Bài Thơ Tiếng Chổi Tre: Nội Dung + Cảm Nhận + Phân Tích

Bài Thơ Tiếng Chổi Tre Lớp 2 ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án, Cảm Nhận, Phân Tích ✅ Bài Thơ Nói Lên Sự Vất Vã Cực Nhọc Của Người Lao Công Giữ Gìn Vệ Sinh Môi Trường.

Nội Dung Bài Thơ Tiếng Chổi Tre

Tiếng chổi tre
Tác giả: Tố Hữu.

Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…

Những đêm đông
Khi cơn giông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác…

Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.

Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!

Thohay.vn Tặng Bạn 👍 Bài Thơ Em Luôn Nhẹ Nhàng 👍 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Thông Điệp Bài Thơ Tiếng Chổi Tre

  • Hãy yêu thương, trân trọng và biết ơn người lao động đang miệt mài quét dọn phố phường
  • Ca ngợi tác dụng cần có của việt quét dọn vệ sinh đường phố cũng như quét rác
  • Ca ngợi những tấm gương như chị lao công cần mẫn, luôn chăm chỉ quét dọn
  • Tôn trọng những người quét rác vì nhờ họ mà ta có một thành phố sạch sẽ, đẹp đẽ, văn minh.

Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Tiếng Chổi Tre

Tiếng chổi tre
Tiếng chổi tre
Thơ tiếng chổi tre
Thơ tiếng chổi tre

Giải bài tập Tiếng Chổi Tre Lớp 2

Câu hỏi 1: Nhà thơ nghe tiếng chổi tre vào những lúc nào?

– Hướng dẫn: Đọc thầm bài thơ, tìm xem tiếng chổi tre thường xuất hiện vào thời điếm nào. Tìm được thời điểm đó, là em đã có câu trả lời đúng.

– Gợi ý: Nhà thơ nghe tiếng chổi tre vào thời điếm mà mọi hoạt động của mọi vật mọi người đã ngưng (vào ban đêm: đêm hè khi con ve đã ngủ, đêm đông khi cơn giông vừa tắt..)

Câu hỏi 2: Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công.

– Hướng dẫn: Đọc thầm bài thơ, tìm xem những từ ngữ nào ca ngợi chị lao công. Tìm được những từ ngữ đó là em đã tìm được câu trả lời.

Gợi ý: Đó là những câu thơ:

Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác…

Câu hỏi 3. Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ?

– Hướng dẫn: Qua việc ca ngợi công việc và sự tận tụy của chị lao công, tác giả muốn nói với em rằng: Phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn những chị vệ sinh đường phố. Nghề nào cũng đẹp, cũng vinh quang miễn là ích nước lợi dân, làm đẹp cuộc sống.

Giáo Án Bài Thơ Tiếng Chổi Tre Lớp 2

Giáo Án Bài Thơ Tiếng Chổi Tre

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:
 – Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài thơ Tiếng chổi tre
 – Trẻ hiểu đồng dao thường gắn liền với các trò chơi dân gian.
 – Trẻ hiểu được từ ngữ trong thơ
 – Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài thơ

2. Kỹ năng.
  – Trẻ thuộc bài thơ
  – Rèn kỹ năng đọc theo vần, điệu và ngắt nhịp 2/2, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động.
  – Rèn kỹ năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc.
  – Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ.
  – Rèn khả năng ghi nhớ ở trẻ.

3. Thái độ.
  – Giáo dục trẻ biết ý nghĩa mục đích của bài thơ
  – Giáo dục trẻ tinh thần tập thể khi học, khi chơi.


II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho cô.
  – Đàn
  – Nhạc
  – Câu hỏi đàm thoại

2. Đồ dùng của trẻ.
  – Sắc xô, song loan, phách tre, trống
  – Ghế thể dục, bó lúa.
  – Trang phục gọn gàng, sạch sẽ

 2. Địa điểm
 – Trong lớp học

III. Tổ chức hoạt động

 A.Hoạt động của cô.

