Chinh Phụ Ngâm Của Đoàn Thị Điểm [Nội Dung Bài Thơ + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Chinh Phụ Ngâm [Đoàn Thị Điểm] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm Thơ.

Bản Nôm Chinh Phụ Ngâm Của Đoàn Thị Điểm

Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm- 412 câu thơ) là truyện thơ Nôm được Đoàn Thị Điểm dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). Dưới đây là nội dung bản thơ Nôm đầy đủ của tác phẩm:

Chinh phụ ngâm
Tác giả: Đoàn Thị Điểm

𨤧𡗶坦常欺񣢅𡏧
客𦟐紅𡗉餒迍邅
撑箕𠽉瀋層𨕭
爲埃𨢟孕朱𢧚餒尼
𪔠長城龍񠈘𩃳月
𤌋甘泉𥊚䁾式𩄲
𠃩吝鎌宝𢶢𢬣
姅񠞭傳檄定𣈗出征
渃清平𠀧𤾓𢆥𡳵
襖戎𢭂官武自低
使𡗶𣌋𠽖塘𩄲
法公񠒻重念西詫񠆒
塘𨀐񠗈𨉞㧅弓箭

𩃳旗㗂𪔠賖又
愁𨖲𦰟隘怨񠒾񠢞房
払歲𥘷本𣳔豪傑
摄筆硯蹺񠡡刀弓
城連矇進陛𧏵
𡱩鎌㐌决񠟜容賊𡗶
志爫񠞊𨤵𠦳䏧馭
招泰山平度鴻毛
񣕅茄㧅幅戦袍
㗂榑橋渭遁𠓨񣢅秋

外頭梂渃𤄯如𤀓
塘边梂𦹵木群𡽫
迻払𢚸弋又𢞂
步坤平馭水坤平船
渃𤄯沚𢚸煩񠟝𤂩
𦹵撑𦹳胣𢖵空񠂚
啂耒𢬣吏𢭂連
𨀈跢𠬠𨀈吏援襖払
𢚸妾似𩃳𦝄蹺唯
胣払賖񠙍𡎝𠦳𡽫
撻񣕇餞𢱖龍泉
指昂𦰟槊𠓨岸𧯄豹
𤢈楼蘭浪蹺介子
細蠻溪盤事伏波
襖払𧺃似𩄐坡
馭払色𤽸如񠒻雪印
㗂樂馭吝擅㗂𪔠
夾𩈘耒丿俸񠭼𢬣
河梁񠭼𢬦塘尼
边塘񣟘𩃳旗𠖤𢢯又
軍񣡶㐌細外񠔪柳
馭𨍦群於裊長楊
軍迻払񠗈𨖲塘
柳楊別妾断腸尼庒
㗂笛񠗈賖澄凌扐
行旗𠖤𩃳乞𥊚又
𢴑𢬣蹺笠𩄲迻
妾𥆾񣕿𡶀񠿸񠣓餒茄
払時񡄓𡎝賖𩄎񣢅
妾時𧗱房𡳵照𧜖
兑񣟘蹺㐌隔垠
仍牟𩄲碧共痕𡶀撑
准咸京払群𥋓吏
𡔖洋 湘妾 駭񣟘𨖅
𤐡洋湘隔񠶜陽
𣘃񠶜陽䣓洋湘񠋱重
共񣟘吏麻共񠟜𧡊
𧡊撑又仍񠋱岸橷
岸橷撑屹𠬠牟
𢚸払意妾埃愁欣埃

払自񡄓𠓨尼񣢅培
𡖵𦝄尼񣌆𠖾方兜
初񣐯戦地񠡝包
㘨空񠙍𨤵掣牢𤋵油
唏񣢅冷𠊛愁𩈘惮
𣳔渃溇馭𢠣񠗋𨁼
揞鞍𢶒񣟘㐌𤶐
𦣰漨𡋥񣀇𥄭𡑱񣖤撑
񣐯漢񣐆白城㨂吏
𣈕胡𠓨青海𥈺戈
形溪񠣛𡶀𧵆賖
𦄵傕吏񣂹𥰊駝吏髙
霜頭𡶀𣇜朝如澮
渃𢚸溪裊񡄔群溇
恼𠊛񣆺甲閉𥹰
𢚸圭戈妬𩈘油񠟜𢣧
𨕭帳錦透񣓘񠟝𨤧
樣征夫埃𦘧朱𢧚
想払𨀐񠗈񠋱年
񠟜尼瀚海時沔關山
㐌測阻隊岸蛇虎
吏冷񡄕仍𡓇霜風
𨖲髙񣟘式𩄲篭
𢚸񠆒񠒻񠟜動𢚸悲傷
自񡄓𨖅東南𡴯𡑩
別浪払進討尼񠢢
仍𠊛征戦閉𥹰
弭䀡性命如牟𦹵𣘃
񣕝唏猛恩𠫅自񣡶
񠢥准𠨪歳特包饒
𡽫祈墓只𦝄撩
𣷷淝񣢅𠺙調囂񠋱塸
𩲉死士񣢅㗀又𠺙
𩈘征夫𦝄唯又𤐝
征夫死士񠋱𠊛
񠆒埃莫𩈘񠆒埃噲𩲉
唒兵񠌿渃𡽫如𡳵
几行人過妬鄭傷
分񠜬񣃹 񣖑戦塲
払超𠃅𩯀點霜買𧗱
想払񠢥仍皮񢾛弩
𠀧𡱩鎌𠬠部戎鞍
衝坡񣢅𡓁𦝄岸
鎇撩頭馭槊񠈔𩈘城
盎功名𤾓塘遯也
仍辱𠡛񠆒㐌񡄖񡄗

餒𢚸別吘共埃
妾𥪝𦑃񠢞払外񠗋𩄲
𥪝񠢞尼㐌停分妾
外𩄲箕𧯶劫払񠢢
仍矇񠢙渃共饒
񠆒񠡳𩄲渃俸񠢢隔潙
妾񠟜想񠒾𠊛征婦
払𧯶曾񠅋𠎪王孫
據牢隔阻渃𡽫
遣𠊛傕񠊓時𣋚𤋵油
樸風流當澄年少
聘饒共攔𢬢𡦂縁
女񠆒堆侶少年
񠡔山底隔寒諠包停
課臨行莺㨋𥾽柳
𠳨𣈗𧗱約裊鵑񠠥
񣐯鵑㐌𠽖鶯񣃹
鷾鴯吏嘅񣡶茄𠶓𠽓
課登途梅𣗓僤񣢅
𠳨𣈗𧗱只度񠭦 񣡢
񣐯񠭦㐌眷񣢅東
雪梅񣀇񣖔芙蓉𧺃坡
恨共些𨻫西岑意
捽𣈗񣟘񠆒𧡊唏沁
岌񠁈𦲿用梗簪
𨅸񣟘𦖑𠰺㗂禽牢敲
限尼񠆒漢陽橋怒
񠞭吏尋񠆒固消耗
岌񠁈񣢅𠺙襖袍
񣖔𣋚𣻆汜渃潮溟濛
信𠳚𠫾𠊛空𧡊吏
花楊殘㐌񠢥𦼔𣛟
𦼔𣛟񠋱笠終扃
𨄹𡑝𠬠𨀈𤾓情艮魚
書常典𠊛空𧡊典
幅簾疎吝轉𩃳陽
𩃳陽񠋱𣇜穿昂
𠳒牢𨑮限𠃩常单差

此併吏演𣾺𣈗意
钱蓮尼㐌扔񠒻𠀧
㤕𠊛吝呂隘賖
㤕𠊛𢭗准皇花𨤮𨱽
情家室񠆒埃񠟜固
箕老親閨婦𢖵傷
索񣃹披拂𠃅箱
𡥵疎𣒣𣷱𡲤當扶持
𢚸老親𢞂欺𢭸񠢞
𠰘孩兒徐𩛷𠰏𩚵
𤮿裴妾拖孝男
鍊𡥵畑册妾爫父親
尼𠬠身餒񣃹𠰺𥘷
餒關𢙇񣜡񡄘別包
𢖵払񠢥񠋱霜𣒲
春層𢬭貝冬񠆒群賖
計𢆥㐌𠀧𦊛隔演
䋦𢚸添𠦳萬滚昂
约之𧵆襘𡬷𡱸
񠈜念𨐮䔲底払𤍊񣓘
釵宫漢𧵑𣈗出嫁
𦎛楼秦𨁪㐌𤐝鍾
𢚁埃麻𠳚細共
吀払透𣍊񣠨𢚸相思
𨧟㧅𢬣每欺𥋴𥋟
玉掑頭課𡮤𢝙制
𢭄埃麻𠳚典尼
底払珍重𨁪𠊛相親

񠢥񠋱春信𠫾信吏
典春尼信咳永空
𧡊鴈𨻫想書封
𦖑唏霜񠇴襖񣡢産床
񣢅西浽空塘鴻便
㤕𡎝外雪眷𩅹沙
幔𩅹帳雪衝坡
𢪀添冷𠖭几񠒾𡎝外
題𡦂錦封傕吏𨷑
招掛钱信與群񠡳
𡗶𣋚𢭸񠢞艮魚
𦝄񠠞娘襘𠀧蜍񣢅枚
𧯶如埃𩲉醝𩃳吝
俸蜍扵吝矧虛空
簪掑襜㩫 𢢆𢝣
񠢥澜𩯀񠒘挵𥿺𦝄腰
𨄹軒永񠞤招曾𨀈
外簾疎𢷀擱隊畨
外簾鵲񠟜񣕀信
𥪝簾񠡝㐌固畑別庒
畑固別񠡝平񠟜別
𢚸妾𥢆悲切麻傕

