Thơ Mới Là Gì ? Các Giai Đoạn + Vị Trí Của Thơ Mới 

Thơ Mới Là Gì ❤️️ Các Giai Đoạn, Vị Trí Của Thơ Mới ✅ Mời Bạn Đọc Tham Khảo Chi Tiết Tuyển Tập Những Bài Thơ Mới Hay Và Ấn Tượng Nhất.

Thơ Mới Là Gì

Nếu bạn đọc đang băn khoăn không biết Thơ Mới Là Gì, có đặc điểm như thế nào thì hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.

“Thơ mới” là một “phong trào thơ” xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX. Những nhà thơ theo phong trào này có xu hướng đoạn tuyêt với thể loại thơ trước đó mà họ cho là gò bó cả về nội dung và hình thức. Là cuộc cách mạng giải phóng thơ ca khỏi những ràng buộc đã lỗi thời.

Như vậy, Thơ Mới là cách gọi trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng từ các phép tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại phương Tây. Thơ mới trở thành một hiện tượng trong khu vực các nước Châu Á. Thơ mới ra đời, phát triển dựa theo yêu cầu cấp thiết của sự hiện đại hóa thi ca truyền thống.

Bên cạnh tìm hiểu Thơ Mới là gì, tìm hiểu chi tiết về 🌿Phong Trào Thơ Mới🌿 Những bài thơ hay và ý nghĩa

Thơ Mới Bắt Đầu Từ Năm Nào

Thơ Mới Bắt Đầu Từ Năm Nào? Phong trào này xuất hiện vào năm 1932 chính là để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới. Nó là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại của lịch sử.

Những mầm mống đầu tiên dẫn đến sự hình thành của Thơ Mới đã xuất hiện vào những năm 1920. Lác đác xuất hiện những bài thơ không niêm không luật, không hạn chữ, hạn câu. Đặc biệt, thơ Tản Đà đã phảng phất chút bâng khuâng chút phóng túng của thời sau” (Hoài Thanh)

Năm 1932 được xem là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của Thơ mới với bài thơ Tình già của Phan Khôi – đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết.

“Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi bằng sớm liệu mà buông nhau!”

Tinh Thần Thơ Mới Là Gì

Tinh Thần Thơ Mới Là Gì? Tinh thần thơ mới là một nội dung nổi bật được Hoài Thanh nói lên thật sâu sắc trong phần cuối bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”.

Sau khi chỉ ra hình dáng câu thơ, nhạc điệu câu thơ, sự mềm mại, chỗ ngắt hơi, phép dùng chữ, phép đặt câu,… của Thơ Mới, ông đã nói rõ tinh thần thơ mới là điều quan trọng hơn ta hãy đi tìm. Ông đưa ra một tiêu chí là “phải sánh bài hay với bài hay”; ông chỉ ra sự kế thừa của sự vật là “Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”. Vì các thời đại vẫn nối tiếp theo dòng chảy thời gian nên “muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể”.

Tinh thần thơ mới theo Hoài Thanh được biểu hiện rõ nhất ở chữ tôi. Trong thơ cũ là chữ ta, còn trong thơ mới là chữ tôi. Tuy có chỗ giống nhau nhưng vẫn có chỗ khác nhau, đó là điều chúng ta hãy cần tìm hiểu.

Cái tôi là bản ngã của mỗi con người mà ai cũng có, là sự tự ý thức về mình. Nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy: Quan niệm cá nhân. Lúc đầu chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam “thực bỡ ngỡ”, như một kẻ “lạc loài nơi đất khách”. “Chữ tôi vài cái nghĩa tuyệt đối của nó” lúc đầu xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó đến một mình, “bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu”. Ngày một ngày hai, “mất dần vẻ bở ngỡ rồi được “vô số người quen”, cảm thấy “nó đáng thương”, “nó tội nghiệp quá!”.

Phong Trào Thơ Mới Là Gì

Phong Trào Thơ Mới Là Gì? Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng Thơ Mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học tên gọi Phong trào Thơ Mới.

