Văn Bản Về Chính Chúng Ta (Soạn Bài, Giáo Án, Tóm Tắt, Phân Tích)

Chia sẻ cho bạn đọc văn bản Về chính chúng ta được trích từ cuốn sách “7 bài học hay nhất về vật lí” nổi tiếng của tác giả Các-lô Rô-ve-li.

Xuất Xứ Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Văn bản “Hành trang cuộc sống” được trích từ cuốn sách “7 bài học hay nhất về vật lí”. Cuốn sách nổi tiếng 7 bài học hay nhất về vật lí của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2014, đã được dịch sang 41 thứ tiếng và bán hàng triệu bản khắp thế giới.

Đọc thêm 👉 Bài Thơ Con Đường Không Chọn

Nội Dung Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Đầu tiên, hãy cùng Thohay.vn đón đọc nội dung văn bản Về chính chúng ta trước khi đi phân tích kĩ hơn về tác phẩm nhé.

[…] Chúng ta có vai trò gì không với tư cách là những con người biết nhận thức, ra quyết định, cười và khóc, trong  toàn cảnh thế giới vĩ đại mà vật lí đương đại mô tả? Nếu thế ý của tác giả khi đặt giỏi là một đảm lượng tử phù du của không gian và vật chất, một trò chơi ghép hình mênh mông của không gian và các hạt cơ bản, thì chúng ta là gì đây?

Phải chăng chúng ta cũng chỉ gồm các lượng tử và hạt? Nếu vậy thì tù đâu chúng ta có được cảm nhận về sự tồn tại của chính mình và cả tính độc nhất mà ta luôn có thể xác nhận? Và khi đó giá trị của chúng ta, những mơ ước, cảm xúc và tri thúc cá nhân của chúng ta… là gì đây? Chúng ta là gì trong cái thế giới vô tận và sinh động này?

Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong vài trang giấy. Đó là một câu hỏi rất khó. Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta. Nhưng nếu né tránh hay phớt lờ câu hỏi ấy, thì theo tôi sẽ là bỏ sót những điều rất cốt lõi. Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy.

“Chúng ta”, con người, trước hết là những chủ thể biết quan sát thế giới này; những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại. Chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi, nhờ nỗ chúng ta truyền đi các hình ảnh, các công cụ, thông tin và kiến thức.

Nhưng chúng ta còn là một bộ phận hữu cơ của thế giới mà ta cảm nhận được; chúng ta không phải người quan sát đúng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong nó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó. Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ảnh sáng giống như nguyên tử hay ánh sáng qua lại giữa những cây thông trên núi hay những ngôi sao trong các thiên hà.

Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó. Điều này ngày càng rõ ràng qua nhiều thế kỉ, nhưng đặc biệt sáng rõ trong thế kỉ vừa qua. Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ, rồi hoá ra không phải vậy.

Chúng ta từng nghĩ rằng mình là thứ tổn tại duy nhất, một chủng loài tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thể quanh ta. Chúng ta có cùng tổ tiên xa xôi với con bướm và cây thông. Chúng ta giống như đứa trẻ, khi lớn lên nhận ra rằng thế giới không chỉ vẻn vẹn là những gì ở quanh mình như nó tưởng khi còn bé. Nó cần học hỏi để làm một người giữa những người khác. Noi gương những người khác và những thứ khác nữa, chúng ta học được mình là ai.

 […] Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới. Chỉ là phản ánh được ít hay nhiều mà thôi, nhưng quả thực nó phản ánh thế giới mà chúng ta sống trong đó. Cách kết nối giữa chúng ta và thế giới không phải là cái làm chúng ta đặc biệt hơn phần còn lại của tự nhiên. Mọi vật đều không ngừng tương tác với nhau, và khi làm thế, mỗi người trong chúng ta đều mang theo dấu vết của cái mà ta đã tương tác; và theo nghĩa ấy, mọi vật không ngừng trao đổi thông tin về nhau.

Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thúc hay chủ quan hết; nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác. Một giọt mua chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta (về cái đã làm cho tôi giống với cha của mình); và não của tôi tràn ngập những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi.

Chất liệu căn bản làm nên tư duy của chúng ta là tập hợp vô cùng phong phú các thông tin được tích luỹ, trao đổi và không ngừng được xây dựng kĩ lưỡng.

[…] Các giá trị đạo đức của chúng ta, cảm xúc của chúng ta, tình yêu của chúng ta cũng mang tính hiện thực không kém vì là một phần của tự nhiên, vì được chia sẻ với thế giới động vật, hay vì được quyết định bởi sự tiến hoá mà loài chúng ta đã trải qua suốt hàng triệu năm.