𢞂悶呐񠟜𢧚𠳒
花畑箕貝𩃳𠊛𧯶傷
񣌂嘵喔嘅霜𠄼𪔠
槐拂披𢷀𩃳𦊚边
刻𣇞蕩又如年
䋦愁弋又平沔񠞫賖
香強焠𢚸陀迷񢽚
𦎛強𤐝淚吏𥢳滇
瑟񠠦強𢭮񣜩弹
𦀊鴛驚縆𣓦鵉񣀿重
𢚸尼𠳚񣢅東固便
𠦳鐄嗔𠳚典𡽫燕
𡽫燕油񠟜典沔
𢖵払瀋又塘𨖲平𡗶
𡗶瀋又賖潙坤透
餒𢖵払񡄙又񠆒衝
景𢝙𠊛切他𢚸
形𣘃霜湥㗂蛩𩄎噴
霜如鈽補񠎨㭲柳
𩄎񠡝鋸又𤉗梗梧
杶雪抚𡏧𪀄𠵎
蝼墻呌永鍾厨㗂𣾺
𢽼㗂啼月𢯦񣡶屋
𠬠行蕉񣢅秃外軒
幔𥪝闌𢼂񣢅穿
𦝄淶花𩃳𤐝𨕭񣡶簾
花𤋵月月印𠬠񣠨
月篭花花𧺀曾񣡢
月花花月重又
񣡶花񠢾月𥪝𢚸掣񠢢

񠢢掣計񣡽愁𠦳腦
自女工婦巧調𢢯
怲扲針怲迻梭
鶯堆𢢆𦄅𧊉堆񣀿񣂸
𩈘怲蘇𠰘強怲呐
񠊓吏朝唯又𢭗窻
𢭗窻𨻫艮魚𢚸
永払點粉粧紅買埃
怲粧點𢚸𠊛煩脑
㤕餒払外𡎝江氷
恪之妸織姉姮
𣷷銀洡湥宫𦝄祝񠷨
愁揞񠢡埃重爫襘
悶𤀞𣹓埃𠺙爫粓
摱花摱𨢇解𢞂
愁爫𨢇溂悶拵花喂
𢫈笙玉𠇍回空㗂
揞弹箏񠋱柉浰𢬣
㤕𠊛行役閉񣐯
𨤮賖矇痗𣍊𣹓吏潙
񠠥鵑嘺爫淶渃񣀟
𪔠樵枯如窒񠠫旰
㽳鐄𢬭恪容顔
睽離買別辛酸񠡝尼

唸咮𨢟񣠨𢚸貝𤍊
味𨢟尼呵固爲埃
爲払淚妾㳶堆
爲払身妾𥛭𩁦𠬠皮
身妾񠟜𧵆掑񠢾帳
淚妾񠆒𡮇𥿁边巾
𢝙群𩲉񠷨特𧵆
񠞭又常典江津尋𠊛
尋払坭陽薹񣖑񣆄
趿払尼湘浦𣷷初
森圍񠋱𣅶情期
񠟜戈𨕭襘𠬠𣇞夢春
恨妾身吏空平夢
時𧵆払𣷷𨻫城關
欺𢠩仍惜欺殘
情𥪝聀夢񠙍萬共空
𢝙固𠬠񣠨𢚸񠟜𢴑
本蹺払𣇞刻񠆒𢢯
𢚸蹺仍渚𧡊𠊛
𨖲髙񠋱𣅶񣟘爲𨋣車
񣟘𣷷南񣖔𢺺𩈘渃
𦹵碧岑橷烈牟𣛟
店廊𧵆姅零征
𪀄群񣖔𡋥仍情朝𣋚
񣟘塘北曾笘舘客
𩄲碧𣘃𡶀𡴯𡗶撑
姅禾桼姅荒城
𩄎噴𩈘渃笛扃屋楼
𡽫東𧡊񠷁侯㩫 凍
雉習仕梅共𢯏[V]
𤐡𩂟宜𩂁岸𣾺
𡥵𪀄拨񣢅落𩔗呌傷
𨻫西𧡊渃񠡝婉曲
鴈𦑃空㳥唷船鈎
岸樁𢷆祝𦹵𦰤
隔船񠆒𧡊𠊛񠢢𠫾𧗱
񣟘𦊛皮񠗋𡗶𩈘坦
𨖲񣐆楼審卒隊畨
笠𩄲技眜񣀿𥆾
񠢢𡎝征戦񠢢沔玉關

𢭄񣜳坦易坤񠅋斫
巾招梂񠆒特𧡊仙
𢚸尼化𥒥共𢧚
𠲖空淚玉麻𨖲񣟘楼
𣅶𥋓吏𥋴牟揚柳
時勸払停𠹾爵封
񠟜񣓘񠙍𨤮񠗈𨀐
𢚸払固共如𢚸妾񠟜
𢚸払񠂎共平如񠣛
𢚸妾񠢢敢𢪀𧵆賖
向陽𢚸妾񠡝花
𢚸払吝矧𠲖斜𩃳陽
𩃳陽底花鐄񠟜兑
花底鐄拱在𩃳陽
花鐄花用扃墻

񠢥䀡花用񠞭霜񠋱吝
䒹蘭𦬑񣡶𡑝㐌𢲨
𦰟񠔾箕边񣖔迻香
𢯢襜𨄹𨀈前堂
𠑕񣟘䀡𨤔天章矧蜍
𩃳銀漢欺𥊚欺𤍊
度奎廛𣇜固𣇜空
式𩄲隊𣅶辣濃
񣟘񢷍北斗傕東吏兑
𩈘𦝄𤍊常𤐝边襘
񣞖񣀟񣟘霜澮梗梧
冷[V]台񠋱朝秋
񣢅񠒏囂乞𨕭頭墙񣁂
𠬠𢆥𠬠𤁕味𣘈粉
丈夫群吝矧沔𣾺
初牢形影񠟜淶
悲除女底隔潙参商
払񠗈馭𨤵長𩄲撫
妾𨄹鞋񣖑𡳶簝印
񣢅春𣈗𠬠永信
可傷吝𣍊񠋱畨良時
𢜝𢖵欺梗桃朶槾
񣡶񣢅春鐄紫聘饒
怒時妸織払牛
典𦝄秋吏𢫣梂戈滝
切𠬠身房空𨻫񣘋
時節񣃡𢗖𢖵隊񠅡
梭迻𣈗𣎃񠗈𣭻
𠊛𠁀審率戈牟春𣛟
春𣛟底恨扃於胣
合離停𢞂過欺𢝙
怨愁𡗉䋦𥯒排
柳蒲侯易押奈朝春
箕文君媚苗課񣡶
𠲖典欺頭萡麻傷
𩈘花怒妸潘郎
𢜝欺𠃅𩯀坡霜共񠣔
𢪀顔色當澄花𦬑
惜光陰吝呂招戈
𢪀命萡惜年花
𡛔絲񠋱祝麻񠒾娜𣳔
閣香怒𢠩懞𨤔𩈘
楼花箕彷彿唏香
責𡗶牢底汝讓
妾油妾吏油払񠟜񠂚

払񠟜𧡊𪀄𪂦於内
共習迢񠟜倍分張
吏񠟜𧡊𪀄燕𨕭񠠷
萡頭空女堆塘𨔾饒
箕𩔗蝼堆頭共聘
怒類𪀄執𦑃共𠖤
柳蓮񠒻式𦹵𣘃
堆花共聘堆𣘃共連
意類物情緣群񠣛
牢刼𠊛女底帝低
妾嗔񠙍刼縁尼
如𪀄連𦑃如𣘃連梗
停񠙍刼𡦂情㐌丕
蹺刼尼欣𧡊刼𨍦
妾嗔払񣒽萡頭
妾時񣘋買𥙩牟𥘷中
嗔񠮚𩃳蹺共払丕
払𠫾񠢢拱𧡊妾边
払𢭗暈日妾願
每皮忠孝妾嗔院𧷺
𢚸許國𧺀𣘈𡴯又
飭庇民鏢鉄知又
𧖱單于頭月氏
意時𣇜㕵意時𣇜咹

鋂銅𦠰隊吝歆許
拖𢚸𡗶纏񣘋𠊛忠
護払𤾓陣𢧚功
񣡢𥏌隘北撩弓𡽫兑
𩃳旗幟㨋外關隘
㗂凱񠠥踷吏神京
嵿𡽫刻𥒥底名
朝天𠓨񣡶宫莚𤼸功
渃溋漢𢧚銅𣳮瀝
曲樂詞𠰉𡂒㗂𠸦
才搊秦霍院全
𠸜𥱬閣鳯像傳񠊀轔
𡑴勳將帶巾撝𦘧
𡦂同休碑񠑀𠦳冬
恩𨕭子䕃妻封
顕荣妾共淡鐘香𡗶
妾񠟜𤵺如𠊛蘇婦
払罕空如𠎪洛陽
欺𧗱㧅[V]印鐄
𨕭宮𦀻敢𠖰扛爫髙
嗔爲払扱袍𢶒甲
嗔爲払𢷀笠風霜
爲払𢬣祝񣕇鐄
爲払點粉㧅香񠠧濃
񠈜巾淚払𥉫曾񣠨
讀詩愁払審曾拘
拘𢝙𢬭貝拘愁
𨢇呵共計񣡶𨍦每𠳒
仕𢫫潙吝吝隊񣕇
仕񠠥寅隊諫諫隊聯
聯吟対飲曾畨
共払吏結䋦縁典񣃹
朱捕𣅶愁賖隔𢖵
񣘋纏饒𢝙𡦂清寧
吟哦矇𠳚𡦂情
񠡝尼歐罕才񣃡丈夫

