Em Gầy Như Liễu Trong Thơ Cổ ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận ✅ Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Bài Thơ Qua Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bài Văn Phân Tích Hay Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Em Gầy Như Liễu Trong Thơ Cổ
Bài thơ: Em gầy như liễu trong thơ cổ
Tác giả: Nguyên Sa
Em ốm nghe trời lượng đã hao
Em ngồi trong nắng mắt xanh xao
Anh đi giữa một ngàn thu cũ
Nhớ mãi mùa thu bẽn lẽn theo
Anh nhớ em ngồi áo trắng thon
Ngàn năm còn mãi lúc gần quen
Em gầy như liễu trong thơ cổ
Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường
Anh nhớ sông có nguyệt lạ lùng
Có trời lau lách chỗ hư không
Em tìm âu yếm trong đôi mắt
Thấy cả vô cùng dưới đáy sông
Anh nắm tay cho chặt tiếng đàn
Tiếng mềm hơi thở, tiếng thơm ngoan
Khi nghe tiếng lạnh vào da thịt
Nhớ tiếng thơ về có tiếng em.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Xin Làm Hạt Phù Sa ❤️️Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận
Ý Nghĩa Bài Thơ Em Gầy Như Liễu Trong Thơ Cổ
Bài thơ này, Nguyên Sa đã miêu tả về một cảnh tượng tình yêu đẹp giữa hai người trẻ. Câu “Em gầy như liễu trong thơ cổ” miêu tả về vẻ đẹp của người con gái trong bài thơ
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Em Gầy Như Liễu Trong Thơ Cổ
Bài thơ “Em gầy như liễu trong thơ cổ” của Nguyên Sa được viết vào năm 1957. Bài thơ này được xem là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyên Sa.
Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Em Gầy Như Liễu Trong Thơ Cổ
Cảm nhận, phân tích bài thơ em gầy như liễu trong thơ cổ hay mời các bạn cùng tham khảo.
“Em gầy như liễu trong thơ cổ
Anh bỏ trường thi lúc Thịnh Đường.”
(Thơ Nguyên Sa)
Tôi không biết điều gì khiến mỗi lần gặp H. (dù thản hoặc), hai câu thơ của nhà thơ Nguyên Sa lại hiện ra trong tôi, như một tiền thân xa xôi mà, quá đỗi gần gũi: “Em gầy như liễu trong thơ cổ / anh bỏ trường thi lúc Thịnh Đường.”
Thời gian trong quân đội, tuy không đi nhiều lắm, nhưng tôi từng phải theo những cuộc hành quân qua nhiều vùng điệp trùng cát trắng, hay giữa rừng núi không một mái nhà, chẳng một mụn khói. Nhiều lúc chúng tôi bị xập bẫy thời điểm bà mẹ thiên nhiên chuyển dạ, phẫn nộ, nổi giận với những trận bão lớn. Để mưu sinh, thoát hiểm, chúng tôi được khuyên hãy ôm lấy bất cứ một vật cản nào, miễn thân xác nhẹ bâng của mình, không bị gió bốc, hút lên, như một cọng rác! Đó là những lúc tôi thấy sinh mạng mình không thể nhỏ bé, vô nghĩa hơn, giữa lồng lộng mịt mù bến, bờ sinh, tử.
Tôi từng chứng kiến những thân cổ thụ bị bão bứng gốc, ơ hờ như
người buồn tay, nhổ vài cọng cỏ. Tôi cũng từng nghe tiếng tét mình, chảy máu của những cành xanh xum xuê, bị bão buồn tay lắt khỏi thân vạm vỡ…
Tuy nhiên, chưa một lần nào, tôi thấy cảnh một thân liễu mong manh, bị bão túm tóc, thẳng tay ném vào vô tận!
Tôi muốn nói, tôi thấy chứ, cảnh những thân liễu bị bão đè đầu, nhận xuống mặt đất hay mặt nước. Nhưng chỉ cần một phút bão lơi tay, liễu lại đứng lên. Rực rỡ rì rào. Tự tin sửa lại dung nhan, hắt bóng mình trên những vùi dập, đổ nát, chung quanh.