Vì thế, chúng còn có giá trị hơn nữa: chúng có thực. Chúng là cái hiện thực phức tạp đã tạo nên chúng ta. Thục tại của chúng ta là những giọt nước mắt và nụ cười, lòng biết ơn và vị tha, sự trung thành và phản bội, là quá khứ luôn ám ảnh chúng ta và sự thanh thản. Thục tại của chúng ta được làm nên từ xã hội của chúng ta, từ cảm xúc nhờ âm nhạc đem lại, từ các mạng lưới kiến thúc chung đan dệt phong phú mà chúng ta cùng nhau xây đắp. Tất cả là một phần của chính cái “tự nhiên” đồng nhất mà chúng ta đang mô tả.

Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó. Đó là những gì chúng ta đã học hỏi được từ hiểu biết không ngừng tăng lên về mọi sự vật của thế giới này.

Chính là vì cái tự nhiên đồng nhất, nên điều khiến cho chúng ta thật sự trở thành

người không có nghĩa là chúng ta tách khỏi tự nhiên. Đó là một dạng thức mà tự nhiên đã thể hiện tại hành tinh của chúng ta, trong tương tác vô tận các kết hợp của nó, thông qua các tác động qua lại và trao đổi các tương quan và thông tin giữa các bộ phận của nó.

Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phúc tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thúc mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ,… Hẳn nhiều đến nỗi sẽ là ngây ngô khi cho rằng ở một góc ngoại vi của một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất. Sự sống trên Trái Đất chỉ mang lại một dư vị thoảng qua của những gì có thể xảy ra trong vũ trụ. Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ.

[…] Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình. […]

[..] Một phần bản tính của chúng ta là yêu thương và lương thiện. Một phần bản tính của chúng ta là khao khát được hiểu biết nhiều hơn nữa và luôn học hỏi. Tri thức của chúng ta về thế giới không ngừng tăng lên.

 [..] Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với cả đại dương mênh mông những gì chưa biết, rục sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn.

Cập nhật thêm bài👉 Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Tóm Tắt Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Văn bản “Về chính chúng ta” của Các-lô Rô-ve-li đã lí giải giá trị của con người, xác định mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, từ đó khẳng định: con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.

Tác Giả Tác Phẩm Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Tham khảo thêm một số thông tin về tác giả tác phẩm văn bản Về chính chúng ta được biên soạn chi tiết sau đây nhé.

Tác Giả

  • Các-lô Rô-ve-li sinh năm 1956, là nhà vật lí học lí thuyết, nhà văn, sinh ra ở I-ta-li-a, chủ yếu làm việc ở Mỹ và Pháp.
  • Các nghiên cứu của ông tập trung vào lĩnh vực lực hấp dẫn lượng từ.
  • Ông cũng nghiên cứu sâu về lịch sử và khoa học triết học. Những công việc này đã giúp ông có một tri thức tổng hợp rộng lớn và cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vũ trụ và đời sống.

Tác Phẩm

1. Mối quan hệ giữa con người và thực tại

– Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn của khoa học, triết học và văn chương.

– Thái độ: nghiêm túc, say mê, yêu khoa học.

2. Khả năng nhận thức thế giới của con người

– Con người có khả năng chinh phục tự nhiên, khắc phục những điều kiện khó khăn mà tự nhiên gây ra.

– Con người biết khám phá cái hay cái đẹp, cái thú vị của tự nhiên.

3. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản

– Yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản được kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen vào nhau.   

– Tác dụng: Văn bản cung cấp tri thức khoa học không trở nên khô khan, giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận. 

Xem thêm tác phẩm 👉 Con Khướu Sổ Lồng 

Thông Điệp Của Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Văn bản truyền tải thông điệp rằng con người cần học hỏi, khám phá và gia tăng hiểu biết về thế giới xung quanh. Chúng ta nên nhận thức rõ rằng chúng ta là một phần của tự nhiên và tất cả những gì chúng ta biết đều phản ánh chính thế giới tự nhiên.

Ý Nghĩa Tác Phẩm Về Chính Chúng Ta

Văn bản Về chính chúng ta mang ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, đồng thời nhấn mạnh vai trò của tri thức và nhận thức trong việc hiểu biết và tương tác với môi trường xung quanh.

Bố Cục Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Chia sẻ với các em học sinh bố cục văn bản Về chính chúng ta được chia thành 3 đoạn như sau:

  • Phần 1: (Từ đầu đến “chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy”): Tác giả trình bày quan điểm về vị trí của con người trong thế giới.
  • Phần 2: (Từ “Chúng ta, con người” đến “Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ”): Tác giả trình bày các luận điểm chính để bảo vệ cho quan điểm của mình.
  • Phần 3: (Từ “Tự nhiên là nhà của chúng ta” đến hết): Tác giả đưa ra kết luận, khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên.

Đón đọc phân tích 🔽 Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác 🔽 chi tiết nhất

Đọc Hiểu Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Hướng dẫn chi tiết trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản Về chính chúng ta sau đây, các em hãy tham khảo để có thể chuẩn bị bài thật tốt nhé.

👉 Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi.

Lời giải chi tiết: Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi là:

– Trước hết là gây sự tò mò, hứng thú của người đọc đối với nội dung văn bản, với vấn đề được nêu lên trong văn bản.

– Những câu hỏi này có thể là chính những suy nghĩ của tác giả, cách tác giả triển khai vấn đề, những câu hỏi cần trả lời khi giải quyết vấn đề.

– Những câu hỏi được đặt ra ngay từ mở đầu cũng như một định hướng, hướng người đọc trả lười những câu hỏi để tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng hơn.

👉 Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?

Lời giải chi tiết: Câu văn thể hiện quan điểm của tác giả là “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”

👉 Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Xác định hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.

Lời giải chi tiết: Hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn là “chủ thể”. Chủ thể chính là con người và đối với nó thế giới là khách thể.

👉 Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Chú ý biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản.

Lời giải chi tiết: Phép điệp trong văn bản là điệp từ “chúng ta”, nhằm làm nổi bật vấn đề trong văn bản, vấn đề về con người, các suy nghĩ, niềm tin, tư tưởng của con người. Phép điệp từ “chúng ta” còn nhấn mạnh đối tượng chính của văn bản là chúng ta – con người.

👉 Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Chú ý các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để chứng minh luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.”

Lời giải chi tiết: Các lí lẽ, bằng chứng chứng minh luận điểm “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới” là về  thông tin của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thời gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc; gió mang thông tin về cơn bão sắp đến để ta phòng tránh;… và cuối cùng là não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.

👉 Câu 6 (trang 103, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn.

Lời giải chi tiết: Câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn: “Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó.”

👉 Câu 7 (trang 103, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Lời giải chi tiết: Hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là hình ảnh “nhà”, hình ảnh thể hiện mối liên kết, mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên.

Chia sẻ đến bạn tác phẩm ✨ Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ ✨

Giá Trị Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Tiếp theo sau đây là nội dung chia sẻ về phần giá trị văn bản Về chính chúng ta.

– Giá trị nội dung

  • Trình bày quan điểm về giá trị của con người trong thế giới tự nhiên.
  • Khẳng định con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.

– Giá trị nghệ thuật

  • Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
  • Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 💚 Gặp Ka Díp Và Xi La 💚nổi tiếng

Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Cập nhật cho các em học sinh lớp 10 mẫu sơ đồ tư duy văn bản Về chính chúng ta chi tiết dưới đây.

Văn Bản Về Chính Chúng Ta
Văn Bản Về Chính Chúng Ta

Soạn Bài Về Chính Chúng Ta Lớp 10

Gợi ý soạn bài văn bản Về chính chúng ta trong sách ngữ văn 10 tập 2 trang 104. Xem ngay nhé!

👉 Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề gì? Quan điểm ấy đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?

Lời giải chi tiết:

– Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề con người, các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.

– Những luận điểm chính được triển khai là:

+ Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì con người là “chủ thể”, quan sát thế giới với tư cách là người trong cuộc.

+ Tri thức của con người phản ánh thế giới. Mọi vật trong thế giới đều có sự tương tác, trao đổi thông tin về nhau.

+ Con người là một phần của tự nhiên, gắn với tự nhiên không thể tách rời và tự nhiên cũng chính là nhà của con người.

👉 Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

Lời giải chi tiết: Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ là:

+ Con người là một phần của thế giới, nằm trong nó và quan sát nó. Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới. Vậy nên con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của vũ trụ to lớn này.

+ Bằng chứng về sự thông tin về nhau của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thười gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc;… và cuối cùng não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.

+ Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực. Giá trị cảm xúc của con người làm nên xã hội và cũng là biểu hiện của tự nhiên.

+ Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kì bẩm sinh của con người.

– Những thông tin khoa học trong văn bản giúp cho những luận điểm chính trong văn bản sáng rõ hơn, logic hơn và có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.

👉 Câu 3 (trang 104, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.

Lời giải chi tiết: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm là:

+ Miêu tả sự trao đổi thông tin trong tự nhiên, thông tin từ giọt mưa, tia sáng, đồng hồ, gió,… và hình ảnh “nhà” trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ hơn về các bằng chứng được nêu trong đoạn văn, đoạn văn thêm phần sinh động hơn.

+ Tác giả bày tỏ cảm xúc, quan niệm về con người và tự nhiên, đặt ra những câu hỏi mở đầu vấn đề cũng như suy nghĩ của bản thân về vấn đề này. Yếu tố biểu cảm được sử dụng khi nêu những luận điểm chính, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của tác giả góp phần làm rõ hơn luận điểm, người đọc cũng tiếp cận vấn đề dễ hơn.

– Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp điệp từ “chúng ta”. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta – con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.

👉 Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn nào, với một thái độ như thế nào?

Lời giải chi tiết: Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn bên trong, góc nhìn của con người là một phần thế giới, gắn với thực tại. Tác giả nêu lên những thứ có thực, những thứ hiện hữu ở thực tại và nó liên quan đến con người. Thái độ của tác giả với quan điểm này là một thái độ đồng ý, chấp nhận quan điểm này và chứng minh sự đúng đắn của nó.

👉 Câu 5 (trang 104, SGK Ngữ văn 10, tập 2): Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?

Lời giải chi tiết: Tác giả nghĩ rằng con người chưa thật sự nhận thức được hết về thế giới. Con người nghĩ rằng mình đã hiểu hết thế giới nhưng sự thật là chỉ hiểu một phần nhỏ của thế giới. Khả năng nhận thức thế giới của con người chưa đủ để con người coi mình là trung tâm, là chúa tể. Tác giả cho rằng con người cần nâng cao hơn khả năng nhận thức thế giới.

👉 Câu 6 (trang 104, SGK Ngữ văn 10, tập 2): “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình.” Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả?

Lời giải chi tiết: Nhận định “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” của tác giả là đúng đắn. Tự nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó với nhau không thể tách rời, hai đối tượng có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tự nhiên là nơi con người cư trú, nơi con người khám phá, học hỏi, thỏa mãn cái sự hiếu kì bẩm sinh của mình. Con người không thể sống mà thiếu tự nhiên cũng như con người không thể sống mà không có nhà – nơi để ở. Vì vậy, tôi đồng ý với nhận định của tác giả.

Khám phá thêm🌱Chiến Thắng Mtao Mxây🌱

Giáo Án Về Chính Chúng Ta

Share cho các thầy cô giáo mẫu giáo án văn bản Về chính chúng ta chuẩn nhất để giáo viên có thể tham khảo và chuẩn bị tiết dạy của mình hiệu quả.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức cần đạt

– Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội của VB làm nền tảng cho việc nhận thức lại về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên của tác giả.

– Nêu được ý nghĩa, tác động của VB đối với nhận thức của bản thân về vị trí của mình trong thế giới tự nhiên.

2. Năng lực

3. Năng lực chung

– HS phát triển tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….

4. Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

– Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết và phân tích được bối cảnh tri thức hiện đại làm nền tảng cho việc nhận thức lại về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên của tác giả.

5. Phẩm chất

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Clip bài hát Bài ca Trái đất (Earth Song).
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Nội dung: GV cho HS xem clip Bài ca Trái đất (Earth Song) của Mai – cơn Giắc – sơn để nhận ra quan điểm của tác giả về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và nêu cảm nhận của bản thân.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS

Tổ chức thực hiện:

  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS xem clip Bài ca Trái đất (Earth Song) của Mai – cơn Giắc – sơn để nhận ra quan điểm của tác giả về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được gợi nên từ bài hát.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (theo bàn), rút ra quan điểm của tác giả Mai – cơn Giắc – sơn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và chia sẻ ngắn gọn ý kiến của mình về câu hỏi trong SGK: Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên.

  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS xem video và thảo luận nhóm bàn để chia sẻ suy nghĩ của mình.

– GV quan sát, hỗ trợ nhóm HS gặp khó khăn

  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi 3,4 học sinh thuộc nhóm bất kì chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá.

