Bài Thơ Ếch Cốm Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, giáo Án, Soạn Bài Tập ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Những Thông Tin Hữu Ích Về Bài Ếch Cốm Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Ếch Cốm
Bài Thơ: Ếch Cốm
Tác giả: Mộc Miên
Có một hôm ếch cốm
Tinh nghịch nấp bờ ao
Mải rình bắt cào cào
Quên sách bên bờ cỏ.
Tới lớp cô hỏi nhỏ
– Sách đâu ếch học bài?
Cậu gãi đầu, gãi tai:
– Thưa cô, em xin lỗi.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Loài Chim Của Biển Cả ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập
Hình Ảnh Bài Thơ Ếch Cốm Lớp 1
Soạn Bài Tập Bài Thơ Ếch Cốm Lớp 1
Soạn Bài Tập Bài Thơ Ếch Cốm Lớp 1.
👉 Phần 1. Nhận biết
Quan sát tranh, đọc nội dung câu và trả lời câu hỏi
– Câu hỏi: Có những gì xuất hiện trong bức tranh?
Trả lời: Ếch con, ao, hoa sen,…
– Câu hỏi: Ếch con đang làm gì?
Trả lời: Ếch con đang đọc sách.
– Câu hỏi: Tìm tiếng có chứa vần ach, êch, ich trong câu đã cho?
Trả lời: ếch, thích, sách
👉 Phần 2. Hướng dẫn đọc
a) Hướng dẫn đọc vần ach, êch, ich
– Ba vần này đều có âm ch ở phía sau, phân biệt bởi âm a, ê, i ở phía trước.
b) Hướng dẫn đọc tiếng sách
– Phân tích:
+ Tiếng sách gồm có âm s, vần ach và thanh sắc
+ Âm s đứng trước, vần ach đứng sau, thanh sắc đặt trên đầu chữ a
– Đánh vần: sờ – ách – sách – sắc – sách, sách
c) Luyện đọc tiếng chứa vần ach, êch, ich
– vách – chếch – bích – tách – mếch
– xích – sạch – lệch – kịch
d) Hướng dẫn đọc từ ngữ
– sách vở
– chênh lệch
– tờ lịch
👉 Phần 3. Hướng dẫn viết
a) Hướng dẫn viết chữ ach
Chữ a viết trước, chữ ch viết liền ngay sau.
b) Hướng dẫn viết chữ ếch
Chữ ê viết trước, chữ ch viết liền ngay sau.
c) Hướng dẫn viết chữ ich
Chữ i viết trước, chữ ch viết liền ngay sau.
d) Hướng dẫn viết chữ sách
– Chữ s viết trước, chữ ach viết liền ngay sau.
– Thanh sắc đặt trên đầu chữ a
e) Hướng dẫn viết chữ chênh lệch
– Chữ chênh viết trước, chữ lệch viết sau.
– Khoảng cách giữa chữ chênh và chữ lệch là một con chữ.
f) Hướng dẫn viết chữ lịch
– Chữ l viết trước, chữ ich viết liền ngay sau.
– Thanh nặng đặt phía dưới chữ i
👉 Phần 4. Luyện đọc
* Quan sát tranh, đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
– Câu hỏi: Ếch cốm để quên sách ở đâu?
+ Trả lời: Ếch cốm quên sách ở bờ cỏ.
– Câu hỏi: Vì sao ếch cốm để quên sách?
+ Trả lời: Ếch cốm để quên sách do mải bắt cào cào.
– Câu hỏi: Ếch nói gì khi cô giáo hỏi sách của ếch đâu?
+ Trả lời: Ếch đã nói: Thưa cô, em xin lỗi.
– Câu hỏi: Tìm trong đoạn văn tiếng chứa vần ach, êch, ich?
+ Trả lời: ếch, nghịch, sách
Giáo Án Bài Thơ Ếch Cốm Lớp 1
Giáo Án Bài Thơ Ếch Cốm Lớp 1.
I. Kiến thức
– Nhận biết và đọc đúng các vần ich, êch, ich; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ach, êch, ich; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
– Viết đúng các vần ich, êch, ich (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ich, êch, ich.
– Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ich, êch, ich có trong bài học.
2. Kỹ năng
– Phát triển kỹ năng nói về chủ điểm lớp học.
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của loài vật (được nhân hoá: ếch đọc sách, ếch đi học) và tranh vẽ hoạt động của con người (trong lớp học).
