm xúc con người có khả năng tạo hình, gợi cảm cao độ.

Phong Cách Sáng Tác Của Chu Mạnh Trinh

Nói về phong cách sáng tác của Chu Mạnh Trinh thì ta có thể khái quát các nét chính như sau:

  • Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh xã hội phong kiến suy tàn, nước mất nhà tan, thực dân Pháp xâm lược nước ta, Chu Mạnh Trinh có khuynh hướng thoát ly nhưng những sáng tác của ông lại thể hiện tình cảm yêu nước, đề cao văn hóa dân tộc. 
  • Chu Mạnh Trinh là người thích ngao du thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, do đó những bài ca trù, nhất là bài “Hương Sơn phong cảnh ca” được viết rất điêu luyện, giàu tình cảm với thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước.

=> Phong cách sáng tác: Những sáng tác của Chu Mạnh Trinh giàu tính nhân văn, lãng mạn, tình cảm chủ nghĩa.

Tìm hiểu chi tiết 🔰Thơ Y Phương 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Chu Mạnh Trinh

Thohay.vn chia sẻ cho bạn tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Chu Mạnh Trinh, cùng đón đọc nhé!

*Vịnh Kiều

  • Hồi 01 – Kiều chơi tết thanh minh
  • Hồi 02 – Hội ngộ vườn Thuý
  • Hồi 03 – Kiều thề nguyền với Kim Trọng
  • Hồi 04 – Kiều cậy em thay lời
  • Hồi 05 – Kiều bán mình chuộc cha
  • Hồi 06 – Vương Ông được tha
  • Hồi 07 – Kiều về trú phường
  • Hồi 08 – Tú Bà khuyên Kiều
  • Hồi 09 – Kiều mắc lận Sở Khanh
  • Hồi 10 – Tú Bà dạy nghề chơi
  • Hồi 11 – Kiều gặp Thúc Sinh
  • Hồi 12 – Kiều lấy Thúc Sinh
  • Hồi 13 – Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư
  • Hồi 14 – Kiều mắc tay Hoạn Thư
  • Hồi 15 – Kiều ở Quan Âm các
  • Hồi 16 – Thúc Sinh lén thăm Kiều
  • Hồi 17 – Kiều gặp Từ Hải
  • Hồi 18 – Kiều đền ân báo oán
  • Hồi 19 – Từ Hải ra hàng
  • Hồi 19b – Kiều trầm mình
  • Hồi 20 – Tái hợp
  • Thanh Tâm tài nhân tập tự
  • Thuý Kiều lưu lạc
  • Thuý Kiều oan trái
  • Tổng vịnh Truyện Kiều

*Một số tác phẩm khác

  • Chơi chùa Hầm
  • Cổ Loa hữu cảm
  • Dạ Trạch tiên gia phú
  • Đề Dương quý phi từ
  • Hương Sơn hành trình
  • Hương Sơn phong cảnh ca
  • Tây Hồ cảm tác

Đừng bỏ qua các thông tin thú vị về ❤️️Thơ Vũ Đình Liên ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Chu Mạnh Trinh

Cùng đọc và chiêm nghiệm 15 bài thơ hay nhất của Chu Mạnh Trinh dưới đây nhé!

Hương Sơn Phong Cảnh Ca

Mưỡu:
Đàn thông phách suối vang lừng,
Cá khe lắng kệ, chim rừng nghe kinh.

Hát nói:
Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Chập chờn mấy lối uốn thang mây.
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt?
Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật”,
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng trông phong cảnh càng yêu!

Thuý Kiều Oan Trái

Bát ngát nhẽ gió thanh, trăng bạc,
Chạnh niềm xưa lại nhớ nàng Kiều.
Phận hồng nhan cay đắng trăm chiều,
Cơn dâu bể phải theo thời sự.
Mình nàng tính không đường lưỡng lự,
Suốt năm canh nương bóng đèn tàn.
Trách ông tơ sao khéo đa đoan,
Duyên chị để mượn em chắp chỉ.
Nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ,
Tân thanh đáo để vị thuỳ thương.
Mười lăm năm trong sổ đoạn trường,
Son phấn biết mấy lần trôi dạt.
Chữ tình để dành chung kiếp khác,
Đạo sinh thành trước phải đền ơn.
Gác lời thệ hải minh sơn.

Chơi Chùa Hầm

Lạc lối đâu mà lại tới đây,
Chùa Hầm đâu đấy phải chăng hay;
Lơ thơ ngoài cửa cây xanh ngắt,
Nhấp nhố trong chùa bụt đỏ gay;
Nhác thấy vãi già chen vãi trẻ,
Toan đem mùi mặn trộn mùi chay;
Trở về nhớ cảnh về sao đặng,
Tiện gửi dầu nhang cúng một chầy.