Tìm hiểu thêm🍃Cảnh Thu Hồ Xuân Hương🍃Ngoài Tác Phẩm Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm

Bản Dịch Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm Của Đoàn Thị Điểm

Tiếp theo là bản dịch tiếng Việt của bài thơ Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm:

I.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh
Nước thanh bình ba trăm năm cũ
Áo nhung trao quan vũ từ đây
Sứ trời sớm giục đường mây
Phép công là trọng, niềm tây sá nào
Ðường giong ruổi lưng đeo cung tiễn
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng
II.
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn như tựa hồng mao
Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
Ðường bên cầu cỏ mọc còn non
Ðưa chàng lòng dặc dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền
Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên
Nhủ rồi tay lại trao liền
Bước đi một bước lại vin áo chàng
Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi
Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên San
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo
Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử
Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay
III.
Hà Lương chia rẽ đường này
Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi
Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu
Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương
Quân đưa chàng ruổi lên đường
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
Tiếng địch trổi nghe chừng đồng vọng
Hàng cờ bay trong bóng phất phơ
Dấu chàng theo lớp mây đưa
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp lại về buồng cũ gối chăn
Ðoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh
Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
IV.
Chàng từ đi vào nơi gió cát
Ðêm trăng này nghỉ mát phương nao?
Xưa nay chiến địa dường bao
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu
Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn
Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon
Ôm yên, gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh
Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại
Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua
Hình khe, thế núi gần xa
Dứt thôi lại nối, thấp đà lại cao
Sương đầu núi buổi chiều như giội
Nước lòng khe nẻo suối còn sâu
Não người áo giáp bấy lâu
Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây
Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ
Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?
Tưởng chàng giong ruổi mấy niên
Chẳn nơi Hãn Hải thì miền Tiêu Quan
Ðã trắc trở đòi ngàn xà hổ
Lại lạnh lùng những chỗ sương phong
Lên cao trông thức mây lồng
Lòng nào là chẳng động lòng bi thương!
V.
Chàng từ sang Ðông Nam khơi nẻo
Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu?
Những người chinh chiến bấy lâu
Như xem tính mệnh như màu cỏ cây
Nức hơi mạnh, ơn dày từ trước
Trải chốn nghèo, tuổi được bao nhiêu?
Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?
Dấu binh lửa, nước non như cũ
Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương
Phận trai già cõi chiến trường
Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về
Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ
Ba thước gươm, một cỗ nhung yên
Xông pha gió bãi trăng ngàn
Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành
Áng công danh trăm đường rộn rã
Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây
VI.
Trong cửa này đã đành phận thiếp
Ngoài mây kia há kiếp chàng vay?
Những mong cá nước sum vầy
Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời
Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ
Chàng há từng học lũ vương tôn
Cớ sao cách trở nước non
Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu
Khách phong lưu đương chừng niên thiếu
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan sơn để cách, hàn huyên bao đành
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về, ước nẻo quyên ca
Nay quyên đã giục, oanh già
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo
Thuở đăng đồ, mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về, chỉ độ đào bông
Nay đào đã quyến gió Ðông
Phù dung lại đã bên sông bơ sờ
Hẹn cùng ta: Lũng Tây nham ấy
Sớm đã trông, nào thấy hơi tăm?
Ngập ngừng, lá rụng cành trâm
Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm xôn xao
Hẹn nơi nao, Hán Dương cầu nọ
Chiều lại tìm, nào thấy tiêu hao?
Ngập ngừng gió thổi chéo bào
Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông
VII.
Tin thường lại, người không thấy lại
Gốc hoa tàn đã trải rêu xanh
Rêu xanh mấy lớp chung quanh
Sân đi một bước, trăm tình ngẩn ngơ
Thư thường tới, người không thấy tới
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương
Bóng dương mấy buổi xuyên ngang
Lời sao mười hẹn, chín thường đơn sai
Thử tính lại diễn khơi ngày ấy
Tiền sen này đã nẩy là ba
Xót người lần lữa ải xa
Xót người nương chốn Hoàng Hoa dặm dài
Tình gia thất nào ai chẳng có
Kìa lão thân, khuê phụ nhớ thương
Mẹ già phơ phất mái sương
Con thơ măng sữa, vả đương phù trì
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân
Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mể biết bao!
Nhớ chàng trải mấy sương sao
Xuân từng đổi mới, Ðông nào còn dư
Kể năm đã ba tư cách diễn
Mối sầu thêm nghìn vạn ngổn ngang
Ước gì gần gũi tấc gang
Giãi niềm cay đắng để chàng tỏ hay
Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá
Gương lầu Tần dấu đã soi chung
Cậy ai mà gửi tới cùng?
Ðể chàng thấu hết tấm lòng tương tư
Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía
Ngọc cài đầu thuở bé vui tươi
Cậy ai mà gửi tới nơi
Ðể chàng trân trọng dấu người tương thân.
VIII.
Trải mấy thu, tin đi tin lại
Tới xuân này tin hãy vắng không
Thấy nhàn, luống tưởng thư phong
Nghe hơi sương, sắm áo bông sẵn sàng
Gió tây nổi không đường hồng tiện
Xót cõi ngoài tuyết quyến mưa sa
Màn mưa trướng tuyết xông pha
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài
Ðề chữ gấm, phong thôi lại mở
Gieo bói tiền tin dở còn ngờ
Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ
Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai
Há như ai, hồn say bóng lẫn
Bỗng thơ thơ thẩn thẩn hư không
Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng
Lệch làn tóc rối, lỏng vòng lưng eo
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Bức rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Ðèn có biết, dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa
Hương gượng đốt, hồn đà mê mải
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng
Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
IX.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun
Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô
Giọt sương phủ bụi chim gù
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên
Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau
Ðâu xiết kể, muôn sầu nghìn não
Từ nữ công, phụ xảo đều nguôi
Biếng cầm kim, biếng đưa thoi
Oanh đôi thẹn dệt, bướm đôi ngại thùa
Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói
Sớm lại chiều, dòi dõi nương song
Nương song luống ngẩn ngơ lòng
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
Biếng trang điểm, lòng người sầu tủi
Xót nỗi chàng, ngoài cõi trùng quan
Khác gì ả Chức, chị Hằng
Bến Ngân sùi sụt, cung trăng chốc mòng
Sầu ôm nặng, hãy chồng làm gối
Buồn chứa đầy, hãy thổi làm cơm
Mượn hoa, mượn rượu giải buồn
Sầu làm rượu nhạt, muộn làm hoa ôi
X.
Gõ sanh ngọc mấy hồi không tiếng
Ôm đàn tranh mấy phím rời tay
Xót người hành dịch bấy nay
Dặm xa mong mỏi hết đầy lại vơi
Ca quyên ghẹo, làm rơi nước mắt
Trống tiều khua, như đốt buồng gan
Võ vàng đổi khác dung nhan
Khuê ly mới biết tân toan dường này
Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ
Chua cay này, há có vì ai?
Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề
Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng
Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn
Duy còn hồn mộng được gần
Ðêm đêm thường đến Giang Tân tìm người
Tìm chàng thuở Dương Ðài lối cũ
Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa
Sum vầy mấy lúc tình cờ
Chẳng qua trên gối một giờ mộng Xuân
Giận thiếp thân lại không bằng mộng
Ðược gần chàng bến Lũng, thành Quan
Khi mơ những tiếc khi tàn
Tình trong giấc mộng, muôn vàn cũng không!
Duy có một tấm lòng chẳng dứt
Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi
Lòng theo song chửa thấy người
Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe
Trông bến Nam, bãi che mặt nước
Cỏ biếc um, dâu mướt ngàn xanh
Nhà thôn mấy xóm chông chênh
Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm
Trông đường Bắc, đôi chòm quán khách
Rườm rà xanh cây ngất núi non
Lúa thành thoi thóp bên cồn
Nghe thôi địch ngọc véo von bên lầu
XI.
Non Ðông thấy lá hầu chất đống
Trĩ xập xoè, mai cũng bẻ bai
Khói mù nghi ngút ngàn khơi
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Lũng Tây thấy nước dường uốn khúc
Nhạn liệng không, sóng giục thuyền câu
Ngàn thông chen chúc khóm lau
Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về
Trông bốn bề chân trời mặt đất
Lên xuống lầu thấm thoát đòi phen
Lớp mây ngừng mắt ngại nhìn
Biết đâu chinh chiến là miền Ngọc Quan?
Gậy rút đất dễ khôn học chước
Khăn gieo cầu nào được thấy tiên
Lòng này hóa đá cũng nên
E không lệ ngọc mà lên trông lầu
Lúc ngảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong
Chẳng hay muôn dặm ruổi giong
Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng?
Lòng chàng ví cũng bằng như thế
Lòng thiếp đâu dám nghĩ gần xa
Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái
Hoa để vàng bởi tại bóng dương
Hoa vàng hoa rụng quanh tường
Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần
XII.
Chồi lan nọ trước sân đã hái
Ngọn tần kia bên bãi đưa hương
Sửa xiêm dạo bước tiền đường
Ngửa trông xem vẻ thiên chương thẫn thờ
Bóng Ngân Hà khi mờ khi tỏ
Ðộ Khuê Triền buổi có buổi không
Thức mây đòi lúc nhạt hồng
Chuôi sao Bắc Ðẩu thôi Ðông lại Ðoài
Mặt trăng tỏ thường soi bên gối
Bừng mắt trông sương gội cành khô
Lạnh lùng thay, bấy nhiêu thu
Gió may hiu hắt trên đầu tường vôi
Một năm một nhạt mùi son phấn
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi
Xưa sao hình ảnh chẳng rời
Bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương
Chàng ruổi ngựa dặm trường mây phủ
Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in
Gió Xuân ngày một vắng tin
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì
Xảy nhớ khi cành Diêu đóa Ngụy
Trước gió xuân vàng tía sánh nhau
Nọ thì ả Chức chàng Ngâu
Tới trăng thu lại bắc cầu sang sông
Thương một kẻ phòng không luống giữ
Thời tiết lành lầm lỡ đòi nau
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau
Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh
Xuân thu để giận quanh ở dạ
Hợp ly đành buồn quá khi vui
Oán sầu nhiều nỗi tơi bời
Vóc bồ liễu dễ ép nài chiều xuân
Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước
E đến khi đầu bạc mà thương
Mặt hoa nọ gã Phan Lang
Sợ khi mái tóc điểm sương cũng ngừng
Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở
Tiếc quang âm lần lữa gieo qua
Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa
Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ giòng
Gác nguyệt nọ mơ màng vẻ mặt
Lầu hoa kia phảng phất mùi hương
Trách trời sao để nhỡ nhàng
Thiếp rầu thiếp lại rầu chàng chẳng quên
XIII.
Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội
Cũng dập dìu, chẳng vội phân trương
Chẳng xem chim yến trên rường
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau
Kìa loài sâu đôi đầu cùng cánh
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay
Liễu, sen là thức cỏ cây
Ðôi hoa cũng dính, đôi dây cũng liền
Ấy loài vật tình duyên còn thế
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?
Thiếp xin về kiếp sau này
Như chim liền cánh, như cây liền cành
Ðành muôn kiếp chữ tình đã vậy
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau
Thiếp xin chàng chớ bạc đầu
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung
Xin làm bóng theo cùng chàng vậy,
Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên
Chàng nương vầng nhật, thiếp nguyền
Mọi bề trung hiếu, thiếp xin vẹn tròn
XIV.
Lòng hứa quốc tựa son ngăn ngắt
Sức tý dân dường sắt trơ trơ
Máu Thuyền Vu, quắc Nhục Chi
Ấy thì bữa uống, ấy thì bữa ăn
Mũi đòng vác đòi lần hăm hở
Ðã lòng trời gìn giữ người trung
Hộ chàng trăm trận nên công
Buông tên ải Bắc, treo cung non Ðoài
Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải
Tiếng khải ca trở lại Thần Kinh
Ðỉnh non kia, đá đề danh
Triều thiên vào trước cung đình dâng công
Nước Ngân Hán vác đòng rửa sạch
Khúc nhạc từ réo rắt lừng khen
Tài so Tần, Hoắc vẹn tuyền
Tên ghi gác Khói, tượng truyền đài Lân
Nền huân tướng nên công rạng vẻ
Chữ đồng hưu bia thẻ nghìn đông
Ơn trên: tử ấm thê phong
Phần vinh thiếp cũng đượm chung hương trời
XV.
Thiếp chẳng dại như người Tô Phụ
Chàng hẳn không như lũ Lạc Dương
Khi về đeo quả ấn vàng
Trên khung cửi dám rẫy ruồng làm cao
Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
Xin vì chàng giũ lớp phong sương
Vì chàng tay chuốc chén vàng
Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng
Mở khăn lệ, chàng trông từng tấm
Ðọc thơ sầu, chàng thẩm từng câu
Câu vui đổi với câu sầu
Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời
Sẽ rót vơi lần lần từng chén
Sẽ ca dần ren rén từng thiên
Liên ngâm đối ẩm đòi phen
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già
Cho bõ lúc xa sầu, cách nhớ
Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình
Ngâm nga mong gửi chữ tình
Dường này âu hẳn tài lành trượng phu!

