Thơ Hay Là Gì ? Thơ Hay Là Hay Cả Hồn Lẫn Xác Hay Cả Bài

Thơ Hay Là Gì ❤️️ Thơ Hay Là Hay Cả Hồn Lẫn Xác Hay Cả Bài ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Các Thông Tin Và Nhận Định Về Thơ Hay.

Định Nghĩa Thơ Hay Là Gì, Thế Nào Là Một Bài Thơ Hay

Ngày càng có nhiều tập thơ được in ấn, xuất bản, tuy nhiên không phải tập thơ nào cũng chất lượng. Muốn biết tập thơ nào chất lượng thì ta phải định nghĩa được thơ hay là gì? Thế nào là một bài thơ hay?

Người ta đã bàn luận nhiều về đề tài:”Thế nào là một bài thơ hay?”. Người thích bài này, kẻ ưa bài kia, thật khó mà định nghĩa thế nào là một bài Thơ hay, nhưng hầu như tất cả mọi người đều đồng ý rằng:

  • Một bài thơ hay, phải có được những phẩm chất nổi bật: Có ý tưởng sâu sắc, có giá trị nhân văn; có tứ thơ hay, mới lạ; có hình thức nghệ thuật đặc sắc, có cách diễn đạt độc đáo; thơ giàu cảm xúc, có sức ám ảnh, gây ấn tượng mạnh với đông đảo người đọc.
  • Nói một cách đơn giản hơn thì một bài Thơ hay phải hội đủ ba yếu tố: Lời hay, Ý đẹp, và Truyền cảm. Có cả ba yếu tố thiết yếu này, người ta gọi tắt là một bài thơ hay, một bài thơ có hồn.
  • Ngoài ra, ta có thể khẳng định một điều rằng, thi sĩ phải có hứng sáng tác thì thơ mới hay.
    • Hứng là cái sáo diều hoặc sợi dây đàn treo trong không gian, một làn gió nhẹ thổi qua đủ làm nó phát ra thanh âm.
    • Tâm hồn thi sĩ cũng ví như cái sáo hoặc sợi dây đàn đó, một ý tưởng mới, một cảm nghĩ mới, một sự việc mới xảy ra trước mắt khiến nhà thơ muốn dùng bút ghi lại sự việc hoặc những cảm nghỉ của mình trong khi người không có tâm hồn thi sĩ, không để ý tới sự việc xảy ra, cũng không có những cảm nghĩ mà nhà thơ có.

Chia sẻ thêm thông tin 👉Vần Thơ Là Gì, Cách Gieo Vần Thơ👈Bên Cạnh Thơ Hay Là Gì

Những Tiêu Chí Để Có Bài Thơ Hay

Những tiêu chí nào để có thể tạo nên một bài thơ hay? Như đã chia sẻ thì một bài thơ hay sẽ có nhiều cách để nhận định hoặc cảm nhận, tuy nhiên theo chúng tôi thì bạn có thể dựa vào các yếu tố dưới đây để đánh giá Thơ hay là gì và thế nào là một bài thơ hay.

Tứ thơ hay

  • Trước hết, một bài thơ phải có tứ thơ hay, mới lạ. Đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của thơ ca. Tứ thơ còn gọi là thi tứ. “Tứ thơ hết sức quan trọng đối với người làm thơ và cả người đọc thơ.
  • Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng “Lao động thơ, trước hết là kiếm tứ”, “làm thơ khó nhất là tìm tứ”, “thường thường người làm thơ gặp phải bí, là bí tứ, chứ không phải bí ý hay bí lời”.
  • Có thể nêu một số minh chứng về tứ thơ được thể hiện sinh động ở các bài thơ: Tràng giang, Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Người đi tìm hình của Nước; Người thay đổi thơ tôi (Chế Lan Viên), Vội vàng, Quả sấu non trên cao (Xuân Diệu), Đợi (Vũ Quần  Phương), Bếp lửa (Bằng Việt), Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm),….

