Thơ Phạm Công Thiện: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Phạm Công Thiện ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Xem Ngay Thông Tin Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Phong Cách Làm Thơ Của Phạm Công Thiện.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Phạm Công Thiện

Phạm Công Thiện là một thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả và cư sĩ Phật giáo có tiếng tại Việt Nam và hải ngoại. Dưới đây là phần tóm tắt tiểu sử cuộc đời của ông:

  • Phạm Công Thiện (1/6/1941 – 8/3/2011),là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh.
  • Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.
  • Ông là một thiên tài về ngôn ngữ học. Ông thông thạo nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Phạn, Latinh, Tây Tạng, v.v…
  • Năm 16 tuổi ông đã xuất bản cuốn Tự Điển Anh Ngữ Tinh Âm, và dạy Anh ngữ tại nhiều trường ở Đà Lạt và Sài Gòn.
  • Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc “khủng hoảng tinh thần.” Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh.
  • Năm 1966, Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, mời ông về dạy và giúp phát triển hệ thống giáo dục đại học đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam là Viện Đại Học Vạn Hạnh.
  • Từ năm 1966–1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả các phân khoa của Viện Đại học Vạn Hạnh.
  • Từ năm 1968–1970, giữ chức trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện đại học. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.
  • Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp.
  • Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, làm giáo sư ở College of Buddhist Studies.
  • Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas.
  • Ngày 8/3/2011 (mùng 04 tháng Hai năm Tân Mão), ông qua đời tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 71 tuổi.

Tặng thêm 👉 Thơ Anh Thơ 👈 Tác Giả, Tác Phẩm Đặc Sắc

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Phạm Công Thiện

Chia sẻ những thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Công Thiện.

  • Ông tham gia vào sinh hoạt văn học rất sớm. Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh ngữ tinh âm.
  • Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học khi chưa được 19 tuổi.
  • Năm 1963, ông đã ra Phật Học Viện Hải Đức tại Nha Trang xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Giám Viện PHV Hải Đức lúc bấy giờ. Ông được Hòa Thượng Thích Trí Thủ ban cho Pháp danh là Nguyên Tánh. Cũng trong thời gian này ông chuyên tâm nghiên cứu về Phật Học và viết cuốn sách về Phật Giáo đầu tiên là “Tiểu Luận Về Bồ Đề Đạt Ma,” lúc đó ông mới 22 tuổi.
  • Trước khi rời Việt Nam sang Pháp, tức trước năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Tư Tưởng, Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn,  Giữ Thơm Quê Mẹ, v.v… tại Sài Gòn.
  • Tại hải ngoại ông đã cộng tác và có bài đăng trên nhiều báo chí như Người Việt, Việt Báo, Thế Kỷ 21, Văn, Chân Nguyên, Phật Giáo Hải Ngoại, Phật Việt, v.v…

Phong Cách Sáng Tác Của Phạm Công Thiện

Phong cách sáng tác của Phạm Công Thiện khá nổi loạn, tuy nhiên đó là hệ quả thuận tất yếu trong sáng tạo văn nghệ.

  • Tính thơ trong văn Phạm Công Thiện được triển nở thêm bởi chính những sự liên tưởng luôn rất tự do.  Vì là tư duy thơ, lấy hiện hữu thơ làm bản mệnh nên văn Phạm Công Thiện luôn chú trọng vào ngôn từ.
  • Cấu trúc truyện của ông không đặt ở sự kiện mà đặt ở những liên tưởng luôn rất phóng khoáng, bất ngờ của suy tưởng với những dằn vặt của một nội tâm uyên bác, phức tạp và đầy mâu thuẫn. Hình ảnh này réo gọi hình ảnh kia. Suy tư, cật vấn này lùa về suy tư, cật vấn khác. 
  • Văn xuôi Phạm Công Thiện luôn bất ngờ rẽ ngoặt cảm xúc, nhưng không rời rạc mà được nối kết với nhau trong cốt truyện nội tâm tinh tế, bởi những chi tiết rất mỏng mảnh nhưng luôn cần thiết để tạo thành, kết lại một chỉnh thể. 

