Thơ Y Phương ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Các Thông Tin Quan Trọng Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Nhà Thơ Y Phương.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Y Phương
Nói đến các nhà thơ người dân tộc thiểu số thì không thể không nhắc đến Y Phương – tác giả của bài thơ nổi tiếng “Nói với con”. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời tác giả Y Phương nhé!
- Y Phương tên đầy đủ là Hứa Vĩnh Sước ( 24/12/1948 – 9/2/2022), tại làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
- Lên 9 tuổi, Y Phương mới bắt đầu học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh và tập nói tiếng Kinh.
- Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ quân đội đến năm 1981.
- Từ 1982-1985, ông học tại Trường viết văn Nguyễn Du.
- Năm 1986 về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng và từ 1991 là Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin.
- Từ 1993 đến năm 2008, ông là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.
- Ông qua đời ngày 9 tháng 2 năm 2022 tại nhà riêng ở Hà Nội, không lâu sau sinh nhật lần thứ 74.
Đọc thêm về ❤️️Thơ Vũ Đình Liên ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay
Y Phương Được Mệnh Danh Là Gì
Y Phương được mệnh danh là gì? Nhà thơ Y Phương được đánh giá là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, vì vậy ông được mọi người tôn vinh là người “kê cao quê hương” bằng thơ. Ngoài ra vì ông sinh ra tại làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nên ông còn được gọi là Người trai làng Hiếu Lễ.
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Y Phương
Trong số các tác giả thơ xuất hiện từ sau 1975 đến nay, Y Phương là một nhà thơ có bản sắc tương đối rõ, một giọng điệu đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam nói chung và trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Dưới đây là phần tổng hợp các thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác nhà thơ Y Phương.
- Con đường đến với thơ ca của Y Phương thật ngẫu nhiên. Từng thể nghiệm qua nhiều nghề nhưng cuối cùng: “Tất cả sự thể nghiệm ấy chỉ cho ông câu trả lời diễu cợt: nếu không trở thành nhà thơ thì ông sẽ chẳng thành gì hết!”, và từ đó, Y Phương ở hẳn lại với thơ.
- Y Phương là một nhà thơ có phong cách riêng bởi khi sáng tác ông luôn đi tìm cái mới, cái độc đáo. Những sáng tác của Y Phương luôn mang phong cách riêng, độc đáo của vùng văn hóa dân tộc miền núi.
- Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, một âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức.
- Yêu quê hương tức là yêu dân tộc mình, tự hào và gắn bó với dân tộc mình, đó cũng là một cảm hứng lớn trong thơ của Y Phương. Điều quan trọng hơn là từ tình cảm của mình, Y Phương đã khái quát được số phận của cả một dân tộc.
- Hơn 30 năm cầm bút, Y Phương đã xuất bản 1 tập kịch: “Người của núi” (1982); 10 tập thơ gồm “Người Núi Hoa” (1982), “Tiếng hát tháng giêng” (1986), “Lửa hồng một góc” (1987),… trong đó có 2 tập song ngữ “Vũ khúc Tày” (Tủng Tày) và “Hoa quả chuông” (Bjooc ăn lình); 2 tập tản văn
Giải thưởng:
- Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội (1984)
- Giải A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng giêng
- Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Lời chúc
- Giải B của Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập trường ca Chín tháng (2001)
- Giải B của Bộ Quốc phòng với trường ca Chín tháng (2001)
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ năm 2007
- Giải thưởng Hội văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2011 cho tản văn “Kungfu người Co Xàu”
- Bằng khen của Hội Nhà văn Việt Nam cho “Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm” (năm 2010)
Đừng nên bỏ qua tuyển tập 🌿Thơ Thế Lữ 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm
Phong Cách Sáng Tác Của Y Phương
Tiếp theo, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về phong cách sáng tác của Y Phương nhé!
