Văn Hay Chữ Tốt Lớp 4: Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại

Văn Hay Chữ Tốt Lớp 4: Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại Chuyện, Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bố Cục, Ý Nghĩa, Cách Soạn Bài, Giáo Án.

Giới Thiệu Bài Đọc Văn Hay Chữ Tốt

  • Bài đọc Văn hay chữ tốt được trích từ tập Truyện đọc 1 (1995), được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 129.
  • Nội dung: Chuyện kể về nghị lực của Cao Bá Quát. Lúc đi học ông viết chữ rất xấu, ông nhận ra dù văn hay nhưng chữ xấu thì không ích gì. Ông khổ công luyện viết nhiều năm, sau này trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt.

Nội Dung Tập Đọc Văn Hay Chữ Tốt Lớp 4

Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

– Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

– Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. 

  Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995) 

Xem thêm bài đọc 🌿Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Bố Cục Bài Văn Hay Chữ Tốt

Bố cục bài Văn hay chữ tốt có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “cháu xin sẵn lòng”
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp”
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Tìm hiểu câu chuyện ❤️️Vẽ Trứng Lớp 4 ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa

Hướng Dẫn Tập Đọc Văn Hay Chữ Tốt

Tham khảo thêm phần hướng dẫn tập đọc Văn hay chữ tốt mà Thohay.vn chia sẻ sau đây nhé!

  • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
  • Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: khẩn khoản, sẵn lòng, làm mẫu
  • Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.

Chú thích:

  • Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.
  • Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây. 
  • Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.

Ý Nghĩa Bài Văn Hay Chữ Tốt

Ý nghĩa bài Văn hay chữ tốt: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu được chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã bền bỉ rèn luyện và trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt.

Xem thêm về bài 🌿Người Chiến Sĩ Giàu Nghị Lực Lớp 4 🌿 Nội Dung, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Văn Hay Chữ Tốt

Gợi ý cách trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu tác phẩm Văn hay chữ tốt.

👉Câu 1: Ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt? Điền vào chỗ trống: văn hay chữ tốt, chữ viết xấu, Cao Bá Quát, rèn luyện, kiên trì

Ca ngợi tính________, quyết tâm sửa chữa______của_________. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại. Cao Bá Quát đã dốc sức ______, trở thành người nổi danh______

Đáp án: Điền từ theo thứ tự: kiên trì, chữ viết xấu, Cao Bá Quát , rèn luyện,văn hay chữ tốt

👉Câu 2: Vì sao Cao Bá Quát viết văn hay nhưng lại vẫn bị thầy cho điểm kém?

A. Vì Cao Bá Quát viết chữ xấu.

B. Vì thầy giáo không thích Cao Bá Quát.

C. Vì Cao Bá Quát thường xuyên nộp bài muộn nên bị thầy trừ điểm.

D. Vì Cao Bá Quát cho bạn chép bài nên bị thầy trừ điểm.

Đáp án đúng: A

👉Câu 3: Bà cụ hàng xóm nhờ Cao Bá Quát việc gì?

A. Nhờ Cao Bá Quát viết văn hộ cậu con trai của mình.

B. Nhờ Cao Bá Quát viết một lá đơn kêu oan cho gia đình bà.

C. Nhờ Cao Bá Quát luyện chữ cho con trai mình.

D. Nhờ Cao Bá Quát mở lớp dạy học cho trẻ con nghèo trong làng.

Đáp án đúng: B

👉Câu 4: Trước lời nhờ cậy của bà cụ hàng xóm, thái độ của Cao Bá Quát như thế nào?

A. Phân vân, do dự nhưng cuối cùng vẫn giúp đỡ bà cụ.

B. Từ chối luôn vì sợ chữ xấu sẽ ảnh hưởng tới lá đơn đi kiện của bà cụ.

C. Sẵn lòng giúp đỡ bà cụ với thái độ vô cùng vui vẻ.

D. Hứa sẽ giúp đỡ nhưng phải nhờ một người viết chữ đẹp viết lại cho ông.

Đáp án đúng: C

👉Câu 5: Vì sao lá đơn của Cao Bá Quát dù đã đầy đủ lí lẽ rõ ràng nhưng quan  vẫn thét đuổi bà cụ hàng xóm ra khỏi huyện đường?

