Cánh Diều Tuổi Thơ Lớp 4 (Nội Dung, Soạn Bài, Giáo Án)

Nội Dung Tập Đọc Cánh Diều Tuổi Thơ Lớp 4, Soạn Bài, Cảm Nghĩ. Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Giáo Án, Đọc Hiểu.

Giới Thiệu Bài Tập Đọc Cánh Diều Tuổi Thơ

Bài đọc Cánh diều tuổi thơ được sáng tác bởi tác giả Tạ Duy Anh. Nguyên tên khai sinh của ông là Tạ Việt Đăng , sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959. Quê ông ở thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (hiện nay thuộc Hà Nội).

Nội dung chính của bài:

  • Miêu tả cánh diều: Cánh diều mềm mại như cánh bướm, với tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
  • Niềm vui của trẻ em: Trẻ em hò hét nhau thả diều thi, vui sướng nhìn lên trời, và cảm nhận được khát vọng cháy bỏng trong lòng.
  • Khát vọng và ước mơ: Trò chơi thả diều không chỉ mang lại niềm vui mà còn khơi gợi những ước mơ và khát vọng đẹp đẽ cho tuổi thơ.

Các phần của bài tập đọc:

  1. Luyện đọc: Giúp học sinh đọc bài với giọng vui tươi, nhấn mạnh vào các từ ngữ quan trọng.
  2. Giải thích từ ngữ: Giải nghĩa các từ khó như “mục đồng”, “huyền ảo”, “khát vọng”.
  3. Hiểu bài: Trả lời các câu hỏi để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của bài.

Bài tập đọc này không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu mà còn giới thiệu về một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam qua trò chơi thả diều.

Nội Dung Bài Cánh Diều Tuổi Thơ Lớp 4

Cánh diều tuổi thơ nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây. Sau đây Thohay.vn xin chia sẻ nội dung bài Cánh diều tuổi thơ lớp 4.

Cánh diều tuổi thơ

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

Theo TẠ DUY ANH

Chú thích:

  • Mục đồng: trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu
  • Huyền ảo: đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư.
  • Khát vọng: điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ.
  • Tuổi ngọc ngà: tuổi thơ, tuổi trẻ đẹp đẽ.
  • Khát khao: mong muốn,đòi hỏi thiết tha.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌱 Búp Bê Của Ai 🌱 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Bố Cục Bài Cánh Diều Tuổi Thơ

Bố cục bài Cánh diều tuổi thơ được chia làm 2 phần:

  • Đoạn 1: 5 dòng đầu
  • Đoạn 2: Phần còn lại

Khám phá thêm 🍀 Chiếc Áo Búp Bê 🍀 Nội Dung Chính Tả, Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Cánh Diều Tuổi Thơ

Sau đây là hướng dẫn tập đọc Cánh diều tuổi thơ.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
  • Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: trầm bổng, sao sớm, bãi thả, ngửa cổ.
  • Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

Ý Nghĩa Bài Cánh Diều Tuổi Thơ

Bài đọc chính là niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ. Khi lắng nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên tầng mây là lúc những ước mơ của các em được thắp sáng, cháy mãi trong tâm hồn.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌻 Chú Đất Nung 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Cánh Diều Tuổi Thơ

Đừng bỏ lỡ phần đọc hiểu tác phẩm Cánh diều tuổi thơ.

👉Câu 1: Tuổi thơ của tác giả gắn bó với điều gì? 

A. những cánh diều.

B. hái hoa, bắt bướm.

C. chơi trốn tìm.

D. những cuốn truyện tranh.

Đáp án:

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều

Tuổi thơ của tác giả gắn với những cánh diều

Đáp án đúng: A.

👉Câu 2: Mục đồng có nghĩa là gì?

A. trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu.

B. trẻ làm việc đồng áng giúp đỡ gia đình.

C. trẻ em lang thang, cơ nhỡ.

D. trẻ em mồ côi cha mẹ.

Đáp án:

Mục đồng có nghĩa là trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu.

Đáp án đúng: A.