- Thơ Y Phương được khơi nguồn từ sự sống, từ cuộc đời cụ thể, từ những trải nghiệm của ông. Vì cuộc sống đã trải qua biết bao thăng trầm nên tác phẩm của Y Phương cũng thể hiện triết lí với nhiều trăn trở và suy ngẫm. Quan niệm văn chương của ông hiện rõ điều này: “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”
- Trong quá trình làm sáng tác, Y Phương luôn quan sát, chiêm nghiệm cuộc sống từ nhiều phương diện khác nhau. Cuộc sống đa dạng, phong phú nhiều chiều ấy đã tác động đến tâm trạng Y Phương vì thế quan niệm về văn chương của ông cũng phong phú, sống động và nhiều ý nghĩa.
- Thơ Y Phương lúc nào cũng toát ra tình yêu và lòng nhân ái. Thắm thiết và mạnh mẽ hơn cả trong thơ Y Phương là tình yêu quê hương, làng bản.
=> Phong cách sáng tác: Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Y Phương
Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Y Phương, bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây.
Tuyển Tập Thơ
*Đàn then (1996)
- Ánh trăng
- Áo chàm bay
- Ảo giác thành cổ
- Ăn cơm những ba bát
- Bái Ô Lâu
- Bài thơ viết dưới giàn bầu
- Biết gọi tình yêu là gì?
- Bong bóng
- Buổi chiều và hai em bé
- Cái tên
- Cháy
- Chờ con
- Con là…
- Con mèo hoang
- Đánh rơi
- Giữa tiếng chào mời
- Hạt chia tay
- Lời cây đàn tính
- Lời mẹ
- Lời ru
- Mẹ ốm
- Ngọn đèn đường mùa đông
- Ngựa hồng
- Người dưng
- Người làm bài hát
- Những con đường núi
- Những hòn đá héo
- Nỗi buồn tan ra
- Quả dưa
- Quà tặng
- Rằng…
- Sớm mai con vào lớp ba
- Ta ngồi bên ngọn lửa
- Tiếng đêm
- Tình yêu
- Tổ quốc
- Từ một câu
- Tượng Puskin
- Vầng trăng đau mắt
- Vô đề
*Một số tác phẩm khác
- Cho em từng ngày bình yên
- Em – cơn mưa rào – ngọn lửa
- Lặng lẽ đêm
- Mặt trời yêu thương theo nắng lên
- Mùa hoa
- Nói với con
- Phố xưa
- Tên làng
- Tiếng hát tháng giêng
- Người núi Hoa (tập thơ)
- Lửa hồng một góc (tập thơ)
- Lời chúc (tập thơ)
- Thơ Y Phương (tập thơ)
- Thất tàng lồm (tập thơ)
- Hoa quả chuông (Bjooc ăn lình, tập thơ song ngữ)
- Vũ khúc Tày (2015, tập thơ song ngữ)
- Chín tháng (trường ca)
- Đò trăng (trường ca)
Văn Xuôi
- Người của núi” (1982, tập kịch)
- Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm (2009, tản văn)
- Kungfu người Co Xàu (2010, tản văn)
Tìm hiểu thêm 🔰Thơ Trần Tuấn Khải 🔰 Tuyển Tập Thơ Hay Nhất
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Y Phương
Xem ngay nội dung 15 bài thơ hay nhất của Y Phương dưới đây nhé!
Nói Với Con
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Phố Xưa
Phố xưa
Bây giờ vẫn như xưa
Những mái nhà nâu
Những cột nhà đen
Đêm đêm lép bép ngọn đèn
Tôi bước đi trên con đường xưa
Tránh đứa trẻ đang ngồi chơi bi
Tránh ông già lim dim sưởi nắng
Tránh ngươi xưa, đầu đường, áo trắng
Con trên vai, đi thẳng, chẳng nhìn ai
Giận nhau lâu, nhớ nhau dài
Tôi trở về cùng người xưa của phố
Em gọi tôi, nhưng tôi không ngoái cổ
Giả vờ đi.