Tham khảo🍃 Thơ Huỳnh Văn Nghệ 🍃 Tuyển Tập Thơ Hay

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Phạm Công Thiện

Tuyển Tập các tác phẩm của nhà thơ Phạm Công Thiện. Xem ngay đừng bỏ qua nhé!

Thơ

*Ngày sanh của rắn (1966)

  • Bài I
  • Bài II
  • Bài III
  • Bài IV
  • Bài V
  • Bài VI
  • Bài VII
  • Bài VIII
  • Bài IX
  • Bài X
  • Bài XI
  • Bài XII

*Trên tất cả đỉnh cao là lặng im (2009)

  • Xanh
  • Cuốc
  • Anh sẽ hiện
  • Buồn
  • Mộng
  • Đi
  • Có con bướm
  • Rạn
  • Ngày
  • Thơ
  • Đêm
  • Tôi chờ
  • Sầu ca cho Marina Tsvetayeva
  • Những gì
  • Tôi khinh bỉ
  • Mỗi bước
  • Một chút mây
  • Bôn ba
  • Thơ cho khoảng trống
  • Trường giang Mỹ Tho
  • Thơ cầu đảo hồn ma Van Gogh
  • Thi kệ mật ngôn
  • Tất cả
  • Bướm
  • Tārā
  • Của ai
  • Những ngày
  • Hơi thở
  • Ứng hiện
  • Xin gọi
  • Tuổi dại
  • Sấm thi
  • Tỉnh lẻ
  • Nơi đây
  • Chợ chiều
  • Ly hương
  • Xa xăm
  • Thơ cho Nguyễn Du (I)
  • Sớm dậy
  • Những ngày tháng còn lại
  • Phối thi
  • Bình thường
  • Thị hiện
  • Sáng tối
  • Lau chùi bàn ghế
  • Giả thuyết
  • Tuổi nhỏ
  • Chợ trời
  • Thơ cho Hàn Mặc Tử
  • Nhật dụng
  • Thành sự
  • Diệu pháp lục tự
  • Ham muốn
  • Sầu thi cho một thi sĩ điên
  • Đôn hoàng
  • Trà cú
  • Thủ Lăng nghiêm kinh
  • Lên đường
  • Phương pháp
  • Thơ cho Nguyễn Du (II)
  • Gặp lại
  • Núi trống
  • Tịch diệt
  • Nhìn trời
  • Bông sứ
  • Paris
  • Không gì cả
  • Nhật ký
  • Có một bài thơ
  • Mưa
  • Một chiều nào đó ở California
  • Thơ cho Mandelstam
  • Trở về
  • Thi hứng
  • Về chùa
  • Nhất thiết
  • Tàng kinh cũ
  • Như thị
  • Bám rễ
  • Năm
  • Lại một gian phòng
  • Trường ca Cù Lao Rồng
  • Sương muối
  • Thức khuya
  • Trôi
  • Con gái
  • Tôi chết
  • Nước chảy
  • Hôm nay
  • Thẩn thơ
  • Chỉ cần
  • Chiêm bao
  • Sáng
  • Sống chết
  • Hít thở
  • Thời gian
  • Người bước
  • Xanh mướt
  • Đồng dao cho loài người
  • Lại cho Mandelstam

*Các bài thơ khác

  • Buổi chiều mưa đụng vào tim
  • Hãy ca hát đi và đừng nói nữa!
  • Nhớ em sao quá nhớ
  • Trên tất cả đỉnh cao là im lặng