– GV dẫn dắt vào bài: GV có thể giới thiệu một số quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Ví dụ: Thiên Chúa giáo cho rằng Chúa sáng tạo ra vạn vật và loài người, ban phước cho loài người và trao cho họ quyền cai trị muôn loài. Phật giáo có quan niệm bất nhị, cho rằng vạn vật trong trời đất là một, giữa con người và vạn vật luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không ngừng tương tác lẫn nhau, tổn tại trong nhau, không thể tách biệt. Thuyết tiến hoá của Đác-uyn (Darwin) cho rằng con người có chung nguổn gốc với các loài vật, sự xuất hiện của loài người là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài từ những sinh vật có cấu trúc sơ giản nhất trong quá trình chọn lọc và thích nghi với môi trường sống. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vị trí của mình trong thế giới tự nhiên qua văn bản Về chính chúng ta.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả và bố cục, các từ ngữ khó trong văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin về sự sống và cái chết
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Về chính chúng ta.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn và nêu đặc trưng của văn bản thông tin.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu
Thời gian: 10 phút
Chia sẻ: 3 phút
Phản biện và trao đổi: 2 phút
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu
Bước 4. Kết luận, nhận địnhGiáo viên chốt những kiến thức cơ bản về tri thức ngữ văn.
Nhiệm vụ 3: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS đọc văn đọc, cử chỉ, hành dõi, nắm bắt các nội dung chính của các đoạn, chú ý các từ ngữ khó và các thẻ bên phải văn bản.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp
.Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào trả lời được câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả Các-lô Rô-ve-li
– Các-lô Rô-ve-li sinh năm 1956, là nhà vật lí học lí thuyết, nhà văn, sinh ra ở I-ta-li-a, chủ yếu làm việc ở Mỹ và Pháp.
– Các nghiên cứu của ông tập trung vào lĩnh vực lực hấp dẫn lượng từ. Ông cũng nghiên cứu sâu về lịch sử và khoa học triết học. Những công việc này đã giúp ông có một tri thức tổng hợp rộng lớn và cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vũ trụ và đời sống.      
 2. Tác phẩm
– Thể loại: Văn nghị luận
– Xuất xứ: Văn bản “Hành trang cuộc sống” được trích từ cuốn sách “7 bài học hay nhất về vật lí”.
– Nội dung: Cuốn sách nối tiếng 7 bài học hay nhất về vật lí của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2014, đã được dịch sang 41 thứ tiếng và bán hàng triệu bản khắp thế giới. Không chỉ là một cuốn cẩm nang súc tích về vật lí học hiện đại, cuốn sách còn chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Ở đó, khoa học, triết học, văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hòa, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới này
.- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy”): trình bày quan điểm của tác giả về vị trí của con người trong thế giới.
+ Phần 2 (từ “Chúng ta, con người” đến “Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ”): trình bày các luận điểm chính để bảo vệ cho quan điểm của mình.
+ Phần 3 (từ “Tự nhiên là nhà của chúng ta” đến hết): Tác giả khẳng định vấn đề

Chia sẻ cho bạn đọc 🔻 Đi San Mặt Đất 🔻 chi tiết nhất

Bài Giảng Về Chính Chúng Ta Lớp 10 (Chuẩn)

Xem thêm bài giảng văn bản Về chính chúng ta lớp 10 được Thohay.vn biên soạn dưới đây nhé.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Mục đích, quan  điểm của người viết.

– Cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng  chứng.

– Tác dụng của các yếu tố tự sự, biểu cảm, các biện pháp tu từ  trong văn bản nghị luận.

2. Năng lực

Năng lực chung

– Biết tự tìm kiếm thông tin, tư liệu liên quan tác giả, tác phẩm.

–  Biết hợp tác để giải quyết vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập.

–  Biết đưa ra được căn  cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại.

* Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng  tiêu biểu trong văn bản.

– Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.

– Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

– Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết và phân tích được bối cảnh tri thức hiện đại làm nền tảng cho việc nhận thức lại về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên của tác giả.

– Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với nhận thức của bản thân về vị trí của mình trong thế giới tự nhiên.

3. Phẩm chất

– Biết tôn trọng, ứng xử hài hoà với tự nhiên.

– Chăm chỉ, tự giác, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học

– Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ: sử dụng trong dạy đọc, viết.

– Phiếu hướng dẫn đọc, phiếu viết, phiếu nói và nghe, bảng tự đánh giá và đánh  giá sau khi đọc.

