Bài Thơ Người Con Gái Việt Nam Của Tố Hữu ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận ✅ Bài Thơ Được Tố Hữu Viết Dành Tặng Cho Chị Trần Thị Lý, Người Phụ Nữ Hy Sinh Vì Tổ Quốc.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Người Con Gái Việt Nam Tố Hữu
Bài thơ: Người con gái Việt Nam
Tác giả: Tố Hữu
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
Từ cõi chết, em trở về, chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.
Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa…
Cả nước cho em, cho em tất cả
Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má
Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân
Cho thịt da em lại nở trắng ngần
Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ
Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ
Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang
Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng!
Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹp
Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép
Như quê em Gò Nổi, Kỳ Lam
Hỡi em, người con gái Việt Nam!
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Một Khúc Ca Xuân [Tố Hữu] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận
Ý Nghĩa Bài Thơ Người Con Gái Việt Nam
Bài thơ Người Con Gái Việt Nam của Tố Hữu là một bài thơ ca ngợi tinh thần anh hùng, yêu nước và hy sinh vì Tổ quốc của chị Trần Thị Lý, một giao liên tỉnh Quảng Nam bị bắt và tra tấn dã man bởi thực dân Pháp. Bài thơ đã thể hiện sự ngưỡng mộ và kính trọng của tác giả đối với người con gái Việt Nam kiên cường, quả cảm và vĩ đại. Đồng thời có ý nghĩa, đem lại sự khích lệ và cảm hứng cho những người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống và công việc của họ.
Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Người Con Gái Việt Nam Hay Nhất
Nếu bạn bí ý tưởng cách làm văn cảm nhận, phân tích bài thơ Người Con Gái Việt Nam thì có thể tham khảo những bài văn mẫu bên dưới.
☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Người Con Gái Việt Nam Ngắn Hay
Bài thơ “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu được viết dành tặng cho chị Trần Thị Lý, một người phụ nữ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Bài thơ này là một lời ca ngợi và tôn vinh những đức tính anh dũng, can đảm của người con gái Việt Nam.
Tác giả đặt câu hỏi “Em là ai?” để nhấn mạnh sự quan trọng của người con gái Việt Nam trong cuộc sống. Người con gái Việt Nam được miêu tả như một cô gái hay nàng tiên, có mái tóc như mây, đôi mắt nhìn như chớp lửa đêm giông. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp ấy là sự kiên cường, can đảm và lòng yêu nước mãnh liệt.
Bài thơ còn miêu tả sự hy sinh của người con gái Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Người con gái Việt Nam đã trải qua những cơn ác mộng với điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung nhưng vẫn không bỏ cuộc và hy sinh cho Tổ quốc. Tác giả tôn vinh trái tim vĩ đại của người con gái Việt Nam, trái tim còn đập mãi cho quê hương và Tổ quốc.
Bài thơ kết thúc bằng lời ca ngợi sự sống lại của người con gái Việt Nam. Cả Nước ôm em, khúc ruột của mình và hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa. Người con gái Việt Nam đã sống lại và sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ, trở về quê mẹ và đi trên đường ấy thênh thang như những ngày xưa. Đôi mắt của em sáng mãi niềm tin tươi ánh thép, như quê em gò nổi Kỳ Lam.
Bài thơ “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu là một tác phẩm ca ngợi sự kiên cường, can đảm và lòng yêu nước của người con gái Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Tác giả đã miêu tả một cách tinh tế những đức tính anh dũng, can trường và lòng yêu nước mãnh liệt của người con gái Việt Nam. Bài thơ còn là lời tôn vinh sự hy sinh của những người phụ nữ đã đóng góp cho Tổ quốc và những người phụ nữ hiện đang đứng lên để xây dựng đất nước.
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tượng trưng và cách diễn đạt tinh tế để tạo ra một bức tranh chân thực về cuộc sống và sự hy sinh của người con gái Việt Nam. Bài thơ đã truyền tải thông điệp rằng người con gái Việt Nam không chỉ là những cô gái xinh đẹp mà còn là những người có trái tim vĩ đại, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc và gia đình.
Bài thơ “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu là một tác phẩm văn học hay và ý nghĩa, đem lại sự khích lệ và cảm hứng cho những người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống và công việc của họ.
☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Người Con Gái Việt Nam Tiêu Biểu
Bài thơ “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu là một tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam, thể hiện sự tôn vinh và ca ngợi về tinh thần chiến đấu, sức mạnh và lòng kiên cường của phụ nữ Việt Nam trong cuộc chiến tranh.
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
Khi bị giặc bắt, những người cộng sản xưa phải chịu đủ những hình phạt dã man và tàn nhẫn. Thứ chúng ta thấy được là chiến thắng vẻ vang của họ, nhưng lại không hề nhìn thấy những đau khổ và xương máu mà bao người lính đã bỏ ra. Những hình phạt “Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung” đớn đau như thế nào khi người phụ nữ phải chịu hết thảy? Có lẽ trong những ngày đau khổ ấy, nữ anh hùng đã từng ngất đi rồi tỉnh lại, nhưng tuyệt không nói ra cơ mật nước nhà.