*.Hoạt Động 1: Gây hứng thú.
 – Hôm nay có thấy bạn nào cũng xinh cũng ngoan chúng mình ngồi thật ngoan lắng nghe cô hỏi nhé.
 – Cô và trẻ cùng hát bài, hát liên quan đến bài thơ trên đây.
 – Các con vừa hát bài hát gì?
 – Bài hát nói về cái gì?
 – Các con biết bài thơ nào nói về những cái gì không?
 – Cô có một bài thơ rất hay và ý nghĩa ,chúng mình cùng lắng nghe nhé

Hoạt Động 2: 
a, Cô đọc mẫu lần 1:

  – Bằng lời kết hợp cử chỉ điệu bộ.
  – Cô đọc cho chúng mình nghe lời thơ trên
  – Để bài thơ hay hơn cô đọc cho chúng mình nghe với hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ nhé.

b, Cô đọc bài thơ lần 2:
 – Bằng tranh minh hoạ lời thơ sinh động hơn 
 – Ảnh minh họa của lời thơ

c, Cô đọc bài thơ lần 3:
 –  Đàm thoại trích dẫn.

   Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác
……………
       

 –  Cô các bé ý nội dung đoạn trích trên
 –  Cô vừa đọc bài thơ gì?
 –  Các em sẽ trả lời tên bài thơ
 –  Bài thơ do ai sáng tác?
 –  Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ

 –  Đàm thoại trích dẫn.

Những đêm đông
Khi cơn giông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác…


 –  Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
 –  Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.

 –  Đàm thoại trích dẫn.

Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.

Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!

B.Hoạt động của trẻ

 – Trẻ chia thành tổ nhóm
 – Trẻ lại ngồi ngay ngắn quanh cô giáo
 – Hát bài hát theo cô hát
 – Lắng nghe cô đọc thơ
 – Cả lớp đọc thơ theo cô 1 đến 2 lần
 – Trả lời câu hỏi của cô theo tổ nhóm và cá nhân 

4. Dạy trẻ đọc thơ.
  – Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2- 3 lần

  – Mời từng tổ thi đưa nhau đọc
  – Mời nhóm trẻ lên đọc thơ
  – Mời cá nhân trẻ đọc
  – Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ

5.Kết thúc

  – Nhận xét buổi học cả lớp 

  – tuyên dương từng tổ, nhóm cá nhân 

  – Cô khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động

  – Trẻ đọc kết hợp vỗ tay
  – Trẻ đọc theo tổ
  – Trẻ đọc theo nhóm
  – 1 Trẻ đọc

Ngoài bài thơ chị lao công, Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Bé Đi Cày ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tiếng Chổi Tre

Những bài văn mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Tiếng Chổi Tre hay nhất gửi tặng bạn đọc cùng cảm thụ dưới đây:

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tiếng Chổi Tre – Mẫu 1

“Tiếng chổi tre” với những dòng thơ vài ba tiếng một, đã tạo nên một nhạc điệu đặc biệt, khó quên. “Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me/ Tiếng chổi tre/ Đêm hè/ Quét rác…”. Nhịp ngắt 3-2-2-3-2-2 này với âm điệu hầu hết thuộc thanh không và thanh sắc là những thanh cao, khiến em mường tượng như nghe thấy tiếng chổi tre quét từng nhát mau gọn, dứt khoát trên mặt đường nhựa, giữa đêm khuya thanh vắng. Qua cảm giác trực tiếp này, em thấy một không khí riêng, một cái gì khiến mình xúc động, nghe xao xác vọng mãi trong lòng.

Từ âm hưởng ấy, nhà thơ đã làm sống lại trong em chân dung chị lao công quét đường. Đó là một bức chân dung thầm lặng mà sắc nét, cần mẫn, kiên trì, hoạt động trong những đêm hè khuya khoắt. “Khi ve ve – đã ngủ”, trong những đêm đông “Khi cơn giông vừa tắt”. Công việc quét rác đêm khuya ấy, chị làm không ai biết, một mình chịu đựng bẩn thỉu, hôi hám, chịu giá rét, chống lại cơn buồn ngủ trĩu mí mắt; một mình tự nguyện xa rời sinh hoạt, hạnh phúc thường tình của sự nghỉ ngơi ban đêm với người thân thuộc, giữa chăn ấm nệm êm…

Em còn cảm nhận thấy hình như đây không chỉ là bức chân dung miêu tả ngoại hình động tác bên ngoài, mà còn cao hơn thế. Nhà thơ phải chăng đã lột tả được chân dung tinh thần của những người lao động bình thường, thầm lặng trong xã hội ta, vất vả mà người đời ít ai biết đến? Bức chân dung đơn giản mà rực sáng lên vẻ đẹp của hi sinh, vẻ đẹp của những hoạt động dọn đường, “giữ sạch lề – đẹp lối” trên phố phường cho bao người qua lại. Hơn nữa, ẩn ý tượng trưng của bài thơ còn bao hàm một nội dung sâu xa, với những nét thơ tạo hình, tạo thành cả một bức tượng toàn thân rắn rỏi, uy nghi.

“Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng”

Những dòng thơ trên khác nào những đường dao điêu khắc thật sắc gọn, thật khỏe khoắn đã tạo nên bức tượng đầy ý nghĩa: Người mở đường.

Chính những câu nhắc nhở trong bài đã khiến em liên tưởng đến ý nghĩa trên của hình tượng chị lao công. Không chỉ một lần, mà nhắc đi nhắc lại : “Nhớ nghe hoa – Người quét rác – Đêm qua”, “Nhớ nghe em – Tiếng chổi tre – Chị quét”.

Không chỉ nhắc đi nhắc lại tiếng quét, tác giả còn nhắc đi nhắc lại về bối cảnh quét rác: “Những đêm hè – Đêm đông gió rét”, nhấn mạnh đến cái thời điểm gian khổ gay go. Rõ ràng, chị lao công ở đây không chỉ là chị lao công ngoài trời. Trong văn học xưa nay, bao giờ cũng mượn cái này để nói đến cái kia, nổi bụi tre nhưng thâm ý là nhè bụi chuối, hình tượng văn hóa nghệ thuật bao giờ cũng đa nghĩa. Nhà thơ ở đây vừa trực tiếp miêu tả, ca ngợi chị lao công quét rác; vừa nhân đó mà ghi công cho bao nhiêu chiến sĩ không tên, đã thầm lặng gánh vác lấy công việc dọn đường, mở đường cho cuộc sống có thể vui đó lấy “Hoa ngọc hà… thơm ngát đường ta”.

Nếu như để khỏi phụ công những người quét rác đêm khuya, chúng ta phải “giữ sạch lề – đẹp lối” của phố phường mỗi ngày, thì để đền đáp công ơn những người đi trước mở đường cho Tổ quốc độc lập thống nhất, tiến lên hiện đại hóa hôm nay, chúng em càng cần phải giữ lấy nề nếp tốt đẹp của truyền thống dân tộc, giữ vững kỷ cương đạo lí tốt đẹp, quyết chống lại những tệ nạn xã hội như xì ke, ma túy đang cố tình xả rác độc hại vào con đường đi tới của Tổ quốc ta hiện nay.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tiếng Chổi Tre – Mẫu 2

Những đêm hè
Khi ve ve đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng tre
Tiếng chổi tre
Đêm hè quét rác

Trong đêm khuya tĩnh mịch, nổi lên tiếng chổi soàn soạt trên mặt đường nhựa. Tiếng chổi như một âm thanh đều không dứt, tạo thành âm điệu chung cho cả bài thơ. Nó đặc tả sự vất vả, khó nhọc, kéo dài, không ngừng, không nghỉ:

Những đêm động
Khi cơn giông vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt, như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác.

Ở khổ thơ thứ nhất, mới nổi lên tiếng chổi tre xào xạc. Đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh chị công nhân quét rác được tác giả miêu tả với tình cảm thật trân trọng. Cái rét buốt của đêm đông, không gian vắng vẻ càng làm tôn vẻ đẹp của chị. Nhà thơ so sánh chị như bức tượng đồng thể hiện nét khỏe khoắn, đáng yêu của người phụ nữ lao động. Tấm lòng nhân ái của tác giả ẩn chứa sau từng câu, từng chữ.