Hương Sơn Hành Trình

Cúi đầu trăm lạy, lòng thành
Tôi xin đặt một nhật trình tạ ơn
Ba nghìn thế giới đâu hơn
Nam thiên đệ nhất dấu thơm ghi truyền
Bầy ra một cảnh thiên nhiên
Đủ điều quái dị, đủ miền sắc không.
Tiếng đồn nam bắc tây đông,
Ai ai là chẳng ngửa trông đức người
Dẫu rằng non thẳm bể khơi
Gần xa ai cũng tới nơi khấn cầu.
Sắm sanh cơm giỏ, nước bầu,
Chẳng nề quý tiện khó giầu hèn ngu
Dời chân vừa khỏi đế đô
Qua Văn Miếu đến cửa ô gần kề.
Người đi đất, kể đi xe,
Giai khoe vẻ thắm, gái khoe mầu hồng,
Người khăn gói, kể gánh gồng
Kẻ dắt lão mẫu người bồng hài nhân
Qua Tân Ấp tới Thanh Xuân
Qua tỉnh mới đã tới gần Thanh Oai
Một hơi đến trạm Kim Bài
Quá trưa tới đó là nơi Hà kiều
Khỏi Bật Bưởi đến Trung Tiêu
Đến phủ Ứng thấy chợ chiều vừa đông
Giả tiền thuê kẻ gánh gồng
Mụ hàng đón khách vào trong trọ nhà
Nhà hàng tỏ nỗi gần xa
Cơm chay cơm mặn khéo là đã quen
Sáng mai trở dậy thuê thuyền
Xuống đò Đỉnh Nhĩ xuôi miền Đục khê
Nhìn xem phong cảnh dị kỳ
Chín mươi chín núi nhìn về Hương Sơn
Xuống đò Yến chở khoan khoan
Đến đền Quan lớn tựu ban trấn ngoài
Bước lên trên lễ trình ngài
Lễ rồi ngắm lại lâu đài lạ sao
Núi cao nhìn lại thêm cao
Khác nào Lưu Nguyễn khi vào Thiên Thai.
Thuyền lan chèo quế khoan bơi
Kìa Ngưu cốc đó là nơi hữu tình
Lòng đương vui thú lâm tuyền
Đến tam quan mới đỗ thuyền bước lên
Đại trù cảnh trí tự nhiên
Thông già mai cỗi chuông rền mõ lay
Kẻ quen người lạ vui thay
Dầu trong bốn bể tới đây một nhà.
Người cúng quà, kể dâng hoa
Người vào lễ phật, kẻ ra thăm thuyền
Trong toà Tam bảo trang nghiêm
Hai núi Phụ Mã đôi bên chầu vào
Cả đêm lòng những khát khao
Mong cho giời sáng rắp vào chùa Trong
Rủ nhau đồ đệ gánh gồng
Sô nghiêu trĩ thỏ đều cùng chen chân
Trẻ già ai cũng đồng tâm
Gái giai cũng niệm Quan Âm hộ trì
Lòng vui như giục chân đi
Đến bàn chân Phật ai thì chẳng in
Vào Giải Oan mới bước lên
Trong chùa có suối thiên nhiên thanh kỳ
Giục nhau ai cũng muốn đi
Bao nhiêu trần chướng lòng thì sạch không
Lại vào cho đến Trấn song,
Có bà Công chúa ngự trong linh đài
Lễ rồi nhẹ bước chân dời
Từng cao từng thấp chân người nối theo,
Bậc cao tay có khó trèo
Nam vô một tiếng ai đều nhẹ chân
Trần ai giũ sạch lâng lâng,
Trải qua trấn Tam từng tới nơi.
Tam quan dừng gót cửa ngoài
Mới hay tạo hoá thợ giời khéo xinh.
Lồng chồng (?) núi ngất chênh vênh
Trần gian ai vẽ bức tranh nào tầy.
Rồng chầu hổ phục sắp bầy,
Bước xuống cửa động san nay nghìn trùng
Ngoài thì đột ngột trấn phong,
Đôi bên cầu bạch giữa trong liên trì,
Trên cửa động có chữ đề
Nam thiên đệ nhất ngự phê dõi truyền.
Có Cây gạo có Cây tiền
Mắt rồng có giếng thiên nhiên thanh kỳ
Lại thêm có núi Tiểu nhi,
Hoa thì lễ phật, chim thì tụng kinh,
Giống beo giống lợn cũng tinh,
Có núi đàn gẩy tính tình bát âm.
Lại thêm có đá nuôi tằm
Núi Tiền núi Gạo xăm xăm bên chùa,
Khác chi Lãng uyển, Bồng hồ
Vui chung tám cõi, bốn mùa xuân riêng.
Phật bà ngự giữa án tiền,
Đường xuống âm phủ, đường lên trên giời
Phòng tu xưa đã có nơi,
Cà sa giá vắt nhuộm mùi vàng xanh,
Ngày rằm mùng một bình minh;
Hổ về chầu trước phật đình nghe kinh.
Phổ đà Phật hoá chân hình
Bao nhiêu khổ nạn tầm thanh hộ trì.
Mười phương bốn bể chợ quê,
Có lòng cầu khẩn Phật thì cứu ngay
Trần ngu mong tỏ khó thay
Rằng tiên rằng phật lòng hay với lòng.
Phật bà ngự giữa chính cung
Ngọc nữ kim đồng chầu chực đôi bên,
Vương phụ Vương mẫu ngự trên,
Sư lơi Phổ hiền bạch tượng thanh sư
Tả thi Đại sĩ tôn sư
Bên hữu lại thờ thập bát Già Lam
Bầu giời một cảnh Hương Sơn,
Liên hoa bảo cái danh sơn đã truyền,
Ngũ bách danh, lễ suốt đêm,
Khẩn cầu người đã đứng trên rạch ròi
Sáng mai lễ tạ chân giời
Lại qua cầu bạch ra nơi cửa tiền.
Quay đầu ngoảnh lại nhìn xem
Lạ thay sơn thuỷ ưa nhìn lắm sao,
Cao lại thấp, thấp lại cao
Qua Trấn song lại bước sào Giải Oan,
Tạ từ lòng há có tham,
Xin ra chút nước để làm dấu thiêng,
Chân voi mắt lại ưa nhìn
Phút đâu đã thấy kề bên Thiên Trù,
Tạ từ hai chữ Nam vô
Trông ra đã thấy bến đò xôn xao
Người thì ra, kẻ thì vào,
Gặp nhau mừng rỡ đón chào vui thay,
Nghìn xưa âu cũng thế này,
Trần tiên nửa bước chia tay ngại ngần,
Cũng nhờ tế độ mê tân,
Một mình lễ phật phúc chung một nhà.
Tôi xin kể nỗi gần xa,
Ra vào chứng cũng năm ba ngày chầy
Nhật trình kể cũng xa thay,
Có lòng mến cảnh thì nay nên gần,
Muôn nghìn lạy đức Quan Âm.
Nôm na xin đặt một văn nhật trình.