Buổi Chiều Và Hai Em Bé
Các em ơi
Sắp tối rồi
Nhà ta ở đâu
Rào rào người đi mau
Hai chị em
Đứng chờ ai
Nép vào bên đường
Trong xó bụi
Các em ơi
Trời tối rồi
Về đi chứ
Kẻo Mẹ Cha chờ lâu
Mẹ Cha em còn đâu
Họ đã bỏ nhau.
Cái Tên
Cha mẹ đặt cho anh một cái tên
Dùng để gọi mỗi khi người âu yếm
Dùng để ta mỗi khi người trách mắng
Một cái tên không được phép lãng quên
Nhưng rồi anh tự đặt cho mình một cái tên
Ấm nóng
Rạo rực một thời
Đã xa rồi
Anh chỉ còn cái tên
Người biết và cả người chưa từng thấy
Đều gọi anh bằng cái tên lang bang ấy
Và bây giờ
Khi gọi cái tên ấy lên
Con đường đang đi bỗng mở ra
Một thời non trẻ và rồ dại.
Bái Ô Lâu
Lạ thật
Chiều vừa nhắc xong
Đêm liền mơ nó đến
Bái Ô Lâu
Cả ngày mặc quần đùi
Cõng bạn vượt qua suối
Giặc vãi đạn sau lưng
Vừa thở vừa tếu
Đúng là cái thằng Bái
Nghe đâu giờ vẫn lính
Kéo lên mạn ngược rồi
Nó sống đá cũng cười.
Lời Ru
Ngày xưa tôi ở với bà
Mẹ đi chợ huyện
Đường xa
Chưa về
Bà ru
Tôi không ngủ
Nằm nghe
Tiếng ru hóm hém
Lòe nhòe
Bà trông
Có lần mưa bão sang sông
Nửa đêm
Tôi đói
Nhưng không
Gọi bà
Bà tôi khuất núi
Tôi đi xa
Lời ru xam xám la đà nhện giăng.
Ta Ngồi Bên Ngọn Lửa
Ta ngồi bên ngọn lửa
Nhẩn nha làm câu thơ
Lửa sáng trong đêm tối
Lửa ấm vào trời mưa
Nước về kêu ro ro
Lửa lên hồn tí tách
Gà gáy hai câu thơ
Phập phồng lên trang sách.
Mẹ Ốm
Trưa nay Mẹ ốm
Thằng em ngồi viết bài
Suốt buổi chẳng cười đùa
Chị đi tìm rau ngải
Mang về hơ lửa xông cho Mẹ
Trưa nay Mẹ ốm
Chi gắp thịt cho Mẹ
Em gắp thịt cho Mẹ
Chị rủ em ăn toàn rau
Trưa nay Mẹ ốm
Những đám mây chen chúc
Che hết nắng oi nồng
Chim thôi kêu chích chòe
Gà mái thôi cục tác
Thế mà Bố không biết
Vẫn cạo râu
Mặc đẹp
Đi khỏi nhà.
Vầng Trăng Đau Mắt
Đằng Đông
Mặt trời non
Như giọt sương
Đằng Tây
Nắng bỏng rát
Mặt trời đỏ quạch
Đằng Đông
Cốm lên hương
Vầng trăng xanh
Lùa qua vách
Đằng Tây
Vầng trăng như người đau mắt.
Ánh Trăng
Dưới ánh trăng
Tiếng đàn then
Vừa đủ nghe
Cỏ lấp lánh
Khe khẽ ướt
Tiếng đàn nép vào nhau
Ánh trăng nhợt trên đầu
Buồn vô cớ dềnh lên.