Tôi không biết sự dài dòng của tôi về liễu, có phải bắt nguồn từ một tương quan hữu cơ nào đó, với hình ảnh H., (trước, trong và, sau) những lần gặp gỡ?
Tới nay, dù đã bao năm, tôi vẫn không thể có cho mình một câu trả lời rốt ráo! Tôi chỉ có thể nói, trong đời, tôi được gặp nhiều người nữ gầy…như liễu. Nhưng chưa một người nào khiến tôi liên tưởng hay, có khả dắt tay tôi bước vào, để thấy được khác biệt giữa liễu và “liễu trong thơ cổ” của thơ Nguyên Sa, như hình ảnh tôi bắt gặp, tìm thấy nơi H. (Một góc khuất, tư riêng của tôi?)
Cũng có thể tôi đã từng gặp những người nữ gần với “liễu trong thơ cổ” của nhà thơ này… Nhưng khi đó, ông chưa cho tôi hai câu thơ kia. Tôi thiếu ngọn hải đăng rọi sáng vụng biển đêm tối cảm thức hoang vu của mình?
Phải chăng, giữa một câu thơ của Nguyên Sa và, rung động tôi về H. đã như một hạnh phúc bất toàn?
Lại thêm một câu hỏi tôi không thể tự trả lời và, cũng không tin một ai khác, có thể trả lời giúp!
Điều rõ nhất – như một quầng sáng, một vệt sao rơi – không mất hút trong tôi, đó là hình ảnh H… “như liễu trong thơ cổ”, trở thành một ám ảnh, thôi thúc âm trầm, ngày càng tăng cường lực thân thiết trong tôi, sau mỗi lần gặp H.
Sau mỗi lần gặp lại H., ngồi với nhau, xế trưa, từ đôi mắt biết cười của H., tôi cảm được tiếng rì rào của “liễu trong thơ cổ”. Như cảm được bước đi lui, nhập chung đời sau và, kiếp trước những lần đất, trời thất lạc.
Sau mỗi lần (hiếm hoi) gặp lại H., ngồi với nhau, khuya khoắt, khi mái đầu H. cúi trên ly café, tâm hồn tán lạc trời nào(?), tôi lại có cảm nhận H., như một thân liễu vừa đứng lên. Sửa lại dung nhan, hắt bóng mình, không phải trên những vùi dập, đổ nát, chung quanh mà, trên chính cảnh tượng đời H. Cùng lúc, tôi cảm được mùi da thịt thanh xuân sớm trải qua tai ương của H. (Góc khuất, tư riêng của tôi?)
Đó là những lần (không họa hiếm), tôi những muốn ôm H. như ôm ấp niềm vui khôn tỏ của mình. Tôi muốn nghe được gần hơn, rõ hơn nhịp đập trái tim H. Cái tâm biểu đồ gập ghềnh những mạch máu trần gian. Thác. Ghềnh.
Đó là những lần (không họa hiếm), tôi những muốn đưa tay, vuốt mái tóc H. như vuốt ve buồn bã tiền thân tôi, kiếp nào, trên đường về hiện tại…
Nhưng, cũng không biết bao lần tôi những tưởng sẽ nghe được một tiếng thở dài, dù nhẹ, thoảng từ lồng ngực hương cốm của H… Và, cũng bấy nhiêu lần, tôi muốn cầm lên những ngón tay lá liễu của H.
Tôi nghĩ, tôi sẽ cúi xuống. Sẽ hôn chúng. Như hôn niềm hãnh diện trộn lẫn ngậm ngùi của một tình cảm (mặc cảm?) giấu kín.
Tôi nhớ, đôi lần, được đi với nhau giữa Saigon, dưới ánh đèn đường lỗ mỗ và, cành, lá với những chiếc cọ khô chết nước sơn, chao chát vẽ những bức tranh đen, trắng khuyết tật, lên hè phố…Như những ám dụ ngày mai không có tôi. Ngày mai không hề có tôi, bên H. Nhưng tôi vẫn thấy mình hạnh phúc! (Vì hạnh phúc là những lênh đênh vẫy gọi, ngoài tay vói?) Một hạnh phúc bất toàn / may mắn?