Phố xá được dọn dẹp sạch sẽ từ ban đêm. Sáng hôm sau những gánh hoa từ các làng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp theo đường Trần Phú, Điện Biên Phủ xuôi về các chợ trong thành phố. Hoa hồng, hoa cúc ngát hương, thược dược, cam chướng rực rỡ… Gách hoa đi đến đâu, con đường như nở rộ đến đó:

Sáng mai ra
Gách hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực rỡ
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta…

Những con đường sạch sẽ không một chút rác rưởi vây bẩn màu hoa, không chút hôi hám làm vẩn đục hương hoa tinh khiết. Cuộc đời đẹp biết bao nhiêu! Có ai biết, ai nhớ tới công lao của những nữ công nhân quét rác?

Nhà thơ nhắc nhở hoa:

Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua

Nhắc nhở các em nhỏ:

Nhớ nghe em
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông
Gió rét…

Hãy luôn luôn nhớ để biết ơn, để kính trọng người lao động, từ đó có ý thức giữ gìn thành quả lao động, góp phần làm đẹp quê hương:

Giữ sạch lề,
Đẹp lối
Em nghe!

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Chổi Tre

Bài thơ Tiếng chổi tre của nhà thơ Tố Hữu in trong tập Gió lộng, gồm những bài thơ sáng tác từ năm 1945 – 1961, thời kì nhân dân miền Bắc đang phấn đấu xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Bài thơ thể hiện rõ thái độ trân trọng và ca ngợi người lao động, dù là người lao động hết sức bình thường. Đây là một bài đạo đức sâu sắc cho tất cả mọi người, nhát là ở lứa tuổi học sinh đang cắp sách đến trường.

Nhân vật trong bài thơ là người nữ công nhân quét rác. Chị giữ gìn đường phố sạch đẹp một cách âm thầm trong đêm tối không mấy ai biết đến, nhưng chị đã góp phần làm đẹp thành phố, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới.

Cuộc sống vất vả ấy được nhà thơ miêu tả qua tiếng chối tre quét rác trong những đem hè oi bức hay đêm đông giá rét, lúc mọi người đang ngủ sau một ngày học tập, lao động mệt nhọc. Mỗi người công nhân phụ trách một đoạn đường, họ lầm lũi làm việc. Nỗi cực khổ như tăng thêm trong hoàn cảnh ấy:

Những đêm hè
Khi ve ve đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng tre
Tiếng chổi tre
Đêm hè quét rác

Trong đêm khuya tĩnh mịch, nổi lên tiếng chổi soàn soạt trên mặt đường nhựa. Tiếng chổi như một âm thanh đều không dứt, tạo thành âm điệu chung cho cả bài thơ. Nó đặc tả sự vất vả, khó nhọc, kéo dài, không ngừng, không nghỉ:

Những đêm động
Khi cơn giông vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt, như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác.

Ở khổ thơ thứ nhất, mới nổi lên tiếng chổi tre xào xạc. Đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh chị công nhân quét rác được tác giả miêu tả với tình cảm thật trân trọng. Cái rét buốt của đêm đông, không gian vắng vẻ càng làm tôn vẻ đẹp của chị. Nhà thơ so sánh chị như bức tượng đồng thể hiện nét khỏe khoắn, đáng yêu của người phụ nữ lao động. Tấm lòng nhân ái của tác giả ẩn chứa sau từng câu, từng chữ.

Phố xá được dọn dẹp sạch sẽ từ ban đêm. Sáng hôm sau những gánh hoa từ các làng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp theo đường Trần Phú, Điện Biên Phủ xuôi về các chợ trong thành phố. Hoa hồng, hoa cúc ngát hương, thược dược, cam chướng rực rỡ… Gách hoa đi đến đâu, con đường như nở rộ đến đó:

Sáng mai ra
Gách hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực rỡ
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta…

Những con đường sạch sẽ không một chút rác rưởi vây bẩn màu hoa, không chút hôi hám làm vẩn đục hương hoa tinh khiết. Cuộc đời đẹp biết bao nhiêu! Có ai biết, ai nhớ tới công lao của những nữ công nhân quét rác?

Nhà thơ nhắc nhở hoa:

Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua
Nhắc nhở các em nhỏ:
Nhớ nghe em
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông
Gió rét…

Hãy luôn luôn nhớ để biết ơn, để kính trọng người lao động, từ đó có ý thức giữ gìn thành quả lao động, góp phần làm đẹp quê hương:

Giữ sạch lề,
Đẹp lối
Em nghe!

