Hồi Trống Cổ Thành: Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích

Hồi Trống Cổ Thành ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Ý Nghĩa Nhan Đề Bài, Tóm Tắt, Giá Trị Tác Phẩm.

Nội Dung Đoạn Trích Hồi Trống Cổ Thành

Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” thuộc hồi 28 của Tam Quốc Diễn Nghĩa nói lên việc tranh quyền của ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy – Thục – Ngô và ý nghĩa sâu xa của hồi trống cổ thành. Cùng Thohay.vn đọc nội dung đoạn trích Hồi trống Cổ Thành bên dưới.

… Châu Thương theo Quan Công sang Nhữ Nam. Đi được vài ngày, trông xa xa trên đỉnh núi có một toà thành. Quan Công hỏi người địa phương là thành nào. Người địa phương thưa:

– Đây gọi là Cổ Thành. Mấy tháng trước, có một tướng, tên gọi là Trương Phi, dẫn vài mươi quân kị đến, đuổi quan huyện đi, chiếm lấy thành, mộ quân tậu ngựa, chứa cỏ tích lương nay có đến ba nghìn quân mã. Chung quanh đây không ai dám chống lại.

Quan Công nghe nói, mừng rỡ vô cùng:

– Em ta từ khi thất tán ở Từ Châu, lâu nay vẫn không biết ở đâu, ai ngờ lại hoá ra ở đây!

Liền sai ngay Tôn Càn vào thành báo tin, bảo Trương Phi ra đón hai chị.

Trương Phi từ khi trốn vào núi Mang Đãng ở hơn một tháng, một hôm ra ngoài nghe ngóng tin tức Huyền Đức, chợt đi qua Cổ Thành, vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay. Phi nổi giận đuổi quan huyện đi, cướp lấy ấn thụ, chiếm thành, tạm lấy chốn nương thân.

Hôm ấy Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi. Thi lễ xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô, vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.

Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành.

Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.

Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi:

– Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?

Trương Phi hầm hầm quát:

– Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?

Quan Công nói:

– Ta thế nào mà bội nghĩa?

Trương Phi nói:

– Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày!

Quan Công nói:

– Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói. May có hai chị ở đây, em đến mà hỏi.

Hai phu nhân nghe thấy thế, vội vàng vén màn xe, gọi:

– Chú Ba sao lại thế?

Phi nói:

– Xin hai chị hãy thong thả, để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã, rồi sẽ mời hai chị vào thành.

Cam phu nhân nói:

– Khoan đã chú Ba, khoan đã! Chớ hấp tấp mà làm càn bây giờ, chú Hai không biết tin tức mọi người nên phải tạm nương mình bên Tào. Nay đã biết anh nhà ở Nhữ Nam, không ngại hiểm trở, đưa bọn ta đến đây. Chú không được nghĩ lầm như thế!

Mi phu nhân cũng nói:

– Chú Hai trước ở Hứa Đô, thật là bất đắc dĩ.

Phi nói:

– Hai chị bị lừa dối đấy. Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?

Quan Công nói:

– Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng quá!

Tôn Càn nói:

– Vân Trường đến đây là cốt để tìm tướng quân.

Trương Phi mắng:

– Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó!

Quan Công nói:

– Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!

Trương Phi trỏ tay đằng xa, nói:

– Không phải quân mã là gì kia?

Quan Công ngoảnh lại, quả nhiên thấy bụi bay mù trời, một toán quân mã kéo đến, cờ hiệu phấp phới chính là cờ Tào. Trương Phi nổi giận nói:

– Bây giờ còn chối nữa thôi?

Rồi múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công. Quan Công vừa đỡ vừa can:

– Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta!

Trương Phi nói:

– Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy.

Quan Công nhận lời.

Một lát, quân tào kéo đến, Sái Dương đi đầu, vác đao tế ngựa xông đến, quát to:

– Mày giết cháu ngoại tao là Tần Kì, lại trốn đến đây. Tao phụng mệnh Thừa tướng đến bắt mày.

Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại, Trương Phi thẳng cánh đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Quân Tào chạy tan tác. Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu hỏi chuyện đầu đuôi. Tên lính thưa:

– Sái Dương nghe tin tướng quân giết cháu ngoại là Tần Kì, nổi giận đùng đùng, muốn sang Hà Bắc đánh nhau với tướng quân, Thừa tướng không cho đi, nhân sai sang Nhữ Nam đánh Lưu Tích, không ngờ đi đến đây lại gặp tướng quân.