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm

Nguyên gốc bài thơ Chinh phụ ngâm là của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng, về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm, trong đó có bản của Đoàn Thị Điểm.

Về hoàn cảnh dịch tập thơ Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm thì năm 37 tuổi (1742), bà mới nhận lời lấy Nguyễn Kiều, một Tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Nhưng vừa cưới xong, Nguyễn Kiều lại phải đi sứ sang Trung Quốc ba năm. Theo Từ điển văn học (bộ mới), có lẽ trong thời gian xa chồng này bà đã dịch ra quốc âm tập thơ Chinh phụ ngâm từ bản chữ Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn.

Đọc hiểu bài 🌿Vịnh Cái Quạt 1,2 Hồ Xuân Hương🌿 Bên Cạnh Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm

Ý Nghĩa Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm

Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm phản ánh thái độ chán ghét của tác giả trước những cuộc chiến tranh phi nghĩa đồng thời cũng nêu lên sự đồng cảm sâu sắc về nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc đôi lứa.

Đọc Hiểu Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm

Gợi ý cách đọc hiểu bài thơ Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm chi tiết.

Đọc đoạn trích sau:

Một năm một nhạt mùi son phấn,
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi.
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?
Chàng ruổi ngựa, dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài, lối cũ rêu in.
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.

(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm)

👉 Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm.

Đáp án: Thể thơ song thất lục bát. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

👉 Câu 2. Đoạn thơ trên biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của nhân vật nào, trong hoàn cảnh nào?

Đáp án: Đoạn thơ trên biểu đạt tâm trạng của người chinh phụ, trong hoàn cảnh chờ chồng đi chinh chiến chưa về.

👉 Câu 3. Nêu tác dụng của hình ảnh biểu tượng trong câu thơ thứ 4.

Đáp án: Những hình ảnh biểu tượng: Sao Thương, sao Sâm vừa tạo ấn tượng về sự xa cách vời vợi giữa chinh phu- chinh phụ – sự xa cách trải rộng trong không gian vũ trụ; vừa tạo tính hình tượng và sự hàm súc cho lời thơ.

👉 Câu 4. Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đối trong hai câu thơ sau:

Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?

Đáp án: Biện pháp nghệ thuật đối: Xưa – giờ; chẳng rời – cách vời.

Tác dụng:

  • Nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ hạnh phúc với hiện tại cô đơn, cách trở; biểu đạt sự cô đơn, nhớ nhung của người chinh phụ; thể hiện niềm đồng cảm của nhà thơ trước tình cảnh cô đơn, khát khao hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của con người; lên tiếng tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
  • Tạo giọng điệu da diết, khắc khoải cho lời thơ, làm cho lời thơ sinh động hấp dẫn, tăng hiệu quả diễn đạt.

👉 Câu 5. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Đáp án:

  • Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong đoạn trích: Cô đơn, sầu muộn, nhớ thương chồng, mong ước tái hợp.
  • Trạng thái tâm trạng đó không phải ngày một, ngày hai, mà da diết, triền miên. Tâm trạng ấy xuất phát từ khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của người chinh phụ. Từ tâm trạng ấy, người đọc còn cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ với cảnh ngộ, khát khao của nhân vật..

Đón đọc 🌿Thơ Lục Vân Tiên Trọn Bộ🌿Ngoài Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm

Nghệ Thuật Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm

Tổng kết các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Chinh phụ ngâm bản Nôm của Đoàn Thị Điểm.

  • Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ vòng tròn (rèm, đèn), câu hỏi tu từ, so sánh phóng đại.
  • Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: dùng thiên nhiên, sự vật (tiếng gà, cây hòe, thời gian) để diễn tả tâm trạng
  • Thể thơ song thất lục bát rất giàu nhạc tính phù hợp với việc bộc bạch, thổ lộ cảm xúc của con người đã tạo ra âm hưởng buồn thương như dòng tâm trạng của người phụ nữ trong suốt cả tác phẩm.

5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm Hay

Sưu tầm 5 mẫu văn cảm nhận, phân tích bài thơ Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm hay nhất, mời bạn tham khảo.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm Hay Nhất

Chinh phụ ngâm được tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII bằng chữ hán. Đây là thời kỳ vô cùng khủng hoảng của chế độ phong kiến. Chiến tranh xảy ra triền miên, hết Lệ-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn tranh giành quyền lực khiến đất nước chia làm 2 nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng, nông dân bất bình nổi dậy khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh lầm than, nghèo khổ, chồng xa vợ, cha mẹ xa con.

Văn học thời kỳ này chủ yếu tập trung vào phản ánh nỗi khổ đau của nhân dân và sự dã man tàn bạo của giai cấp thống trị. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của mọi tầng lớp nhất là Nho sĩ. Nhiều bản dịch cũng đã xuất hiện, trong đó có bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, phác họa thành công lại cả giá trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.

Tác phẩm Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ của người dân căm ghét những cuộc chiến phi nghĩa, đặc biệt là nêu lên khát khao được sống trong hòa bình, hạnh phúc đầy yêu thương mãnh liệt của con người. Đó là điều ít được thể hiện trong thơ văn trước đây. 

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng miễn cưỡng tiễn đưa chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được nhiều chiến công vang dội và trở về trong sự vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi rời xa đó, nàng sống trong tình cảnh cô đơn lẻ loi, ngày đêm tựa cửa mong chồng trở về.

Thấm thía nỗi cô đơn, buồn tủi đó, nàng chợt nhận ra rằng tuổi thanh xuân của mình đã trôi qua vô nghĩa mà không hề thực sự có tình cảm lứa đôi. Người chinh phụ rơi vào hoàn cảnh cô đơn đến tột cùng. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn buồn tủi ấy.

Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra những tình cảnh chiến trường đầy chết chóc, đẫm máu và nguy hiểm hiện ra trước mắt mà xót xa đến người chồng của mình đang phải ra trận. Một lần nữa nàng tự đặt câu hỏi vì sao tình yêu đôi uyên ương lại phải chia xa? Vì sao bản thân mình lại rơi vào tình cảnh như vậy?

