Truyện Gió và Mặt Trời: Nội dung, ý nghĩa, giáo án

Thohay.vn chia sẽ nội dung truyện Gió và Mặt Trời, đọc hiểu, ý nghĩa, giáo án chi tiết hỗ trợ các cô và các bé cho các hoạt động dạy và học liên quan đến câu chuyện ngụ ngôn này.

Nội Dung Câu Chuyện Gió và Mặt Trời

“Gió và Mặt Trời” là một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng, mang đến bài học về sức mạnh của lòng tốt và sự kiên nhẫn.

Một ngày nọ, Gió và Mặt Trời tranh cãi xem ai là kẻ mạnh hơn. Gió tự hào nói:

  • “Tôi có thể thổi đổ cây, lật tung các mái nhà.”

Mặt Trời đáp lại:

  • “Nhưng tôi đem lại sự ấm áp cho mọi người và giúp cây cối lớn nhanh.”

Để phân định thắng thua, họ quyết định thử thách bằng cách làm cho một người bộ hành cởi bỏ chiếc áo khoác của mình. Gió bắt đầu thổi mạnh, làm cát bụi bay mù mịt và cây cối đổ rạp. Nhưng người bộ hành càng giữ chặt chiếc áo khoác hơn.

Đến lượt Mặt Trời, từ từ ló dạng và tỏa ra những tia nắng ấm áp. Người bộ hành cảm thấy ấm áp và thoải mái, nên tự động cởi bỏ chiếc áo khoác của mình. Mặt Trời đã chiến thắng bằng sự ấm áp và kiên nhẫn của mình.

Câu chuyện này dạy chúng ta rằng lòng tốt và sự kiên nhẫn có thể vượt qua sức mạnh và bạo lực.

Dị bản 1:

Gió và mặt trời là đôi bạn thân, ngày nào cũng cùng nhau đi ngao du khắp nơi. Một ngày nọ, bỗng nhiên gió nảy ra ý so sánh giữa gió và mặt trời ai mạnh hơn. Nói qua nói lại, đôi bạn không ai chịu ai và cãi nhau ầm ĩ.

Đám mây đi qua nghe thấy gió và mặt trời đang lớn tiếng với nhau liền xen vào góp ý:

− Theo tôi, hai bác nên thi với nhau xem ai mạnh hơn.

− Đúng đấy, đúng đấy, thế nhà mây làm trọng tài giúp chúng tôi nhé. − Gió và mặt trời cùng đồng thanh nhất trí.

Mây nhìn xuống bên dưới rồi đề nghị:

− Nhìn kìa, trên đường có một người khách lữ hành đang mặc áo choàng. Hai bác gió và mặt trời hãy trổ tài xem ai có thể lấy được chiếc áo choàng ra khỏi người anh ta thì đó là kẻ mạnh.

Gió hăm hở đòi ra tay trước và hùng hổ thổi ào ạt. Cát đá bay vèo vèo, cây cối nghiêng ngả. Bước chân người lữ khách loạng choạng nhưng gió càng thổi thì anh ta lại càng níu chặt tấm áo choàng để nó không bị bay đi. Sau một hồi gắng sức, gió mệt mỏi quá nên ngừng thổi.

Đến lượt mình, mặt trời nhẹ nhàng chiếu những tia nắng dịu dàng vào người lữ khách. Anh cảm thấy hơi nóng nên nới lỏng chiếc áo khoác. Mặt trời tiếp tục chiếu rọi những tia nắng, mỗi lúc một nóng hơn. Một lát sau, người lữ khách tuôn mồ hôi dầm dề và phải cởi bỏ áo khoác ra cất vào giỏ.

Dị bản 2:

Một ngày nọ, Gió và Mặt trời tranh cãi nhau kịch liệt. Gió cho rằng mình mạnh mẽ hơn nhưng Mặt Trời không đồng ý.

Gió nói đầy tự hào: “Tôi có thể thổi đổ cây, lật tung các mái nhà”.

  • “Nhưng tôi đem lại sự ấm áp đến với mọi người và giúp cho cây lớn mau” – Mặt trời phản đối nói.