Phong trào Thơ Mới chính là một cuộc cách mạng giải phóng thơ ca khỏi những qui định, luật lệ cũ đã lỗi thời, gắn liền với giải phóng cái tôi cá nhân, đặt cái tôi cá nhân và cái chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu lộ mọi cung bậc cảm xúc cũng như mọi tình cảm của cá nhân.

Ngoài tìm hiểu Thơ Mới là gì, Đừng bỏ qua tuyển tập 😍Thơ Tình Xuân Diệu Hay Nhất 😍 Tuyển Tập 50+ Bài Nổi Tiếng

Các Nhà Thơ Mới Là Gì

Các Nhà Thơ Mới Là Gì? Đó là những tác giả tiêu biểu đi theo phong trào Thơ Mới.

Có thể nói rằng, Thơ Mới là bước chuyển mình vượt bậc, là cuộc “cách mạng vĩ đại” của thơ ca Việt Nam. Và khi nhắc đến thời kì rực rỡ, vàng son nhất của Thơ Mới, không thể không kể đến những người cầm bút, những thi sĩ hào hoa một thời đã góp phần đưa thơ ca Việt Nam vươn lên tầm cao mới. Chưa bao giờ trong nền văn học Việt Nam lại xuất hiện nhiều nhà thơ trẻ, với nhiệt huyết say mê và tài năng đến thế.

Chúng ta có thể kể đến các nhà thơ Mới tiêu biểu như:

  • Xuân Diệu: Đây mùa thu tới, Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ…
  • Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang…
  • Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín…
  • Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu…
  • Lưu Trọng Lư: Tiếng thu,…
  • Nam Trân: Đẹp và Thơ – Cô gái Kim Luông…
  • Chế Lan Viên: Thu…
  • Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông Ô
  • Vũ Đình Liên: Ông đồ…
  • Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương…
  • Tế Hanh: Quê Hương…
  • Thâm Tâm: Tống biệt hành…
  • Vũ Hoàng Chương: Say đi em…
  • Nguyễn Bính: Mưa xuân…
  • Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian…

Phong Cách Thơ Mới Là Gì

Phong Cách Thơ Mới Là Gì? Thơ Mới là cách gọi trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh vần của thơ hiện đại phương Tây. Trở thành 1 hiện tượng trong khu vực các nước đồng văn châu Á. Thơ Mới ra đời, phát triển dựa trên yêu cầu cấp thiết hiện đại hóa thi ca truyền thống.

Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ Mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Bên cạnh tìm hiểu Thơ Mới là gì, Mời bạn xem thêm💙 Thơ Về Mùa Xuân Của Xuân Diệu 💙 bất hủ

Vị Trí Của Thơ Mới

Về Vị Trí Của Thơ Mới, phong trào Thơ Mới đánh dấu bước đầu sự hoà nhập thơ trữ tình Việt Nam với thế giới, là một bộ phận của thơ thế giới. Nó là chiếc cầu nối giữa thơ Đông thơ Tây, kết tinh tinh hoa của nhiều trào lưu thơ cổ điển và hiện đại của thế giới, mở ra hướng đi mới phù hợp với thời đại ngày nay và mai sau. Thơ Mới tạo thành một truyền thống thơ tiếng Việt mới, làm nền tảng cho thơ Việt phát triển trong suốt thế kỉ XX và từ nay về sau.

Giai Đoạn Thơ Mới

Các Giai Đoạn Thơ Mới bao gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1932 – 1935:

Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …

  • Giai đoạn 1936-1939:

Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn – 1937), Bích Khuê (Tinh huyết – 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừa mới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này

  • Giai đoạn 1940-1945:

Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực.

Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.

Ngoài tìm hiểu Thơ Mới là gì, Xem thêm chùm thơ mới❣️ Thơ Về Hoàng Hôn Của Xuân Diệu ❣️ Hay nhất

Phong Trào Thơ Mới

Phong Trào Thơ Mới được thể hiện ở một số đặc điểm sau:

  • Về thể loại: so với thơ ca trung đại, thơ mới nhìn chung tự do hơn, số câu trong bài không bị hạn chế, chịu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây, bài thơ được chia thành nhiều khổ, không bị hạn chế số khổ. Cách thức hiệp vần của thơ mới cũng khá phong phú.
  • Thơ mới thể hiện một cuộc cách mạng trong tư duy thơ: đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm. Trong thơ mới có sự giao hoà giữa thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình với ngoại cảnh. Điều này được thể hiện ở hiện tượng nhân hoá trong thơ mới, làm cho ngoại cảnh cũng có cảm xúc như con người.
  • Thơ mới ghi lại cảm xúc chân thực của cá nhân chủ thể trước cách mạng. Cảm xúc ám ảnh trong thơ mới là cảm giác cô đơn, lạc lõng của con người, cô đơn trong cả tình yêu, cô đơn thăm thẳm trong tâm hồn.
  • Thơ mới thể hiện tình cảnh đối lập giữa tâm hồn và thế giới ngoại cảnh. Chính vì lí do đó nên phong trào thơ mới hình thành 1 khát vọng, đó là khát vọng giải thoát và có mong muốn thoát ly thức tại.
  • Ngoài ra trong thơ mới còn thể hiện một tình yêu tha thiết với cuộc sống, được thể hiện dưới hình thức: khao khát với tình yêu, hạnh phúc và khát vọng lên đường.

Các Tác Giả Thơ Mới

Tiếp tục cùng tìm hiểu Các Tác Giả Thơ Mới tiêu biểu nhé.

Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916 – 1985) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới và là một trong những cây bút lớn cuả nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân Diệu có phong cách độc đáo và rất hấp dẫn. 

Có thể nói Xuân Diệu là một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống trần thế một cách mãnh liệt đến say mê cuồng nhiệt.

Trước khi mất, Xuân Diệu để lại cho đời những vần thơ cảm động:

“Hãy để cho tôi được giã từ
Vẫy chào cõi thực để vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”

Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới, nghĩa là có ý thức sâu sắc khẳng định cái tôi cá nhân của mình bằng nghệ thuật thơ ca,nhưng khác với nhiều nhà thơ khác trong phong trào thơ mới, Xuân Diệu không đem cái tôi của mình đối lập với đời và tìm cách thoát ly cuộc sống này;

Trái lại, ông muốn khẳng định nó trong quan hệ gắn bó với đời, hiểu theo nghĩa trần thế nhất: là con người, là trời đất, là hoa lá cỏ cây ở quanh ta đây. Ông quan niệm được sống mãi với đời là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất. Mà trên đời này thì có gì đáng yêu hơn là mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.

Là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu đã dễ dàng gắn bó với cách mạng, với nhân dân. Từ một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới lãng mạn, Xuân Diệu đã trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng. Là một nghệ sĩ đa tài, sau cách mạng, Xuân Diệu càng phát huy năng khiếu của mình trên nhiều thể loại: bút ký, tùy bút, dịch thuật, đặc biệt là nghiên cứu, phê bình văn học. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp rất có giá trị.

Một số tác phẩm nổi tiếng: Vội vàng; Lời kĩ nữ; Đây mùa thu tới,….

Huy Cận

hà thơ Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới. Xuất hiện vào giai đoạn toàn thịnh của Thơ mới, Huy Cận trở thành một thi sĩ hàng đầu góp phần đưa phong trào này đến đỉnh cao. Huy Cận đóng góp một tiếng thơ riêng biệt, một phong cách thơ độc đáo. Nhắc đến Huy Cận, là người ta nhớ đến một nhà thơ của một vũ trụ mênh mang những nỗi buồn. Ông là nhà thơ nói được hay nhất nỗi buồn sầu điển hình của Thơ mới.

Thế giới nghệ thuật của Huy Cận là một cõi trời đất mênh mang và trống vắng. Thế giới ấy được tạo dựng bởi không gian vô cùng vô tận và thời gian vô thủy vô chung :

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
“ Lòng em nhơ lòng anh từ vạn kỷ
Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa”

Thơ Huy Cận chịu ảnh hưởng của cả trung đại và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Cùng lúc có thể bắt gặp trong thơ Huy Cận : lối ví von của ca dao tục ngữ, các từ Hán Việt trong trọng cổ kính, hình ảnh thơ mới mẻ hiện đại … Các yếu tố này vừa đối lập vừa thống nhất với nhau làm nên chỉnh thế tác phẩm mang nét độc đáo của ngòi bút Huy Cận.