Lời nhắn nhủ chân tình ấy đã gây xúc động thật sự trong mỗi chúng ta.

Ý nghĩa bài thơ không chỉ dừng lại ở chỗ khuyên nhủ các em nhỏ hãy giữ gìn vệ sinh nơi đường phố mà sâu xa hơn, nó lại một bài học đạo lí: Hãy yêu thương, trân trọng và biết ơn người lao động. Nếu làm được như vậy, chúng ta đã góp phần xây dựng và bảo vệ nếp sống văn hóa, văn minh – nếp sống đạo đức truyền thống dân tộc. Và điều ấy thực sự cần thiết cho mỗi con người.

Phân Tích Bài Thơ Tiếng Chổi Tre

Tuyển tập 2 bài văn mẫu Phân Tích Bài Thơ Tiếng Chổi Tre của Tố Hữu hay nhất thân tặng bạn đọc dưới đây:

Phân Tích Bài Thơ Tiếng Chổi Tre – Mẫu 1

Tiếng chổi tre rút từ tập thơ Gió lộng (1961) của Tố Hữu. Bối cảnh sáng tác của bài thơ nằm trong giai đoạn 1958-1960 khi miền Bắc đang thực “kế hoạch ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa”.

Tiếng chổi tre được đánh giá là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc về cả ý lẫn lời với thể thơ tự do. Cách ngắt nhịp của bài thơ thể hiện thái độ chăm chú lắng nghe và miêu tả được âm thanh phát ra từ những nhát chổi khi ngắn, khi dài, bền bỉ trên mặt đường nhựa. Bài thơ từng được đưa vào chương trình tiểu học.

Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me
Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác…

Những đêm đông
Khi cơn dông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác…

Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua.

Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!

Trong chương trình Văn học phổ thông, ngoài Từ ấy, Lượm, Việt Bắc, Tiếng chổi tre, nhà thơ Tố Hữu còn có bài thơ Từ Cuba, Kính gửi cụ Nguyễn Du được đưa vào giảng dạy.

Giáo sư Hà Minh Đức đánh giá Tố Hữu là nhà thơ thời sự nhất nhưng sáng tạo được những giá trị bền vững với thời gian. Ông luôn hòa nhập được với cuộc đời chung nhưng lại khẳng định được bản sắc riêng độc đáo. Ngay từ tiếng nói thơ ca đầu, Tố Hữu đã thể hiện rõ một con đường đi, một hướng sáng tạo nhưng vẫn suốt đời tìm tòi để tự khác mình, và cũng chính là để khẳng định mình. Đó là dấu hiệu, là phẩm chất của một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc.

Nhà thơ Lưu Trọng Lư nhận xét thơ Tố Hữu năm 1971: “Thơ anh nhiều phong vị dân gian, giàu âm nhạc nên dễ vào lòng quần chúng nông thôn. Nhiều câu thơ trong truyện Kiều đã biến thành lời ru bên nôi thì nhiều câu thơ trong Việt Bắc cũng biến thành tiếng hát đồng ruộng. Thơ anh dân tộc, dân gian, chỉ vì anh muốn nó đại chúng”.

Phân Tích Bài Thơ Tiếng Chổi Tre – Mẫu 2

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng vô cùng nổi tiếng trong nền Văn học hiện đại Việt Nam. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Tố Hữu đã để lại cho đời nhiều tập thơ (tính đến năm 2001): Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đòn (1992) và Ta với ta (1999). Thơ Tố Hữu vượt thời gian nhờ một phong cách nghệ thuật độc đáo. Đó là một hồn thơ cách mạng, sôi nổi, mãnh liệt. Đó là một nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, của lòng thương mến và ân tình thủy chung. Đó là một nghệ thuật thơ ca giàu tính dân tộc và hồn nhiên. Đặc biệt, bài thơ Tiếng chổi tre rút từ tập thơ Gió lộng (1961) của Tố Hữu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc về cả ý lẫn lời.

