Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà [Nội Dung + Cảm Nhận + Giáo Án]

Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận, Giáo Án ✅ Qua Bài Thơ Các Bạn Nhỏ Nhớ Phải Biết Thương Yêu, Giúp Đỡ Bố Mẹ Nhé.

Nội Dung Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà Của Trần Đăng Khoa

Bài Thơ: Khi mẹ vắng nhà
Tác giả: Trần Đăng Khoa

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.

Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.

Mẹ bảo em : Dạo này ngoan thế!
– Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu !
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan !

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Bài Thơ Tiếng Chổi Tre ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà

Khi Mẹ Vắng Nhà là một thi phẩm hay khiến nhiều độc giả phải xúc động dành cho thiếu nhi của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ bày tỏ tình cảm của đứa con dành cho người mẹ đã vất vả nuôi dưỡng mình.

Giáo Án Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà Lớp 3

Giáo Án Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà Lớp 3

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

– Giúp học sinh hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ: Bạn tự nhận mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc.
– Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới giải nghĩa ở sau bài học: buổi, quang.

b) Kỹ năng:

– Rèn cho Hs đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai.
– Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thương ông bà, cha mẹ.

II/ Chuẩn bị:

– GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết những khổ thơ luyện đọc và học thuộc lòng.
– HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ: Ai có lỗi?.

– GV gọi 5 học sinh tiếp nối nhau kể lại 5 đoạn trong câu chuyện “Ai có lỗi?”
– GV nhận xét bài cũ.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề

Giới thiệu bài + ghi tựa.

4. Phát triển các hoạt động

* Hoạt động 1: Luyện đọc.

– Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng bài thơ, ngắt hơi đúng, giọng đọc tự nhiên

a, Gv đọc bài thơ.

Giọng đọc vui, dịu dàng, tình cảm.

b, Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
– Gv đọc từng dòng thơ
– Gv cho 1 Hs đọc.
– Gv yêu cầu lần lược từng em đọc tiếp nối đến hết bài thơ.
– Gv gọi Hs đọc từng khổ thơ.
– Gv nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc tự nhiên.
– Gv yêu cầu Hs giải nghĩ các từ mới: buổi, quang.
– Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

– Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
– Gv cho Hs đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ?

– Gv mời 2 Hs đọc 2 khổ thơ còn lại.
+ Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào?

– Gv cho Hs thảo luận theo nhóm đôi.
+ Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?

– Gv chốt lại: Bạn nhỏ thấy mình chưa ngoan vì chưa giúp mẹ được nhiều hơn. Mẹ vất vả, khó nhọc ngày đêm nên áo bạc màu vì mưa, đầu cháy tóc vì nắng.
– Gv cho cả lớp đọc thầm bài thơ, trao đổi trong nhóm câu hỏi: Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vì sao?
– Gv và Hs nhận xét.

+ Em có thương mẹ như bạn nhỏ trong bài thơ không? Ở nhà, em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?

=> Gv rút ra nhận xét.

* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.

– Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
– Gv treo bảng phụ đã chép sẵn bài thơ.
– Gv xố dần từ dòng của đoạn thơ.
– Gv chia lớp thành 2 tổ thi tiếp sức đọc thơ: Tổ 1 đọc trước, mỗi Hs tiếp nối nhau đọc 1 dòng thơ cho đến hết bài. Tiếp đến tổ 2.

=> Gv nhận xét đội thắng cuộc.

– Gv cho từ 2 đến 3 em đọc thuộc lòng cả bài thơ
– Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

Những Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà Hay Nhất

Những Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà Hay Nhất.

Trần Đăng Khoa từng tâm sự : “Tôi chỉ có thể viết được về cái gì tôi đã thực sự thấy bằng mắt, chỉ rung cảm về cái gì thực sự tôi đã trải trong tâm trí mình. Có thể tìm thấy trong thơ tôi những sự việc hoàn toàn có thực của bản thân tôi, gia đinh tôi, làng quê tôi và những nơi tôi sống…”(1). Bài thơ Khi mẹ vắng nhà viết về một kỉ niệm của tuổi thơ, đây là một trong những bài thơ thật sự xúc động về tình cảm gia đình, cụ thể hơn là tình yêu thương của một em bé đối với người mẹ lam lũ, vất vả, nhọc nhằn.

