Thơ Trần Tuấn Khải: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Trần Tuấn Khải ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Chia Sẻ Về Phong Cách Nghệ Thuật, Các Tác Phẩm Hay Nhất Của Nhà Thơ Trần Tuấn Khải.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Trần Tuấn Khải

Là hậu duệ đời thứ 28 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Trần Tuấn Khải là một nhà thơ nổi tiếng. Hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời tác giả Trần Tuấn Khải ngay sau đây nhé!

  • Trần Tuấn Khải (4/11/1895 – 7/3/1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến.
  • Quê quán: làng Quang Xán, xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
  • Ông sinh trong một gia đình nho học có truyền thống yêu nước. Ông chịu ảnh hưởng của các phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục.
  • Ông còn có các bút danh khác như Á Nam, Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
  • Ông là thi sĩ có trên nửa thế kỉ cầm bút; rất giỏi chữ Hán và tự học chữ quốc ngữ.
  • Là người yêu nước tha thiết thể hiện qua việc ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng bóng gió để bộc lộ tình yêu nước trong văn chương.
  • Năm 1954, ông vào Nam, tiếp tục làm báo, dịch thuật, làm viên chức thư viện, đồng thời tham gia phong trào đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. 
  • Năm 1966, ông cùng một số trí thức tiến bộ kí tên yêu cầu chính quyền Sài Gòn trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam nhằm vãn hồi hoà bình, nên bị buộc nghỉ việc.
  • Sau đó, ông là chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc năm 1966 – 1967.
  • Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liberty của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).

Có thể xem thêm 🍀Thơ Giang Nam 🍀 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Trần Tuấn Khải

Giới thiệu đến bạn đọc các thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Tuấn Khải.

  • Trần Tuấn Khải có viết văn xuôi, nhưng đặt trong những thành tựu của văn xuôi đương thời, văn xuôi Trần Tuấn Khải lu mờ, không có gì nổi trội. Thơ ca mới là phần chính, mà cũng là phần ghi nhận những thành công và đóng góp của Trần Tuấn Khải với văn học dân tộc.
  • Thơ Trần Tuấn Khải rất phong phú về hình thức biểu hiện nhưng hình thức chủ yếu vẫn là thơ Đường luật. Tuy nhiên phần thành công đặc biệt lại là những tác phẩm sử dụng sáng tạo các thể thơ dân tộc : lục bát, song thất lục bát, đặc biệt các điệu hát ví, xẩm,…
  • Bước vào tuổi 20, Trần Tuấn Khải đã có thơ in trên nhiều tờ báo thời bấy giờ. Những bài thơ như ‘Tiễn chân anh khóa xuống tàu”, “Gánh nước đêm”, “Hai chữ nước nhà”, v.v… của Á Nam thấm sâu một nỗi niềm da diết thương nước thương nòi, được người đương thời truyền tụng.
  • Năm 1921, ông xuất bản tập thơ Duyên nợ phù sinh I, được giới văn chương đương thời chú ý. Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai Hóa tại Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác. Đến khi ông cho xuất bản Bút quan hoài I, gồm nhiều bài bi tráng, được nhiều người hoan nghênh, thì Pháp ra lệnh cấm lưu hành và tàng trữ tập thơ đó (1927).
  • Sự nghiệp văn chương của Á Nam rất phong phú, đa dạng. Ngoài hai tác phẩm (dịch): Thủy Hử, “Mạnh Từ”, Á Nam Trần Tuấn Khải còn để lại hàng nghìn bài thơ trong các tập thơ như: “Duyên nợ phù sinh”, “Bút quan hoải”, “Với sơn hà”, “Giai anh hùng, gái thuyền quyên”, “Hồn hoa v.v… và hàng trăm bài phong dao, trong đó có nhiều bài được lưu truyền như ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà”, “Rủ nhau xuống bể mò cua”.
  •  Tuy chưa có những đổi mới thực sự, nhưng cùng với Tản Đà cùng thế hệ, thơ Trần Tuấn Khải đã tạo được bước quá độ, là cầu nối giữa thơ ca cổ và thơ hiện đại Việt Nam. 

Phong Cách Sáng Tác Của Á Nam Trần Tuấn Khải

Điểm qua các nét chính trong phong cách sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải.

  • Thơ Trần Tuấn Khải mộc mạc, chân chất, tiết tấu, nhịp điệu gắn bó với điệu hồn dân tộc, ngôn ngữ giản dị, giàu chất sống, gần gũi với ngôn ngữ của quần chúng và có sức truyền cảm. 
  • Thơ ông rất nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát… thường thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng tự do của mình.