Bấy nhiêu câu hỏi mà nàng không có câu trả lời lại khiến nàng vô cùng day dứt. Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế. Có thể nói rằng, nỗi buồn và xúc cảm chủ đạo bao trùm lên cả đoạn thơ này.

Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của người chinh phụ:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng báo tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”

Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Nàng lặng lẽ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước trong nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn. Nhịp thơ chậm như gợi cho người đọc cảm giác như thời gian đang đứng yên không chuyển động.

Giữa không gian tĩnh lặng, tiếng bước chân vang lên như chạm vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc đến tột độ. Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải khiến bước chân của nàng trở nên nặng nề. Trong người nàng đang có một cảm giác bồn chồn, đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, trong lòng đầy lo lắng mong một tin vui được báo về mà chẳng thấy.

Nàng khao khát có một người bạn đồng cảm và chia sẻ những nỗi tâm tình của mình. Trong không gian im ắng ấy chỉ có ngọn đèn đối diện và bầu bạn với nàng. Ban đầu, nàng tưởng như ngọn đèn hiểu được những nỗi tâm tư của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn vô tri vô giác thì nó làm sao mà hiểu được. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh mà bản thân mình đang mắc phải mà trong lòng rưng rưng nỗi nhớ thương tủi phận: Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Hình ảnh người chinh phụ gieo bước ngoài hiên vắng trong thầm lặng và suốt năm canh ngồi một mình bên ngọn đèn chong, không biết tìm ai để có thể san sẻ nỗi buồn đã miêu tả được tâm trạng vô cùng cô đơn buồn tủi tột độ của người chinh phụ.

Chỉ qua tám câu thơ tác giả đã thể hiện hết được sự cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ. Đó là cảm giác dù ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ thời gian nào cũng thấy bản thân mình lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài phòng, trong phòng. Nỗi cô đơn tràn ngập khắp không gian và thời gian, ám ảnh nàng.

Cảnh vật xung quanh không những không san sẻ mà ngược lại còn như xát muối vào nỗi đau của nàng, khiến nàng càng đau đớn, buồn tủi:

Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Tiếng gà gáy báo canh năm làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của xung quanh. Cây hòe phất phơ rủ bóng trong ánh sáng lờ mờ của ban mai gợi cảm giác buồn bã, cô đơn. Người chinh phụ cảm thấy sự nhỏ bé, cô đơn buồn tủi của bản thân giữa không gian biết nhường nào.

Ở các khổ thơ tiếp theo, dù tác giả không hề nhắc đến hai từ “chiến tranh” nhưng nỗi ai oán vẫn hiện rõ trong từng chữ, từng câu:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

Người chinh phụ đang cố gắng hết sức mình để tìm mọi cách vượt qua được cảm giác cô đơn buồn tủi đến đáng sợ này. Nàng gắng gượng điểm phấn tô son và dạo đàn cho giảm bớt đi nỗi cô đơn, nhớ người chồng yêu dấu nhưng dường như điều đó lại khiến nàng càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi.

Khi Hương gượng đốt thì tâm hồn nàng lại chìm đắm vào nỗi lo âu thấp thỏm. Lúc Gương gượng soi thì nàng lại không thể cầm được nước mắt vì nhớ gương này mình cùng chồng đã từng chung bóng, bởi vì phải đối diện với hình ảnh trong quá khứ hạnh phúc của mình đang tàn phai.

Nàng cố gảy khúc đàn long phụng sum vầy thì hình như tình cảm vợ chồng lại đang ngày càng chia xa, đẩy những dự cảm chẳng lành: Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. Rốt cuộc, người chinh phụ đành phải quay lại với nỗi cô đơn, buồn tủi, lẻ loi đang chất chứa trong lòng mình vậy.

Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng. Nay vợ chồng đã chia xa, tất cả đều trở thành vô nghĩa. Dường như người chinh phụ không dám nghĩ, đụng hay nhắc đến tới bất cứ thứ gì vì sợ chúng sẽ lại gợi lên trong ký ức nàng những cảm giác hạnh phúc của gia đình ngày xưa, giờ đã trôi qua và linh cảm đến sự chia lừa đôi lứa trong hiện tại.

Cảm giác của nàng thật chơi vơi, bấp bênh khiến cho cuộc sống của nàng trở nên khó khăn, bất an. Mong chờ trong nỗi tuyệt vọng, nàng chỉ còn biết gửi những nỗi niềm, tình cảm của mình theo làn gió:

Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Sau những day dứt của một trạng thái bế tắc cao độ, người chinh phụ chợt có một ý nghĩa rất thơ ngây: nhờ gió gửi đến người chồng yêu dấu nơi chiến trường xa những nỗi nhớ thương của mình, đang đối đầu với cái chết để mong kiếm chút tước hầu. Chắc chắn, mặc dù xung quanh chàng toàn là bom đạn nhưng trong tâm trạng của chàng lúc nào cũng nhớ thương vô cùng mái ấm gia đình và bóng dáng người vợ thân yêu, mẹ già và những đứa con thơ:

Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Hình ảnh vũ trụ vô biên được tác giả đem ra so sánh khoảng cách của hai đầu nỗi nhớ: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Thăm thẳm nỗi nhớ người yêu, thăm thẳm con đường đến với nơi người yêu đang chiến đấu, thăm thẳm con đường lên trời. Câu thơ hàm súc về mặt ý nghĩa và cô đọng về mặt hình thức. Đó là điều mà chưa hề được thể hiện trong thơ văn trước đây – nỗi nhớ trực tiếp của một con người đang hạnh phúc trong tình yêu mà phải chia xa.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Hai câu thơ chan chứa sự tương phản sâu sắc tạo nên cảm giác đau thương, cay đắng. Đất trời thì vô biên, bát ngát, không có giới hạn, liệu có thấu nỗi đau mà nàng đang phải ngày đêm gánh chịu nơi cõi lòng người chinh phụ này không? Nói như ngày xưa: trời thì cao, đất thì dày, nỗi niềm uất ức biết kêu ai? biết ngỏ cùng ai? Bởi vậy nên nó càng kết tụ, càng xoáy sâu vào thì lại càng gây nên nỗi đớn đau về thể xác:

Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Giữa con người và cảnh vật dường như có sự hòa hợp, tương đồng với nhau khiến cho nỗi buồn tủi, cô đơn trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn đau cho những mảnh đời bất hạnh, đơn côi. Sự buốt giá của tầm hồn càng làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật.

Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, nhưng cảnh tình này lại gợi lên rất nhiều sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng nàng. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy đã thể hiện được sự bi kịch trong số phận của người phụ nữ ở thời kỳ những cuộc chiến tranh phi nghĩa diễn ra triền miên, sống không được hạnh phúc, đồng thời cũng lên án chiến tranh của tác giả.

Bầu trời bát ngát và nỗi nhớ không cùng, nhưng suy tưởng thì có hạn; người chinh phụ lại trở về với thực tế cuộc sống đầy trái đắng của mình. Ý thơ chuyển từ tình sang cảnh. Thiên nhiên lạnh lẽo đến đáng sợ như truyền vào tâm hồn người chinh phụ cô đơn:

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.

Hình như người chinh phụ đã hết sức sống khi phải trải qua sức tàn phá ghê gớm của thời gian đợi chờ. Tuy nhiên đến câu: Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi thì không khí đã trở nên dễ chịu hơn, cũng bởi người chinh phụ chỉ mới thất vọng mà chưa tuyệt vọng.

Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm:

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

Ý thơ đi từ tình đến cảnh rồi lại quay lại tình, cứ dội qua dội lại như vậy nhằm thể hiện rõ tâm trạng đang ở đâu, thời gian nào và như thế nào….người chinh phụ cũng chỉ vò võ một mình một bóng mà thôi!

Từ thốc rất mạnh trong câu Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên báo hiệu sự chuyển sang một trạng thái mới của người chinh phụ. Cảnh hoa – nguyệt giao hòa làm một khiến cho lòng người trở nên rạo rực tràn đầy hạnh phúc khi lứa đôi được đoàn tụ. Những động từ dãi, lồng toát lên cái ý lứa đôi quấn quýt gần gũi, âu yếm bên nhau mà vẫn vô cùng kín đáo, tế nhị.

Từ ngữ được tác giả lựa chọn rất cẩn thận, tỉ mỉ: Dạo hiên vắng gieo từng bước, Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên….

Đặc biệt, các từ láy được tác giả sử dụng rất thành công: eo óc, đằng đẵng, phất phơ, dằng dặc, châu chan, mê mải, thăm thẳm, đau đáu….về nhạc điệu, nhạc điệu du dương của thể thơ song thất lục bát cũng được tác giả thể hiện rõ nét, giống hệt những làn sóng dạt dào đang vỗ vào bờ, thể hiện được tâm trạng người chinh phụ thương, nhớ lẫn lộn trong tình cảm lẻ loi đơn chiếc.

Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã phác họa thành công tâm trạng chân thực vô cùng phong phú cùng các cung bậc cảm xúc của người chinh phụ. Cảnh cũng như tình được hòa quyện vào nhau rất phù hợp với tâm trạng của người chinh phụ.

Thông qua tâm trạng buồn đau buồn tủi của người chinh phụ đang sống trong tình cảnh lẻ loi vì người chồng đang phải ra trận chiến đấu phi nghĩa tranh giành quyền lực lại cho các vua chúa, tác giả đã đề cao hạnh phúc đôi lứa và thể hiện tinh thần phản căm ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương; một thời, đó là tư tưởng quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc chính đáng của con người phải được đảm bảo.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm Chọn Lọc

Trong xã hội phong kiến ngày xưa có rất nhiều các tác phẩm nói về nỗi khổ tâm của người phụ nữ có chồng phải rời xa gia đình đi chiến trận. Thậm chí có những khi đó là những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nỗi khổ của họ là những nỗi đau đớn, dằn vặt mà không thể nói ra được thành lời, chỉ có thể giữ tâm trạng cô đơn ấy trong lòng.