Trần Đăng Khoa cũng từng tự hào nói : “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”, “Tôi mãi mãi chỉ là anh nông dân làng Điền Trì”, ở những bài thơ như Mẹ ốm, Tiếng võng kêu, Hạt gạo làng ta, Buổi sáng nhà em, Trần Đăng Khoa đều viết về mẹ, nhắc đến mẹ với tất cả lòng biết ơn, kính trọng và sự cảm thông sâu sắc. Bài thơ Khi mẹ vắng nhà được Trần Đăng Khoa viết năm 9 tuổi, độ tuổi mà một em bé đã bắt đầu biết giúp cha mẹ làm việc nhà. Bài thơ được kết cấu theo trình tự thời gian.

Khổ 1 : Khi mẹ vắng nhà

Điệp khúc “Khi mẹ vắng nhà” vang lên năm lần trong khổ thơ đầu. Tác giả không chỉ sử dụng biện pháp lặp từ ngữ mà còn lặp lại cả kết cấu ngữ pháp của câu để nhấn mạnh những công việc mà em bé hăng hái làm để giúp bố mẹ vì “mẹ cha bận việc ngày đêm”. Các câu thơ chỉ khác nhau ở việc liệt kê các hoạt động của em bé : luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng. Cách kết cấu rất lạ, chỉ là một động tác liệt kê đơn thuần, cũng chưa hề thể hiện một thái độ rõ ràng của em bé đối với công việc.

Khổ 2 : Khi mẹ đi làm đồng về

Việc nhà nông bận rộn, giờ nào việc ấy, mẹ đi về sớm tối, không ngoi tay, không hết việc : “sớm mẹ về”, “buổi mẹ về”, “trưa mẹ về”, “chiều mẹ về”, “tối mẹ về”. Mẹ về không có nghĩa là mẹ đã kết thúc công việc của một ngày, mà mỗi lần mẹ về chỉ có thể là mẹ đã giải quyết xong một đầu việc. Và lúc nào mẹ đi làm về cũng thấy mọi việc con đã làm xong đâu vào đấy : khoai đã chín, gạo đã giã trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ quang vườn, cổng nhà được quét dọn sạch sẽ,… Đến đây, tứ thơ mới được hé mở. Năm câu ở khổ 1 và năm câu tiếp ở khổ 2 như một sự đăng đối hài hoà, hô ứng nhịp nhàng : mẹ đi làm ngoài đồng, con ở nhà giúp mẹ những việc bếp núc, sân vườn. Ở những câu thơ này, tác giả đã sử dụng những tính từ để mô tả thành quả công việc. Mọi việc chỉn chu, được sắp đặt đến nơi đến chốn bởi bàn tay cần cù, chăm chỉ, khéo léo. Bạn nhỏ say sưa kể về công việc mình đã làm : khoai chín, gạo được trắng tinh, cơm dẻo canh ngọt, sân vườn, cổng nhà sạch sẽ quang quẻ.

Đối thoại ngắn của mẹ và con chỉ diễn ra trong vài câu thơ mà khiến cho chúng ta thật vui và cũng thật cảm động. Khi được mẹ khen, Khoa vội vàng, rối rít không dám nhận lời khen ấy : “Không, mẹ ơi ! Con đã ngoan đâu !”. Cách lí giải của một em bé 9 tuổi thật sâu sắc :

Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan !

Nếu năm câu trên chỉ đơn thuần là kể, năm câu tiếp là kể xen với tả, thì bốn câu thơ cuối bài, Trần Đăng Khoa đã tả lại hình ảnh của mẹ trong nỗi vất vả, khó nhọc. Phải là đứa con rất ngoan mới thấy áo mẹ bạc màu vì mưa, đầu mẹ cháy tóc vì nắng. Cần chú ý biện pháp đối ở hai câu thơ :

Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc.

Biện pháp đối đã khắc sâu hình ảnh người mẹ của Trần Đăng Khoa, người mẹ tần tảo, lam lũ, chịu thương chịu khó cũng như bao người mẹ khác ở làng quê Việt Nam. Nhà thơ như nói hộ chúng ta lòng biết ơn vô hạn của những người con đối với các bà mẹ Việt Nam nghèo, suốt đời gắn bó với đồng ruộng, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Thật cảm động biết bao trước tình thương yêu, lòng hiếu thảo của một người con – một cậu bé chưa đầy 10 tuổi. Sức nặng và giá trị của bài thơ nằm ở bốn câu thơ cuối. Cảm xúc cũng theo lời thơ mà vỡ oà, giọng thơ tràn đầy niềm vui và rưng rưng những giọt nước mắt của yêu thương. Bằng câu chữ, hình ảnh thơ giản dị, bài thơ đã làm xúc động lòng người bởi niềm thương lo, lòng biết ơn, kính yêu của một em bé đối với mẹ.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Chổi Ngoan ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z

Viết một bình luận