Quan Công sai tên lính đến kể chuyện ấy cho Trương Phi nghe. Phi hỏi kĩ việc ở Hứa Đô. Tên lính kể hết nông nỗi từ đầu đến cuối. Bấy giờ Phi mới tin anh là thực… Phi mời hai chị vào thành.

Vào đến nhà, hai bà mới kể lại những việc Quan Công đã trải qua. Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường…

Tham khảo thêm tác phẩm 🌿 Người Ở Bến Sông Châu 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Tóm Tắt Hồi Trống Cổ Thành

Ngay sau đây là bản tóm tắt Hồi trống Cổ Thành.

Quan Công đưa hai chị dâu sang đến Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị. Trương Phi nghe tin Quan Công đến thì sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công.

Quan Công tìm cách nói lý lẽ, nhờ cả hai chị dâu nói giúp nhưng không lay chuyển được Trương Phi. Đúng lúc đó, Sái Dương đem theo quân đội của Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Quan Công phải lấy đầu tên tướng trong ba hồi trống. Quan Công chấp nhận. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin. Trương Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.

Về Tác Giả La Quán Trung

Đừng bỏ lỡ một vài thông tin về tác giả La Quán Trung sau đây.

  • La Quán Trung (1330 – 1400?) tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
  • Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
  • Khi Minh Thái Tổ đánh đuổi được quân Mông Cổ, thống nhất đất nước, ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
  • La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc.
  • Một số tác phẩm như: Tam quốc diễn nghĩa, ông còn viết Tùy đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…

Nhất định đừng bỏ qua bài 🌸 Xúy Vân Giả Dại 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Về Tác Phẩm Hồi Trống Cổ Thành

Về tác phẩm Hồi trống Cổ Thành, đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm “tam quốc diễn nghĩa”, thuật lại việc Quan Công đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém sáu tướng Tào, về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống mái với người an hem.

Tam quốc diễn nghĩa phơi bày cục diện chính trị – xã hội Trung Hoa thời cổ: giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước bị chia cắt, nhân dân đói khổ, điêu linh. Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân và tác giả được gửi gắm vào một ông vua lí tưởng, biết thương dân (Lưu Bị), một triều đình lí tưởng (nhà Thục Hán với các quan tướng tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nghĩa (Khổng Minh, Ngũ hổ tướng).

Linh hồn đoạn văn thâu tóm trong hồi trống. Đó là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Kết nghĩa anh em, … phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới vững bền.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Hồi Trống Cổ Thành

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Hồi trống Cổ Thành như sau:

  • Đoạn trích thuộc hồi 28 của Tam quốc diễn nghĩa.
  • Tam quốc diễn nghĩa (Tam quốc chí) ra đời vào đầu nhà Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Bắc Ngụy do Tào Tháo cầm đầu, Tây Thục do Lưu Bị thống lĩnh, Đông Ngô do Tôn Quyền trấn giữ.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích ✨ Bài Thơ Mùa Hoa Mận ✨ Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Hồi Trống Cổ Thành

Tiếp tục cùng khám phá ý nghĩa nhan đề tác phẩm Hồi trống Cổ Thành sau đây.

  • Dựa trên nội dung của truyện và hồi trống cất lên của Trương Phi để thể hiện tấm lòng nghĩa khí của Trương Phi. Hồi trống Trương Phi gióng lên như lời thúc giục cũng như lời thách thức Quan Công giao chiến với Sái Dương. Để bày tỏ tấm lòng trung nghĩa vẹn nguyên thì Quan Công phải chém chết Sái Dương sau những hồi trống của Trương Phi kết thúc.
  • Hồi trống cũng là thứ giải quyết mọi hiểu lầm của tình huynh đệ. Nên tiếng trống như tiếng thách thức nhưng cũng là tiếng gầm giận dữ, lại những tiếng lòng của nhân vật Trương Phi từ đó ca ngợi tình nghĩa anh em của ba anh em
  • Tiếng trống đó là tiếng trống minh oan chứng minh cho tấm lòng của Trương Phi

Bố Cục Tác Phẩm Hồi Trống Cổ Thành

Bố cục tác phẩm Hồi trống Cổ Thành được chia làm 2 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ Quan Công nhận lời ”: Trương Phi hiểu lầm Quan Công bội nghĩa.
  • Phần 2. Còn lại: Quan Công chém đầu Sái Dương, loại bỏ hiềm nghi.

Cập nhật cho bạn đọc 💚 Đi Trong Hương Tràm 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Đọc Hiểu Tác Phẩm Hồi Trống Cổ Thành

Đừng bỏ lỡ nội dung đọc hiểu tác phẩm Hồi trống Cổ Thành.

1. Nhân vật Trương Phi.

Văn bản ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy, trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung.

– Khi nghe tin Quan Công đến Cổ thành, Trương Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc”.

– Khi gặp mặt Quan Công: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.Xung hô vơi Quan Công: mày – tao.

– Đối với Trương Phi “trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”.

– Trước lời thanh minh hộ Quan Công của hai chị dâu và Tôn Càn, Trương Phi vẫn không tin, ra yêu cầu cho quan công trong ba hồi trống phải lấy được đầu Sái Dương và “thẳng cánh đánh trống”

– Khi biết mình đã hiểu lầm Quan Công, Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trương”.

Nhận xét: Trương Phi tính khí nóng nảy,  căm ghét sự phản bội nhưng là người tín nghĩa, trung thành với Lưu Bị, lấy đại nghiệp làm trọng. 

2. Nhân vật Quan Công.

Văn bản đề cao một quan công trí dũng song toàn, biết tiến, biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế “tình ngay lí gian”; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa.

– Trước thái độ của Trương Phi; Quan Công vẫn bình tĩnh, độ lượng, từ tốn, xưng hô: ta – hiền đệ, em.

– Nhún mình thanh minh

– Cầu cứu hai chị dâu.

– Chấp nhận điều kiện của Trương Phi: lấy đầu sái Dương trong ba hồi trống

– Chưa dứt một hồi trống, Quan công đã lấy được đầu Sái Dương.

3. Ý nghĩa của hồi trống.

– Ca ngợi tình nghĩa giữa ba an hem Lưu – Quang – Trương.

– Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ.

– Hồi trống chứng minh lòng trung nghĩa, thách thức khí phách của bậc đại trượng phu.

Nghệ thuật:

– Tính cách nhân vật nhất quán; xung đột giàu kịch tính.

– Cách kể chuyện, lôi cuốn, hấp dẫn.

Giá Trị Tác Phẩm Hồi Trống Cổ Thành

Sau đây là những giá trị tác phẩm Hồi trống Cổ Thành.

Giá trị nội dung

  • Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ.
  • Không những thế còn ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị và thêm trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

Giá trị nghệ thuật

  • Ngôn ngữ kể sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu
  • Lời kể giản dị
  • Xây dựng nhân vật đặc sắc

Cùng xem tác phẩm HOT 🌿 Cảm Xúc Mùa Thu [Đỗ Phủ] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Soạn Bài Hồi Trống Cổ Thành

Xem thêm gợi ý soạn bài Hồi trống Cổ Thành bên dưới đây.

👉Câu 1 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Trương Phi nổi giận muốn đâm chết Quan Công vì:

– Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.

– Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng

– Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi vội múa xà mâu chạy tới đâm Quan Công

👉Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Nhan đề có nghĩa:

– “Hồi trống Cổ Thành” trở thành biểu tượng nghệ thuật:

– Ca ngợi tinh thần trung nghĩa của Trương Phi.

– Xem trọng tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương

– Hồi trống thách thức, minh oan, và để nối kết sự đoàn tụ

👉Câu 3 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Đồng ý vì:

– Trương Phi là nhân vật nóng tính, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết

– Thường phản ứng tức thì, thiếu suy nghĩ chín chắn, là người không chịu được lắt léo, quanh co nhiều khi hồ nghi

→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo

👉Câu 4 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

– Tam quốc diễn nghĩa mang âm hưởng hùng tráng của sử thi anh hùng, với những con người, sự việc to lớn, siêu phàm

– Trương phi thẳng tay giục trống là cao trào truyện, nó kết hợp khiến cuộc hội ngộ, giải oan mang màu sắc của bản hùng ca

– Hồi trống thước đo tài năng, sự quyết đoán của Quan Công, thể hiện tính bộc trực của Trương Phi, tạo không khí anh hùng thời Tam quốc phân tranh

– Đoạn văn đậm không khí chiến trận, khí phách anh hùng, đậm “ý vị Tam quốc”

Giáo Án Hồi Trống Cổ Thành

Chia sẻ bạn đọc nội dung giáo án Hồi trống Cổ Thành.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Giúp học sinh:

– Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa vườn đào cao đẹp, keo sơn gắn bó của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.

– Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.

– Hồi trống Cổ Thành – hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ.

– Tính chất kể chuyện (viết để kể) biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao.

2. Kĩ năng

– Tìm hiểu văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi.

– Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.

3. Thái độ, phẩm chất

– Rèn lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghĩa.

4. Định hướng phát triển năng lực

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp lịch sử Trung Quốc

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………….

2. Kiểm tra bài cũ

– Trình bày mục đích, yêu cầu và cách tóm tắt văn bản thuyết minh.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Văn học Minh Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kỳ nền văn học Trung Quốc khá đa dạng và phong phú, đạt nhiều thành công về nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi của tiểu thuyết.

Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh Thanh: Tây du kí, Hồng lâu mộng, Thủy Hử.. trong đó Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kỳ dài đầy biến động của lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc.

Đoạn trích Hồi Trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Mặc dù dung lượng của nó rất ngắn so với sự đồ sộ của tác phâm nhưng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tiểu dẫn.

Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả.GV cho HS đọc phần tiểu dẫn.
I. Tìm hiểu chung
GV: Em hãy nêu những nét chính nhất về tác giả La Quán Trung?

HS trả lời.

GV nhận xét và chốt lại ý chính.GV mở rộng: Ông viết nhiều tiểu thuyết dã sử như: “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sở diễn ca”… và với “Tam quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung trở thành người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa.
1. Tác giả.

– La Quán Trung ( 1330 – 1400): tên là La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân. Sống vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh

– Quê: Thái Nguyên- Sơn Tây (Trung Quốc).- Con người: Tính cách cô đơn, lẻ loi, thích ngao du.
Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm2. Tác phẩm.
– GV: Giới thiệu đôi nét về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốca. Thể loại tiểu thuyết Minh – Thanh

– Tên gọi: Cổ điển, Minh – Thanh, chương hồi
– Đặc điểm:
+ Được chia làm nhiều hồi kể
+ Đầu mỗi hồi có “hồi mục”, là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi
+ Mỗi hồi kể một hoặc vài sự việc.
+ Kết thúc hồi thường ở cao trào và có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. “ muốn biết thế nào hồi sau sẽ rõ”
+ Tính cách nhân vật : Được hình thành thông qua hành động và đối thoại
+ Ra đời và phát triển trong 2 triều đại (Minh – Thanh 1368- 1911) vào thế kỉ XIV- XX
– GV: Em hãy nêu những nét hiểu biết của em về tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”?
– HS: trả lời
– GV: nhận xét, bổ sungGV giảng:.
– Tóm tắt lại lại quá trình hình thành và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy – Thục – Ngô và thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân- Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa: Chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực khổ.
b. Tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”- Kết cấu gồm 120 hồi.- Tóm tắt chuyện đất nước Trung Quốc (Tk II- III) kể về những sự kiện có trước đó nhiều năm,- La Quán Trung đã căn cứ vào lịch sử, các chuyện kể dân gian, kịch dân gian để kể lại

– Giá trị:
* Nội dung:
+ Thể hiện khát vọng của người dân mong muốn một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và có vua hiền tướng giỏi.
+ Phản ánh hiện thực của xã hội Trung Quốc.