Một số tác phẩm nổi tiếng: Buồn đêm mưa, Tràng giang. Chiều xưa,….

Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Quảng Bình và lớn lên ở Quy Nhơn. Bắt đầu con đường thơ ca bằng thơ Đường nhưng Hàn Mặc Tử nhanh chóng bén duyên cùng Thơ mới. Hàn Mặc Tử đã khẳng định vị thế đặc biệt của mình trong phong trào Thơ mới : hiện tượng thơ kì lạ  bậc nhất của phong trào Thơ mới.

Hàn Mặc Tử có một hệ thống quan niệm đầy đủ về thơ, về nhà thơ và về việc làm thơ. Trong chùm thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng, nhà thơ tuyên ngôn:

“Tôi làm thơ ?  Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng” “Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt”

“Thi sĩ là người khao khát vô tận”

Hệ thống quan niệm này chi phối ngòi bút của thi sĩ, đưa những vần thơ Hàn đến cõi rộng rinh không bờ bến của cái Đẹp lạ kì và tuyệt đích.

Đặc biệt hơn cả, sự đóng góp to lớn của người thi sĩ này chính là ông đã sáng tạo ra Trường thơ Loạn, cùng với những thi sĩ khác, đã tạo nên những tuyệt phẩm để đời, được lưu lại theo tháng năm trên văn đàn thơ ca Việt Nam. Có khá nhiều nhạc sĩ, thi sĩ viết về ông, về cuộc đời của ông, bằng tất cả lòng thành mến mộ và kính yêu nhất. Quả thực, Hàn Mặc Tử xứng danh là một trong những người thi sĩ tài ba bậc nhất trong phong trào Thơ Mới nói riêng, cũng như trong thơ ca Việt Nam nói chung.

Một số tác phẩm nổi tiếng: Đây thôn Vĩ Dạ, Một nửa trăng, Trút linh hồn,…

Bên cạnh tìm hiểu Thơ Mới là gì, Không thể bỏ qua 🌺 Bài Thơ Về Mùa Thu Của Xuân Diệu 🌺trong chùm thơ mới hay đặc sắc

Những Bài Thơ Mới Hay Nhất 

Ngay sau đây, xin mời bạn đọc cùng khám phá Những Bài Thơ Mới Hay Nhất thời bấy giờ nhé.

Thơ Mới
Tác giả: Tản Đà

Đờn là đờn
Thơ là thơ
Thơ thời có chữ, đờn có tơ
Nếu không phá cách vứt điệu luật
Khó cho thiên hạ đến bao giờ?
Bá Nha xa
Lý Bạch khuất
Thơ có họ Phan, đờn có họ Quách!
Thơ có chữ
Đờn có tơ
Đờn thời ngơ ngẩn, thơ vẩn vơ
Tài tử văn nhân nhường rứa rứa
Bút huê ngao ngán bận đề thơ

Nhớ rừng
Tác giả: Thế Lữ

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tràng Giang
Tác giả: Huy Cận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Những Sợi Tơ Lòng
Tác giả: Chế Lan Viên

Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa !
Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi !

Quả đất chuyển đây lòng tôi rung động
Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô !
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ !

Lửa hè đến ! Nỗi căm hờn vang dậy !
Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ !
Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy
Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư !

Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian !
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn !

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa !
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo .

Lưu Luyến II
Tác giả: Hàn Mặc Tử

Chửa gặp nhau mà đã biệt ly
Hồn anh theo dõi bóng em đi
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói gì.

Thơ em cũng giống lòng em vậy
Là nghĩa thơm tho như ánh trăng
Mềm mại như lời tơ liễu rủ
Âm thầm trong ánh gió băn khoăn.

Anh đã ngâm và đã thuộc làu
Cả ngàn rung động bởi thương đau
Bởi vì mê mẩn, vì khoan khoái
Anh cắn lời thơ để máu trào

Lời thơ ngậm cứng không rền rĩ
Mà máu tim anh vọt láng lai
Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt
Tiếng vang tha thiết dội khắp nơi.

Em đã nghe qua em đã hay
Tình anh sao phải trúng mê say
Anh điên anh nói như người dại
Van lạy không gian xoá những ngày.