Tổng Vịnh Truyện Kiều

Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương,
Sắc tài chi lắm để làm gương.
Công cha bao quản liều thân thiếp,
Sự nước xui nên phụ nghĩa chàng.
Cung oán nỉ non đàn “Bạc mệnh”,
Duyên nay run rủi lưới Tiền Đường.
Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu,
Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng.

Thuý Kiều Lưu Lạc

So tài tình Thuý Kiều đệ nhất,
Tiết thanh minh tảo mộ Đạm Tiên.
Bóng tà dương gác mái tây hiên,
Theo vó ký gặp chàng Kim Trọng.
Đêm thoát thấy thần nhân báo mộng,
Số cô còn nhiều nợ phong hoa.
Sực tỉnh cơn tưởng nỗi niềm xa,
Năm canh nguyệt ủ ê chiều liễu yếu.
Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu,
Bạc mệnh cầm chung oán hận trường.
Mối tơ vương sẩy cuộc tang thương,
Người má phấn bên trời lưu lạc.
Ngẫm duyên mười lăm năm chếch mác,
Phận hồng nhan nhiều nỗi gian truân.
Trêu ngươi chi mấy tạo nhân.

Đề Dương Quý Phi Từ

題陽貴妃祠

故國山河渺夕煙,
巋巋祠廟峙南天。
仇元遺恨波濤壯,
存宋孤貞日月懸。
萬杪風搖環珮響,
一湖秋洗鏡光圜。
慈雲普作千家廕,
乾海靈聲合並傳。

Phiên âm:

Cố quốc sơn hà, diểu tịch yên,
Khuy khuy từ miếu, trĩ Nam thiên.
Cừu Nguyên di hận, ba đào tráng,
Tồn Tống cô trinh, nhật nguyệt huyền.
Vạn diểu phong dao, hoàn bội hưởng,
Nhất hồ thu tẩy, kính quang viên.
Từ vân phổ tác thiên gia ấm,
Càn Hải linh thanh, hợp tịnh truyền.

Dịch thơ:

Cố quốc non sông khói chiều lan
Sừng sững miếu đền giữa trời Nam
Thù Nguyên còn hận trào sóng cả
Thờ Tống lòng trinh ánh dương tràn
Vạn ngọn gió lay vang tiếng ngọc
Một hồ gương rửa nước thu làn
Mây lành giăng khắp che ngàn hộ
Càn Hải tiếng thiêng hợp truyền vang.

