Chiều Biên Giới Của Lò Ngân Sủn [Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích]

Chiều Biên Giới [Lò Ngân Sủn] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Hướng Dẫn Trả Lời Các Câu Hỏi Đọc Hiểu, Phân Tích Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Thơ Chiều Biên Giới Của Lò Ngân Sủn

Bài thơ Chiều biên giới là một thi phẩm tuyệt vời của nhà thơ Lò Ngân Sủn, thể hiện tình yêu quê hương, Tổ quốc da diết. Dưới đây là nội dung đầy đủ của bài thơ.

Chiều biên giới
Tác giả: Lò Ngân Sủn

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như tiếng chim hót gọi
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của  lá
Như tình yêu đôi ta.

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương.

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa hoa đào nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi toả ngát hương bay.

Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông.

Chiều biên giới em ơi
Đôi ta cùng chiến hào
Gần nhau thêm bền chí
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.

Chiều biên giới em ơi
Nghe con sông chảy xiết
Nghe con suối thác đổ
Hồn ta như ngọn gió
Thổi giữa trời quê hương

Đọc hiểu 🍃Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình🍃 Gợi Ý Cảm Nhận

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chiều Biên Giới

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chiều biên giới của Lò Ngân Sủn như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!

Bài thơ “Chiều biên giới em ơi” được nhà thơ Lò Ngân Sủn sáng tác vào năm 1980, đồng thời cũng được đăng trên báo Nhân Dân cùng năm đó.

Sau đó, nhạc sĩ Trần Chung đọc thấy hay quá nên ngay lập tức phổ nhạc. Với giai điệu mượt mà, bay bổng nhưng lại rất hào sảng, lời bài hát hay, ngay lập tức đã được công chúng đón nhận và bài ca này đã trở thành một trong những bài hát “đi cùng năm tháng” của dân tộc

Ý Nghĩa Bài Thơ Chiều Biên Giới

Với thể thơ 5 chữ ngắn gọn, hình ảnh sinh động, giàu sức gợi, bài thơ Chiều biên giới để lại trong lòng người những ý nghĩa sâu sắc.

  • Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên vào buổi chiều nơi biên giới, thông qua đó tác giả thể hiện rõ tình yêu quê hương, yêu tổ quốc của mình.
  • Bên cạnh đó còn có nhà bình luận văn học đã cho rằng bài thơ này là bản tuyên ngôn bằng thơ của nhà thơ Lò Ngân Sủn, một người đàn ông dân tộc Dáy về một vùng biên giới mà ở đó, mỗi tấc đất đã thấm máu bao thế hệ cha anh hy sinh để bảo vệ, góp phần viết nên lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc.

=> Bài thơ đã mang tới cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước. Trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và sự hi sinh của những con người ở biên giới quên mình bảo vệ Tổ quốc khiến chúng ta cảm nhận được sự đẹp đẽ của thiên nhiên, đất nước và càng kính trọng sự vất vả, gian lao của các chiến sĩ nơi tiền tuyến, những anh hùng đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

Hướng dẫn soạn bài ❤️️Cuộc Chia Ly Màu Đỏ ❤️️ Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa

Đọc Hiểu Bài Thơ Chiều Biên Giới

Tham khảo nội dung đọc hiểu bài thơ Chiều biên giới dưới đây để biết cách phân tích bài thơ:

1. Bức tranh hùng vĩ nơi biên giới

– Thời gian : Buổi chiều

– Giọng thơ đầy tha thiết ngọt ngào của tác giả trước cảnh đẹp quê hương

– Bao trùm một màu xanh bát ngát, mênh mông  của núi rừng

  • Chòi non, cỏ lá
  • Sử dụng biện pháp so sánh
  • Màu xanh vĩnh hằng của đất trời liên tưởng đến tình yêu đôi lứa

– Là nơi cao nhất “ có nơi nào cao hơn”