A. Vì bà cụ không lo lót cho quan từ trước.

B. Vì quan xét thấy lá đơn của Cao Bá Quát có nhiều điểm chưa hợp lí.

C. Vì Cao Bá Quát viết chữ xấu quá, quan đọc không được.

D. Vì Cao Bá Quát viết xong quá muộn, không kịp giờ bà cụ trình đơn lên công đường.

Đáp án đúng: C

👉Câu 6: Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi biết chuyện bà cụ hàng xóm bị đuổi ra khỏi huyện đường vì quan không đọc được lá đơn chữ xấu mà ông viết?

A. vô cùng ân hận

B. vô cùng tức giận

C. vô cùng buồn bã không hiểu vì sao lại như vậy

D. thất vọng vì không hiểu tại sao lá đơn của mình lại không giúp  gì được cho bà cụ

Đáp án đúng: A

👉Câu  7: Sau câu chuyện xảy ra với bà cụ hàng xóm Cao Bá Quát nhận ra điều gì?

A. Dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng có ích gì.

B. Vụ kêu oan của bà cụ hàng xóm vì mình mà hỏng bét.

C. Cần phải chăm chỉ đọc sách nhiều hơn nữa để giúp ích cho những người xung quanh mình.

D. Mình nên mở một lớp dạy chữ cho lũ trẻ nhỏ.

Đáp án đúng: A

👉Câu 8: Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào?

A. Mỗi sáng cầm que vạch lên cột nhà cho chữ cứng cáp

B. Mỗi tối viết xong10 trang vở mới ngủ

C. Tới nhà thầy đồ chữ đẹp nhất vùng để xin theo học

D. Khi chữ đã đẹp còn tham khảo nhiều cuốn sách chữ đẹp làm mẫu để tập nhiều kiểu khác nhau

Đáp án: A, B, D

👉Câu 9: Nhờ việc kiên trì luyện chữ, Cao Bá Quát đã đạt được thành quả gì?

A. Ông tự tin khi viết đơn kêu oan cho bà cụ hàng xóm

B. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt

C. Ông đạt nhiều giải cao trong cuộc thi về chữ đẹp

D. Ông được công nhận là người viết chữ đẹp nhất thế giới

👉Câu 10: Con hãy tìm đoạn mở bài, thân bài và kết bài của truyện? Nối các ý thích hợp với nhau

1.“Thuở đi học … cho điểm kém”a.Thân bài: Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết chữ cho đẹp.
2.“Một hôm …. Nhiều kiểu chữ khác nhau”b.Kết bài: Cao Bá Quát đã thành công và nổi danh là người văn hay chữ tốt.
3.“Kiên trì… văn hay chữ tốt”c.Mở bài: Chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát từ khi đi học.

Đáp án đúng: 1 – c, 2 – a, 3 – b

Soạn Bài Văn Hay Chữ Tốt Lớp 4

Đừng nên bỏ qua phần hướng dẫn soạn bài Văn hay chữ tốt lớp 4 sau đây bạn nhé!

👉Câu 1 (trang 130 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

Đáp án: Vì chữ viết xấu quá thầy không đọc được.

👉Câu 2 (trang 130 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận?

Đáp án: Đó là sự việc bà hàng xóm nhờ ông viết một lá đơn kiện. Quan không đọc được lá đơn vì chữ viết xấu, bèn thét linh đuổi bà khỏi công đường. Bà kể lại câu chuyện cho Cao Bá Quát nghe. Cao Bá Quát vô cùng ân hận

👉Câu 3 (trang 130 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào?

Đáp án: Từ sự việc trên, ông suy nghĩ “dù văn hay đến đâu ,à chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì” Từ đó ông dốc sức luyện viết chữ. Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp, buổi tối ông quyết tâm viết xong mười trang vở mới đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách có kiểu chữ đẹp luyện tập. Nhờ đó mà chữ ông mỗi ngày đẹp ra và nổi tiếng là người văn hay chữ tốt khắp cả nước

👉Câu 4 (trang 130 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Tìm đoạn mở bài thân bài kết bài của chuyện

Đáp án:

  • Mở bài (hai dòng đầu: từ đầu đến cho điểm kém): Từ thuở đi học, chữ viết xấu đã gây bất lợi cho Cao Bá Quát.
  • Thân bài (từ một hôm đến nhiều kiểu chữ khác nhau): Do ân hận vì chữ viết xấu của mình khiến nỗi oan của bà cụ hàng xóm không giải tỏa được, Cao Bá Quát quyết tâm luyện viết chữ đẹp.
  • Kết bài: (phần còn lại) Kết cục Cao Bá Quát đã thành công, nổi tiếng là người văn hay chữ tốt.