Tây Hồ Cảm Tác

西湖感作

荒樓古剎夕陽斜,
蕭瑟寒風落葉多。
寂寞煙波秋色老,
更無人唱採薇歌。

Phiên âm:

Hoang lâu cổ sái tịch dương tà,
Tiêu sắt hàn phong lạc diệp đa.
Tịch mịch yên ba thu sắc lão,
Cánh vô nhân xướng thái vi ca.

Dịch thơ:

Chùa cổ lầu hoang mấy xế chiều,
Hắt hiu gió lạnh lá rơi nhiều.
Nước mây tịch mịch sắc thu muộn,
Người hát “Thái vi” chẳng thấy nào.

Cổ Loa Hữu Cảm

古螺有感

郎君情重父恩深,
不白奇冤直到今。
機爪無靈龜亦去,
明珠有淚蚌猶沉。
黃碑古樹千年國,
碧海遙天一片心。
寂寞前朝宮外廟,
杜鵑啼斷月陰陰。

Phiên âm:

Lang quân tình trọng, phụ ân thâm,
Bất bạch kỳ oan trực đáo câm.
Cơ trảo vô linh quy diệc khứ,
Minh châu hữu lệ bạng do trầm.
Hoàng bi cổ thụ thiên niên quốc,
Bích hải dao thiên nhất phiến tâm.
Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu,
Ðỗ quyên đề đoạn nguyệt âm âm…

Dịch thơ:

Ơn cha sâu nặng, tình chàng,
Hỡi ơi, mang mối kỳ oan đến giờ!
Nỏ thiêng đâu nữa móng rùa ?
Trai chìm sóng nước lệ nhòa minh châu.
Bia tàn cây cỗi nghìn thâu,
Trời xa bể biếc lòng đau một người.
Triều xưa cung lạnh miếu ngoài,
Hồn quyên khoắc khoải canh dài gọi trăng.

Hồi 01 – Kiều Chơi Tết Thanh Minh

Màu xuân ai khéo vẽ nên tranh,
Nô nức đua nhau hội đạp thanh.
Phận bạc ngậm ngùi người chín suối,
Duyên nay dun dủi khách ba sinh.
Dãy hoa nép mặt gương lồng bóng,
Ngàn liễu giong cương sóng gợn tình.
Man mác vì ai thêm ngán nỗi!
Đường về chiêng đã gác chênh chênh.

Hồi 03 – Kiều Thề Nguyền Với Kim Trọng

Dan díu vì ai luống ngẩn ngơ,
Để ai gió đón lại trăng chờ.
Sông Ngân chưa bắc cầu Ô Thước,
Phận liễu còn e trận gió mưa.
Lựa mối tơ tình năm ngón dạo,
Lập lờ lửa dục một lời thơ.
Giá trong muốn vẹn niềm băng tuyết,
Nào phải trăng hoa khéo ỡm ờ.

Hồi 04 – Kiều Cậy Em Thay Lời

Sự đâu sóng gió nổi cơn đen,
Chín chữ cù lao phải báo đền.
Ân nặng quản chi đành phận thiếp,
Tình thâm âu sẽ chắp duyên em.
Nước non nghìn dặm đôi hàng lệ,
Tâm sự năm canh một bóng đèn.
Ướm hỏi Liêu Dương người có biết?
Này là trâm quạt của làm tin.

Hồi 11 – Kiều Gặp Thúc Sinh

Tài sắc thương thay cũng một đời,
Lầu xanh lần lữa buổi hôm mai.
Dấu bèo đã chắc đâu là đất,
Lòng kiến may ra thấu đến trời.
Chín khúc chưa nguôi cơn gió thảm,
Nghìn vàng đã chuốc chén hoa cười!
Bó tay nào biết là chàng Thúc,
Cũng gớm gan cho thói bốc dời!

Hồi 17 – Kiều Gặp Từ Hải

Những nghĩ nương mình chốn cửa không,
Gỡ ra sao khéo buộc vào vòng!
Nước non lại gặp thần mày trắng,
Quả kiếp còn đeo nợ má hồng.
Bể khổ nào ai tay tế độ,
Cõi trần mấy kẻ mặt anh hùng.
Lạ cho lời nói nên tri kỷ,
Hương bén mùi duyên lửa lại nồng.

Hồi 20 – Tái Hợp

Một đàn giải kết mấy thông linh,
Nghĩ lại hồn trăng lại hiện hình.
Mừng rỡ xiết bao cười, nói, khóc,
Bâng khuâng nào biết nợ, duyên, tình.
Hoa chưa phai thắm, hương còn ngát,
Người lại thêm xuân, giá vẫn thanh.
Chuốc chén thề xưa so phím cũ,
Mười nguyền rày đã phỉ ba sinh.

Giới thiệu chi tiết về 🌿Thơ Thế Lữ 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm, Phong Cách Sáng Tác

Viết một bình luận