  • “đầu” nhấn mạnh thể hiện độ cao, vừa thể hiện đầu nguồn
  • Mây, gió , sông, suối , núi ,đất trời biên cương

– Khẳng định đầy tự hào trước hình ảnh của quê hương

– Đây là nơi đẹp nhất ‘ có nơi nào đẹp hơn”

  • Bức tranh núi rừng như được điểm tô , sắc thắm
  • Hoa đào nở, sở ra cây
  • Ruộng bậc thang, mùi hương của lúa

=> Tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp của nơi hoang vắng với vẻ đẹp bình dị, hoang sơ

2. Sự thay da, đổi thịt nơi biên giới

– Quê hương hôm nay đã đổi thay

  • dây điện sáng
  • tiếng máy gọi
  • “ Tiếng gọi cuộc đời” là lời ca tiếng hát vui tươi của sự  ấm no, cuộc sống thanh bình và hạnh phúc
  • Sự hi sinh thầm lặng của bao người
  • Đoàn kết cùng chiến đấu của dân tộc

– Tình yêu đôi lứa quyện cùng tình yêu đất nước , quyết giữ quê hương

  • Vũ khí, bền chí
  • “giữ đất trời quê hương”

 => Ca ngợi tình yêu quê hương, sự hi sinh thầm lặng của bao người để đổi lấy sự thay đổi của quê hương

Đọc thêm tác phẩm🔰Người Đàn Bà Ngồi Đan🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật

Nghệ Thuật Bài Thơ Chiều Biên Giới

Tổng kết những giá trị nghệ thuật trong bài thơ Chiều biên giới của tác giả Lò Ngân Sủn.

  • Ngôn ngữ: Trong sáng, tinh tế, giàu sức gợi tả.
  • Hình ảnh: Gần gũi, sinh động: tiếng chim, chồi non, rừng cây, sông, suối, mây, gió, đất trời biên cương, hoa đào nở, sở ra cây, lúa, rừng, nông trường.
  • Sử dụng hàng loạt so sánh và điệp ngữ biểu lộ niềm tự hào về chiều cao và vị trí địa đầu của biên giới đất nước.
  • Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để ca ngợi và khẳng định chiều biên giới rất đẹp, không thể có nơi nào đẹp hơn.
  • Gieo vần: “nở” vần với “sở” (vần lưng), cây – mây – bay (vần chân) làm cho âm điệu bài thơ lâng lâng lan tỏa trong tâm hồn người cảm thụ.

3+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chiều Biên Giới Hay Nhất

Đón đọc các mẫu văn cảm nhận, phân tích bài thơ Chiều biên giới hay nhất sau đây.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chiều Biên Giới Hay

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có đường ngăn cách giữa lãnh thổ nước mình với các nước khác, chúng ta gọi đó là đường biên giới. Có lẽ đường biên giới đối với mỗi con người Việt Nam nó không còn xa lạ. Hình ảnh biên giới hiện lên với hình ảnh đẹp đẽ và vô cùng gần gũi nó đã trở thành những hình ảnh của thi ca âm nhạc hội họa thậm chí là cả thơ với bài hát Gửi em ở cuối sông Hồng đầy ngọt ngào, đặc biệt là bài thơ Chiều biên giới của nhà thơ người dân tộc Dáy Lò Ngân Sủn.

Đây là bài thơ với hình ảnh biên giới làm chủ đạo, một vẻ đẹp thiên nhiên đầy hùng vĩ và tuyệt đẹp với những hình ảnh thân thuộc của vùng núi, của bầu trời xanh, của mây gió và những dãy núi đại ngàn đầy quen thuộc và đẹp đến lạ thường. Chắc hẳn, mỗi con người chúng ta có lẽ không phải ai cũng được đến với biên giới, nơi địa đầu của Tổ quốc. Bài thơ của Lò Ngân Sủi sẽ cho bạn thấy cái nhìn khái quát về vẻ đẹp bao la mà biên giới mang lại, một vùng đất hùng vĩ và ấm áp với con người nơi đây. 