Hình thức nghệ thuật đặc sắc

  • Tiêu chí tiếp theo, một bài thơ hay là một bài thơ phải có hình thức nghệ thuật đặc sắc, có cách diễn đạt độc đáo. 
  • Một số tác phẩm thể hiện được phẩm chất này, đó là: Các vị La Hán chùa Tây Phương, Trò chuyện với Kim tự tháp (Huy Cận), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Nhớ vợ, Em tắm (Cầm Giang), Bóng cây Kơ-nia (Ngọc Anh),…

=>Ví dụ: Cái hay của bài thơ “Nhớ vợ” là sự chân thật, độc đáo, mới lạ khi viết về vợ, khi thể hiện tình cảm với vợ mà thơ văn một thời kiêng kị. Tư tưởng trong sáng của bài thơ lại được diễn tả và biểu hiện bằng những tình cảm cụ thể, đậm đà phong cách thơ miền núi nên hết sức xúc động, hấp dẫn.

Giàu cảm xúc, có dư vị, ám ảnh

Yếu tố quan trọng để xác định thơ hay là bài thơ giàu cảm xúc, có dư vị, ám ảnh, gây ấn tượng mạnh với đông đảo người đọc.

các tác phẩm nổi bật về yếu tố giàu cảm xúc có thể kể đến: Núi đôi (Vũ Cao), Bác ơi! (Tố Hữu), Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương (Việt Phương), Viếng bạn (Hoàng Lộc), Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Quê hương (Giang Nam), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân),….

=>Ví dụ: Bài“Hai nửa vầng trăng” được nhà thơ – họa sĩ Hoàng Hữu sáng tác năm 1981, trong những ngày tác giả điều trị bệnh tim ở bệnh viện Việt Trì. Đây cũng là tác phẩm gần như cuối cùng của anh. Cũng vì thế nên bài thơ rất chân thực, sâu lắng và tinh tế:

Nắng tắt đã lâu rồi, trăng thức dậy dịu êm
Trăng đầu tháng có lần em ví
Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa
Tên anh như vầng trăng mờ tỏ
Ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời

Bài thơ chứa nhiều câu thơ mang dư vị, ám ảnh giàu cảm xúc, lay động lòng người:

Ơi vầng trăng theo con nước đầy vơi
Trăng say đắm dào trên cỏ ướt
Trăng đầu tháng như đời anh chẳng thể nào khác được
Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết
em đã khóc
Trăng từng giọt tan vào anh mặn chát
em đã khóc
nhưng làm sao tới được
bến bờ anh tim dội sóng không cùng.

Giải Thích Thơ Hay Là Hay Cả Hồn Lẫn Xác Hay Cả Bài

Xuân Diệu từng nêu ý kiến rằng “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Nếu bạn chưa hiểu ý của ông thì hãy xem ngay phần giải thích sau đây nhé!

Xuân Diệu đã mượn ảnh “hồn” và “xác” để khẳng định cái đẹp toàn diện của thi ca và mối liên hệ khăng khít, không thể tách rời của nội dung và hình thức của một tác phẩm thơ,đồng thời khẳng định tầm quan trọng của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

“Hồn” tức là phần nội dung, là ý nghĩa của bài thơ, là cái chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nhìn thấy. “Xác” tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… là phần có thể nhìn thấy được.

Từ đó, theo Xuân Diệu, một bài thơ hay là phải có sự sáng tạo độc đáo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, bài thơ phải đủ sức gợi lên ở người đọc những tình cảm cao cả và để lại ấn tượng sâu sắc, không thể nào quên. Chỉ khi đó, thơ mới đạt tới vẻ đẹp hoàn hảo của một chỉnh thể nghệ thuật.

=> Ý kiến của Xuân Diệu rất chính xác bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, như vậy tác phẩm mới có sức hấp dẫn lâu dài.

Hướng Dẫn 🌿Cách Làm Thơ Đơn Giản Nhất 🌿Ngoài Tìm Hiểu Thơ Hay Là Gì

Giải Thích Thơ Hay Là Thơ Giản Dị Ám Ảnh Của Trần Đăng Khoa

Nguyên văn ý kiến của Trần Đăng Khoa là “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh.” Hãy cùng Thohay.vn phân tích và giải nghĩa ý kiến này nhé!