Văn, Tiểu Luận

  • Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông (Tân Ý Thức, Nha Trang, 1964)
  • Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (An Tiêm, Sài Gòn, 1965; in lần thứ 4, 1970)
  • Trời tháng Tư (An Tiêm, Sài Gòn, 1966)
  • Im lặng hố thẳm (An Tiêm, Sài Gòn, 1967 và 1969; Phạm Hoàng, 1969)
  • Hố thẳm của tư tưởng (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 3, 1970)
  • Mặt trời không bao giờ có thực (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 2, 1969)
  • Chỉ còn tiếng thơ trên mặt đất – Trở về Rainer Maria Rilke (1969)
  • Henry Miller (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969)
  • Bay đi những cơn mưa phùn (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1970)
  • Ý thức bùng vỡ (Đồng Nai, Sài Gòn, 1970)
  • Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
  • Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo (1994)
  • Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
  • Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996)
  • Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, Giải Nobel Văn Chương 1995 (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996)
  • Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương trời (1998)
  • Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo (1998)
  • Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử (2000)
  • Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì? (2000)
  • Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzsche (2000)

Dịch Phẩm

  • Tự do đầu tiên và cuối cùng (An Tiêm, Sài Gòn, 1968), dịch của Jiddu Krishnamurti.
  • Về thể tính của chân lý (Hoàng Đông Phương, Sài Gòn, 1968), dịch của Martin Heidegger.
  • Triết lý là gì? (An Tiêm, Sài Gòn, 1969), dịch của Martin Heidegger.
  • Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi!, dịch của Friedrich Nietzsche.(Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969)
  • Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991), dịch của Nikos Kazantzakis.

Những Tác Phẩm Khác

  • Anh ngữ tinh âm tự điển (Hoàng Long, Mỹ Tho, 1957)
  • Dialogue (Lá Bối, Sài Gòn, 1965), viết chung với Thích Nhất Hạnh, Bùi Giáng, Tam Ích, và Hồ Hữu Tường bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Phạm Công Thiện

Điểm danh 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Phạm Công Thiện, mời bạn cùng thưởng thức.

Nhìn Trời

Đứng giang chân nhìn trời
Bầy chim rừng chưa tới
Bông bay ngoài Khê Thượng
Gió lồng lộng ra khơi

Thẩn Thơ

Thẩn thơ rồi thẫn thờ
Lặng lẽ ngồi hong thơ
Mưa đìu hiu thôn vắng
Bay đi những mộng hờ

Xanh Mướt

Xanh mướt rừng cây ở dưới sông
Một bước chân đi trăm chiều mộng
Một người sống lại đêm trăng mới
Một thoáng nhìn lên triệu sáng hồng

Nhớ Em Sao Quá Nhớ

Nhớ em sao quá nhớ
Xin nằm xuống tôn thờ
Như tín đồ cổ đạo
Nằm phủ đất đợi chờ

Đấng Vô Vi sắp ngự
Em đừng buồn gì hết
Anh nằm xuống ngất ngư
Nghe chuông đổ đêm Tết

Nuối tiếc đã quá nhiều
Em hãy rửa tội anh
Hãy im lặng cô liêu
Và khoan dung thần thánh

Em đừng buồn gì hết
Đất đã nở hoa cà
Áo em không dấu vết
Trời tím rợp phù sa

Hãy lắng nghe anh ca
Bài ru say lá mạ
Ca tụng má em hồng
Chim non đang tỉa lá.

Thức Khuya

Thức khuya trời rạng đông
Triều nước lớn qua sông
Giựt mình quên đóng cửa
Trên đồi: phong đỏ hồng

Buổi Chiều Mưa Đụng Vào Tim

Buổi chiều mưa đụng vào tim
Buổi chiều mưa đụng vào máu
Đèn đường đổ xuống nước xanh
Tím đen vàng trắng
Xin hét lên rừng u minh đầu đông
Tử hình trong ngục
Nhốt vào trong ngục
Suốt đời trong ngục
Khói nước lửa núi
Nhóm lửa đầu thu
Xin đừng nói nữa.