Những câu thơ đầu tiên, tác giả nêu lên vẻ đẹp về thiên nhiên biên giới, nơi một màu xanh bạt ngàn và ấm áp, tiếng suối reo rí rách, tiếng chim hót véo von, những chồi non xanh mướt hay những rừng cây đầy xúc cảm của màu xanh kì diệu:

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như tiếng chim hót gọi
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của  lá
Như tình yêu đôi ta.

Một bầu trời xanh ngát đẹp như tình yêu của đôi ta được tác giả khắc họa nên qua những câu thơ đầy tinh tế, câu thơ được lặp lại trong bài thơ cho thấy sự mềm mại và lối viết tinh tế của tác giả: “Chiều biên giới em ơi”, những ngọt ngào của một vùng đất mới, của một xứ sở đầy xa lạ nhưng cũng rất thân thương và ấm áp, tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ của quê hương.

Trong những câu thơ tiếp theo là những sáng tạo của một nhà thơ điêu luyện và đầy sức sáng tạo, đi sâu vào tiềm thức hình dung về một miền biên giới của tác giả:

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương.

Biên giới được biết đến với độ cao có lẽ là tuyệt đối của một đất nước, cũng là nơi cao nhất, những hình ảnh tác giả nêu lên chính là nói về một nơi với đầy những khoái cảm về vẻ đẹp tự nhiên: Với những ngọn suối, mây gió, ngọn núi quê hương hay đất trời nơi biên cương… là hình ảnh biên giới yêu dấu của quê hương Việt Nam thân yêu. Nuôi dưỡng trong ta tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc từ những gì gần gũi, quen thuộc nhất.

Chính bởi tình yêu Tổ quốc nên những lời thơ được hiện lên đầy màu sắc và cảm xúc như vậy:

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa hoa đào nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi toả ngát hương bay.

Đây có lẽ là hình ảnh đặc trưng của biên giới, nơi Tây Bắc xa xôi, được tác giả thể hiện, không có nơi nào đẹp bằng, có hoa đào nở, đồi rừng sở đã mọc thành những cây đẹp, với cành lá xum xuê, những ruộng bậc thang trải dài, lan tỏa hương thơm ngào ngạt của mùa lúa mới, đó là những điều thân thuộc nhưng ẩn sâu trong đó cũng là những đổi mới của quê hương đất nước hi vọng một cuộc sống đủ đầy, ấm no hạnh phúc:

Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời

Những chiến thắng hào hùng của dân tộc qua những ngày tháng đấu tranh gian khổ của các thế hệ cha ông đi trước cho một tương lai đất nước đổi mới, sống trong hòa bình và không có chiến tranh, con người được hạnh phúc. Tác giả đã khắc họa nên tình yêu đôi lứa hòa quyện với tình yêu đất nước như tiếp thêm sức mạnh để cùng nhau bảo về quê hương đất nước.

Chiều biên giới em ơi
Đôi ta cùng chiến hào
Gần nhau thêm bền chí
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.

Bài thơ Chiều biên giới đã trở thành tác phẩm tiêu biểu và đẹp đẽ bởi những ý nghĩa nhân văn mà tác giả đem lại là vô cùng lớn lao, chính vì lẽ đó, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình yêu Tổ quốc đến mỗi công dân sống trên đất nước Việt Nam, hãy nêu cao tinh thần và trách nhiệm của mình để góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chiều Biên Giới Chọn Lọc

Trong tâm thức người Việt Nam chúng ta, hình ảnh biên giới vừa đẹp đẽ vừa thiêng liêng. Nó đã là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ.

Trong số các bài hát về chủ đề này có ca khúc “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung (1927 – 2002 ), được ông phổ nhạc từ bài thơ “Chiều biên giới em ơi!” của nhà thơ Lò Ngân Sủn (1945 – 2013).