Đúng lúc Gió đang khăng khăng tự nhận mình mạnh mẽ hơn thì có 1 vị khách đi qua đường. Gió chợt nảy ra ý nghĩ so tài: “Nếu tôi làm cho ông ta cởi quần áo ra thì anh phải công nhận rằng tôi mạnh mẽ hơn. Và ngược lại, nếu như anh làm được điều đó thì tôi sẽ công nhận anh mạnh hơn tôi. Đồng ý không?”

  • Mặt trời vui vẻ nói: “Đồng ý!”

Vậy là Mặt trời núp sau đám mây, còn Gió bắt đầu ra sức thổi.

Người khách cảm thấy lạnh bởi gió thổi mỗi lúc một lạnh hơn. Nhưng người khách không cởi quần áo mà thậm chí còn mặc thêm một chiếc áo khoác mỏng. Cuối cùng thì Gió cũng mệt nhoài và ngừng thổi.

  • Mặt trời cười to và nói: “Bây giờ đến lượt tôi nhé!”

Mặt Trời đẩy mây ra và bắt đầu chiếu sáng. Ánh nắng dần chuyển từ rực rỡ sang gay gắt. Người khách bắt đầu thấy nóng và ông ta vừa cởi chiếc áo khoác mỏng vừa than phiền: “Thời tiết hôm nay thật là lạ. Mới có gió lạnh mà đã nóng được ngay”.

Mỗi lúc người khách càng cảm thấy nóng hơn. Ông ta cởi quần áo từng cái một: đầu tiên là cái áo len, rồi đến áo sơ mi, mũ rồi ủng. Khi đi qua con sông, ông ta cởi bỏ hết quần áo và nhảy xuống sông tắm.

Kết quả cuộc so tài đã rõ, Gió phải công nhận Mặt trời mạnh mẽ và thông minh hơn mình.

Tham khảo thêm: Truyện Hồ Nước Và Mây

Ý nghĩa câu chuyện Gió và Mặt Trời

Câu chuyện “Gió và Mặt Trời” mang đến nhiều bài học quý giá:

  1. Sức mạnh của lòng tốt và sự dịu dàng: Câu chuyện cho thấy rằng lòng tốt và sự dịu dàng có thể làm lay động trái tim người khác nhanh hơn là sức mạnh và bạo lực. Mặt Trời đã chiến thắng bằng cách mang lại sự ấm áp, khiến người bộ hành tự nguyện cởi bỏ áo khoác.
  2. Kiên nhẫn và thông minh: Mặt Trời đã sử dụng sự kiên nhẫn và thông minh để đạt được mục tiêu, thay vì dùng sức mạnh như Gió. Điều này dạy chúng ta rằng đôi khi, sự kiên nhẫn và cách tiếp cận thông minh có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
  3. Khiêm tốn và không khoe khoang: Câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sự khiêm tốn. Gió đã khoe khoang về sức mạnh của mình nhưng cuối cùng lại thất bại, trong khi Mặt Trời khiêm tốn và chiến thắng

Tham khảo: Sự Tích Mặt Trời Và Mặt Trăng

Giáo án truyện Gió và mặt trời mẫu 1

Dưới đây là một giáo án mẫu cho câu chuyện “Gió và Mặt Trời” dành cho trẻ 4-5 tuổi:

Giáo Án Truyện: Gió và Mặt Trời

  1. Mục tiêu:
    • Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện và nhớ các tình tiết trong truyện. Hiểu được bài học về sức mạnh của lòng tốt và sự kiên nhẫn.
    • Kỹ năng: Rèn kỹ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Phát triển vốn từ về các hiện tượng tự nhiên.
    • Thái độ: Giáo dục trẻ biết khiêm tốn, không khoe khoang và biết giúp đỡ người khác.
  2. Chuẩn bị:
    • Tranh minh họa nội dung truyện.
    • Máy chiếu, loa, nhạc bài hát “Mặt trời của bé”.

Tiến hành:

    Hoạt động 1: Gây hứng thú

    • Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Mặt trời của bé”.
    • Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và dẫn dắt vào câu chuyện.

    Hoạt động 2: Kể chuyện

    • Lần 1: Giáo viên kể truyện không sử dụng tranh minh họa.
    • Lần 2: Kể truyện kết hợp với tranh minh họa.