  • “Thơ hay là thơ giản dị”, cốt lõi của thơ ca không nằm ở sự chải chuốt ngôn ngữ mà nó đọng lại ở bề sâu cảm xúc. Giản dị không chỉ là một yêu cầu mà còn là một phẩm chất của thơ hay cần có. Cái giản dị của thơ có thể ví như duyên ngầm ở một cô gái đẹp, không cần trang sức quý giá, không cần trang điểm mà vẫn có sức thu hút. Xuất phát từ những điều mộc mạc, bình dị nhưng không được đơn giản, hời hợt, cẩu thả. Giản dị theo quan điểm này là ở ngôn ngữ, hình ảnh, lối viết, tâm ý thực,…. 
  • “Thơ hay là thơ xúc động”, thơ là sự bộc lộ thế giới nội tâm sâu sắc ở người sáng tác và khi thi sĩ đã sống hết mình với những rung động, cảm xúc thì những vui buồn, âu lo, khát vọng… của người làm thơ mới động chạm đến trái tim của nhiều người, tiếng nói trữ tình trong thơ mới có thể trở thành nỗi lòng thầm kín của mọi người. Thơ hay là thơ có sức truyền cảm chân thành và mãnh liệt nhất.
  •  “Thơ hay là thơ ám ảnh”, sự ám ảnh của thơ được tạo bởi những ấn tượng mạnh mẽ nhất mà hình thức và nội dung bài thơ đã để lại trong tâm hồn người đọc. Những ấn tượng, xúc cảm mãnh liệt của thơ hay không phải được tạo bởi cường độ của bão lũ, không phải ở những xúc động nhất thời. Thơ hay, sau khi đọc xong, người đọc vẫn day dứt khôn nguôi về tình đời, tình người mà thi sĩ băn khoăn, trăn trở và ký thác trong thơ mình.

Bên Cạnh Tìm Hiểu Thơ Hay Là Gì, Tham Khảo Thêm❤️️Các Thể Thơ Hiện Đại, Cách Gieo Vần ❤️️ 30+ Bài Thơ Mẫu Hay

Những Nhận Định Về Thơ Hay Của Các Nhà Thơ Nổi Tiếng

Ngoài định nghĩa mà Thohay.vn đã nêu ra ở phần đầu về thơ hay là gì thì dưới đây là những nhận định khác về thơ hay của các nhà thơ nổi tiếng, bạn có thể tham khảo.

👉Nhà thơ Mai Văn Phấn: Một bài thơ hay, theo tôi là một bài thơ có thần thái, có linh hồn, một sinh linh được hiện hữu trong thân xác ngôn ngữ.

👉Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Theo tôi, một bài thơ hay là phải tạo nên một trường thẩm mĩ mới về mặt mĩ cảm với các vẻ đẹp mang chiều sâu của cảm xúc, ngôn ngữ, hình ảnh, ý tưởng, hình tượng…

  • Về mặt thi cảm: Phải có những rung động tinh tế về mặt cảm xúc.
  • Về mặt Thi ảnh: Phải khắc họa được ấn tượng về mặt hình ảnh. Về mặt thi ngôn: Phải có những sáng tạo bất ngờ về mặt ngôn ngữ.
  • Về mặt Thi tứ: Phải có lập ngôn sâu sắc về mặt tư tưởng.
  • Về mặt thi hình: Phải có những những phát hiện mới lạ về hình tượng thơ. Về mặt Thi điệu: Phải có khám phá về mặt âm nhạc, âm điệu và nhịp điệu thơ.
  • Về mặt Thi ý: Phải có những phát hiện độc đáo về mặt ý tưởng thơ.

=>Trong bảy tiêu chí trên, một bài thơ chỉ cần hoàn thành 3-4 tiêu chí (50%) là chắc chắn sẽ trở thành một bài thơ hay.

👉Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi: Nhà thơ Mai Văn Phấn và Nguyễn Việt Chiến có những cảm nhận và phát biểu khá thấu đáo. Tôi cũng tán thành các quan điểm đó, nhưng nhấn mạnh hơn đến khía cạnh ngôn ngữ thơ ca.