=> Phong cách sáng tác: Thơ văn Á Nam chan chứa tình thương nước, thương dân, bồn chồn day dứt khôn nguôi về nỗi lầm than của dân tộc trong vòng nô lệ. 

Tuyển tập 🌿Thơ Tế Hanh 🌿Tìm Hiểu Chi Tiết Về Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Trần Tuấn Khải

Xem ngay tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Trần Tuấn Khải mà Thohay.vn vừa tổng hợp sau đây nhé!

Tuyển Tập Thơ

*Bút quan hoài

*Với sơn hà

  • Đề bốn bức tranh
  • Khi tỉnh giấc
  • Khuyên bạn
  • Ngẫu đề
  • Tráng sĩ hành
  • Với sơn hà I, II

*Duyên nợ phù sinh, quyển nhất (1921)

  • Con ve
  • Duyệt văn hữu cảm
  • Đất khách đêm xuân mưa
  • Đời người
  • Nhớ bạn
  • Ở nhà quê
  • Qua chốn ở cũ
  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
  • Thuật hoài
  • Thương người sầu
  • Tiễn chân anh Khoá xuống tầu
  • Xuân nữ thán

*Duyên nợ phù sinh, quyển nhì (1922)

  • Đàn bầu
  • Đề đền vua Hùng Vương
  • Kỷ niệm đức Hưng Đạo đại vương
  • Mong anh Khoá
  • Ngâu
  • Qua nhà Giám
  • Thăng Long hoài cổ
  • Tổng vịnh bộ tiểu thuyết “Gương bể dâu”

*Một số tác phẩm khác

  • Bên giời gặp bạn
  • Cổ Loa hoài cảm
  • Cùng bạn chơi vịnh Hạ Long
  • Duyên nợ phù sinh
  • Gánh nước đêm
  • Gặp khách thương tâm
  • Mắng bù nhìn
  • Mong tri kỷ
  • Mừng anh Khoá về
  • Mừng xuân Ất Mão
  • Nhớ ai
  • Thu
  • Thuỷ hử đề từ
  • Trách hoàng thiên
  • Xem hội Tây
  • Xuân Giáp Dần
  • Đông Chu liệt quốc
  • Hồn tự lập I, II
  • Hậu anh Khoá

Tiểu Thuyết, Kịch

  • Gương bể dâu I (1922)
  • Hồn hoa (1925)
  • Thiên thai lão hiệp (1935- 1936)
  • Mảnh gương đời (Kịch, 1925)
  • Thuỷ Hử (tiểu thuyết dịch, 1925)
  • Hồng lâu mộng (tiểu thuyết dịch, 1934)
  • Đông Chu liệt quốc (tiểu thuyết dịch, 1934)

Gửi cho bạn đọc các thông tin về 🌿Thơ Hoàng Tố Nguyên 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Trần Tuấn Khải

Mời bạn đọc cùng thưởng thức 15 bài thơ hay nhất của Trần Tuấn Khải dưới đây.

Hai Chữ Nước Nhà

(Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu)

Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dậm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
Trời Nam riêng một cõi này
Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Than vận nước gặp khi biến đổi
Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con
Làm cho xiêu tán hao mòn
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!

Thảm vong quốc kể sao cho xiết
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi khóc đất giời than
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!

Khói Nùng lĩnh như xây khối uất
Sóng Long giang nhường vật cơn sầu
Con ơi! càng nói càng đau…
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?

Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Con nên nhớ tổ tông khi trước
Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc Nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây

Kìa Trưng nữ ra tay buồm lái
Phận liễu bồ xoay với cuồng phong
Giết giặc nước, trả thù chồng
Nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi

Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biến
Vì giống nòi quyết chiến bao phen
Sông Bạch Đằng phá quân Nguyên
Gươm reo chính khí nước rền dư uy

Coi lịch sử gươm kia còn tỏ
Mở dư đồ đất nọ chưa tan
Giang san này vẫn giang san
Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?

Con nay cũng một người trong nước
Phải nhắc câu Gia, Quốc đôi đường
Làm trai hồ thỉ bốn phương
Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng

Thời thế có anh hùng là thế
Chữ vinh hoa xá kể làm chi!
Mấy trang hào kiệt xưa kia
Hy sinh thân thế cũng vì nước non

Con đương độ đầu xanh tuổi trẻ
Bước cạnh tranh há dễ nhường ai?
Phải nên thương lấy giống nòi
Đừng tham phú quí mà nguôi tấc lòng

Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục;
Thân tự do chiên chúc mà vinh
Con ơi nhớ đức sinh thành
Sao cho khỏi để ô danh với đời

Chớ lần lữa theo loài nô lệ
Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai
Đem thân đầy đoạ tôi đòi
Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?