    Hoạt động 3: Đàm thoại và trích dẫn

    • Đặt câu hỏi giúp trẻ hiểu rõ hơn về câu chuyện:
    • Câu chuyện kể về gì?
    • Trong truyện có những nhân vật nào?
    • Gió và Mặt Trời tranh cãi nhau vì điều gì?
    • Gió đã làm gì để chứng tỏ mình mạnh hơn?
    • Mặt Trời đã làm gì để chứng tỏ mình mạnh hơn?
    • Cuối cùng ai là người chiến thắng và vì sao?

    Hoạt động 4: Kết thúc

    • Giáo dục trẻ về bài học “Lòng tốt và sự kiên nhẫn có thể vượt qua sức mạnh và bạo lực”.
    • Khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

    Tham khảo: Truyện Sự Tích Ngày Và Đêm

    Giáo án truyện Gió và mặt trời mẫu 2

    Thời gian: 20-25 phút

    I. Mục đích, yêu cầu.

    1. Kiến thức: 

    • Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, các nhân vật trong truyện.
    • Trẻ hiểu nội dung câu chuyện ngụ ngôn “Gió và mặt trời”

    2. Kỹ năng:

    • Rèn kỹ năng chú ý, lắng nghe cô kể chuyện.
    • Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

    3. Thái độ:

    • Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

    II. Chuẩn bị

    1. Đồ dùng của cô

    • Máy tính, tranh minh họa truyện.
    • Nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”; que chỉ.

    2. Đồ dùng của trẻ

    • Trang phục gọn gàng, sạch sẽ

    3. Nội dung tích hợp: Âm nhạc; PTTC – KN – XH

    III. Tổ chức hoạt động:

    Hoạt động của côHoạt động của trẻ
    1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
    Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”
    Đàm thoại:
    – Cô và các vừa chơi trò chơi gì?
    – Trò chơi có nhắc đến những HTTN nào?
    => Có 1 câu chuyện rất hay, kể về gió và mặt trời cãi nhau kịch liệt ai cũng cho là mình mạnh mẽ hơn không ai chịu nhường ai cuối cùng gió và mặt trời đã tổ chức thi. Muốn biết gió và mặt trời thi tài như thế nào các con hãy lắng nghe truyện ngụ ngôn“Gió và mặt trời” nhé!
    Nội dung: Truyện ngụ ngôn “Gió và mặt trời”
    2.1. Cô kể chuyện diễn cảm.
    L1: Cô kể diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ.
    Cô vừa kể cho các con nghe truyện ngụ ngôn “Gió và mặt trời”.
    Cô giới thiệu nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về gió và mặt trời cãi nhau kịch liệt ai cũng cho là mình mạnh mẽ hơn không ai chịu nhường ai cuối cùng gió và mặt trời đã tổ chức thi tài để phân thắng bại
    L2: Cô kể kết hợp với tranh minh họa
    2.2. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
    Cô vừa kể cho các con nghe truyện ngụ ngôn gì?
    Trong câu chuyện có nhắc đến nhân vật nào?
    Gió và mặt trời như thế nào?
    Khi có vị khách đi qua gió đã nói gì với mặt trời?
    => Trích dẫn: “Có một ngày nọ…..mặt trời đồng ý”
    Gió đã làm gì?
    Người khách đã làm gì khi gió càng ngày càng to?
    => Trích dẫn: “Mặt trời ……..gió mệt nhoài và ngừng thở”
    Lúc này mặt trời làm gì?
    Mặt trời đã nói gì?
    => Trích dẫn: “Mặt trời cười to……….nhảy xuống sông tắm”
    Cuối cùng gió đã nói gì với mặt trời?
    => Trích dẫn: “Kết quả……………….thông minh hơn mình.”
    Giáo dục:
    => Chúng mình phải biết nhường nhị nhau và khiêm tốn không khoe khoang.
    L3: Cô cùng trẻ kể lại câu chuyện, cô là người dẫn truyện, trẻ kể giọng các nhân vật trong truyện.
    3. Kết thúc
    Cho trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”
     – Trẻ chơi – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe      – Trẻ lắng nghe      – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời   – Trẻ lắng nghe- Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời- Trẻ lắng nghe    – Trẻ hưởng ứng  – Trẻ hát

    Một số truyện ngụ ngôn hay:

    Viết một bình luận