* Nghệ thuật: Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả trận đấu.
Thao tác 3: Tìm hiểu vị trí đoạn trích3: Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành”
– GV: Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của đoạn trích?
– HS: tóm tắt
– GV: nhận xét tóm tắt lại
+ Biết Quan Công đến, Trương Phi dẫn ngay quân ra cổng thành đòi đánh vì tưởng Quan Công đã hàng Tào Tháo.
+ Quan Công nhờ hai chị dâu giải thích nhưng Trương Phi không tin.
+ Tôn Càn khuyên Trương Phi nhưng Trương Phi vẫn không tin.
+ Lúc đó tướng Tào là Sái Dương đi đến, Trương Phi càng khẳng định Quan Công đã hàng Tào nên thách thức Quan Công.
+ Chỉ sau 1 hồi trống Quan Công đã giết chết Sái Dương và hai anh em đoàn tụ.
Tóm tắt
– Quan Công đến Cổ thành
– Trương Phi kết tội Quan Công
– Sái Dương xuất hiện
– Trương Phi đánh trống – Quan Công chém đầu tướng giặc
– Và anh em đoàn tụ.
GV: Em hãy cho biết đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm?
– HS: trả lời
– GV kể lại một cách vắn tắt nguyên nhân dẫn đến sự thất lạc giữa 3 anh em kết nghĩa Trương Phi, Lưu Bị và Quan Công nên từ đó mới xuất hiện hồi thứ 28 này.
b. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm có tiêu đề:“Chém Sái Dương anh em hòa giảiHồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”
– Tiêu đề “ Hồi trống Cổ Thành” là do nhà xuất bản đặt
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểuI. Đọc – hiểu văn bản
– GV: Em thấy trong văn bản có sự xuất hiện của những nhân vật nào?
– HS: trả lời
– GV: Dẫn vào: (La Quán Trung đã xd được tứ tuyệt: Tào Tháo: tuyệt gian; Lưu Bị : tuyệt nhân; Quan Công tuyệt nghĩa và Gia Cát Lượng tuyệt trí.) Tuy Trương Phi không nằm trong tứ tuyệt nhưng lại là nhân vật thành công và được yêu thích nhất. Ta sẽ đi tìm hiểu nhân vật này đầu tiên.
Thao tác 1:Tìm hiểu nhân vật Trương Phi.1. Nhân vật Trương Phi
– GV: Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi có những hành động gì? Những hành động đó diễn ra như thế nào?
– HS: trả lời
– GV nhận xét và chốt ý.
* Khi nghe tin Quan Công đến.

– Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.
→ Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt
– GV: Khi giáp mặt với Quan Công Trương Phi có những hành động ntn? Điều đó thể hiện thái độ gì của Trương Phi?
– HS trả lời.
– GV nhận xét và chốt lại ý chính
* Khi giáp mặt Quan Công.