Trước khi tìm hiểu bài thơ, chúng ta cần phải chú ý đến mốc lịch sử năm 1958 đến 1960. Thời kỳ này, miền Bắc nước ta đã được giải phóng, đang bắt tay cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong ba năm (1958-1960), Đảng và Chính phủ đã đề ra “kế hoạch ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa”. Thực hiện kế hoạch, khắp nơi từ nông thôn đến thành thị trên miền Bắc đều sôi động phong trào thi đua, vận động xây dựng nhiều mặt.

Bài thơ Tiếng chổi tre chia làm hai phần rõ rệt.

Phần thứ nhất là âm thanh tiếng chổi tre và hình ảnh chị lao công trong đêm khuya gợi những rung cảm của nhà thơ:

“Những đêm hè .

Khi ve ve

Sã ngủ

Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác…

Những đèm đông Khi can giông Vừa tắt

Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công

Như sắt

Như đồng Chị lao công Đèm đông Quét rác …”

Hai mươi hai dòng thơ trên cũng như cả bài thơ được viết theo thể tự do. Số tiếng thấp nhất ở mỗi dòng là hai và cao nhất là bốn. Nhà thơ không ngắt nhịp ở mỗi dòng mà nhịp điệu được tạo nên bởi sự thay đổi số tiếng ở mỗi dòng. Từ dòng 1 đến dòng 5 (cũng như dòng 12 đến 16), nhịp điệu phần bổ là 3-3-2-3-4. Từ dòng 6 đến dòng 11 (cũng như dòng 17 đến dòng 22) có nhịp điệu 3-2-2-3-2-2. Cách ngắt nhịp này tuy ngắn, gọn nhưng có âm vang mô phỏng nhịp của các động tác quét rác của người lao công.

Mặt khác, cách ngắt nhịp ấy còn thể hiện thái độ chăm chú lắng nghe và miêu tả được một cách sinh động, rõ ràng, tinh tê âm thanh phát ra tư nhưng nhát chổi khi ngắn, khi dài, bền bỉ, tích cực vọng lên từ đường nhựa khô khốc (đường Trần Phú ở thủ đô Hà Nội). Và cứ mỗi đêm, khi mọi người đang ngon giấc sau một ngày lao động, tiếng chổi tre ấy lại vọng lên đều đặn. Âm thanh quen thuộc này đã đi vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, khiến nhà tho’ bồi hồi xúc động trước hình ảnh chị lao công âm thầm lặng lẽ đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Ý thơ và nhịp thơ đã thể hiện thái độ hết sức cảm thông, rất mực trân trọng của nhà thơ đối với người lao động chân tay đơn giản, bình thường. Hơn nữa, cái âm thanh “xao xác” ấy còn tác động vào cõi sâu hun hút trong tâm hồn độc giả.

Tuy nhiên, từ dòng 1 đến dòng 11, Tố Hữu chỉ gợi lên hình ảnh chị lao công qua tiếng chổi tre. Phải từ dòng 12 đến dòng 22, nhà thơ mới trực tiếp miêu tả hình ảnh đáng yêu của chị. Ai trong chúng ta cũng biết rằng, đêm đông tiết trời thường giá lạnh, nhất là ở miền Bắc, đêm đông, trời càng lạnh hơn và lạnh đến cắt da cắt thịt.

Còn gì sung sướng hơn khi được mặc áo lông sưởi ấm cùng với nệm êm, chăn dày. Thế nhưng không phải chỉ một đêm đông mà là “những đêm đông”, sau khi cơn giông tố đã lắng dịu, chị lao công phải luôn luôn thực hiện công việc của mình một cách thầm lặng, ít được mọi người hay biết, quan tâm, thấu hiểu chia sẻ.

Có thể nói rằng, hình ảnh chị lao công hiện lên “trên đường lặng ngắt” đẹp một cách hiên ngang, vững vàng như một pho tượng bằng sắt, bằng đồng bất chấp giông bão, gió mưa, giá rét.