Những ngày đau khổ nhuộm buồn thiu
Những ngày mây lam cuốn dập dìu
Những mảnh nhạc vàng rơi lả tả
Những niềm run rẩy của đêm yêu

Anh đứng cách xa hàng thế giới
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười
Em cười anh cũng cười theo nữa
Để nhắn hồn em đã tới nơi.

Mưa Xuân
Tác giả: Nguyễn Bính

Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.

Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ,
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem.

Em xin phép mẹ vội vàng đi,
Mẹ bảo: xem về kể mẹ nghe.
Mưa nhỏ nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay đường cửi lạnh,
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

Chờ mãi anh sang anh chả sang,
Thế mà hôm nọ hát bên làng.
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn,
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng.

Mình em lầm lụi trên đường về,
Có ngắn gì đâu môt dải đê!
Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt,
Lạnh lùng em tủi với đêm khuya.

Em giận hờn anh cho đến sáng,
Hôm sau mẹ hỏi hát trò gì.
“- Thưa u họ hát…” Rồi em thấy
Nước mắt tràn ra, em ngoảnh đi.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay,
Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ,
Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày.

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ Hội Đặng đi ngang ngõ,
Để mẹ em rằng hát tối nay?

Quê hương
Tác giả: Tế Hanh

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Mùa xuân chín
Tác giả: Hàn Mặc Tử

Trong làn nắng ửng khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý – Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

Ngoài tìm hiểu Thơ Mới là gì, Xem thêm về 🍃Thơ Điên Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng 🍃Những Tập Thơ Hay Nhất 

Những Bài Thơ Mới Của Xuân Diệu Ý Nghĩa

Tiếp theo là Những Bài Thơ Mới Của Xuân Diệu Ý Nghĩa.

Vội Vàng

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt….
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Xuân

Lá bàng non ngon lành như ăn được.
Trời tạnh mà lá mới ướt như mưa.
Nhựa bàng đỏ còn thắm đầu lá biếc;
Gió rào rào tốc áo lá còn thưa.

Một dẫy cây bàng tuổi còn trẻ lắm
Biết gió đùa nên cây lại đùa hơn.
Những chồi nhọn vui tươi châm khoảng thắm,
Cành lao xao chuyền ánh lá xanh rờn.

Tôi đi giữa buổi đầu ngày, đi giữa
Buổi đầu xuân – đi giữa buổi đầu tiên
Như sáng nay cuộc đời vừa mới mở.
Và ban đầu cây với gió cười duyên.

Rạo Rực

Tơ liễu dong gần tơ liễu êm;
Bướm bay lại sánh bướm bay kèm.
Nghìn đôi chim hót, – chàng trai ấy
Không có người yêu để gọi “em”.

Mặt trời vừa mới cưới trời xanh,
Duyên đẹp hôm nay sẽ tốt lành.
Son sẻ trời như mười sáu tuổi,
Má hồng phơn phớt, mắt long lanh.

Có phải chàng tơ đến tuổi rồi…
Ra đường, ngỡ được thấy hoa khôi,
Uống cho áo mới mừng xuân rộn:
Ai đợi chàng đâu! – Chỉ nắng cười.

– Ghen tuông nhìn gió thẹn bên cây;
Chim lẻo không im, liễu cứ gầy.
Và các môi hoa như sắp nói:
“Ái tình đẹp tợ chúng em đây!”

Thơ Duyên

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.

Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

Tình Yêu Muốn Hoá Vô Biên

Tình yêu muốn hoá vô biên,
Một ngày yêu, muốn kết liền ngàn năm.
Kể từ khi có trái tim,
Những đôi người vẫn triền miên với đời.

Đó là như thế, em ơi,
Hai ta có sống trên đời mãi đâu;
Nhưng từ may mắn yêu nhau,
Đôi tim gắn với dài lâu triệu người.

Nhận thêm thắm đất xanh trời,
Lại cho trời đất rạng ngời ngày đêm;
Của đời ta nhận ấm êm,
Hồn trao âu yếm ta thêm nặng đời.

Vô biên là của đất trời,
Chờ vô biên của con người tạo ra.
Dẫu rằng hữu hạn đôi ta,
Yêu đương một thuở thành ca muôn đời.