– Hành động: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.
→ Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.
– GV: Sự coi thường khinh bỉ đó xuất phát từ nguyên nhân nào?( câu hỏi 1 SGK, tại sao Trương Phi nổi giận đâm Quan Công)
– HS: Trả lời
– Nguyên Nhân được lập luận:
+ Mày bỏ anh → bất nghĩa.
+ Hàng Tào Tháo → bất trung.
+ Được phong hầu tứ tước.
+ Lại đến lừa em → bất nhân.
– GV: Hành động đó của Trương Phi có đáng trách không?
– HS trả lời.
– GV nhận xét
-Trương Phi kết luận về Quan Công: Thằng phụ nghĩa→ Trương Phi dù có nóng giận nhưng ngay thẳng, là người biết giữ chữ tín và lòng trung
– GV: Những đối tượng khác cũng tham gia vào để giải oan cho Quan Công: khi hai chị dâu đứng ra giải thích cho Quan Công và Tôn Càn khuyên Trương Phi thì Trương Phi có thái độ như thế nào?
– HS: trả lời
* Khi hai chị và Tôn Càn khuyên.
– Không tin mà khẳng định Quan Công là thằng phụ nghĩa.“Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”.→ Khẳng định hai chị dâu bị Quan Công lừa.
– Khi Tôn Càn nói: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó”.
– GV: Điều đó làm rõ thêm cho đặc điểm tính cách nào của Trương Phi?HS: trả lời→ Là người cẩn trọng, không dễ tin lời người khác, nóng nảy và có phần thô tục
– GV dẫn dắt: Giả sử nếu 2 chị dâu giải thích và Trương Phi tin và nhận anh thì tác phẩm sẽ như thế nào?- HS: trả lời. GV nhận xét chốt ý
– GV: Chi tiết Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì?
HS trả lời.
GV nhận xét và diễn giảng: Sái Dương là tướng của Tào, mà Quan Công lại vừa từ chỗ Tào ra đi
→ Sái Dương là đầu mối giải quyết xung đột(Chi tiết Trương Phi nói nếu là người có lòng trung nghĩa thì phải lấy đầu tên tướng giặc đó)
* Khi Sái Dương xuất hiện:
– Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công
– Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện
– Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm
– Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động.
– GV:
đây là một chi tiết tình cờ, ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt của tác giả?
→Đây là chi tiết nghệ thuật đắt giá
→ Chi tiết này là sự xếp đặt của tác giả để mở lối thoát cho tác phẩm. Nhờ chi tiết này mà mọi hiểu lầm được gỡ bỏ và tạo sự hồi hộp, hấp dẫn cho lời kể.
– GV: Khi đầu Sái Dương đã rơi Trương Phi đã tin và chịu nhận anh chưa?
– HS: Trả lời
– GV: Nhận xét và chốt ý
* Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương
– Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.
– Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô →vẫn chưa tỏ rõ thái độ.
– Nghe lời kể của chị dâu → khóc, thụp lạy Vân Trường.
– GV: Chi tiết cuối cùng của đoạn trích: Trương Phi khóc, thụp lạy Vân Trường có ý nghĩa gì?- HS trả lời→ Biết nhận sai và sửa lỗi
– GV: Qua tất cả các tình huống em có nhận xét gì về tính cách của Trương Phi?
– HS: Trả lời
– GV nhận xét
– GV: mở rộng : Sau khi học xong nhân vật này em thấy mình rút ra được bài học gì?
– HS: trả lời
→ Là người ngay thẳng, nóng nảy, hơi thô lỗ nhưng cái đáng quý đáng trọng là trắng đen rõ ràng, biết giữ chữ tín, giữ lòng trung và phục thiện – là một hổ tướng của nước Thục sau này.
Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật Quan Công2. Nhân vật Quan Công
– GV dẫn vào tìm hiểu nhân vật QC: Qua phần vị trí đoạn trích chúng ta đã biết lí do vì sao Quan Công ở với Tào Tháo? Trương Phi có biết việc này không?
– GV: Quan Công có hiểu được tình thế khó sử của mình không?
– HS: trả lời
Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:
– Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
→ Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
– GV:
Khi gặp Trương Phi Quan Công có thái độ như thế nào?
– HS trả lời
Khi gặp Trương Phi : Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”
– GV: Khi bị Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã có những lời lẽ và hành động ra sao?
– HS trả lời
Khi bị Trương Phi hiểu lầm:
– Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm
+ Gọi Trương Phi là “ hiền đệ”, “ em”.
+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”
+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ
– GV: Quan Công nhờ ai giải thích và khuyên Trương Phi giúp?
– HS: trả lời
– Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để:→ chứng tỏ lòng trung.
– GV: Trước lời thách thức của Trương Phi thì Quan Công đã có hành động gì?- HS: trả lờiGV: nhận xét– Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.
GV: Qua việc phân tích nhân vật em thấy Quan Công là người như thế nào?
HS: Trả lời
→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, Ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
GV mở rộng: Một em hãy cho cô biết điểm khác biệt và tương đồng giữa Quan Công và Trương Phi?
HS: Trả lời:
GV chốt ý:
Tóm lại: Đoạn trích đã góp phần làm nổi bật nên hai nhân vật TP và QC với hai nét tính cách trái ngược nhau. TP nóng nảy, bộc trực, QC điềm đạm, bình tĩnh. Nhưng cả hai đều thể hiện được nét đẹp của tấm lòng trung nghĩa. Đặc biệt hình tượng nhân vật TP đã được xây dựng hết sức sinh động. Qua đó nói lên tài xây dựng nhân vật của La Quán Trung.
Thao tác 3: Tìm hiểu ý nghĩa của “Hồi trống Cổ Thành”3. Ý nghĩa “ Hồi trống Cổ Thành”
GV: Em hãy tìm những chi tiết mà tác giả miêu tả về hồi trống? (Tác giả tả hồi trống bằng mấy câu?)
-HS: trả lời
-Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm xúc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”
GV: Vì sao lại đặt nhan đề cho đoạn trích là “ Hồi trống Cổ Thành? (câu hỏi 2 SGK)
HS: trả lời
GV nhận xét và chốt ý
GV: Dẫn dắt: Ở thời phong kiến, những cuộc chiến trận không thể nào thiếu được tiếng trống, và tiếng trống giữ một vai trò vô cùng quan trọng
+ Tiếng trống mệnh lệnh phát binh
+ Tiếng trống khích lệ quân sĩ
+ Tiếng trống thu hồi quânỞ đây tiếng trống cũng là một lời thúc giục, một mệnh lệnh để Quan Công chém đầu Sái Dương.
– Tạo không khí chiến trận cho hồi kể- “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa:
+ Hồi trống thách thức
+ Hồi trống giải oan
+ Hồi trống đoàn tụ
+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, long trung nghĩa của Quan Công.
+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
GV: Theo em đoạn trích này có thể bỏ đi đoạn đánh trống không? Vì sao?