Bên cạnh tầng nghĩa tường minh hiện lên như nguyên văn các dòng thơ còn có tầng nghĩa hàm ẩn sâu xa, giàu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng chị lao công. Chị lao công trong bài thơ là biểu tượng cho tất cả những con người biết quên đi cái “tôi” cá nhân chật hẹp để hướng đến cái “ta” mênh mông, bát ngát, cao đẹp: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” và họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vất vả để mang hết công sức, khả năng của mình ra cống hiến cho sự nghiệp x,ây dựng, cải tạo xã hội chủ nghĩa vun. đắp cho cuộc sống mới. Họ chính là những người “lính đi đầu” đế’ dọn đường, mỏ’ đường cho thế hệ sau hăm hở bước đi trên con đường mà những đoá hoa hạnh phúc, tương lai tươi sáng luôn nhoẻn miệng cười. Ôi! Tuyệt đẹp làm sao’những con người đáng kính ấy!

Phần thứ hai của bài thơ là hình ảnh con đường hoa vào buổi sáng và lời nhắn nhủ của tác giả: –

“Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trẽn dường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta Nhớ nghe hoa Người quét rác Đèm qua Nhớ nghe em Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông giá rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về

Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe!”.

Phần này cũng gồm hai mươi hai dòng thơ. Số tiếng và cách ngắt nhịp ở mỗi dòng cũng giống phần thứ nhất (ngoại trừ câu 32: “người quét rác”). Đoạn thơ này, Tố Hữu dùng bút pháp gợi để làm nền cho những nét miêu tả khung cảnh thực mà vẫn bàng bạc chất thơ. Điệp từ “hoa” được lặp đi lặp lại những đến ba lần có sức gợi hình ảnh con đường rực rỡ sắc màu và lộng ngát hương hoa.

Trên con đường sạch đẹp, thi vị ấy xuất hiện hình ảnh người con gái “gánh hàng hoa” ra chợ bán. Trong “gánh hàng hoa” không phải chỉ có một loại hoa mà có nhiều loại hoa. “Ngọc Hà” là tên một làng trồng hoa lâu đời nổi tiếng ở Hà Nội, thuộc quận Ba Đình, không xa đường Trần Phú. Nhiều loại hoa ở làng Ngọc Hà đã góp phần làm đẹp cả một Hà Nội ba mươi sáu phố phường “bốn nghìn năm văn hiến”.

Các vần a (sáng mai ra, hoà Ngọc Hà, hương bay xa, đường ta, đêm qua) và các vần oa (gánh hàng hoà, nhớ nghe hoà) tạo ầm hưởng lan tỏa,trong sảng hòa quyện với hương thơm của “hoa Ngọc Hà” đã gợi cho chúng ta một trường liên tưởng đến cuộc sống tốt đẹp, đong đầy niềm vui, ngập tràn ánh nắng ban mai tươi sáng, xua đi cái lạnh lẽo, lặng ngắt và bóng mù sương của đêm đông có giông gió (chỉ mới đêm qua thôi!).

Nhìn vẻ đẹp nổi bật của con đường, nhà thơ thốt lên lời nhắn nhủ vừa có tình vừa có lý:

“Nhớ nghe hoa Người quét rác Đềm qua”.

Không phải chỉ một lần, mà trong khổ thơ cuối, lời nhắn nhủ ấy được lặp lại đến những hai lần nữa như một điệp khúc dồn dập, tha thiết, nghiêm túc, có sức tác động lớn lao, vọng đến trái tim thổn thức của độc giả:

“Nhớ nghe em Tiếng chổi tre Chị quét”.

Và:

“Giữ sạch lể Đẹp lối Em nghe!”.

Tại sao nhà thơ nhắc nhở nhiều lần như thế? “Ấy là vì tính em hay quèn. Đã hay quèn công Ơ11 người quét rác lại hay xả rác trên đường đi. Những “em” như thế chúng ta biết không hiếm lắm xung quanh chúng ta và trên thế giới. Nhà thơ đã chọn đúng một thứ lao động khó nhọc, tối tăm. Anh muốn nhắc lại với tất cả những “em” gánh hàng hoa cái cách dọn đường của người đi trước.” (Hoài Thanh – Chuyện thơ).