Có lẽ chính sự đồng điệu của 2 tâm hồn nhà thơ và nhạc sĩ cộng với tình yêu quê hương, Tổ quốc da diết đã cho ra đời một tuyệt phẩm. Và tình yêu quê hương của hai cá nhân ấy đi đến tận cùng thì nó trở thành tình yêu của tất cả chúng ta với mảnh đất của chính mình:

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá
Như tình yêu đôi ta

Nhưng những câu thơ tiếp theo được vang lên trong giai điệu da diết như muốn khóc, như muốn hiến dâng trọn vẹn… đã cụ thể hóa tất cả như một bộ hồ sơ chính xác nhất cho từng cái cây, từng hòn đá, từng khúc suối, từng con dốc, từng mái nhà, từng tiếng gà gáy, từng ngọn khói… trên dọc dài biên giới nước nhà:

Chiều biên giới em ơi!
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta – ngọn núi
Như đất trời biên cương.

Những điều thiêng nhất thuộc về quê hương của một con người lại là những điều giản dị nhất. Tổ quốc luôn luôn là một danh từ vĩ đại – vậy nhưng Tổ quốc lại được tạo nên bởi chính những điều giản dị. Tổ quốc của nhà thơ Lò Ngân Sủn là mùa hoa đào nở, mùa cây sở, là ruộng bậc thang…

Nếu chúng ta không sinh ra và lớn lên, không chôn nhau cắt rốn ở trên chính mảnh đất ấy, nếu chúng ta không từng đổ mồ hôi và máu trong hàng ngàn năm lịch sử để dựng lên mảnh đất ấy thì chúng ta, mà cụ thể ở đây là nhà thơ Lò Ngân Sủn, sẽ không bao giờ viết được những câu thơ với cảm xúc như thế.

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như trời quê biên cương

Chiều biên giới em ơi,
Đôi ta cùng chiến hào
Tình yêu đẹp tiếng hát
Giữ đất trời biên cương

Cứ mỗi khi giai điệu và lời thơ lấy làm ca từ của Chiều biên giới vang lên da diết đầy xúc động và thiêng liêng, tôi lại thấy yêu quê hương, Tổ quốc hơn. Nhạc sĩ Trần Chung mang bản tuyên ngôn bằng âm nhạc để hòa vào bản tuyên ngôn bằng thơ của Lò Ngân Sủn; và những bản tuyên ngôn giản dị nhưng xúc động, thiêng liêng và bất diệt của mỗi con người cộng lại thành bản tuyên ngôn của cả dân tộc về Tổ quốc.

Bạn có thể đọc thêm bài thơ🍃Khoảng Trời, Hố Bom🍃 Hay đặc sắc

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chiều Biên Giới Hay Đặc Sắc

 “Chiều biên giới em ơi!
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi xanh cỏ biếc”

Vâng đây chính là những câu văn trong ca khúc “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung được phổ thơ bởi Lò Ngân Sủn. Đến với những câu văn ấy, người đọc như đắm chìm vào những cung bậc cảm xúc tràn trề, ngỡ như đang đứng nơi miền biên giới xa xôi mà thân thương, gần gũi.

“Chiều biên giới” của nhà thơ Lò Ngân Sủn thật bao la, hùng vĩ và thơ mộng miêu tả một vùng đất không hoang vu mà ấm áp tràn đầy sức sống đã và đang đổi thay từng ngày trên con đường ấm no và hạnh phúc.

Câu thơ cảm thán “ Chiều biên giới em ơi” được lặp đi lặp lại, đứng ở vị trí đầu mỗi khổ thơ vừa làm cho giọng thơ thêm tha thiết ngọt ngào vừa diễn tả thật hay cảm xúc, mê say, tự hào trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương xứ sở.