HS: trả lời
→ Nếu bỏ qua chi tiết nhỏ này sẽ mất đi tất cả ý vị của tam quốc, tiểu thuyết sử thi anh hùng thời trung đại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tổng kếtIII. Tổng kết: Sgk
GV hỏi: Sau khi tìm hiểu đoạn trích, em hãy trình bày vài nét về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

HS trả lời.
GV nhận xét và chốt lại ý chính.
1. Nội dung:

– Xây dựng hình tượng các anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Đặc biệt là nhân vật TP.

– Hồi trống chứa đựng linh hồn đoạn trích, đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.

2. Nghệ thuật

– Sử dụng nhiều từ cổ: quân kị, ấn thụ, phu nhân, xà mâu, long đao.

– Nghệ thuật kể chuyện: Sinh động, hấp dẫn, chọn lọc được những chi tiết li kì, hấp dẫn, nhiều chỗ mang đầy kịch tính.

– Khắc họa nhân vật: Nhân vật có cá tính sắc nét, tính chất nhân vật được thể hiện chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ.
GV: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.

GV: cho HS đọc đoạn trích và định hướng tìm hiểu đoạn trích bằng cách hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK để từ đó hiểu được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
IV: Đọc thêm:

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21- Tam quốc diễn nghĩa)

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

– Hình tượng nhân vật Trương Phi và Quan Công.

– Bài học về lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghĩa.

5. Dặn dò

– Học bài cũ.

– Chuẩn bị bài : Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung).

Cập nhật cho bạn đọc 🌸 Lính Đảo Hát Tình Ca Trên Đảo 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Sơ Đồ Tư Duy Hồi Trống Cổ Thành

Tham khảo ngay các sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành.

Sơ Đồ Tư Duy Hồi Trống Cổ Thành Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Hồi Trống Cổ Thành Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Hồi Trống Cổ Thành Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Hồi Trống Cổ Thành Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Hồi Trống Cổ Thành Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Hồi Trống Cổ Thành Dễ Hiểu

Đừng bỏ lỡ tác phẩm ⚡ Tỏ Lòng [Thuật Hoài] ⚡ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích 

5 Mẫu Phân Tích Hồi Trống Cổ Thành Hay Nhất

Cuối cùng là 5 mẫu phân tích Hồi trống Cổ Thành hay nhất không thể bỏ qua.

Phân Tích Hồi Trống Cổ Thành Nổi Bật – Mẫu 1

Có thể nói tiểu thuyết chương hồi là thể loại đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhất trong kho tàng văn học thời Minh – Thanh ở Trung Quốc. Một trong những tác phẩm nổi tiếng thời kì này phải kể đến “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Ông là tác giả đã có những đóng góp xuất sắc cho thể loại tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh và “Tam quốc diễn nghĩa” có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam và các nước trên thế giới.

Đây là tác phẩm lớn gồm 120 hồi được ra đời vào đầu thời nhà Minh (1368 – 1644) kể chuyện “cát cứ phân tranh” của ba tập đoàn phong kiến Ngụy – Thục – Ngô với các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên, đời sống nhân dân khổ cực trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ.

Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” thuộc hồi 28 của tác phẩm. Nội dung của đoạn trích kể về việc Quan Công đưa hai chị đến Cổ Thành thì biết Trương Phi đang chiếm thành, tạm lấy chốn nương thân liền sai Tôn Càn vào thành báo tin để Trương Phi ra đón hai chị.

Gặp lại Trương Phi, Quan Công “mừng rỡ vô cùng” còn Trương Phi do hiểu nhầm Quan Công “hàng Tào Tháo” nên “múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Đang trong lúc phân trần sự thật thì quân Tào kéo đến, Quan Công đã lấy đầu của Sái Dương – tên tướng cầm đầu quân Tào. Sau này, Trương Phi mới tin Quan Công và “mời hai chị vào thành”.