Thật vậy, trong xã hội thời điểm đó và hiện nay, không phải bất kỳ ai cũng để lòng mình nhớ đến công ơn của lớp người đi trước, trong đó có công lao của những con người đêm từng đêm, giữa đường vắng, gió khuya buốt giá, lại âm thầm, lặng lẽ khom lưng quét rác một cách siêng năng chăm chỉ, kiên nhẫn. Và cũng chính những con người – nếu không nói là quá vô tình, hay quên ấy, lại là những con người có thói quen xả rác bừa bãi dọc lối đi.

Thế nhưng, có một điều mà chúng ta phải tự hỏi với lòng mình là chúng ta cảm nhận bài thơ Tiếng chổi tre của Tố Hữu như vậy đã đủ sâu sắc và hợp lý chưa? Chúng ta hãy nghe chính nhà thơ Tố Hữu nói về dụng ý khi viết bài thơ này: “Thơ tôi thuộc loại thơ “trần trụi”, nghĩ sao thì nói thế, không có gì “bay bướm” củng không có gì “bí hiểm”. Tuy vậy, cũng không phải không có cái gì đằng sau những câu chữ. Bài Tiếng chổi tre tôi viết năm 1960.

Có thực tế là đêm nào tôi củng nghe tiếng quét rác ở đường phố trước nhà. Cái công việc vất vả âm thầm ấy cứ diễn ra đèm đèm, hè cũng như đông, thực tế đó, đã gợi cho tôi nghĩ về việc quét “rác xã hội”. Việc ấy mệt lắm. Phải kiên trì lắm, dũng cảm lắm. Không chỉ ở nước ta mà trên thế giới có đủ thứ rác rưởi: Và’thiếu gì người không những không quét rác đi, mà còn đổ rác thèm, và tệ hơn nữa là quét cả hoa … Ai hiểu ở bài thơ này tôi chỉ nói đến việc quét rác ngoài đường thôi thì củng được, nhưng ý tôi không chỉ có thế”. (Gặp gỡ 27 nhà văn có tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường).

Vậy nên, bài thơ Tiếng chổi tre không chỉ “nói đến việc quét rác ngoài đường thôi” mà còn nói đến việc quét “rác xã hội”. Đó chính là tầng nghĩa hàm ẩn sâu xa của bài thơ: Vì lẽ đó, “người quét rác” cần phải quét sạch các loại “rác xã hội” như: nạn buôn hương bán phấn, ma tuý, trộm cắp, cướp giật, móc ngoặc, tham ô của cải của nhà nước … Xét cho cùng, công việc này chẳng dễ dàng chút nào và luôn đòi hỏi lòng dũng cảm, gan góc, kiên trì cần mẫn của “người quét rác”.

Ngoài rá, các từ “lề” và “lối” trong toàn bài thơ cũng đều mang tầng nghĩa kép. Tầng nghĩa tường minh trực tiếp chỉ lề đường và con đường. Tầng nghĩa hàm ẩn gián tiếp chỉ những quy tắc, luật lệ, kỷ cương của xã hội xã hội chủ nghĩa mà bất kỳ công dân nào cũng phải tôn trọng, tuân thủ, giữ gìn một cách nghiêm ngặt. Tư tưởng tốt đẹp của nhà thơ là ở đó. Nội dung giáo dục đạo lý của nhà thơ cũng là ở đó.

Tóm lại, Tiếng chổi tre trong tập thơ Gió lộng là bước trương thành mới của Tố Hữu đồng thời cũng thể hiện một hồn thơ đã chín. Từ một việc rất đỗi bình thường là việc quét rác âm thầm, lặng lẽ giữa đêm khuya của chị lao công, nhà thơ đã ngợi ca hình ảnh những con người đi trước để dọn đường, mỏ’ đường cho cuộc sống mới tươi đẹp đang sinh sôi nảy nở đồng thời đề lên thành một bài học biết ơn những bậc tiền bối đã giữ “sạch lể, đẹp lối” cho người sau. Ý ở lời, nhưng bài thơ Tiếng chổi tre còn giàu hơn ở âm thanh khoẻ khoắn, nhịp điệu rộn ràng, uyển chuyển, mới mẻ, hiện đại. Chính vì vậy mà bài thơ Tiếng chổi tre vẫn còn để lại sức rung, sức gợi lâu bền trong lòng những độc giả yêu thơ, say thơ suốt hơn 40 năm qua.

Viết một bình luận