Khổ thơ thứ nhất, tác giả  sử dụng hàng loạt so sánh và điệp ngữ biểu lộ niềm tự hào về chiều cao và vị trí địa đầu của biên giới đất nước. Đó là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,… những mảnh hồn thiêng liêng của Tổ quốc, một phần máu thịt của Việt Nam.

Biên giới về buổi chiều càng trở nên hùng vĩ, thơ mộng bởi màu xanh bát ngát của những chồi non, những cỏ cây, màu xanh trường cữu của đất trời và của tình yêu:

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
…..
Như quê ta ngọn núi
Như đất trời biên cương.

Sông, suối, mây, gió, núi, đất trời là hình ảnh biên giới, là hình ảnh quê ta, là quê hương Việt Namyêu dấu. Từ “đầu” trong khổ thơ được tác giả đặt vào từng câu thơ một cách rất sáng tạo vừa chỉ tầm cao vừa chỉ nơi đầu nguồn.

Trong khổ thơ thứ ba  tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh để ca ngợi và khẳng định chiều biên giới rất đẹp, không thể có nơi nào đẹp hơn. Chỉ có yêu quê hương, yêu Tổ quốc mới có niềm tự hào và cách nói ,cách so sánh như vậy:

“…Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn..”

Đoạn thơ mở ra một không gian nghệ thuật thơ mộng. Khi mùa xuân đến, hoa đào đỏ thắm núi rừng. Những đồi sở trổ cành sum sê, xanh biếc. Những thửa ruộng bậc thang như sóng lượn tỏa hương ngào ngạt:

Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùa toả ngát hương bay

Hình ảnh quê hương thật gần gũi, tượng trưng cho một vùng biên giới đã gắn bó với con người nơi đây từ biết bao đời nay,dù đó chỉ là một hòn đá, một gốc cây, một ngọn cỏ, một mùa hoa đào nở, một mùa sở ra cây, một khúc suối, một ngọn khói lam chiều bay trên mái bếp…. Vần điệu trong thơ gợi lên những điểm sáng đẹp xinh mà nhà thơ đang say mê ngắm nhìn: “nở” vần với “sở” ( vần lưng) , cây- mây –bay vần với nhau ( vần chân) làm cho âm điệu bài thơ lâng lâng lan tỏa trong tâm hồn người cảm thụ.

Khổ thơ thứ tư ca ngợi sự thay da đổi thịt của vùng đất biên thùy và cuộc sống ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Năm 1954, trong bài thơ “ Việt Bắc”, Tố Hữu đã từng viết :

“Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa rừng”.

Mấy năm sau, ông lại viết:

“ Núi rừng có điện thay sao,
Nông thôn có máy làm trâu cho người”.

Ước mơ xưa đã thành hiện thực. Lò Ngân Sủn của thế hệ hôm nay đã viết về sự đổi thay của quên hương mình:

“…Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời”

“ Tiếng gọi cuộc đời” là lời ca tiếng hát yên vui ấm no, cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Trong bài thơ “ Chiều biên giới” nhà thơ dân tộc đã viết rất say mê và lãng mạn về những nông trường trên biên giới ở quê hương mình:

Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông…”

Để có cuộc sống thanh bình, yên vui, mỗi tấc đất biên cương đã thấm máu bao thế hệ cha anh hy sinh để bảo vệ , để góp phần viết nên lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc. Tình yêu quê hương hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa của người lính trên chiến hào giữ vùng đất biên cương của Tổ quốc:

Chiều biên giới em ơi
Đôi ta cùng chiến hào
Gần nhau thêm bền chí
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương

Bài thơ “ Chiều biên giới” được viết theo thể thơ năm chữ, nhạc thơ ngọt ngào lôi cuốn. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, nhân hóa được sử dụng để viết nên những câu thơ đẹp và ấn tượng về sự hùng vĩ và nên thơ của một chốn biên thùy xa xôi. Những vần thơ ấy như ngân nga mãi trong lòng ta:

“ Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn…
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn…
Chiều biên giới em ơi…”.

Viết một bình luận