Và trong các tác phẩm văn học của thế kỉ XVIII nói riêng, phong kiến nói chung, chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm “ Chinh phụ ngâm khúc” của tác giả Đặng Trần Côn cùng nghệ thuật diễn Nôm xuất sắc của Đoàn Thị Điểm.

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng báo tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”

Mở đầu là bốn câu thơ song thất lục bát làm cho người đọc phải suy ngẫm, như thoang thoảng đâu đây nét buồn mang mác, như nỗi lòng lo âu, sầu muộn của người phụ nữ ngày ngày trông ngóng tin chồng nơi chiến trận.

Mới ngày nào vợ chồng còn sánh bước bên nhau, yêu thương sâu đậm mà nay trong căn phòng, ngoài hiên nhà chỉ còn bóng dáng lẻ loi của người vợ bên trong bức rèm nhìn ra xa xăm. Nàng ngày ngày ngóng trông tin người chồng nơi xa, trông chờ tiếng kêu của những con chim thước từ nơi chiến trường bay về, mang người chồng của nàng bình an nơi chiến trận.

Ấy vậy mà nàng trông mãi mà không thấy tin lành từ phương xa. Đêm đêm, nàng vẫn một mình bên ngọn đèn, thế nhưng, đèn dẫu sao vẫn còn ngọn lửa tỏa ánh sáng ấm áp, còn nàng, lòng của nàng lại lạnh lẽo, mỏi mòn chờ người thương. Liệu ánh đèn ấm áp kia có hiểu:

“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Tiếp theo đó là hai câu thơ lục bát, đều là những câu thơ mang ý nghĩa so sánh. Trong trái tim của người chinh phụ thì giờ đây, mối phút mỗi giây đối với nàng thật dài, như là cả một thế kỉ. Cũng giống như nhà thơ Xuân Quỳnh đã từng viết:

“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ”

Tình yêu của nàng, nỗi nhớ nhung của nàng xa thăm thẳm, tựa như đại dương mênh mông không nhìn thấy bến bờ. Và cùng với nó, thời gian chờ đời càng dài, lòng nàng lại càng “ tựa miền biển xa”.

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”

Chỉ bốn câu thơ nhưng lại có tới ba dòng “ gượng”. Nàng gượng soi gương, gượng đốt hương trong căn phòng rồi lại gắng gượng gảy từng phím đàn. Thế nhưng nàng lại nhận ra, dù nàng có cố gắng làm cho mình đẹp, cố gắng đốt hương thơm cho căn phòng hay gảy nên khúc nhạc quen thuộc của nàng thì cũng không còn ai ở bên cạnh để lắng nghe nỗi lòng của nàng, thưởng thức bề ngoài xinh đẹp của nàng cùng tiếng đàn trầm bổng nữa rồi.

Than ôi! Đó có lẽ là những điều đau khổ và tuyệt vọng nhất của người phụ nữ. Để rồi từng phím đàn không còn được mượt mà, đằm thắm như ngày xưa nữa. chỉ còn lại những” phím loan ngại ngùng” như tình yêu của đôi uyên ương đã bị xa cách ngàn khơi.

“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”

Nếu như ở đoạn đầu , nàng chờ tin lành từ những chú chim tước từ phương xa báo tin, thì nay nàng đành phải gửi tình cảm của mình cho ngọn gió Đông kia. Liệu rằng, cơn gió ấy có thể đi đến bên chàng, nói cho chàng biết những điều tâm sự, nỗi niềm thương yêu của nàng hay không. Nỗi lòng của nàng giờ đây đã cao tựa như đường lên bầu trời mất rồi, liệu bao giờ chàng mới có thể trở về bên nàng được đây?

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người tha thiết lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Bốn câu thơ cuối, nhịp thơ đã chậm đi rất nhiều, như thấm vào lòng người đọc, như tiếng vọng ai oán, đượm vào từng nhánh cây, ngọn cỏ. Như câu thơ: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Giờ đây, người chinh phụ đã không còn niềm vui nào nữa, dường như mọi vật xung quanh cũng ảnh hưởng bởi tâm tư và tình cảm của nàng vậy, như nỗi nhớ “ đau đáu” của nàng dành cho người chồng bị cuốn vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Tóm lại, bài thơ “Chinh phụ ngâm khúc” đã nói lên tình cảm da diết của người vợ dành cho người chồng, ca ngợi tình yêu chung thủy của hai người. Nhưng cũng đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa đã làm bao gia đình phải tan nát, làm vợ phải xa chồng, con phải xa cha, cha mẹ xa con, …Mặt khác, tác phẩm cũng đã phản ánh lên ý thức về cuộc sống, niềm khao khát bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đó cũng là các lí do mà “chinh phụ ngâm khúc” đã tạo dấu ấn rất riêng biệt trong nên văn học của thế kỉ 18 mà vẫn còn có giá trị to lớn cho tới tận bây giờ.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm Tiêu Biểu

Khác với giai đoạn đầu của văn học trung đại say sưa trong cảm hứng ca ngợi hùng tâm tráng chí của người anh hùng, ca ngợi những chiến công vĩ đại của cả dân tộc, thì đến những thế kỉ 18, 19 khi mà nhà nước phong kiến bắt đầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng với sự diễn ra liên miên của các cuộc chiến tranh nội bộ, cướp đi sự bình yên của biết bao mái nhà, văn học lên ngôi và phát triển rực rỡ với cảm hứng nhân đạo, thay cho tiếng nói tha thiết về quyền sống của con người. Trong số đó phải kể đến “ Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn, được Đoàn Thị Điểm dịch lại.

Tác phẩm là một trong những tiếng vang lớn của tiếng nói nhân đạo đương thời, tiêu biểu là đoạn trích: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.”“ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích từ câu 193 đến câu 228 của “ Chinh phụ ngâm”: sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng cảnh chiến trường đầy hiểm nguy và chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng.

Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao lứa đôi phải chia cách, vì sao bao lần hẹn hò với nhau đều không thành. Bấy nhiêu câu hỏi đều không có ai trả lời. Rồi nàng ái ngại cho cảnh “ một thân nuôi già dạy trẻ” và kể tâm sự của mình phải sống lẻ loi. Và đến đoạn trích này, tâm trạng ấy được khắc họa rõ nét và được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết.16 câu thơ đầu đã trải ra mênh mang nỗi sầu buồn cô đơn triền miên trong vô vọng của người chinh phụ.

Tiễn người khuất sau “ngàn dâu xanh ngắt một màu”, người chinh phụ trở về với bốn bức tường nơi khuê phòng chật hẹp, ôm trong lòng nỗi nhớ thương người chinh phu nơi chiến trận đầy nguy hiểm.

Nỗi nhớ, nỗi trống trải khiến những bước chân như gieo xuống trong vô định: “ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước.”, hết đứng lại ngồi, ra ngẩn vào ngơ. Tấm rèm cũng rủ thác “ đòi phen”, từng động tác lặp đi lặp lại mà không có chủ đích, nó là tiếng gọi của một tâm tư đang bị xáo trộn với biết bao bề bộn, là dư âm của cõi vô thức, làm mà không tự ý thức được việc mình làm.

Hành động của vô thức đã tô đậm hoàn cảnh thực tại chinh phụ: tuổi xuân bị khóa chặt trong sự tù túng ngột ngạt, tâm hồn giăng trăm mối bồn chồn lo lắng, khắc khoải không yên khi nghĩ về người ở chiến trận. Người ở nơi xa đầy nguy hiểm gian khó không hẹn ngày trở về, người ở đây vò võ chờ mong, khắc khoải đến mỏi mòn.

Vén rèm lên rồi rủ rèm xuống chỉ để trông tin thước báo về, vậy mà “ thước chẳng mách tin”. Câu thơ vang lên như một lời trách móc, trách đã hy vọng trông chờ mà tiếng chim báo vẫn bặt vô âm tín khiến sự chờ đợi khắc khoải biến thành sự vô vọng khôn nguôi. Hết trông chờ vào tiếng chim ngoài rèm, người lại hướng sự hi vọng vào “ đèn” “ trong rèm” đã chứng kiến nàng vò võ bồn chồn khắc khoải bao đêm, đã thấu hiểu những nỗi lo, nhưng tâm sự trăm mối trong lòng nàng.

Một câu hỏi gieo ra như gieo hy vọng dẫu chỉ là mong manh: “ Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?” Nhưng ngay lập tức , hy vọng đã bị dập tắt bởi “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết”, đèn là vật vô tri sao có thể ngay lúc này đây trở thành người bạn tâm giao, người tri kỉ, chỉ còn “ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.”

Nỗi thất vọng ngập tràn đè nặng lên tâm tưởng của người chinh phụ, mang lại nỗi cô sầu nặng nề, sâu sắc: “ Buồn rầu chẳng nói nên lời”, trong nỗi buồn chỉ còn mình nàng với chiếc bóng lẻ loi và hoa đèn. Lửa đã cháy thành than, nàng đã thức suốt đêm vò võ, khắc khoải trong nỗi nhớ, trong sự tù túng, héo hon. Bóng chinh phụ như bóng nàng Vũ Nương ngày nào chờ chồng suốt mấy mùa qua, nhưng Vũ Nương còn có bé Đản làm niềm vui, niềm hy vọng, còn nàng, nàng lấy gì làm tin?