Xanh màu lá chuối
Xanh màu lá me non
Xanh màu nhà thương
Ngồi đi trong thành phố
Hoa trắng không còn nữa
Con chó đứng nhìn
Xe lửa mỗi ngày
Một chùm hoa trắng rụng
Một hai bông rất nhỏ
Một bông trắng rất nhỏ
Buổi chiều ích kỹ
Một con đường rất dài
Những cây trắc bá
Chùi đầu lên nghĩa địa
Một người hoạ sĩ thất tình
Cả nhân loại thất tình.
Nói đi thật nhiều
Khoai tây, lang thang
Ngược dòng những vũ trụ
Anh nói gì tôi không nghe
Xuống phố và lên phố
Đi qua hai nghĩa địa
Cây trắc bá chôn vùi
Con chó nhà ga.

Xanh

Xanh ban trưa dập dìu
Hường hường lên buổi chiều
Mưa sa ngoài biển vắng
Bồng bềnh mộng thuý yêu

Anh Sẽ Hiện

Anh sẽ hiện ồ anh sẽ hiện
Cả rừng cây không ai lên tiếng
Bóng tối tràn vũ trụ tan hoang
Tiếng thơ kêu trên đầu con kiến

Kiến lửa ngày xưa đốt mộng mơ
Nằm nghe con ngựa nhảy qua bờ
Em về bên ấy quên đi nhé
Anh chẳng bao giờ biết đến thơ

Một hàng áo trắng phất trong sương
Vũ trụ chiều nay sao quá buồn
Tôi đắp kín mền trong gác lạnh
Nghe mùa xuân dậy ở đông phương

Đông phương xanh lửa dậy tung hoành
Đông phương vàng dẫy chết chim oanh
Trời Paris chiều nay nhân loại ngủ
Em đi đi và nhớ quên anh

Đời anh buồn trần gian đi chợ
Mặt anh buồn như chim không thở
Cả sông này cả đời này nứt vỡ thành thơ
Rừng thơ hiện Đông phương im tiếng

Anh về rồi mây mọc bên hiên
Ồ em ơi trời đất chìm rồi
Đông phương lặn bướm ngày tan biến.

Tuổi Nhỏ

Lia thia bông súng đỏ
Cá phượng nhỏ hẹn hò
Đầu cầu trẻ con ngó
Tầu chìm sông Mỹ Tho

Xa Xăm

Cô gái buồn tức tưởi
Mùa nước ngập mưa rươi
Bao giờ chàng trở lại
Sầu xa ngấm vào người

Thơ Cho Hàn Mặc Tử

Mỗi ngày ọc ra thơ
Đau điếng chết từng giờ
Từ Thôn Vĩ đi chợ
Dăm gái Huế mua thơ

Bám Rễ

Bám rễ nơi vực sâu
Ó rừng chen về đậu
Mặc thiên địa lộn nhào
Ngó Lão Tử cỡi trâu

Tuổi Dại

Lơ lửng bông mồng gà
Chiều ba mươi tết ta
Tôi ôm gà tre nhỏ
Chạy trốn tuổi thơ qua

Một Chút Mây

Một chút mây và một chút mưa
Hồn em thở nhẹ cõi xa xưa
Buồn bay lên mấy hàng dây thép
Mây trắng em còn phơi ban trưa

Rất nhiều buồn và một chút đau
Em chợt hiện về trong chiêm bao
Chiều Paris hò hẹn hôm nào
Tưởng gặp sao mà không thấy nhau

Có gì buồn như chút rượu say
Thức trọn đêm và ngủ ban ngày
Trăng khuya một mái nhà ga lạ
Tôi bước đi hoài trọn tối nay

Từ sông Seine bèo bọt chợ trời
Băng qua cầu bỗng nhớ Montreuil
Đồi Montmartre hẹn em tiền kiếp
Một chút buồn như có gì rơi