Bên cạnh tìm hiểu Thơ Mới là gì, Bật mí cho bạn đọc chùm 💌 Thơ Về Tuổi Trẻ Của Xuân Diệu 💌 nổi tiếng

Những Bài Thơ Mới Của Tản Đà Sâu Sắc

Chia sẻ cho bạn đọc thêm Những Bài Thơ Mới Của Tản Đà Sâu Sắc.

Muốn Làm Thằng Cuội

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nữa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

Thề Non Nước

Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi nhời thề

Trai Thời Loạn

Hai mươi nhăm triệu con người
Trừ ra khăn yếm còn thời mày râu
Chắp tay rồi lại cúi đầu
Nghĩ nguồn cơn ấy ai sầu chăng ai!
Thế mà cũng kiếp làm trai
Con Hồng cháu Lạc cũng nòi giống ta
Ai về nhắn bạn quần thoa
Chồng con như thế xót xa thế nào?
Thương ai phận gái má đào

Khách Giang Hồ

Khuất khúc non sông lắm dịp cầu
Những là gió Á với mưa Âu
Đời chưa duyên kiếp ai xanh mắt?
Khách chẳng công danh cũng bạc đầu!
Cảnh cũ đòi phen thay chủ mới
Đường xa kinh nỗi suốt đêm thâu
Giang hồ chưa đã bao nhiêu bước
Mà cuộc trần ai mấy bể dâu!

Tương Tư

Quái lạ, làm sao cứ nhớ nhau,
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu.
Bốn phương mây nước, người đôi ngả,
Hai chữ “tương tư” một gánh sầu.

Con Chim Xanh

Con chim xanh, tang tình em ơi, nó lặn;
con cá vàng nó dạch, phú lý nọ lên non.
Cô Thúy Kiều, xưa kia còn, má phấn môi son;
lầu xanh chưa mãn, cô mới đã lại bon sang ở chùa.
Cái phận đàn bà, em ơi nghĩ đến thế mà lo;
làm thân bây giờ con gái, sao cho phú lý nọ sớm chồng.
Sự trăm năm, ông giời kia, đã kết có dải đồng;
dù duyên, dù nợ, cái đức tam tùng em cũng phải cho ngoan.
Lấy chồng bây giờ, em ơi gánh lấy mà giang san;
mẹ cha trông xuống, chứ để thế gian có trông vào.
Mặc ai tối mận mai đào.

Những Bài Thơ Mới Của Hàn Mặc Tử Ấn Tượng

Bên dưới là Những Bài Thơ Mới Của Hàn Mặc Tử Ấn Tượng không nên bỏ lỡ.

Trăng vàng trăng ngọc

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Bao giờ đậu trạng vinh quy đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hồn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

Đây thôn Vĩ Dạ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Rướm máu

Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da.

Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh,
Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết
Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.

Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng
Cho ngây người mê dại đến tâm can
Thét chòm sao hoảng rơi vào đáy giếng
Mà muôn năm rướm máu trong không gian.

Trút linh hồn

Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ
Từ nay trong gió – trong mưa gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ

Ta còn trìu mến biết bao người
Vẻ đẹp xa hoa của một thời
Đầy lệ, đầy thương, đầy tuyệt vọng
Ôi! Giờ hấp hối sắp chia phôi.

Ta trút linh hồn giữa lúc đây
Gió sầu vô hạn nuối trong cây
– Còn em sao chẳng hay gì cả ?
Xin để tang anh đến vạn ngày.

Hồn là ai

Hồn là ai là ai? Tôi không biết
Hồn theo tôi như muốn cợt chơi tôi
Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười
Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng
Tôi chết giả và no nê vô vạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng
Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến
Thịt da tôi sương sần và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng em
Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực
Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức
Rồi bay lên cho tới một hành tinh
Cùng ngả nghiên lăn lộn giữa muôn hình
Để gào thét một hơi cho rởn ốc
Cả thiên đường trần gian và địa ngục

Hồn là ai? Là ai? Tôi không hay
Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay
Hồn mê mệt lả mà tôi thì chết giấc.

Ngoài tìm hiểu Thơ Mới là gì, Cập nhật thêm các bài 🌱Thơ 7 Chữ Hay 🌱Thơ Bảy Chữ Hay

Viết một bình luận