Trong 8 câu tiếp theo, ta thấy người chinh phụ đang cố vùng vẫy thoát ra khỏi nỗi buồn bao trùm cả không gian, thời gian, cả tâm hồn. Nàng đã tìm đến yếu tố ngoại cảnh làm cứu cánh. Nhưng ngoại cảnh chỉ là tiếng gà “eo óc” gáy, là “hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”, càng gợi sâu hơn vào nỗi lòng nhức nhối, nỗi cô đơn, trơ trọi của nàng trong cảnh “ bẽ nàng mây sớm đèn khuya”.

Cuối cùng chỉ còn lại người chinh phụ với nỗi nhớ, nỗi sầu triền miên “ đằng đẵng” theo thời gian, “ dằng dặc theo thời gian’’. Tuy đã “ gượng” đốt hương, “ gượng” soi gương, “ gượng” gảy ngón đàn mà đến nỗi sợ “ hồn đà mê mải”,sợ” lệ lại châu chan”, sợi “ dây đứt phím chùng” mà đành ngậm ngùi trở về với bi kịch với nỗi cô đơn ngự trị trong tâm hồn mình.Trong đau buồn, cô đơn, nàng người chinh phụ khao khát gửi nỗi nhớ thương da diết trong lòng mình đến nghìn trùng xa xôi, đến nơi có người mình yêu thương.

“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”

Đó là tất cả sự toàn tâm toàn ý, tình cảm thủy chung, tròn đầy và vẹn nguyên nhất được bồi đắp bấy lâu của chinh phụ đều được gửi đến “ Non Yên” , để sẻ chia, cũng là để tâm sự nỗi lòng mình, để thể hiện tình cảm, khao khát của mình đối với tình yêu.

Non Yên, là một địa danh, có tên cụ thể nhưng không ai biết nó ở đâu, cách đây bao xa. Phải chăng đó chỉ là một hình ảnh tượng trưng cho sự xa xôi cách trở giữa hai con người, cho sự vô vọng của người chinh phụ, cho sự vô vọng của một tình cảm thủy chung, trọn vẹn được gửi đi mà chẳng thể nhận được hồi đáp.

“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.”

Khoảng cách càng xa xôi, nỗi nhớ càng đậm sâu, da diết, đến trời thăm thẳm xa vời cũng không thể thấu sự cao vời tràn đầy của nó, biển cả mênh mông chẳng thể hiểu được hết độ sâu của nỗi nhớ ấy. Khi suy tưởng đã nguôi ngoai, chinh phụ quay trở về với thực tại, với những cảnh vật gần mình nhất:

“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô
Giọt sương phủ bụi chim gù
Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi.”

Đêm sâu , trời lạnh, mọi cảnh vật vốn trơ trọi đến khô khốc giờ lại đứng cạnh nhau, soi chiếu vào nhau khiến cho bức tranh trải ra trước mắt chinh phụ lại trải một màu ảm đạm , thê lương, nhức nhối. “ Cảnh buồn người thiết tha lòng” hay như Nguyễn Du từng nói: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”, vậy cảnh ở đây đã nhuốm màu buồn lên hồn người hay chính hồn người đã lan thấm nỗi xót xa vào cảnh vật.

Ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh.Nhưng chính sức mạnh ghê gớm nội tại tâm hồn khiến người chinh phụ lại một lần nữa vươn dậy, vươn tới không gian thoáng đạt ngoài kia để tìm cách giải thoát cho tâm hồn mình. Và nàng thấy:

“Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng…”

Khoảnh khắc bắt gặp hình ảnh hoa nguyệt ấy có lẽ cũng là khoảnh khắc người chinh phụ say sưa với quá khứ êm đềm của mình với người mình yêu thương-gắn bó, quấn quít, kề cận bên nhau không rời. Các từ chỉ hành động liên tiếp nhau “lay, xuyên, theo, dãi, in, lồng, thắm” càng tô đậm thêm khát khao được hạnh phúc , được quấn quít bên người mình yêu thương đến cồn cào, cháy bỏng, rạo rực. Nhưng, đau lòng thay, thực tế là: “Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”

Dù cho là hình ảnh hoa nguyệt trùng phùng nhưng chúng vẫn cách xa nhau, là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, không thể hòa nhập. Dù là quấn quít bên nhau nhưng đã lùi vào quá vãng, vào miền sâu thẳm của vô vọng rồi. Cùng với lúc niềm khát khao dâng đến tận cùng, nỗi đau cũng tràn đầy, khôn nguôi như xé lòng, chẳng thể cất thành lời.

Chỉ là một đoạn trích nhỏ trong “ Chinh phụ ngâm” nhưng “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tinh thần chung của cả tác phẩm. Âm hưởng chủ đạo là nỗi buồn sầu sâu lắng. Trên nền âm hưởng ấy, có đôi khi rạo rực những khát khao cháy bỏng, có đôi khi da diết tình cảm thủy chung, nhớ mong. Nhưng dù là cung bậc nào đều thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình ảnh người chinh phụ.

Đặc biệt là tiếng nói tố cáo đanh thép chiến tranh phi nghĩa đã gây nên những thương tổn sâu sắc trong tâm hồn con người, những vết thương không bao giờ lành miệng, những trống vắng khó có thể bù đắp được.

Đoạn trích đã thể hiện được đầy đủ tinh thần của cả tác phẩm, tư tưởng của tác giả và cả bóng dáng của thời đại lịch sử, của giai đoạn văn học đương thời.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm Hay Đặc Sắc

Chinh phụ ngâm nguyên văn bằng chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác. Bản Nôm hiện hành, nhiều ý kiến thống nhất, là của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Trước cảnh chiến tranh liên miên đầu thế kỉ XVIII, cảm động trước thời thế, Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm.

Qua nỗi niềm và tâm trạng cô đơn, tủi hờn của người chinh phụ, tác phẩm đã nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Bản dịch đã thể hiện tài năng của tác giả và dịch giả trong việc thể hiện những trạng thái tâm lí vô cùng tinh tế và phức tạp của người vợ nhớ chồng.

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh quyền quý, nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập công danh nơi yên ngựa và trở về trong cảnh vinh hoa. Thấm nỗi cô đơn lẻ loi, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang đi qua và hạnh phúc lứa đôi ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn cùng cực. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng cô đơn ấy của người chinh phụ. Đoạn trích miêu tả tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh chờ chồng.

Đầu đời Cảnh Hưng, chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê – Mạc đánh nhau đến Trịnh – Nguyễn kéo dài cuộc phân tranh, đất nước chia làm hai nửa dưới cái ngai vàng mục ruỗng, rồi khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh nồi da nấu thịt, loạn li chinh chiến, cha mẹ xa con, vợ xa chồng.

Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất thối nát, bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến và nỗi đau khổ của con người – những nạn nhân của chế độ xã hội ấy. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều nho sĩ. Nhiều bản dịch Chinh phụ ngâm ra đời, trong đó bản dịch được cho là của Đoàn Thị Điểm là bản dịch thành công hơn cả vì dịch giả đã gặp được ở đó sự đồng cảm sâu sắc.

Hình tượng nổi bật của Chinh phụ ngâm là hình tượng người chinh phụ héo mòn trong trông ngóng chờ đợi. Người chinh phụ hiện lên trong khúc ngâm với ước vọng công hầu và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Nho gia, người phụ nữ quý tộc phong kiến cũng từng mong ước, tự hào về hình ảnh một người chồng dũng mãnh:

Thế nhưng sau những ngày mỏi mòn chờ chồng trong tuyệt vọng, nàng rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng và cất lời oán trách. Qua tâm trạng của người thiếu phụ, khúc ngâm là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến đã giày xéo lên hạnh phúc lứa đôi.

Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình, từ đầu đến cuối tác phẩm vẫn chỉ là tâm trạng của nhân vật trữ tình – người chinh phụ. Khúc ngâm được phát triển theo mạch tâm trạng và nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã bao quát được những trạng thái tâm trạng của người chinh phụ. Nội tâm đầy biến động được diễn tả qua những từ ngữ chỉ ngoại hình, tả hành động, tả việc làm của người chinh phụ.

Người thiếu phụ trong Khuê oán của Vương Xương Linh vẫn vô tư trang điểm má hồng để lên lầu biếc ngắm cảnh xuân, chỉ khi ngắm màu dương liễu mới bừng tỉnh và nhận ra cảnh ngộ cô đơn của mình ; còn người chinh phụ này luôn chìm đắm trong nỗi cô đơn. Sự trông đợi mỏi mòn và vô vọng đã khiến nàng trễ nải cả việc điểm phấn tô son, công việc quan trọng nhất của người phụ nữ nơi gác tía lầu son như nàng:

Trâm cài xiêm thắt thẹn thùng,
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo.

Nỗi đau buồn của người thiếu phụ trong cảnh đợi chồng đi chiến trận đã khiến nàng mất hết sức lực, như người mộng du trong ngôi nhà của mình:

Há như ai hồn say bóng lẫn,

Sự chờ đợi vô vọng đã khiến nàng tê liệt cả tinh thần. Với việc miêu tả dáng vẻ bề ngoài, tác giả đã lột tả được trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm của người thiếu phụ. Người thiếu phụ hiện lên với vẻ mệt mỏi và buông xuôi, nỗi cô đơn đã giày vò cả tâm thần và thể xác của người thiếu phụ khiến nàng nhạt phấn phai hương.