Sống như thế, sống đê, sống mạt
Sống làm chi thêm chật non sông!
Thà rằng chết quách cho xong
Cái thân cẩu trệ ai mong có mình!

Huống con cũng học hành khôn biết
Làm giống người phải xét nông sâu
Tuồng chi gục mặt cúi đầu
Cam tâm làm kiếp ngựa trâu cho đành!

Nỗi tâm sự đinh ninh dường ấy
Cha khuyên con có bấy nhiêu lời
Con ơi! con phải là người
Thì con theo lấy những lời cha khuyên

Cha nay đã muôn nghìn bi thảm
Nói bao nhiêu tâm khảm càng đau!
Chân mây mặt cỏ rầu rầu
Càng trông cố quốc mạch sầu càng thương!

Lời cha dặn khắc xương để dạ
Mấy gian lao con chớ sai nguyền
Tuốt gươm thề với vương thiên
Phải đem tâm huyết mà đền cao sâu

Gan tráng sĩ vững sau như trước
Chí nam nhi lấy nước làm nhà
Tấm thân xẻ với san hà
Tượng đồng bia đá hoạ là cam công

Nữa mai mốt giết xong thù nghịch
Mũi long tuyền lau sạch màu tanh
Làm cho đất rộng trời kinh
Bấy giờ quốc hiển gia vinh có ngày!

Nghĩa vụ đó con hay chăng tá?
Tính toán sao vẹn cả đôi đường
Cha dù đất lạ gởi xương
Trông về cố quốc khỏi thương hồn già

Con ơi! Hai chữ nước nhà!

Mong Tri Kỷ

Ngót tám mươi năm trông đợi hoài
Mà sao tri kỷ vắng tăm hơi?
Trời Nam khói lửa che vầng nguyệt
Đất Bắc mây sương khuất bóng Người
Khúc hát Ngọa Long thường nhác tiếng
Câu ngâm Đoạt sáo vẫn chờ ai
Bao giờ gặp mặt cùng nâng chén?
Đứng giữa trung nguyên phá giọng cười.

Bên Giời Gặp Bạn

Thế thượng tri âm tối nan đắc
Hỏi ai xui nam bắc gặp nhau đây?
Kiếp trần ai, ai tỉnh mặc ai say
Gánh non nước đã ra tay xin chớ ngại
Danh sĩ tình thâm nguyên tự hải
Giai nhân mệnh bạc cánh như hoa
Nữa rồi đây sương nắng phôi pha
Cảnh ti tuyết không chờ duyên hội ngộ
Nhớ đến chữ “bất đắc tri âm cam nhất tử”
Dẫu muôn chung nghìn tứ chớ quên ai
Giang sơn mấy mặt anh tài

Thương Người Sầu

Khuê phòng vắng vẻ lúc đêm thâu,
Nghĩ lại thương ai một mối sầu.
Sách cũ vài con phong để đó,
Tơ tình trăm đoạn vướng vì đâu?
Trên đời tri kỷ chừng bao kẻ?
Trong hội phù sinh được mấy lâu!
Đã chút tài tình mang chút nợ,
Phấn son chi để thẹn đàn sau

Duyên Nợ Phù Sinh

Mưỡu:
Trời Nam biển Á bao la
Nực cười vơ vẩn là ta với mình
Ham chi duyên nợ phù sinh
Nghìn thu luống để vương tình nước non

Hát nói:
Nợ duyên, duyên nợ
Kiếp phù sinh xoay trở biết bao xong
Chiếc thuyền con chất nặng gánh tang bồng
Đâu đã biết nước đời trong với đục
Tự thị hành tàng quan thế cục
Nhãn tương mộng huyền tống kim sinh
Gẫm nghìn xưa, ai anh hùng, ai chí sĩ, ai cao khiết, ai tài tình
Trong khổ hải lênh đênh ai cũng thế
Thôi thế sự vui buồn chi sá kể
Nước non này tri kỷ dễ làm thinh?
Sa chân xuống cõi phù sinh
Một duyên, hai nợ, ba tình, ai ơi
Yêu nhau xin nhớ lấy lời

Qua Chốn Ở Cũ

Lối cũ trông về dạ ngẩn ngơ!
Ngẩn ngơ nhớ chốn ở từ xưa.
Ngàn nho nguyệt hé câu cười nói,
Gác kín canh tàn cuộc phú thơ.
Cây cỏ ta xưa từng bón tưới,
Quả hoa ai đến để trèo khua?
Thương tâm đàn sáo đi về trước
Tìm chủ ra chiều đậu vẩn vơ…

Ngâu

Một giọt mưa thu mấy giọt sầu?
Nước đời tan hợp nghĩ mà đau!
Ví không một bước qua cầu Thước,
Chi để ngàn thu thấm lệ Ngâu?
ngọn nước hững hờ đành rẽ lứa
Mối tình vơ vẩn vẫn giam nhau.
Cái đêm thất tịch đêm gì nhỉ?
Ngoảnh lại Ngân Hà lệ chứa sâu…

Anh Đi Anh Nhớ Quê Nhà

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai.