Có Con Bướm

Có con bướm gáy nửa đêm như gà
Cầu sắt bạch hà
Sông trắng hắc phong
Đánh trống lên đồng
Ma kêu như vịt
Gió rít trên dòng sông xưa
Em còn đó
Gió rít trên đồi không mưa
Trăng còn nhỏ
Sông trắng như cơn điên đỉnh ngọ
Buổi chiều cửa đóng
Một bóng qua đời
Hai bóng đi đưa
Ba bóng ngồi nhớ
Bóng tối đèn cầy
Bóng dáng em đi
Mỗi chiều ba mươi
Bóng dáng tôi đi
Những đường Paris
Mưa bay khói thuốc
Tôi ho sông chảy
Con cá chợ chiều
Người bán cải tươi
Nước còn dính ngọn
Em còn nhỏ khi lửa lò vừa nhóm
Một cốc rượu đỏ
Gió đuổi ngô đồng
Xe điện hầm không chạy hôm nay
Tôi vẫn còn ho khi mùa bông rắc phấn
Quán rượu buổi chiều
Kín gió chưa em

Lưu lại ngay 🔰Thơ Nguyễn Trọng Tạo 🔰Tuyển Tập Thơ Hay

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Phạm Công Thiện

Sưu tầm những đánh giá, nhận định về nhà thơ Phạm Công Thiện. Bạn có thể đọc thêm để hiểu hơn về thi sĩ này.

  • “Người ta không thể hình dung hết những tôn kính mà nhiều người dành cho Phạm Công Thiện. Bất kể là anh đã từng sống rất đời thường, hệt như bao nhiêu người khác giữa phố chợ trần gian. Bất kể là anh cũng viết báo lung tung, cũng một thời tranh luận từ trước 1975 tại Sài Gòn, và rồi lại viết báo tranh luận tại Los Angeles thời 1980 sau này. Và bất kể là anh uống rượu cũng tưng bừng, cũng mấy lần vợ con, cũng thích hút thuốc lá, cũng nhiều thứ rất trần gian… Nên thấy, trong những người tôn kính Phạm Công Thiện có nhiều vị sư, có nhiều nhà thơ, và tôi tin là không thể đếm hết.” – Phan Tấn Hải.
  • “Có những con người đến rồi đi qua mặt đất trần gian này như một cơn giông tố bão bùng sấm sét, gây chấn động kinh hồn, làm bùng vỡ một điều chi kỳ vĩ, tinh khôi trên bầu trời tâm thức nhân loại, Phạm Công Thiện là một con người độc đáo vô song như vậy.” – Tâm Nhiên.
  • Thi sĩ Trần Tuấn Kiệt ở miền Nam thời bấy giờ có một nhận xét rất “đắt”, đúng kiểu “bốc giời” như nhà thơ khen: “Về thơ ở trần gian này, riêng tôi khoái có vài người gọi là bậc siêu thần bạt thánh côn đồ lão tổ nhất là Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn và Phạm Công Thiện. Ngoài ra hết.”
  • “Phạm Công Thiện là một nhà thơ trước khi là một nhà tuỳ bút; là một nhà tuỳ bút trước khi là một nhà văn; là một nhà văn trước khi là một nhà tư tưởng; là một nhà tư tưởng trước khi là một người phá phách và là một người phá phách trước khi là một kẻ lập dị. Suốt mấy chục năm nay, Phạm Công Thiện luôn luôn chịu đựng một sự đánh giá bất công cũng như những sự khen ngợi oan ức khi người ta nhìn ông theo một chiều hướng khác, ngược lại.”
  • “Phạm Công Thiện cực đoan nhưng vẫn toát lên vẻ thông minh và rất thông thái. Sự cực đoan ở nhiều người khác gợi lên ấn tượng hẹp hòi và hung bạo. Phạm Công Thiên cực đoan một cách hồn nhiên và vô hại. Bao trùm lên tất cả, ông cực đoan một cách chân thành và duyên dáng. Đọc, thấy ngay ông cực đoan, nhưng không ai nỡ bắt bẻ. Bắt bẻ, tự nhiên có cảm giác là mình tỉnh táo một cách nhỏ nhen.”

Sưu tầm những vần 🔰 Thơ Trần Vàng Sao 🔰Tác Giả, Tác Phẩm

Viết một bình luận