Nỗi cô đơn bao trùm cả lên không gian và thời gian, ngày và đêm. Trong và ngoài căn phòng đều tràn ngập nỗi cô đơn. Chỉ có người thiếu phụ đối diện ngọn đèn, tình cảnh lẻ loi càng hiện rõ hơn. Cái vẻ lẻ loi tội nghiệp ấy hiện lên thật rõ ràng với hình ảnh:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Giữa cái không gian tĩnh mịch của đêm, tiếng bước chân chậm rãi như gieo vào lòng người cái âm thanh lẻ loi cô độc. Puskin trên con đường mùa đông vắng vẻ, cô đơn hơn bởi tiếng lục lạc đơn điệu thì người chinh phụ cô đơn hơn khi nghe tiếng bước chân của mình.

Nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng mà thôi. Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được không hay sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng. Ngọn đèn chỉ là vật vô tri vô giác, “có biết dường bằng chẳng biết”:

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Cảnh vật không san sẻ mà cộng hưởng cùng nỗi sầu của người chinh phụ khiến nàng đau càng đau, sầu càng sầu. Nỗi chờ đợi ngày càng vô vọng. Dường như người thiếu phụ thức trắng cả năm canh và bị nỗi nhớ nhung giày vò:

Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Dịch giả đã sử dụng rất hợp lí những từ ngữ thuần Việt với những chữ như “eo óc”, “phất phơ”, những từ ngữ ấy dùng để tả cảnh nhưng đã chuyển tải được nỗi cô độc, buồn sầu của người thiếu phụ. Nó vừa gợi hình ảnh, vừa gợi tâm trạng. Dáng hoè phất qua bên nọ bên kia gợi nên hình ảnh người chinh phụ vật vã trong nhớ nhung giữa đêm khuya lẻ loi. Đếm từng khắc thời gian trôi đi chậm chạp, nhìn xung quanh thì bốn phía chỉ là cây hoè rủ bóng, nàng chìm ngập trong nỗi cô đơn. Khi chờ đợi bao giờ thời gian cũng rất dài. Thuý Kiều trong tâm trạng đợi chờ Kim Trọng:

Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
Giống như tâm trạng người chinh phụ chờ chồng:
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Thời gian cứ dài dằng dặc và không gian thì mênh mông vô tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và thời gian. Biết nỗi đợi chờ là vô vọng, nàng đã cố gắng để đưa mình ra khỏi nỗi cô đơn. Gắng gượng điểm phấn tô son, dạo đàn nhưng càng cố gắng vùng vẫy càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng.

Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn chiếc. Soi gương thì nước mắt đầm đìa bởi nàng phải đối diện với gương mặt thanh xuân đang mỏi mòn dần và thì xuân sắc đang phũ phàng trôi qua. Khúc đàn loan phượng thì gợi nhớ cảnh chồng vợ chia lìa.

Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công nhưng trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII.

Tuy tác phẩm không nói rõ tính chất cuộc chiến tranh mà người chinh phu tham gia, song dựa trên những điều kiện lịch sử khi tác phẩm ra đời, có thể nhận thấy, đó không phải là cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là cuộc chiến giành giật quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc chiến phi nghĩa.

Dịch Chinh phụ ngâm, dịch giả đã chọn thể thơ song thất lục bát, một thể thơ dân tộc có khả năng lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật, nhất là tâm trạng buồn đau, sầu muộn. Dịch giả đã dịch rất thanh thoát nội dung của nguyên tắc, thể hiện chân thực nỗi buồn của người thiếu phụ phương Đông, mãnh liệt, da diết nhưng kín đáo.

Chinh phụ ngâm đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc. Với tác phẩm này, tiếng Việt đã chứng minh khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm một cách sâu sắc, tinh tế. Với tấm lòng thương yêu và sự cảm thông sâu sắc với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ, tác giả và dịch giả cất lên tiếng kêu nhân đạo, tiếng kêu phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Thái độ phản chiến tuy không bộc lộ trực tiếp song lại rất mạnh mẽ. Chiến tranh đã cướp đi của con người hạnh phúc và tuổi trẻ, thậm chí cả mạng sống. Vì một cuộc chiến, có biết bao người vợ phải xa chồng, phải giam mình trong nỗi cô đơn, buồn tủi như người chinh phụ kia. Có người đón chồng trở về khi tóc đã pha sương, nhưng đó còn là may mắn. Có người đau xót đón tin chồng không trở về sau những ngày mỏi mòn trông đợi.

“Vì ai gây dựng cho nên nỗi này” là lời oán thán nặng nề nhất trong Chinh phụ ngâm, lời ai oán không mạnh mẽ nhưng uất ức và oán trách. Đó là một trong những giá trị của Chinh phụ ngâm. Nhưng cao hơn cả, tác phẩm là sự tiếp nối xuất sắc cảm hứng nhân đạo của nền văn học dân tộc, một lần nữa, những khao khát hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lại được ủng hộ. Đề tài về thân phận người phụ nữ lại được góp thêm một tiếng nói mới đầy sức mạnh nhân văn.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm Học Sinh Giỏi

Nếu như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều khẳng định những giá trị nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ, vận dụng nhuần nhuyễn thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát thì diễn Nôm Chinh phụ ngâm hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy niềm thương và nỗi nhớ đau đáu nào nguôi của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Mở đầu bài thơ là nhận thức của nhân vật về hoàn cảnh của mình chiêu ứng với thời gian hóa thành vô vị, mất hết sinh khí. Nhân vật chủ thể trữ tình – người chinh phụ xuất hiện:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”.

“Tấm rèm” và “bóng đèn” là hai hình ảnh tưởng như vô tri nhưng lại như khơi nguồn cảm xúc. Trong một không gian chật hẹp, tù đọng, câu thơ chuyển tiếp Trong rèm dường đã có đèn biết chăng càng tô thêm vẻ vắng lặng, đơn côi, khi hoa đèn kia với bóng người khá thương…

Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người đã bị “vật hoá” tựa như tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, vừa đối xứng đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi đến cảnh sống cũng hiu vắng lẻ loi “gà eo óc gáy sương”, “hoè phất phơ rủ bóng”…

“Khắc chờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”.

Dòng thời gian xoay vần mà dài như cả năm trường, mối sầu trào dâng như biển lớn mênh mang, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. Rút cuộc, hình bóng người chinh phụ có xuất hiện trở lại cũng không thoát khỏi nỗi nhớ nỗi sầu đã nhuộm màu nước mắt để “Hương gượng đốt”, “Gương gượng soi”, “Sắt cầm gượng gảy”.

Mọi cố gắng đều không thoát được nỗi cô đơn của thực tại. Thời gian có trôi bao nhiêu thì khoảng cách địa lý càng xa bấy nhiêu đến tận “non Yên”, “đường lên bằng trời”, “xa vời khôn thấu”…. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa “thăm thẳm đường lên bằng trời” và “đau đáu nào xong”.

Nó gợi nhớ ta về nàng Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Lòng người đang nặng trĩu, cảnh vật thì nhuốm sầu nhưng vẫn như thôi thúc cho người ta tỉnh táo:

“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô”.

Hình ảnh so sánh “sương như búa”, “tuyết dường cưa” là sự cực tả và bột phát thành những ám ảnh dị thường. Trong bản chất, chính tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã tạo nên những xung đột tình cảm khác biệt nhau và thổi vào cả không gian để nó như nhuốm màu đau đớn, để trong cảnh có tình, trong tình có cảnh, để niềm tin hòa với thất vọng, để hy vọng mong manh như không thể nguôi khuây.

Bước vào đoạn cuối, người chinh phụ vươn tới không gian thoáng rộng hơn mà cảnh vật như chết lặng, như chìm sâu trong cái giá băng của lòng người. Tất cả chỉ đơn thuần là cảnh vật và vì thế hình ảnh người chinh phụ như khuất lấp đi:

“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!”

Đến đây, tâm trạng được đẩy lên tận cùng. Thiên nhiên đang căng tràn sao con người ủ rũ, nhựa sống đang trỗi dậy sao hồn người héo úa. Dường như nó cũng là hồi chuông, là sự đánh thức cho nhận thức trỗi dậy để giành, giữ và bảo vệ cho hạnh phúc giữa cõi ta đang sống.

Trên phương diện nghệ thuật, thể thơ song thất lục bát tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác, nối dài không dứt. Quan sát kỹ có thể thấy từng bốn câu thơ đi liền nhau tạo thành một tiết đoạn, trong đó hai câu thất ngôn đóng vai trò khơi dẫn ý tứ như những ngọn sóng cảm xúc đang trào dâng hô ứng, đăng đối, tạo ấn tượng và sự nhấn mạnh.

Trạng thái tình cảm của người chinh phụ một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả là những nỗi đau kéo dài, là chia ly đôi ngả. Chúng ta sống không chỉ để tồn tại như một hạt cát vô danh mà còn để sẻ chia và hạnh phúc và ghi dấu trong trái tim người khác. Ở đây, một lần nữa tính nhân văn của tác phẩm được đề cao và có lẽ nó sẽ tạo tiền đề cho những khai thác về giá trị nhân đạo để mở rộng đề tài về tính nhân văn trong văn học.

“Vì ai gây dựng cho nên nỗi này” là tiếng thơ mang đầy nỗi đau, tiếng khóc thương ai oán nặng nề đầy uất ức. Nhưng không dừng ở đó, tác phẩm là sự tiếp nối xuất sắc cảm hứng nhân đạo của nền văn học dân tộc và khẳng định vai trò của con người trong hành trình sống và đi đến hạnh phúc.

Đọc thêm 🔰Lấy Chồng Chung [Hồ Xuân Hương]🔰 Bên Cạnh Tác Phẩm Chinh Phụ Ngâm Đoàn Thị Điểm

Viết một bình luận