Đàn Bầu

Một dây buộc khéo duyên đâu?
Mang tiếng mang tai cũng vị bầu.
Dạn mặt thoa quần năm ngón dạo
Ngây lòng phong nghuyệt bốn cung mau.
Bắc Nam nào phải riêng văn võ,
Gay gắt thêm mang điệu oán sầu.
Này sợi tơ tình khôn ngỏ hết,
Tri âm ta phải rõ cho nhau.

Thuật Hoài

Trót dấn thân vào đất Việt xưa!
Hai mươi năm lẻ đến bây giờ…
Áo dày cơm nặng, tình lai láng,
Bút mới văn tàn dạ thẩn thơ.
Đèn sách mười thu đành chuyện hão,
Nôm na mấy chữ gọi duyên vờ.
Anh em Hồng Lạc ai quen biết?
Vương víu cùng nhau một mối tơ!

Tráng Sĩ Hành

“Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê,
Tráng sĩ một đi, không bao giờ về!“
Tay nâng chén rượu giã người cũ,
Miệng đọc câu ca chân bước đi.
Dao tình mài liếc với thanh khí.
Chí hùng tung bốc đầy sơn khê.
Nghe tiếng đờn trúc gõ réo rắt,
Mặc cho kể hết niềm phân ly.

Niềm phân ly!
Đã bước chân ra khôn hẹn kỳ,
Đời người bất quá vị tri kỷ,
Sống, chết, nên, chăng, ai sá chi!
Túi áo xênh xang ba tấc kiếm,
Bụi hồng rong ruổi đôi bánh xe.
Ngoảnh lại thành Yên đầy uất khí,
Thấu lòng hoạ chỉ người tương tri

Người tương tri,
Lá gan bầu mật, cùng nhau thế:
Thề đem tấm thân tới hang hổ,
Giết con cọp dữ rừng man di,
Đời nếu chôn lấp hết công lý,
Anh hùng hào kiệt còn ra gì!
Phá núi Thái Sơn, lấp Đông Hải;
Ấy là phận sự đàn nam nhi.

Đàn nam nhi,
Chuyển đất xoay giời thường có khi.
Khuyên ai chớ học bọn khăn yếm:
Xa nhau một bước lệ đầm đìa.
Liếc mắt khắc trông vũ trụ đó.
Đâu không là cảnh ta say mê!
Chếch choáng hơi men bốc chính khí,
Ngâm câu khẳng khái mình ta nghe…

“Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê,
Tráng sĩ một đi không bao giờ trở về”

Đời Người

Trước cửa song hồ bóng thỏ qua
Công danh sự nghiệp dễ ai mà!
Hẹn về địa phủ trăm năm ngắn,
Đường tới thiên đình mấy dặm xa!
Non nước chắc gì con trẻ nữa,
Râu ria phun mãi cái già ra.
Thôi thôi nghĩ lắm càng thêm bận,
Nằm khểnh hiên tây đánh chén khà.

Thăng Long Hoài Cổ

Kìa ông Nhĩ Thuỷ, nọ non Nùng,
Thành cũ Thăng Long đó phải không?
Gươm báu mất tam, trâu cũng lặn.
Gánh tình ai sẻ với non sông!

Nhớ Ai

Vơ vẩn nằm buồn nghĩ nhớ ai!
Nhớ ai xa cách một phương trời.
Bóng trăng như vẽ tình non nước,
Trận gió chưa phai tiếng nói cười.
Lưng thúng giang san vai gánh lẻ,
Mười năm nam bắc dạ sầu đôi.
Ai ơi! Sao chẳng tìm nhau tá ?
Mà đỡ cho nhau gánh nợ đời.

Gánh Nước Đêm

Em bước chân ra,
Con đường xa tít,
Non sông mù mịt,
Bên vai kĩu kịt,
Nặng gánh em trở ra về,
Ngoảnh cổ trông sông rộng giời khuya…

Vì chưng nước cạn, nặng nề em biết kêu ai!
Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá giời,
Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?
Bước chân khuya thân gái ngại ngùng,
Nước non gánh nặng,
Cái đức ông chồng hay hỡi có hay?
Em trở vai này…!

Chia sẻ các thông tin về 🔰 Thơ Thanh Thảo 🔰 Cuộc đời, sự nghiệp

Viết một bình luận