– Clip Bài ca Trái đất (Earth Song) của Mai – cơn Giắc – sơn ở phần Khởi động

2. Học liệu

– Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Ngữ văn 10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Nội dung bài học

– Tìm hiểu chung

  • Tác giả Các-lô Rô-ve-li
  • Tác phẩm
  • Đọc hiểu văn bản

– Quan điểm của tác giả và các luận điểm chính trong văn bản

  • Những lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản
  • Mối quan hệ giữa con người và thực tại và khả năng nhận thực thế giới của con người

– Kết luận vấn đề

– Quan điểm của tác giả và các luận điểm chính trong văn bản

Câu hỏi:

  • GV yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
  • Theo em, tác giả nêu hàng loạt câu hỏi ở đoạn 1 có dụng ý gì ?
  • Câu văn nào trong đoạn 2 thể hiện quan điểm của tác giả?
  • Nhận xét về cách đặt vấn đề của tác giả?

– Trả lời:

  • Tác giả đã nêu một loạt câu hỏi về vị trí, vai trò của con người trong thế giới vô tận
  • Cách đặt vấn đề gợi sự tò mò, kích thích suy nghĩ của tác giả, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.
  • Quan điểm của tác giả: “Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy.”
  • Tác giả nêu quan điểm rõ ràng, ngắn gọn. Đó là quan điểm của một nhà khoa học.

– Những lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản

Câu hỏi:

  • GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc các nội dung từ số 3-9 và trả lời các câu hỏi:
  • Hãy đọc kĩ các đoạn văn và xác định các luận điểm chính của tác giả để bảo vệ cho quan điểm của mình.
  • Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính.
  • Em có nhận xét gì về các tri thức được đề cập đến trong văn bản?
  • Chỉ ra các chi tiết và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.
  • Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn nào, với một thái độ như thế nào?

Nhất định đừng bỏ qua bài 🌸 Prô Mê Tê Và Loài Người 🌸

3+ Mẫu Phân Tích Văn Bản Về Chính Chúng Ta Hay Nhất

Gửi đến bạn các mẫu phân tích văn bản Về chính chúng ta hay nhất sau đây để các em có thể rèn luyện thêm kĩ năng viết, cách diễn đạt câu văn sao cho thật hay và ấn tượng.

Phân Tích Văn Bản Về Chính Chúng Ta Ngắn Gọn

Về chính chúng ta là một đoạn trích từ cuốn sách “Bảy bài học hay nhất về vật lý” của Carlo Rovelli, một nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Ý. Tác phẩm này ra đời vào năm 2014 và đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, thu hút sự chú ý của độc giả toàn cầu nhờ cách tiếp cận khoa học mà gần gũi. Đoạn trích tập trung vào mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên, khẳng định rằng con người là một phần không thể tách rời của tự nhiên và rằng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cuộc sống và nhận thức của con người. Bài viết này sẽ phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích này.

Carlo Rovelli mô tả một cách sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Ông nhấn mạnh rằng tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cảm hứng và tri thức cho con người. Qua đó, tác giả khơi gợi sự tôn trọng và ý thức bảo vệ tự nhiên trong lòng người đọc. Đoạn trích cho thấy rằng hiểu biết về tự nhiên giúp chúng ta không chỉ phát triển về mặt khoa học mà còn về mặt nhân văn, giúp con người sống hài hòa hơn với thế giới xung quanh.

Rovelli khuyến khích người đọc suy ngẫm về vị trí và vai trò của mình trong vũ trụ. Ông cho rằng nhận thức về mối liên hệ giữa con người và tự nhiên có thể giúp con người hiểu rõ hơn về bản thân và sống có ý nghĩa hơn. Đoạn trích không chỉ là một bài học về khoa học mà còn là một lời kêu gọi để chúng ta sống có trách nhiệm và có ý thức hơn với môi trường và cộng đồng.

Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một cuốn sách về vật lý mà còn chứa đựng những suy tư triết học về cuộc sống. Rovelli khơi gợi những câu hỏi lớn về sự tồn tại, ý nghĩa của cuộc sống và mối liên hệ giữa các yếu tố trong vũ trụ. Điều này làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc và phong phú, vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuốn sách giáo khoa thông thường.

Rovelli sử dụng ngôn ngữ khoa học chính xác, đồng thời kết hợp với những yếu tố triết học và văn chương, tạo nên một phong cách viết độc đáo, vừa dễ hiểu vừa sâu sắc. Cách ông diễn đạt các khái niệm khoa học phức tạp bằng ngôn ngữ bình dị và gần gũi giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và cảm nhận.