👉Câu 3: Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng hò hét nhau chơi trò gì?

A. chơi trốn tìm.

B. chơi bịt mắt bắt dê.

C. chơi đánh trận giả.

D. chơi thả diều thi.

Đáp án:

“Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.”

Đáp án đúng: D

👉Câu 4: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”

Đáp án:

Những chi tiết mà tác giả đã lựa chọn để tả cánh diều là:

– Cánh diều mềm mại như cánh bướm

– Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng

– Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,..

👉Câu 5: Tác giả đã miêu tả cánh diều qua những chi tiết nào?

1. Cánh diều

2. Tiếng sáo diều.

3. Trên diều có nhiều loại sáo.

a. sáo đơn, sáo kép, sáo bè,…

b. vi vu, trầm bổng.

c. cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Đáp án:

Tác giả miêu tả cánh diều qua những chi tiết:

1 – c: Cánh diều – cánh diều mềm mại như cánh bướm

2 – b: Tiếng sáo diều – vi vu, trầm bổng

3 – a: Trên diều có nhiều loại sáo – sáo đơn, sáo kép, sáo bè,…

->> Đáp án đúng: 1 – c, 2 – b, 3 – a

👉Câu 6: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn nào?

A. Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

B. Tiếng sáo diều bay đi mang theo nỗi khát khao của chúng tôi.

C. Tiếng sáo diều khiến cái gì đó cứ cháy lên mãi tâm hồn chúng tôi.

D. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.

Đáp án:

Niềm vui lớn mà trẻ em nhận được từ trò chơi thả diều đó là: Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

->> Đáp án đúng: A.

👉Câu 7: Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?

1. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.

2. Ước mơ về những khoảng trời xa rộng bao la nơi có những cánh buồm nhiều màu sắc đang lướt trong gió.

3. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!

4. Ước mơ được vươn tới những chân trời ở phía xa kia.

Đáp án:

Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ con những ước mơ:

– Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.

– Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!

👉Câu 8: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

khát khao          huyền ảo             Ngân Hà             hi vọng           ngửa cổ        thảm nhung           khát vọng

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì_____hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải _______. Bầu trời tự do đẹp như một tấm________khổng lồ. Có cái gì đó cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là _______. Tôi đã ________suốt một thời mới lớn để chờ đợi nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng________ khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi _______của tôi.

Đáp án:

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì đó cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi!Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

 Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: huyền ảo, Ngân Hà, thảm nhung, khát vọng, ngửa cổ, hi vọng, khát khao.

👉Câu 9: Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?

A. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

B. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

C. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.

D. Cánh diều mang theo hình bóng những người thân yêu.

Đáp án:

Câu mở bài: “tuổi thơ của tôi được nâng lên từ nhiều cánh diều”.
Câu kết bài “Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.

Cánh diều được ví với những ước mơ, ngay từ khi còn nhỏ ước mơ ấy đã được vun đắp từ trong tâm trí mỗi đứa trẻ. Cánh diều bay càng cao càng xa cũng giống như những ước mơ ngày một cao hơn xa hơn. Đi qua thời ấu thơ, những giấc mơ ngày thơ bé có lẽ cũng không còn nữa nhưng nó mãi mãi là kỉ niệm tươi đẹp trong lòng mỗi đứa trẻ. Giống như những cánh diều, dù không còn nữa nhưng vẫn còn đọng lại trong tâm trí mỗi người một hình ảnh thật đẹp.

Thông qua câu mở bài và kết bài, điều mà tác giả muốn nói về cánh diều tuổi thơ đó là: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

Đáp án đúng: B.

👉Câu 10: Ý nghĩa bài văn Cánh diều tuổi thơ?

A. Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

B. Cánh diều mang theo những ước vọng xa xăm, được đặt chân tới khám phá những vùng đất mới của đám trẻ mục đồng.

C. Cánh diều chất chứa những suy tư nỗi buồn của đám trẻ mục đồng già dặn trước tuổi.

D. Nỗi băn khoăn, lo lắng về cuộc sống mưu sinh của đám trẻ mục đồng mỗi khi nhìn theo cánh diều tuổi thơ.

Đáp án:

Ý nghĩa bài văn Cánh diều tuổi thơ:

Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

Đáp án đúng: A.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌿 Có Chí Thì Nên 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Chứng Minh

Soạn Bài Cánh Diều Tuổi Thơ Lớp 4

Chia sẻ cho các bạn gợi ý soạn bài Cánh diều tuổi thơ lớp 4.

👉Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?

Trả lời:

Để tả cánh diều, tác giả chọn những chi tiết:

– Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

– Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè…

– Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.

Có thể tác giả tả cánh diều bằng cả thị giác và thính giác bằng mắt nhìn và tai nghe.

👉Câu 2 (trang 147 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào ?

Trả lời:

Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp. Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”

👉Câu 3 (trang 147 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?

a) Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

b) Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

c) Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.

Trả lời:

Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.

Xem thêm về bài viết 🌼 Bàn Chân Kì Diệu 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Văn Mẫu

Giáo Án Cánh Diều Tuổi Thơ Lớp 4

Sau đây là nội dung giáo án Cánh diều tuổi thơ lớp 4.

I. Mục tiêu

1.    Đọc thành tiếng:

Ø Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn.

 trầm bổng, sao sớm, bãi thả, ngửa cổ.

Ø Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.

Ø Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2.    Đọc- hiểu:

Ø Hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao….

Ø Hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

II. Đồ dùng dạy học

Ø Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146, SGK (phóng to).

Ø Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Ổn định :

2. KTBC:

– Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung (tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài.

+ Kể lại tai nạn của hai người bột

+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?

– Gọi 1 HS đọc toàn bài.

– Hỏi:

+ Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất?

– Nhận xét và cho điểm HS.

3. Dạy – học bài mới.  

a) Giới thiệu bài:

– Treo tranh minh hoạ và hỏi:

+Bức tranh vẽ cảnh gì? 

+ Em đã bao giờ đi thả diều chưa? Cảm giác của em khi đó như thế nào? 

– Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

* Luyện đọc 

– Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt HS đọc ) . GV sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS.

Chú ý các câu:  Sáo đơn, sáo kép, sáo bè….//như gọi thấp xuống những vì sao sớmTôi đã ngửa co suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hi vọng khi thiết tha cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi!”.

– GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.

 Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.

Nhấn giọng ở những từ ngữ : nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu, trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao…

-Gv tóm tắt nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

* Tìm hiểu bài.

– Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. 

+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?   

+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?

-Gv: Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn.

– Tóm ý chính đoạn 1.

– Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?

+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?     

– Gv: Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó . Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.

– Tóm ý chính đoạn 2. 

– Gọi 1 HS đọc câu mở bài và kết bài.   

– Gọi HS đọc câu hỏi 3.   

– Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều.

+ Bài văn nói lên điều gì?  

– Ghi nội dung chính của bài. 

* Đọc diễn cảm.

– Gọi  2 HS tiếp nối nhau đọc bài. 

– Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.     

Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều.     
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả điều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè…như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

– Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, bài văn.

– Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS. 

4. Củng cố, dặn dò

– Hỏi: Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ?

– Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Tuổi Ngựa , mang một đồ chơi mà mình có đến lớp.

– Nhận xét tiết học.
– HS hát. 

– HS thực hiện yêu cầu.         

+ Bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang thả điều trong đêm trăng.

+ Em vui sướng khi đi thả diều. Em mơ ước sao mình có thể bay lên cao mãi, cất tiếng sáo du dương như cánh diều.

– Lắng nghe.    

– 1 em đọc ton bi

– HS tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự.

+ Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi……đến vì sao sớm.

+ Đoạn 2: Ban đêm…… đến nỗi khát khao của tôi.                 

-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt.

– Lắng nghe. 

+ Đoạn 1: Tả vẻ đẹp của cánh diều.

– 1 HS đọc thành tiếng ,cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi .

+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi ,sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời .

+ Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo , đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng . Suốt một thời mới lớn , bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “ Bay đi diều ơi! Bay đi!”