3. Thái độ
– Cảm nhận được những nét đáng yêu của đời sống con người và loài vật được thể
– hiện qua tranh và phần thực hành nói; từ đó yêu quý hơn cuộc sống.
II CHUẨN BỊ
– Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ach, êch, ich; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
– HS hát chơi trò chơi
– GV cho HS viết bảng anh, ênh, inh
2. Nhận biết
– GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi Em thấy gì trong tranh?
– GV nói cầu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.
– GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu cầu HS đoc theo, GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Ếch con thích đọc sách,
– GV giới thiệu các vần mới ach, êch, ich. Viết tên bải lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
– So sánh các vần
+ GV gìới thiệu vần ach, êch, ich.
+ GV yêu cầu một số (2 3) HS so sánh các vần ich, êch, ich để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
– Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần ach, êch, ich.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
– Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu một số (4 – 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
– Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ach.
+ GV yêu cầu tháo chữ a, ghép ê vào để tạo thành ếch.
+ GV yêu cầu tháo chữ, ghép i vào để tạo thành ich.
– GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh ach, êch, ich một số lần.
b. Đọc tiếng
– Đọc tiếng mẫu
+ GV gìới thiệu mô hình tiếng hát. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng sách.
+ GV yêu cầu một số (4 – 5) HS đánh vần tiếng sách. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng sách.
+ GV yêu cầu một số (4 – 5) HS đọc trơn tiếng sách. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng hát.
– Đọc tiếng trong SHS
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng női tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
– Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần ach, êch, ich.
+ GV yêu cầu 1 2 HS phân tích tiếng, 1 – 2 HS nêu lại cách ghép.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
– GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: sách vở, chênh lệch, tờ lịch.
– Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn sách vở, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ sách vở xuất hiện dưới tranh.
– GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần at trong sách vở, phân tích và đánh vần tiếng sách, đọc trơn từ ngữ sách vở.
– GV thực hiện các bước tương tự đối với chênh lệch, tờ lịch
– GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
– GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
– GV đưa mẫu chữ viết các vần ich, êch, ich.
– GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ich, êch, ich.
– GV yêu cầu HS viết vào bảng con: ach, êch, ich và sách, lệch, lịch (chữ cỡ vừa).
– HS nhận xét bài của bạn.
– GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
– Hs chơi
– HS viết
– HS trả lời
– Hs lắng nghe
– HS đọc
– HS lắng nghe Hs lắng nghe và quan sát
– Hs so sánh
– Hs lắng nghe
– HS đánh vần tiếng mẫu
– Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
– HS đọc trơn tiếng mẫu.
– Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.
-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh.
– HS đọc trơn. Lớp đọc trơn đồng thanh.
– HS đánh vần, lớp đánh vần
– Lớp đọc trơn đồng thanh
– HS lắng nghe, quan sát
– HS lắng nghe, quan sát
TIẾT 2
5. Viết vở
– GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ich, êch,ich ; từ sách, chênh lệch, lịch.
– GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
– GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc đoạn
– GV đọc mẫu cả đoạn.
– GV yêu cầu HS đọc thẩm và tìm các tiếng có vần ach, êch, ich.
– GV yêu cầu một số (4 – 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rối mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ach, êch, ich trong đoạn văn một số lấn.
– GV yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn văn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng cầu (mỗi tháng một lần. một cầu), khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng
– GV yêu cầu một số (2 – 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Ếch cốm để quên sách ở đâu?
+ Vì sao ếch cốm để quên sách:
+ Ếch nói gì khi cô giáo hỏi sách của ếch đâu?
7. Nói theo tranh
– GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng cầu hỏi và HS trả lời theo từng cầu:
– Các em nhìn thấy ai? ở đầu? đang làm gì? Hãy nói về lớp học của em. (tên các thầy, cô dạy các môn học, số HS trong lớp, số tổ, tên các tổ trưởng, lớp trưởng, các hoạt động thường ngày trong lớp học,…)
– GV yêu cầu một số (2 – 3) HS trả lời những câu hỏi trên và có thể trao đổi thêm về lớp học.
8. Củng cố
– GV yêu cầu tìm một số từ ngữ chứa các vần ich, êch, ich và đặt câu với từ ngữ tìm được.
– GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.GV lưu ý HS ôn lại các vần ich, êch, ich và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
– HS lắng nghe
– HS viết
– HS đọc thầm, tìm .
– HS đọc
– HS tìm
– HS trả lời.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Chúa Tể Rừng Xanh ❤️️ Nội Dung, Giáo Án, Soạn Bài Tập