Tác giả sử dụng nhiều biện pháp điệp từ và miêu tả để nhấn mạnh các ý tưởng chính, tạo nên sự nhịp nhàng và lôi cuốn cho văn bản. Những hình ảnh và miêu tả sinh động giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung. Ví dụ, khi nói về sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên, Rovelli sử dụng những hình ảnh cụ thể và chi tiết để minh họa, làm nổi bật sự kết nối chặt chẽ giữa hai yếu tố này.

Văn bản được cấu trúc một cách logic, với các luận điểm và luận cứ rõ ràng. Mỗi đoạn văn đều có một mục đích cụ thể, tạo nên một tổng thể mạch lạc và dễ theo dõi. Bố cục chặt chẽ giúp người đọc dễ dàng tiếp cận các ý tưởng của tác giả và hiểu được những thông điệp mà ông muốn truyền tải.

Về chính chúng ta là một đoạn trích đầy ý nghĩa và sâu sắc từ cuốn sách “Bảy bài học hay nhất về vật lý” của Carlo Rovelli. Qua đoạn trích này, tác giả không chỉ truyền tải những kiến thức khoa học mà còn khơi gợi những suy tư triết học về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Sự kết hợp giữa ngôn ngữ khoa học và nghệ thuật, cùng với bố cục chặt chẽ, đã làm nên sức hấp dẫn và giá trị của văn bản này. Với những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo, Về chính chúng ta không chỉ là một tài liệu học thuật mà còn là một tác phẩm mang tính triết học và nhân văn sâu sắc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về vị trí của mình trong vũ trụ và sống có ý thức hơn về môi trường xung quanh.

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Phân Tích Bài Về Chính Chúng Ta Hay Nhất

“Về chính chúng ta ” một đoạn trích từ tác phẩm “Bảy bài học hay nhất về vật lý” của Carlo Rovelli, là một tác phẩm nổi bật với cách tiếp cận đặc biệt nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Bằng sự kết hợp giữa khoa học và triết học, Rovelli đã mang đến một góc nhìn mới mẻ và sâu sắc. Bài phân tích này sẽ tập trung vào các khía cạnh khác nhau của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời làm nổi bật những điểm mạnh độc đáo của đoạn trích này.

Trong “Về chính chúng ta ” Carlo Rovelli không chỉ mô tả con người như một thực thể vật lý mà còn khám phá bản chất sâu xa hơn về tâm lý và tinh thần của chúng ta. Ông cho rằng hiểu biết về bản thân và vị trí của chúng ta trong vũ trụ là một phần thiết yếu để con người tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Qua đó, Rovelli thúc đẩy người đọc suy ngẫm về sự tồn tại của mình và những giá trị cốt lõi mà chúng ta nên theo đuổi.

Rovelli nhấn mạnh rằng tự nhiên và con người không tồn tại độc lập mà luôn có một mối liên hệ chặt chẽ. Từ những hiện tượng vật lý đơn giản đến những vấn đề phức tạp của tâm lý con người, tất cả đều thể hiện sự nhất quán và gắn kết trong tự nhiên. Thông qua sự kết nối này, tác giả khơi gợi ý thức về trách nhiệm của con người đối với môi trường và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống hòa hợp với thiên nhiên.

Tác phẩm cũng đề cập đến sự phát triển của kiến thức nhân loại, từ những khám phá khoa học đầu tiên đến những tiến bộ vượt bậc trong thời hiện đại. Rovelli cho rằng sự hiểu biết ngày càng sâu rộng về vũ trụ không chỉ giúp chúng ta tiến xa hơn về mặt khoa học mà còn mở rộng tầm nhìn, giúp con người trở nên khiêm nhường và nhận thức rõ hơn về sự nhỏ bé của mình trong không gian vô tận.

Rovelli sử dụng một phong cách viết rất thuyết phục, kết hợp giữa sự chính xác của ngôn ngữ khoa học và sự tinh tế của văn chương. Ông truyền đạt những ý tưởng phức tạp bằng cách sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng không kém phần sâu sắc. Điều này giúp tác phẩm tiếp cận được với nhiều đối tượng độc giả, từ những người có nền tảng khoa học đến những người yêu thích văn học.

Tác giả khéo léo sử dụng các hình ảnh và biểu tượng để minh họa cho các khái niệm khoa học. Những hình ảnh này không chỉ giúp người đọc dễ hình dung mà còn tạo ra những liên tưởng sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Ví dụ, hình ảnh về “sự kết nối giữa các vì sao và tế bào trong cơ thể người” không chỉ là một sự so sánh về mặt vật lý mà còn mang ý nghĩa triết học về sự liên kết và tính nhất quán của mọi sự vật.