Chia sẻ cho bạn đọc🍃Cánh Diều Tuổi Thơ Lớp 4 🍃 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Nghĩ

Giáo Án Văn Hay Chữ Tốt Lớp 4

Có thể bạn sẽ cần đến nội dung giáo án Văn hay chữ tốt lớp 4 dưới đây.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ

– GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện

4. Góp phần phát triển các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV:

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129/SGK (phóng to) 
  • Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong lớp, trường.
  • Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc

– HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, đóng vai.
  • Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Hs đọc bài “ Người tìm đường. . . ”
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi- ô- cốp- xki thành công là gì?
– GV dẫn vào bài mới
– 1 HS đọc
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời. 
+ Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. 
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
Cách tiến hành:
–  Gọi 1 HS đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cáo Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể hiện ý chí quyết  tâm rèn chữ bằng được của Cao Bá Quát. Hai câu cuối đọc với cảm hứng ca ngợi sảng khoái. 
– GV chốt vị trí các đoạn
– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
– Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Thuở đi học…đến xin sẵn lòng.
+ Đoạn 2: Lá đơn viết…đến sau cho đẹp
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (oan uổng, lĩ lẽ, rõ ràng, luyện viết,…)
– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→Lớp
– Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
– HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng kết hợp đọc câu dài: Thưở còn đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém.
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
–  1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND bài Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát, trả lời được các câu hỏi trong SGK 
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
– Gọi HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
+ Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
+ Theo em nguyên nhân nào khiến ông Cao Bá Quát nổi danh là văn hay, chữ tốt?
– Nội dung của bài?
– 1 HS đọc
– HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi
– TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay. 
+ Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
+ Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những quyển sách chữ viết đẹp để làm mẫu, luyện viết liên tục trong mấy năm trời.
+ Ông là người rất kiên trì, nhẫn nại khi làm việc. 
+ Nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ. 
– Nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
– HS ghi lại nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài, phân biệt lời nhân vật
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
– Yêu cầu đọc phân vai đoạn 1
– GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng(1 phút)
– Em học được điều gì từ Cao Bá Quát?
– Liên hệ, giáo dục ý chí rèn chữ viết và ý chí kiên trì.
5. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
– 1 HS nêu lại
– 1 HS đọc toàn bài
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai
– Thi đọc phân vai trước lớp
– Lớp nhận xét, bình chọn.
– HS liên hệ
– Sưu tầm và kể các câu chuyện về Cao Bá Quát.

3 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Văn Hay Chữ Tốt Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn đọc 3 mẫu kể lại câu chuyện Văn hay chữ tốt hay nhất, cùng tham khảo nhé!

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Văn Hay Chữ Tốt Hay – Mẫu 1

Tôi là Cao Bá Quát, quê ở huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Thuở nhỏ đi học, chữ tôi rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

– Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu lên quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn có được không?

Tôi vui vẻ trả lời:

–  Tưởng việc gì khó, chứ việc đó cháu xin sẵn lòng!

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, tôi yên trí quan trên sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ tôi xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường, về nhà, bà cụ kể lại chuyện ấy khiến tôi vô cùng ân hận. Tôi biết dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì. Từ đó, tôi dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, tôi cầm que vạch lên cột nhà luyện cách viết nét “sổ thẳng” cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, tôi viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, tôi lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ tôi mỗi ngày một đẹp. Sau này, tôi nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Văn Hay Chữ Tốt Chọn Lọc – Mẫu 2

Chuyện quyết chí rèn chữ viết cho đẹp không thiếu gì trong thiên hạ nhưng với tôi là một bài học quý giá, một kỉ niệm không bao giờ phai. Chuyện thế này…

Tôi là Cao Bá Quát, tôi sinh ra ở huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội trong gia đình nho giáo. Lúc nhỏ, tôi được cha mẹ cho đi học. Khả năng tiếp thu của tôi và kiến thức của tôi không thua kém ai nhưng bài làm vãn dù có hay, đúng ý vẫn không bao giờ được điểm cao vì chữ viết quá xấu.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang nhờ tôi rất khẩn khoản:

– Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, già nhờ cậu viết giúp lá đơn, có được không?