Lời gợi tỉnh của tác giả như một sự xoa dịu, cơn ác mộng ở đây có thể đại diện cho những biến cố đau đớn và tổn thương mà người phụ nữ Việt Nam đã trải qua trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, lời gọi tỉnh lại cũng tượng trưng cho hy vọng, khích lệ và sự hồi sinh sau những khó khăn.
☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Người Con Gái Việt Nam Xuất Sắc
Chị Trần Thị Lý tên thật là Trần Thị Nhâm, sinh năm 1933 ở Quảng Nam, tham gia hoạt động cách mạng và được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Năm 1956, chị bị địch bắt và thuyên chuyển qua rất nhiều nhà tù. Để khuất phục chị, bọn địch đã không từ bất cứ thủ đoạn tra tấn dã man tàn ác nào: lấy móc sắt xuyên qua bàn chân rồi treo ngược lên xà nhà, lấy kìm sắt kẹp vào người rứt ra từng mảng thịt… Sau hơn 2 năm giam cầm, tù đầy, tra tấn dã man mà không khai thác được gì, địch vứt chị Lý ra ngoài nhà lao vì tưởng chị đã chết.
Nhưng kỳ diệu thay, chị vẫn sống với một sức sống lạ kỳ:
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng! ”
Tổ chức đã quyết định đưa chị ra Bắc trong một hành trình rất đặc biệt: từ Quảng Nam vào Sài Gòn, sang Phnômpênh (Campuchia) rồi từ đó bay bằng máy bay ra Hà Nội, trong lúc chị Lý mình đầy thương tích.
Lúc đó là vào giữa năm 1958. Phòng bệnh số 8, Nhà A1, BV Việt – Xô tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: “Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26 kg. Tình trạng bệnh: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục”.
“Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh!
Trên mình em đau đớn cả thân cành…”
Nhà thơ Tố Hữu đã đến bên giường bệnh thăm chị và ông đã khóc rất nhiều vì quá xúc động. Bài thơ “Người con gái Việt Nam” xuất hiện tháng 12 năm đó. Bài thơ sau đó đưa vào sách giáo khoa, được dịch ra nhiều thứ tiếng, gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Trần Thị Lý chính là bằng chứng sống tố cáo tội ác chiến tranh lúc đó.
“Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!”
Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh ấy, vẻ đẹp kiên cường của chị trở nên đẹp đẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Chị vừa là người góp phần làm nên đất nước, vừa là người con của đất nước. Người con bé nhỏ được ôm ấp vỗ về bởi bà mẹ quê hương:
“Từ cõi chết, em trở về, chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.”
Chị Trần Thị Lý được gặp Bác Hồ
Hình ảnh chị cao cả mà giản dị, lớn lao nhưng cũng rất đỗi đời thường, chị giống như bao người phụ nữ Việt Nam yêu nước:
“Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa…”
“Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ
Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ
Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang
Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng! “
Trong thời gian dưỡng bệnh ở Hà Nội, chị có tình cảm với một thương binh đồng hương. Hai người đã có một đám cưới đơn giản và đến năm 1978 mới làm đăng ký kết hôn. Do bị tra tấn, chị mất khả năng sinh nở nên hai người nhận một con gái nuôi. Năm 1979, Trần Thị Lý từ Hà Nội về sống tại Đà Nẵng, trong điều kiện sức khỏe được phục hồi một phần. Gia cảnh gia đình chị thời gian đó khó khăn, nhiều năm liền sống trong căn nhà cấp 4. Tháng 2 năm 1992 chị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Cuối năm đó, chị mất tại Đà Nẵng.
Hình ảnh chị tô điểm thêm hồn thiêng sông núi, làm rạng ngời vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam. Chị cùng với bao anh hùng liệt sĩ khác đã hi sinh xương máu để dân tộc Việt Nam hôm nay được hưởng ngày Tết Độc Lập trọn vẹn.
☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Người Con Gái Việt Nam Đặc Sắc
Bài thơ được tác giả Tố Hữu sáng tác để dành tặng cho chị Trần Thị Lý. Chị – một người con gái chân yếu tay mềm nhưng lại mang trong mình một lòng yêu nước và trung thành với Tổ quốc vững chắc hơn bất kì ai.
Bất kể phải những đau đớn từ những cực hình tra tấn mà bọn giặc làm với chị hòng moi được từ chị những thông tin “bổ béo”, chị vẫn giữ vững tâm mình, giữ vững lòng mình, không hề lung lay dù chỉ một chút. Hậu quả của những tổn thương ấy thật quá sức chịu đựng đối với một người con gái.
Thế nhưng, chị không than trách, càng không oán hận. Chị chỉ thêm phần tự hào vì bản thân đã làm được điều có ích cho Tổ quốc. Để đáp lại những mất mát không thể đong đếm bằng lời của chị Trần Thị Lý, Tố Hữu đã viết bài thơ này nhằm ca ngợi, đề cao cũng như bày tỏ lòng kính phục đối với người con gái phi thường ấy.
Bài thơ cũng là để chứng minh được những người phụ nữ thời chống giặc tuy chân yếu tay mềm nhưng họ lại sở hữu một tâm hồn, một trái tim, một tinh thần vững chắc hơn bất kì ai.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Lên Tây Bắc [Tố Hữu] ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Phân Tích