Mặc dù chứa đựng nhiều khái niệm phức tạp, đoạn trích “Về chính chúng ta ” vẫn được sắp xếp một cách mạch lạc và logic. Rovelli dẫn dắt người đọc từ những khái niệm cơ bản đến những suy tư triết học sâu xa, tạo nên một dòng chảy liên tục và hấp dẫn. Điều này không chỉ giúp người đọc dễ dàng theo dõi mà còn làm tăng tính thuyết phục cho các luận điểm của tác giả.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Về Chính Chúng Ta Lớp 10 Nâng Cao

“Về chính chúng ta” của Carlo Rovelli là một tác phẩm đầy sức cuốn hút, không chỉ bởi những tri thức khoa học mà nó mang lại mà còn bởi những suy tư triết học sâu sắc về con người và vũ trụ. Đọc đoạn trích này, người đọc không chỉ được tiếp cận với những ý tưởng mới mẻ mà còn được khơi gợi những cảm xúc và suy nghĩ về vị trí của mình trong thế giới.

Tác phẩm của Rovelli mở đầu bằng những lời mời gọi chúng ta nhìn sâu vào bản chất của chính mình và vị trí của chúng ta trong vũ trụ rộng lớn. Với cách viết dễ hiểu và hấp dẫn, Rovelli đã biến những khái niệm khoa học phức tạp trở nên gần gũi hơn với độc giả. Ông không chỉ dừng lại ở việc mô tả các hiện tượng vật lý mà còn lồng ghép vào đó những suy tư triết học, giúp người đọc hiểu rằng mọi sự vật, từ những hạt nhỏ nhất đến những ngôi sao xa xôi nhất, đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về sự nhỏ bé của mình trong không gian vô tận và đồng thời cũng nhấn mạnh sự quý giá và độc đáo của mỗi sinh mệnh.

Một trong những điểm mạnh của “Về chính chúng ta” là khả năng khơi gợi ý thức về trách nhiệm của con người đối với tự nhiên và vũ trụ. Rovelli cho rằng hiểu biết về khoa học không chỉ giúp chúng ta tiến bộ về mặt kỹ thuật mà còn giúp chúng ta sống hài hòa hơn với môi trường. Ông nhấn mạnh rằng con người và thiên nhiên không thể tồn tại độc lập mà luôn có sự gắn kết chặt chẽ. Thông qua việc hiểu rõ hơn về mối liên hệ này, mỗi người sẽ cảm nhận được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và duy trì sự cân bằng của hành tinh.

Rovelli cũng đề cập đến hành trình phát triển kiến thức của nhân loại. Ông tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của con người trong việc khám phá và hiểu biết về vũ trụ. Từ những khám phá đầu tiên của các nhà khoa học thời cổ đại đến những thành tựu vượt bậc của khoa học hiện đại, tất cả đều là những mốc son quan trọng đánh dấu sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân loại. Điều này không chỉ làm cho chúng ta tự hào mà còn khơi dậy lòng khiêm nhường, nhắc nhở chúng ta rằng còn rất nhiều điều chưa biết đang chờ đợi được khám phá.

Carlo Rovelli sử dụng phong cách viết rất đặc biệt, kết hợp giữa sự chính xác của ngôn ngữ khoa học và sự tinh tế của văn chương. Ông biết cách làm cho những khái niệm khó hiểu trở nên dễ tiếp cận hơn, đồng thời vẫn giữ được sự sâu sắc và ý nghĩa. Những hình ảnh và biểu tượng mà ông sử dụng trong tác phẩm không chỉ minh họa cho các khái niệm khoa học mà còn mang đến những liên tưởng triết học sâu xa. Điều này không chỉ làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn mà còn giúp người đọc dễ dàng thẩm thấu và ghi nhớ các ý tưởng chính.

“Về chính chúng ta” của Carlo Rovelli là một tác phẩm đáng đọc, không chỉ bởi kiến thức khoa học phong phú mà còn bởi những suy tư triết học sâu sắc mà nó mang lại. Tác phẩm không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vũ trụ mà còn khơi gợi những suy nghĩ về bản chất của chính mình, về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, và về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hành tinh. Với phong cách viết thuyết phục và đầy cảm hứng, Rovelli đã tạo ra một tác phẩm vừa có giá trị khoa học vừa mang tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng được trân trọng và khám phá.

Đọc thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Thơ 

Viết một bình luận