Lặng Lẽ Đêm
Trên đầu ta
Trăng khe khẽ sáng
Sương khe khẽ lắng
Mây khe khẽ trôi
Dưới lưng ta
Chiều khe khẽ thở
Trong ngực ta
Khe khẽ người
Tiếng Hát Tháng Giêng
“Một năm mười hai tháng vận chuyển
bướm ong còn làm bạn với hoa
trai gái được đi về trấy hội
nhiều bạn gái lo ít bạn trai
anh nói rõ họ tên em biết
đến mùa về trồng bắp trên nương
làm không kịp nhớ tìm em với”
Bài hát ấy già lắm rồi
từ khi có núi có đồi
có nền nhà mẹ cha đã hát
con sông Qui hiếm hoi
chở người sang dào dạt
tiếng hát trẻ mãi không già
Mùa xuân này mẹ cho tháng giêng
anh em ra chiến hào
chiến hào mới đào
đất bừng máu đỏ
hướng súng ngược chiều gió…
anh em tôi chia nhau tháng giêng
riêng câu hát phần em tất cả
Dẫu em qua một vùng đảo đá
đá lô nhô như sóng triều dâng
sóng có buồn? Sao núi bâng khuâng
quê tôi còn nghèo lắm
Đất nước mệt trăm miền giặc giã
cây cầu tre gánh lúa nuôi quân
chỉ có màu chàm ở lại với dân
tình cách mạng lúc nào cũng thắm
em gái tôi mới lớn
bài hát vui em hát suốt mùa đông
Sửa khăn áo đi em
câu hát tháng giêng cất vào hoa đá
đứng vững ở đây mà chiến đấu
tựa lưng vào màu đỏ chiến hào
ta nhất quyết không lùi
cả đất nước trong bàn tay ta giữ
câu hát này thiêng liêng lắm chứ
hát bây giờ còn đề hát mai sau.
Tên Làng
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Ba mươi tuổi từ mặt trận về
Vội vàng cưới vợ
Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa
Rào miếng vườn trồng cây rau
Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu
Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Mang trong người cơn sốt cao nguyên
Mang trên mình vết thương
Ơn cây cỏ quê nhà
Chữa cho con lành lặn
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba
Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà
Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước
Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt
Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên
Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp
Bàn chân từng đạp bằng đá sắc
Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên
Ơi cái làng của mẹ sinh con
Có ngôi nhà xây bằng đá hộc
Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt
Có niềm vui lúa chín tràn trề
Có tình yêu tan thành tiếng thác
Vang lên trời
Vọng xuống đất
Cái tên làng Hiếu Lễ của con.
Tình Yêu
Cốc cốc cốc
Tiếng gõ nhè nhẹ
Mái đầu ló ra
Cái lườm kèm theo
Còn đôi môi
Mím lại
Tôi hiểu rồi bạn gái
Dẫu bạn có lườm và mím môi
Trái tim đã chờ tôi
Hồi hộp lắm
Sau cánh cửa là người con trai
Trước đám đông bạn gọi bằng gì
Lúc vắng vẻ cứ trống không mà gọi
Điều đã biết bạn hay vờ hỏi
Tình yêu sinh tiếng nói vu vơ
Và cánh cửa kia
Lúc này không mở
Tâm chí ai còn ở nữa đâu
Tình yêu đi tìm nhau
Tình yêu không cách mặt.
Sớm Mai Con Vào Lớp Ba
Tặng con gái yêu
Sớm mai Con vào lớp ba
Lớp ba đằng sau nhà ta
Leo hết dốc là Con đến lớp
Đêm nay Cha chong đèn ngồi thức
Làm cách nào để dốc thấp hơn
Không rắn rết không gai góc bất chợt dọc đường
Nhưng có điều làm Cha lo hơn tất cả
Người bây giờ…
Đừng cãi nhau đừng đánh nhau nghe Con
Cô lỡ quát: Về với Cha hãy khóc
Con có đói, áo Con có rách
Đừng xấu hổ Con ơi cứ đi mà học
Chữ của người đời không phân biệt giàu nghèo
Không phân biệt sang hèn nhưng Cha hiểu
Con nhà giàu chẳng dễ gì theo
Cha chỉ là nhà văn, Mẹ con là nhà giáo
Quanh năm suốt tuần chờ lương mua gạo
Đong đếm từng ngày
Nhân nghĩa đủ cho Con
Sớm mai Con vào lớp ba
Lớp ba đằng sau nhà ta
Leo hết dốc là Con đến lớp…
Đọc ngay các thông tin thú vị về🌿Thơ Lưu Trọng Lư 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm