Bài Thơ Xuân Sang Mầm Non [Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án]

Bài Thơ Xuân Sang Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Xem Ngay Bài Thơ Hay Viết Về Chủ Đề Mùa Xuân Dành Cho Các Bé Bên Dưới.

Nội Dung Bài Thơ Xuân Sang Mầm Non

Bài Thơ: Xuân sang
Tác giả: Nlp Trinh

Xuân sang cánh én rợp bầu trời
Chim muông hoa lá cũng hoan ca
Nắng ấm xua tan đông lạnh lẽo
Chồi non, lộc biếc một màu xanh

Xuân sang lòng bé vui náo nức
Rộn rã hát vang khúc xuân ca
Váy áo đẹp xinh chào xuân mới
Chúm chím nụ cười bên mẹ yêu

Xuân sang bé lại thêm một tuổi
Lớn rồi bé chẳng khóc nhè đâu
Chăm ngoan, học giỏi, không nghịch ngợm
Việc tốt điều hay bé sẽ làm

Xuân sang tết đến bé kính chúc
Cả nhà sung túc, lộc ngập tràn
Yêu thương đong đầy trong năm mới
Vạn sự yên lành, mọi điều vui.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Mùa Xuân Về Đâu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Những Bài Thơ Xuân Sang Hay Nhất

Bài thơ: Xuân sang
Tác giả: Chưa rõ

Xuân sang tết đến mọi nhà
Con chúc ông bà sức khỏe, an khang
Chúc cô chú bác giàu sang
Một năm sung túc cười vang mỗi ngày
Chúc anh chúc chị học hay
Con ngoan trò giỏi đợi ngày công danh
Chúc cho vạn sự tốt lành
Mậu Tuất năm mới bức tranh xuân ngời.

Hoa đào hoa mai
Tác giả: Lệ Bình

Hoa Đào ưa rét
Lấm tấm mưa bay
Hoa Mai chỉ say,
Nắng pha chút gió

Hoa Đào thắm đỏ
Hoa Mai dát vàng
Thắm mùa xuân sang
Thi nhau nở rộ

Mùa xuân hội tụ
Niềm vui, nụ cười
Đào, Mai nở rộ
Đẹp hai phương trời.

Ý Nghĩa Bài Thơ Xuân Sang

Bài thơ nói về niềm vui của bé khi mùa xuân về cũng như dành tặng những lời chúc tốt đẹp đến ông bà, cha mẹ và mọi người.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Mùa Xuân Trong Vườn ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Giáo Án Bài Thơ Xuân Sang

Giáo Án Bài Thơ Xuân Sang

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên tác giả, tên bài thơ “Xuân Sang”
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ,
– Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ.
– Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân.

2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng (nghe, quan sát, thực hành) giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc về một  mùa xuân

3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ yêu thích thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1 Đồ dùng của cô:  
   –  Hình ảnh minh họa bài thơ.
   –  Hình ảnh biểu tượng để thay thế một số từ.
   –  Tranh vẽ của bài thơ
   –  Ti vi, đĩa nhạc.

2 Đồ dùng của trẻ :
   – Trang phục gọn gàng.

3 Địa điểm:  
  – Trong lớp

III. Các hoạt động :

1 Hoạt động  : Ổn định tổ chức
  – Cô mở nhạc bài hát liên quan đến thơ trên
  – Trò chuyện :
  – Các con vừa hát bài gì?
  – nội dung thơ có ích lợi gì?
  – Qua thơ trên giúp các dduocj điều gì?

2 Giáo dục:
  – Giáo dục các cháu hiểu biết mục đích của bài thơ trên.
  – Dạy các cháu học và làm theo những điều tốt đẹp của thơ

3 Giới thiệu bài :
  – Có một bài thơ nói về cái gì ,
  – Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ nói về một mùa đây hoa sắc
  – Cô cho trẻ hát bài liên quan đến thơ đang học, về ngồi theo tổ để nghe đọc thơ.

4 Hoạt động :
– Cung cấp kiến thức  

a.Cô đọc thơ :
  – Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
  – Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.

* Trích dẫn, đàm thoại:
 – Cô vừa đọc bài thơ gì?
 – Các em sẽ trả lời tên bài thơ
 – Bài thơ do ai sáng tác?
 – Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
 – Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
 – Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.
 – Giải thích từ khó :

b.Trẻ đọc thơ:
  – Cả lớp đọc.
  – Đọc theo nhóm nam, nhóm nữ.
  – Đọc nối tiếp.
  – Nhóm 4-6 trẻ
  – Đọc cá nhân.
  – Đọc theo nội dung bài thơ có hình ảnh thay thế từ.  (Chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm).

c. – Trò chơi: “Tặng hoa cho cây”.
– Cô phổ biến luật chơi: Trò chơi kết hợp với bài hát “ Mùa xuân ơi” lần lượt từng trẻ trong đội nhảy qua chướng ngại vật mang hoa lên treo vào cây. Khi bài hát kế thúc cũng là lúc trò chơi kết thúc, đội nào tặng cho cây nhiều hoa nhất đội đó sẽ là đội chiến thắng.

* Củng cố:  
  – Các con vừa đọc bài thơ  gì?
  – Các con đã hiểu nội dung thơ nói gì không ?

5 Hoạt động  : Kết thúc hoạt động
  – Nhận xét
  – Tuyên dương.
  – Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.
  – Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.

Viết một bình luận