=>Nói đến thơ trước hết là nói đến nghệ thuật sử dụng chữ. Tác giả muốn tạo một hệ chữ riêng, nghĩa là phép lập hình vận nhịp của chữ trong kết cấu, trình bày thì cần rất nhiều khổ luyện, sáng tạo mới mong có được. Dĩ nhiên chữ không dời nghĩa. Chữ thơ là loài chữ có trọng lực, nội lực nhất. Chữ thơ khi giàu tính ý tưởng, biểu tượng, đa thanh là chữ có khí, đồng nghĩa chữ sống. Chữ thơ cũng như người thơ cần đắc khí mới tồn tại và lớn lên được. Dứt khí thì chết. Chữ thơ vô khí là vô lực, là trơ lì, bẹp dí. Chữ muốn thụ khí trước phải đạt tinh. Có tinh (tinh luyện/ tinh tế) thì đạt khí, và có được tinh rồi mới vọng tưởng tới bậc thần chữ được. Tinh – Khí – Thần chính là tam bảo, là chúa ba ngôi của cõi thiêng Thơ.

👉Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai: Một bài thơ hay, theo cá nhân tôi, là một bài thơ đem lại giá trị cho người đọc nó. Giá trị đó có thể về mặt tinh thần, nghệ thuật, hay thông tin. Một bài thơ hay có khả năng lay động những sợi dây vô hình trong trái tim người đọc để rồi họ thấy mình được an ủi, sẻ chia trong những phút giây buồn phiền, hân hoan hơn trong niềm hạnh phúc. Một bài thơ hay bắc nhịp cầu giao tiếp giữa người viết và người đọc, bởi người đọc cảm thấy người viết đang nói thay cho họ những điều họ muốn sẻ chia.

👉Nhà thơ Trần Hùng: Thơ hay, mỗi người một quan niệm, và có thể bàn mãi từ đời này sang đời khác. Với tôi, thơ hay: Một – phải làm cho độc giả “động lòng” khi đọc. Hai – lối viết hiện đại nhưng câu từ giản dị và mới.

👉Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng: Những ý tưởng đem lại nhiều xúc cảm. Tinh thần nhân văn, hướng thiện, nhen lên lòng dũng cảm và bao dung. Sự gợi mở trong nội dung để từ bài thơ ngẫm ngợi tiếp về đời sống, về bản thân người đọc. Sự độc đáo, mới lạ trong cách dùng từ, tạo chữ, sắp xếp kết cấu từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ, giúp kích thích liên tưởng, tạo ra sự thú vị, sinh động, linh hoạt trong cách nói, hành văn… làm được một, một số hoặc những thành công như trên, tôi nghĩ bài thơ sẽ hay, sẽ cuốn hút, đáng đọc

👉Nhà thơ miên di: Chính mỗi bài thơ hay tự nó là câu trả lời cho câu hỏi muôn đời không đủ đáp án “Cái đẹp là gì?”, để rồi, tự tính của mỗi bài thơ hay mới có thể định nghĩa được thế nào là chính nó. Hoa đẹp vì nở hồn nhiên, một bài thơ hay cũng vậy, tự nó phát tiết ra vẻ đẹp một cách hồn nhiên – không bị trói buộc trong thời tiết chính trị, thổ nhưỡng văn hoá, hay biên giới quan niệm. Câu hỏi “Thế nào là một bài thơ hay?” chính là sự trói buộc, nó vĩnh viễn không chứa đựng nổi câu trả lời.

👉Nhà thơ Hoàng Xuân Tuyền: Thơ hay với tôi nói gọn là thế này:

  • Độc đáo về nội dung và nghệ thuật (không lặp lại, không na ná thơ khác, bài thơ khác của bất kì ai và của chính tác giả).
  • Đáp ứng nhu cầu trưởng thành của người Việt, có khả năng giúp khắc phục sự chủ quan, cảm tính (khá phổ biến và nặng nề) trong lối nghĩ và cách thức tổ chức đời sống và nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng.

=>Tôi ưu tiên cho hai tiêu chí này. Đó là quan điểm của tôi, do tôi và vì tôi – một bạn đọc thơ.

Tham Khảo 🍃Cách Làm Thơ 4 Chữ🍃Bên Cạnh Thông Tin Thơ Hay Là Gì

Viết một bình luận