Thơ Phạm Ngũ Lão: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Phạm Ngũ Lão ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Gửi Đến Bạn Các Thông Tin Quan Trọng Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Của Phạm Ngữ Lão.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Phạm Ngũ Lão

Phạm Ngũ Lão là một trong những vị tướng xuất sắc của triều đại nhà Trần. Ông còn được người đời sau biết đến trong tư cách một nhà thơ khi sáng tác bài thơ Tỏ lòng.

  • Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).
  • Ông là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. Đương thời, danh tiếng của Phạm Ngữ Lão chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – người được xem như vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự phong kiến Việt Nam.
  • Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.
  • Phạm Ngữ Lão là người có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, làm đến chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu.
  • Tuy Phạm Ngũ Lão là một tướng võ nhưng lại thích đọc sách, ngâm thơ và được người đời ca ngợi là văn võ toàn tài.
  • Ngay từ thuở nhỏ, Phạm Ngữ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm. 
  • Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng.
  • Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông. 
  • Là một tài năng quân sự, Phạm Ngũ Lão biết phát huy sở trường đặc biệt của mình là khả năng chiến đấu và chiến trận bằng tập kích để trở thành vị tướng suốt đời bất bại, khiến giặc phải kiêng nể, còn các vị vua Trần đều kính trọng.
  • Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 65 tuổi.[4] Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày và phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần, đây là một đặc ân của nhà vua đối với ông. Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ lòng thương nhớ.

Ngoài Thơ Phạm Ngũ Lão, Chia Sẻ Thêm Về 🌿Thơ Trần Đăng Khoa 🌿Chi Tiết

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Phạm Ngũ Lão

Dưới đây là những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phạm Ngữ Lão.

  • Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão đã trở thành huyền thoại lớn trong lịch sử dân tộc. Ông chính là minh chứng cho tư tưởng và nghệ thuật quân sự nhân dân thời Trần. Tài năng xuất chúng đã khiến ông, dù không phải vương hầu nhưng đều được các triều vua Trần nể trọng.
  • Không chỉ có tài về quân sự, Phạm Ngũ Lão còn có năng khiếu và chương. Ông rất thích đọc sách, ngâm thơ và từng viết nhiều bài thơ về chí làm trai, lòng yêu nước nhưng tiếc là đều bị thất lạc. Hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
  • Chỉ với 2 bài thơ, trong đó có bài “Thuật hoài” nhưng sự nghiệp văn chương của Phạm Ngũ Lão đã được sử gia Ngô Sĩ Liên đánh giá: “Các tướng giỏi đời Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài Hịch, còn Phạm Điện Súy (Phạm Ngữ Lão) thì hiện ra ở câu thơ” không chỉ cho thấy học vấn của Phạm Ngũ Lão mà còn có thất chí lớn cao xa của ông.
  • Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã khắc họa được vẻ đẹp con người có sức mạnh cũng như lý tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại. Đồng thời, qua đó, tác giả muốn bày tỏ nỗi lòng cũng như chí hướng của bản thân.
  • Với những chiến công hiển hách và với Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão đã trở thành nhân vật ưu tú của thời đại nhà Trần. Ông xứng đáng được muôn đời ngợi ca, tôn vinh.

Phong Cách Sáng Tác Của Phạm Ngũ Lão

Nói về phong cách sáng tác của Phạm Ngũ Lão thì ông chủ yếu viết về chí làm trai và lòng yêu nước.

  • Với Phạm Ngũ Lão, công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời phong kiến là phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh. Công danh là lí tưởng sống nhưng cúng là món nợ phải trả của nam tử.
  • Các bài thơ của ông thể hiện lí tưởng sống tích cực, tiến bộ. Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước – sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng.

=> Phạm Ngũ Lão là vị tướng văn võ song toàn, được nhân dân ta đời đời kính ơn.

Đón đọc thêm về 🔰Thơ Tagore 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Phạm Ngũ Lão

Như đã chia sẻ thì Phạm Ngữ Lão có sáng tác rất nhiều bài thơ, tuy nhiên chúng đều bị thất lạc, hiện nay chỉ còn lại hai bài thơ đó là:

  • Thuật hoài (Tỏ lòng)
  • Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

Tuyển tập các bài 🌿Thơ Nguyễn Du 🌿Bên cạnh chùm thơ Phạm Ngũ Lão

2 Bài Thơ Hay Nhất Của Phạm Ngũ Lão

Mời bạn đọc cùng thưởng thức 12 bài thơ hay nhất của Phạm Ngữ Lão ngay dưới đây.

Thuật Hoài

述懷

橫槊江山恰幾秋,
三軍貔虎氣吞牛。
男兒未了功名債,
羞聽人間說武侯。

Phiên âm:

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch nghĩa:

Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu Đẩu.
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử con vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Vãn Thượng Tướng Quốc Công Hưng Đạo Đại Vương

輓上將國公興道大王

長樂鐘聲遞一槌,
秋風蕭颯不勝悲。
九重明鑑今亡矣,
萬里長城孰壞之。
雨暗長江空淚血,
雲低複道鎖愁眉。
仰觀奎藻詞非溢,
魚水情深見詠詩。

Phiên âm:

Trường Lạc chung thanh đệ nhất chuỳ,
Thu phong tiêu táp bất thăng bi.
Cửu trùng minh giám kim vong hĩ,
Vạn lý trường thành thục hoại chi.
Vũ ám trường giang không lệ huyết,
Vân đê phức đạo toả sầu my.
Ngưỡng quan Khuê tảo từ phi dật,
Ngư thuỷ tình thâm kiến vịnh thi.

Dịch nghĩa:

Tiếng chuông cung Trường Lạc một hồi vang lên,
Gió thu hiu hắt, đau thương khôn xiết.
Tấm gương sáng của cửu trùng nay đã mất rồi,
Bức trường thành vạn dặm ai làm cho sụp đổ?
Mưa phủ kín sông dài, luống tuôn lệ máu,
Mây sa xuống đường sạn đạo nhíu hàng mi sầu.
Ngước xem văn chương lời lời cô đúc,
Tình sâu cá nước đã hiện ra ở lời thơ vịnh.

Dịch thơ:

Tiếng chuông Trường Lạc một hồi buông,
Hiu hắt hơi thu xiết nỗi buồn.
Muôn dặm thành dài ai nỡ phá?
Chín trùng gương sáng phút mờ luôn.
Mây trùm phức đạo mi sầu nhíu,
Mưa ngập trường giang lệ máu tuôn.
Khuê tảo ngửa trông lời mực thước,
Tình sâu cá nước tứ thơ còn.

Tổng hợp các thông tin về 🌿Thơ Lê Quý Đôn 🌿Ngoài các thông tin về thơ Phạm Ngữ Lão

Viết một bình luận