Vừa nghe cụ già nói, tôi định từ chối vì nghĩ rằng chữ viết của mình quá xấu. Nhưng thấy cụ tội nghiệp và ấm ức nên vui vẻ nhận lời:

– Được, cháu sẽ giúp cụ, cháu xin sẵn lòng!

Cụ già liền kể đầu đuôi câu chuyện, tôi chăm chú lắng nghe và viết lí lẽ rõ ràng. Tôi yên trí và tin tưởng rằng quan trên sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, khi bà cụ đem đơn đến, quan không đọc được vì chữ viết quá xấu đã thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường, về nhà, bà cụ đem chuyện kể lại và tôi vô cùng ân hận. Từ đó, tôi quyết tàm luyện chữ viết cho thật đẹp.

Hàng ngày, tôi mệt mài tập luyện. Mỗi buổi sáng thì cầm que vạch lên cột nhà luyện cách viết nét sổ thẳng cho cứng cáp. Tối đến phải viết xong mười trang viết mới được đi ngủ. Dần dần chữ viết của tôi tiến bộ. Tôi không dừng khổ luyện mà còn mượn cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện tập nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì suốt mấy năm trời, chữ viết tôi ngày một đẹp.

Giờ đây, tôi rất tự hào về chữ viết của mình. Có được như vậy là nhờ khổ luyện.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Văn Hay Chữ Tốt Tiêu Biểu – Mẫu 3

Tôi là Cao Bá Quát, quê ở huyện Gia Lâm – Ngoại thành Hà Nội. Tôi được sinh ra trong một gia đình gia giáo.

Lúc nhỏ, tôi được đi học như các bạn cùng trang lứa. Sức học của tôi không thua kém gì ai nhưng chữ viết của tôi thì quá xấu. Cũng chính vì thế mà những bài làm văn của tôi không bao giờ được điểm cao mặc dù bài văn rất hay và đủ ý. Không những thế, chữ xấu đã đem lại một sự tệ hại vô cùng. Chuyện là thế này:

Hôm nọ có cụ bà hàng xóm sang nhà tôi. Cụ khẩn khoản bảo:

-Gia đình già có việc oan muốn kêu quan, già nhờ cậu viết giúp lá đơn có được không?

Nghe cụ nói tôi định từ chối vì nghĩ rằng chữ viết của mình quá xấu. Nhưng trông cụ tội nghiệp quá nên tôi bèn nhận lời:

-Được, cháu sẽ viết giúp cụ!

Cụ già kể đầu đuôi sự việc, tôi chú ý lắng nghe và dùng lý lẽ rõ ràng để viết đơn giúp cụ. Tôi nghĩ rằng quan trên sẽ xét nỗi oan cho cụ. Nào ngờ khi bà cụ trình lá đơn lên công đường, quan trên không đọc được vì chữ quá xấu. Quan sai lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà cụ kể lại chuyện, tôi ân hận vô cùng. Từ đó tôi quyết chí rèn chữ cho thật đẹp.

Hằng ngày tôi miệt mài luyện tập, Buổi sáng, tôi cầm cây que vạch lên cột nhà luyện cách viết nét thẳng cho cứng cáp. Tối đến, tôi viết cho xong 10 trang giấy mới đi ngủ. Dần dần chữ viết của tôi tiến bộ hơn rất nhiều. Tôi ngừng luyện tập viết, ngoài ra tôi còn mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau. Mấy năm trời khổ luyện, chữ viết của tôi đã đẹp hơn trước. Tôi thật sự tự hào về chữ viết của mình.

Đọc thêm câu chuyện🌱 Búp Bê Của Ai 🌱 Hướng Dẫn Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Viết một bình luận