– Lắng nghe.    

+ Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.

– Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Tôi đã ngửa cổ suốt cả một thời…. mang theo nỗi khát khao của tôi.

– 1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.

+Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

– Lắng nghe.  

+ Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.

– 1 HS nhắc lại ý chính. 

– 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc ( như đã hướng dẫn)

– HS luyện đọc theo cặp.      

– 3 cặp thi đọc trước lớp.    

– Cả lớp . 

Gửi bạn đọc tác phẩm 💚 Ông Trạng Thả Diều 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

2 Mẫu Cảm Nghĩ Về Cánh Diều Tuổi Thơ Hay Nhất

Cuối cùng là 2 mẫu cảm nghĩ về Cánh diều tuổi thơ hay nhất.

Cảm Nghĩ Về Cánh Diều Tuổi Thơ Ấn Tượng – Mẫu 1

Tạ Duy Anh đã có một tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và bay bổng, như anh đã thổ lộ: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”. Cánh diều của trò chơi, cánh diều của mơ ước bay cao bay xa.

Kỉ niệm đẹp tuổi thơ không bao giờ có thể phai mờ theo năm tháng. Làm sao quên được những buổi chiều, những đêm trăng tuyệt vời của những ngày xưa thân ái ấy. Cảnh “hò hét nhau thả diều thi” của lũ trẻ mục đồng trên bãi những buổi chiều quê.

Cảnh lũ trẻ “vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời” ngắm những cánh diều của mình và của bạn bè “mềm mại như cánh bướm”, rồi say sưa lắng nghe tiếng sáo diều “vi vu trầm bổng”.

Với Tạ Duy Anh thì tiếng sáo diều của các bạn trẻ mục đồng là khúc nhạc của đồng quê, đó là “sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè…”, là “sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng”. Tiếng sáo diều như “nâng lên” bay bổng những tâm hồn nhiều mơ ước của tuổi thơ, tưởng “như gọi thấp xuống những vì sao sớm”.

Chơi diều, thả diều là một trò chơi dân gian có đã lâu đời. Một trò chơi vô cùng hấp dẫn và say mê của tuổi thơ. Cánh diều tuổi thơ đã mang theo bao ước mơ đẹp, làm cháy lên bao khát vọng tuổi ngọc ngà. Bài “Cánh diều tuổi thơ” là một trang văn đẹp của Tạ Duy Anh, trang văn nhiều thơ mộng, thi vị.

Cảm Nghĩ Về Cánh Diều Tuổi Thơ Nổi Bật – Mẫu 2

Cánh diều tuổi thơ của Tạ Duy Anh bộc lộ niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đã mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.

Bãi thả diều ban đêm càng “huyền ảo hơn”. Bầu trời quê mênh mông không một gợn mây trở thành “bầu trời tự do” cho những cánh diều bay, cánh diều “trôi trên dải Ngân Hà”, làm cho bầu trời bao la hơn, xanh biếc hơn, “đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ”.

Khát vọng tuổi thơ dào dạt dâng lên, “cháy mãi” trong tâm hồn tuổi thơ lũ trẻ mục đồng. Có thú vui nào say mê hơn cái thú nằm trên bãi cỏ “ngửa cổ” theo dõi những cánh diều “mềm mại như cánh bướm”, bay lượn giữa “bầu trời tự do”, lắng tai nghe tiếng sáo diều vi vu trầm bổng? Tạ Duy Anh cùng những đứa bạn nhỏ mục đồng vô cùng say mê “chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời”.

Cánh diều tuổi thơ cũng là cánh diều cổ tích của miền thơ ấu. Tiếng cầu xin của lũ trẻ mục đồng “tha thiết” vang lên: “Bay lên diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều càng bay cao, bay xa, tiếng sáo diều càng vi vu ngân vang, Tạ Duy Anh càng xúc động bồi hồi cảm thấy nỗi khát khao cháy bỏng tâm hồn mình đã “bay đi” cùng “cánh diều tuổi ngọc ngà”…

Viết một bình luận