Vâng, tôi nói, may mắn, chí ít cũng hơn những mảnh đời rách nát, rúm ró nơi những mái hiên nhỏ tí, của những phận đời bèo bọt. Nơi những tiếng nói mớ, hắt ra, xua đuổi ác mộng của những kẻ không nhà…
ới giờ, dù rất muốn, tôi vẫn không thể nhớ chúng tôi đã nói với nhau những gì?!? Nhưng khi tiếng cười hồn nhiên của H. như những đóa quỳnh, chao chát nở ngát trên cao, trước khi rớt xuống tôi, thành những bông hoa khác. Những bông hoa không tên gọi!
Đó cũng là lúc tôi nghe những chiếc lá (tưởng tượng?) bằng đôi chân niên thiếu, chúng hối hả chạy trên hè phố, xóa đi những bức tranh đen, trắng khuyết tật, để vẽ thành những bức tranh khác. Những bức tranh có tôi, ngày mai, bên H.(?)
Tôi không biết có phải những bất tường, những câu hỏi không được trả lời, đã nấu chảy tôi trong vạc lửa khát khao của vô thức(?) – – Khi chiếc thang máy vừa khởi động, đưa H. lên căn hộ trên tầng lầu cao nhất của nàng – – Một lực đẩy vô hình đã xô tôi vượt qua vạch phấn (lời nguyền tự nguyện?) bấy lâu. Tôi hôn H. Nụ hôn ngắn. Vội. Vụng về. Ngờ nghệch. Nụ hôn không đi ra từ tôi. Nó đi ra từ một góc khuất, tư riêng?
Lúc sực tỉnh, tôi tránh không nhìn vào mắt H. (Đúng hơn, chúng tôi tránh không nhìn nhau. Tựa nếu nhìn nhau, chúng tôi sẽ chỉ có một trong hai chọn lựa: Thù ghét. Hoặc nhập chung. Làm một).
Không phải tôi sợ không thấy được những nụ cười từ đôi mắt biết cười kia. Mà, tôi sợ chính…tôi. Tôi sợ trong khoảng khắc thời gian mông muội còn lại, trước khi chia tay, tôi sẽ đi xa hơn. Sẽ xiết, ghì cây liễu…trong thơ cổ của tôi. Như xiết, ghì “ngày mai, không có tôi bên H.”
Khi viết xuống những dòng chữ này, tôi cũng không mong H. đọc được. Tôi muốn giữ chúng cho riêng mình. Như giữ giấc mơ một ngày nào có nhau, một-góc-khuất-nhân-gian. Tôi sẽ nghe được gần hơn tiếng chuông ngân của lá. Hay hương mật trái chín chia ly?
Giữ cho riêng mình, tôi nghĩ, tôi sẽ được thấy gần hơn, hình ảnh, tự tin, soi, hắt dung nhan H., trên cảnh tượng của chính đời H.
Từ đấy, tôi nghĩ, tôi cũng sẽ cảm được mùi da thịt thanh xuân sớm trải qua tai ương của H. Như sớm mai, nhiệt đới, tầm tã dự cảm những cơn mưa trên vẻ-đẹp-lẻ-loi-rì-rào-cô-quạnh!
Cũng từ đấy, tôi nghĩ, tôi sẽ đọc chậm dãi H. nghe, hai câu thơ của Nguyên Sa:
Em gầy như liễu trong thơ cổ / anh bỏ trường thi lúc Thịnh Đường.
Tôi tin H. hiểu.
“H. hiểu?”
“Cách gì, xin hãy cứ để tôi tin…H. hiểu”.
.
Trên đường về lại nhà mình, đêm đó, Saigon dường có nhiều hơn ánh đèn lỗ mỗ và, những cành, lá dường cũng có nhiều hơn những chiếc cọ khô chết nước sơn, hăm hở vẽ trên hè phố nhiều thêm, những bức tranh đen, trắng khuyết tật…Như những ám dụ ngày mai không có tôi!
Nhưng, không hiểu vì đâu, tôi cũng nghe được nhiều hơn tiếng cười hồn nhiên của H. Như những đóa quỳnh chao chát nở ngát trên cao, trước khi rớt xuống tôi, thành những đóa hoa khác. Những đóa hoa trong một góc khuất, tư riêng đời tôi. Không tên gọi!?!
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Cây Chuối [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích