30+ Bài Thơ Bé Làm Việc Nhà Lớp 2, Chùm Thơ Trẻ Em Làm Việc Nhà Hay Nhất Dạy Giúp Giáo Dục Trẻ Biết Phụ Giúp Bố Mẹ Các Công Việc Gia Đình Trong Chủ Đề Này.
NỘI DUNG CHÍNH
Những Bài Thơ Bé Làm Việc Nhà Lớp 2
Dưới đây là các bài thơ bé làm việc nhà nằm trong sgk lớp 2 vô cùng hay và ý nghĩa:
Bé Yêu Lao Động Tác giả: Khuyết danh
Nào cùng nhau lao động
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình” Làm theo lời Bác dạy Lao động là quang vinh.
Bé tập làm việc nhà Rót nước mời Ông Bà Bé giúp Mẹ lau nhà Bé đấm lưng cho Cha. Rửa bát hay quét nhà Vừa làm vừa hát ca Để cảm ơn Ông Bà Thầy Cô và Mẹ Cha Vất vả vì chúng ta
Từ nhỏ yêu lao động Rèn luyện kỹ năng sống Biết chia sẻ, cảm thông Tâm lượng lớn mênh mông
Lao động thật là hay! Cần cù và hăng say Khéo léo đôi bàn tay Rồi sẽ đến một ngày Bé như chú chim nhỏ Tự tin tung cánh bay…
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng. Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ. Mẹ bảo em : Dạo này ngoan thế!
Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu! Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan!
Mí đã biết đánh răng Cắt móng tay sạch sẽ Mí nhặt rau giúp mẹ Nhổ tóc sâu cho bà Mỗi khi ai cho quà Mí nhường em phần lớn
Mẹ bảo “Mí đã nhớn” Đi mẫu giáo rồi mà Mí biết nghe lời cô Yêu bạn và chăm học
Mí múa bài “con vịt vẫy cái cánh cho khô…” Hát bài “Chim chích choè … Đi về em chào mẹ…”
Cuối tuần nào cũng thế Phiếu cháu ngoan Bác Hồ Cô giáo đều thưởng cho Mí mang về khoe mẹ
Đêm hôm qua em bé Bị sốt nên phải tiêm Em bé cũng rất ngoan Tiêm đau mà chẳng khóc
Vì em chưa đi học Nên chẳng được phiếu ngoan Mí đem phiếu của mình Thưởng luôn cho em bé
Các bạn bảo “cho thế Thì mình mất cái ngoan” Nhưng cứ nghĩ mà xem” “Cái ngoan đâu có mất Như bài hát Mí học Cô dạy, cô vẫn còn Như cái chữ bố xem Chữ vẫn nguyên trong sách”
Bà thấy Mí thắc mắc Bà cười bảo “Mí à Cái ngoan mà đem cho Thì lại ngoan hơn nữa”
Cứ giờ dạy cháu về nhà Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm Nhưng bà đó rụng hết răng Cháu không lấy được cái tăm cho bà Cháu đi rót nước bưng ra Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui.
Mỗi ngày em thức dậy Chào ánh nắng ban mai Hít thở và vươn vai Tưới cây trên sân thượng Sau khi ăn bữa sáng Là đến giờ học rồi Chữ từng hàng nắn nót Cô cho em điểm mười Cô dạy em luôn nhớ Biết giúp đỡ mẹ cha San sẻ một chút quà Cho những người nghèo khổ Vượt qua bao gian khó Chăm chỉ học từng ngày Một tương lai rạng rỡ Sẽ chờ em tung bay
Ngỡ từ quả thị bước ra Bé làm cô Tấm giúp bà xâu kim Thổi cơm, nấu nước, bế em, Mẹ về khen bé: “Cô tiên giáng trần” Bao nhiêu công việc lặng thầm Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha. Bé học giỏi, bé nết na Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.
Bà cho cháu chiếc quạt Viền nan đỏ, nan xanh Chiếc quạt nhỏ xinh xinh Em quạt gọi gió đến Ước gì em mau lớn Ngày đêm quạt cho bà Bà ngon giấc ngủ say Bàn tay em gọi gió.
Trẻ nhớ tên bài thơ ” Giúp mẹ” do cô Bạch Tuyết sưu tầm, trẻ hiểu nội dung bài thơ: ” Bài thơ nói về một bạn nhỏ ngày chủ nhật đã biết làm nhiều tốt, bạn đã được bố mẹ khen là con ngoan”
Trẻ thuộc bài thơ.
Kỹ năng
Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
Rèn khả năng đọc ngắt, nghỉ đúng nhịp
Thái độ
Trẻ ngoan, hứng thú tham gia vào hoạt động. Qua đó giáo dục trẻ biết giúp đỡ mọi người trong gia đình.
Cô thuộc bài thơ, cho trẻ làm quen với bài thơ ở mọi lúc, mọi nơi
Tranh minh họa
Vi tính
Bài hát ” Cả nhà thương nhau”
Địa điểm – Đội hình:
Phòng học gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng.
Trẻ ngồi đội hình vòng cung
Tâm sinh lý trẻ:
Trẻ phấn khởi, hứng thú chuẩn bị tham gia vào tiết học.
Nội dung tích hợp:
Giáo dục âm nhạc: Bài hát: ” Cả nhà thương nhau”;
Làm quen Văn học: Thơ: “Mọi người trong gia đình”
III. Phương pháp hướng dẫn
Hoạt động của cô
Ổn định ( 1 Phút )
Cô và trẻ chơi trò chơi ” Mọi người trong gia đình”
Cô hỏi trẻ: Các con vừa được chơi trò chơi gì?
Cô hỏi trẻ : Mọi người trong gia đình gồm có những ai?
Cô hỏi trẻ: Các con là người như thế nào trong gia đình
Cô chốt lại: Các con ạ! chúng mình còn bé ở nhà các con phải ngoan biết nghe lời mọi người nhé!
Bài mới ( 16 phút )
a. Đọc thơ cho trẻ nghe
Cô giới thiệu : Các con ạ! Có một bài thơ nói về một bạn nhỏ rất ngoan, được ngày nghỉ học đã biết giúp đỡ bố mẹ rất nhiều việc. Thế các con có muốn biết đó là bài thơ gì không? Để muốn biết bài thơ gì cô mời một bạn lên đọc thơ nhé!
Mời một trẻ lên đọc thơ
Bạn nào đã thuộc bài thơ lên đọc cho cô và cả lớp mình nghe nào?
Vừa rồi chúng mình thấy bạn đọc có hay không ?
Bạn nào giỏi cho cô biết đó là bài thơ gì? Do ai sưu tầm?
Các con ơi bạn đọc bài thơ vừa rồi Đúng là bài thơ “Giúp mẹ” do cô Bạch Tuyết sưu tầm đấy!
Nhưng để bài thơ thật sự hay và có ý nghĩa thì ngoài các con đọc to, rõ lời các con phải thể hiện qua giọng điệu và cử chỉ nữa. Để làm được điều đó thì chúng mình hãy cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé!
Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ, tình cảm
Cô hỏi trẻ : Cô vừa đọc bài thơ gì ?
Cô hỏi trẻ : Bài thơ do ai sưu tầm?
Đúng rồi đấy các con ạ! Đó là bài thơ “Giúp mẹ” do cô Bạch Tuyết sưu tầm đấy.
Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa .
Muốn biết bạn nhỏ ngoan như thế nào có một chú họa sĩ đã gửi tặng cho cô con mình những bức tranh rất đẹp chúng mình ngồi ngoan lắng nghe cô đọc và hướng mắt lên cùng xem tranh nhé.
Cô tóm tắt nội dung : Bài thơ “Giúp mẹ” do cô Bạch Tuyết sưu tầm nói về một bạn nhỏ rất ngoan được ngày nghỉ học đã biết giúp mẹ làm những công việc nhỏ vừa sức như nhặt rau, quét nhà, chơi cùng em để mẹ làm việc đấy.
Cô giảng giải trích dẫn làm rõ ý bằng mô hình và đàm thoại cùng trẻ:
Cô hỏi trẻ : Ngày chủ nhật chúng mình như thế nào?
Cô hỏi trẻ : Thế được nghỉ ở nhà chúng mình giúp đỡ ai?
Cô giảng giải : Các con ạ! “Ngày chủ nhật” là ngày nghỉ của tất cả mọi người đấy.
Còn “Giúp mẹ cha” có nghĩa là làm giúp đỡ bố mẹ đấy:
” Hôm nay chủ nhật
Được nghỉ ở nhà
Em giúp mẹ cha”
Cô hỏi trẻ: Được nghỉ ở nhà con giúp mẹ cha những gì? “Nhặt rau quét dọn Áo quần xếp gọn Dỗ bé cùng chơi” Thấy các con ngoan cha mẹ như thế nào? Cô giải nghĩa: “Vui cười” có nghĩa là sung sướng đấy các con ạ. ” Cha mẹ vui cười Khen con ngoan quá” Cô giáo dục trẻ: Các con còn nhỏ ở nhà phải biết nghe lời ông bà bố mẹ, ra lớp biết nghe lời cô giáo. Cho trẻ xem clip một trẻ đọc thơ trên máy vi tính. Các con ạ có một bạn nhỏ bằng tuổi chúng mình được ngày nghỉ bạn đã biết giúp cha, mẹ rất nhiều việc. Ngoài ra bạn còn đọc thơ rất giỏi nữa đấy. Chúng mình hãy lắng nghe bạn đọc thơ nhé!
b. Dạy trẻ đọc thơ:
Các con có muốn đọc thuộc thơ để về đọc cho ông, bà, bố, mẹ nghe không? Các con đọc thơ cùng cô nhé!
Cô cho trẻ đọc thơ
Cô mời tổ Chim Non đọc thơ.
Cô mời tổ Mèo Vàng đọc thơ
Cô mời Tổ Gà Trống đứng lên đọc.
Cô mời nhóm bạn trai.
Cô mời nhóm bạn gái.
Cô cho cá nhân trẻ đọc thơ.
Trong khi trẻ đọc thơ cô sửa sai cho một số trẻ và tuyên dương khen ngợi trẻ
Các con ạ! Không chỉ có bạn nhỏ trong bài thơ ngoan đâu mà cô được biết các bạn nhỏ lớp mình cũng ngoan nữa đấy. Thế các con đã làm gì để giúp đỡ bố, mẹ trong ngày chủ nhật nào?
Cô thấy bạn nào cũng rất ngoan rồi đấy. Các con hãy đọc bài thơ to lên một lần nữa nào.
III. Kết thúc: (1 phút )
Để thể hiện tình cảm của mình đối với gia đình, cô và các con cùng hát vang bài hát ” Cả nhà thương nhau” nào.