Đoạn trích này đã khắc họa thành công hai nhân vật Trương Phi và Quan Công với những đặc điểm tính cách nổi bật. Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi là anh em kết nghĩa nơi vườn đào, có lời thề sống chết bên nhau. Họ cùng có chí khôi phục lại nhà Hán, mang lại thái bình cho đất nước và sự ấm no cho nhân dân. Kẻ nào phản bội lại nghĩa tình anh em thì đó là kẻ bất trung, bất nghĩa.

Trước đó, họ nương náu dưới trướng Tào Tháo nhưng khi hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo nên họ đã bỏ đi. Vì phải “hộ tống hai chị dâu nên Quan Công tạm hàng Tào Tháo với điều kiện hàng Hán chứ không hàng Tào”.

Tào Tháo tìm mọi cách thu phục Quan Công nhưng khi biết tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu thì Phi trả hết con dấu, châu báu, lên đường tìm anh. Đến Cổ Thành thì Quan Công gặp Trương Phi và bị Trương Phi hiểu nhầm.

Với tính tình nóng nảy, cương trực, Trương Phi “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Trương Phi “hầm hầm quát” người anh em kết nghĩa vườn đào với mình năm xưa: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?” và quyết liều sống chết với Quan Công.Trương Phi không nghe bất cứ một lời giải thích nào từ Quan Công, Cam phu nhân, Mi phu nhân và Tôn Càn.

Trương Phi không xưng hô lễ nghi như “nhị ca” -“tiểu đệ” mà xưng “tao” – “mày”, gọi Quan Công là “nó”, là “thằng phụ nghĩa”. Điều ấy chứng tỏ Trương Phi là con người thẳng thắn, không thể dung tha cho kẻ đã phản bội anh em, làm những điều phi nghĩa.

Nhân vật này còn quả quyết khẳng định: “Hai chị bị lừa dối đấy. Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?” Đó là câu nói thể hiện lí lẽ, quan điểm và sự dứt khoát của Trương Phi. Bậc bề tôi quyết trung thành với vua, thà chịu chết chứ không chịu đầu hàng kẻ thù.

Mâu thuẫn giữa hai nhân vật được La Quán Trung đẩy lên cao trào khi Trương Phi trông thấy quân Tào kéo đến do Sái Dương dẫn đầu, “vác đao tế ngựa xông đến”. Vốn đã nghi ngờ Quan Công ngay từ đầu nên khi trông thấy cảnh tượng “bụi bay mù trời, một toán quân mã kéo đến, cờ hiệu phấp phới chính là cờ Tào” như đến để bắt mình nên Trương Phi lại càng nổi giận và “múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”.

Khi Quan Công tỏ lòng thực của mình bằng cách chém tên tướng Sái Dương thì Trương Phi cũng kiên quyết ra điều kiện: “Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy”. Đây là cơ hội để Quan Công chứng minh được sự trong sạch và tấm lòng ngay thẳng, trung nghĩa của mình.

Chưa dứt một hồi trống, “đầu Sái Dương đã lăn dưới đất”, “quân Tào chạy tan tác” nhưng kết quả ấy cũng chưa thuyết phục được lòng tin của Trương Phi.

Chỉ khi nghe một tên lính kể chuyện Sái Dương nghe tin Quan Công giết cháu ngoại mình bèn “nổi giận đùng đùng” muốn sang Hà Bắc đánh Quan Công nhưng Tào Tháo không cho đi, “nhân sai Nhữ Nam đánh Lưu Tích” không ngờ đi đến Cổ Thành gặp Quan Công thì lúc đó Trương Phi mới “tin anh là thực” và “mời hai chị vào thành”.

Hai người chị kể cho Trương Phi nghe những việc mà Quan Công trải qua khiến Trương Phi “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”. Trương Phi tuy tính tình nóng nảy nhưng khi hiểu hết câu chuyện và hoàn cảnh của người anh kết nghĩa thì đã tin tưởng và phục thiện. Đó là một trong những vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này.

Bên cạnh đó, tác giả La Quán Trung cũng khắc họa nhân vật Quan Công với tính cách khiêm nhường, trung nghĩa, thủy chung với tình anh em kết nghĩa vườn đào. Khi gặp được Trương Phi, Quan Công “mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón”. Ngay cả khi bị Trương Phi gọi là “mày”, “thằng”,”nó” nhưng Quan Công vẫn giữ cách xử sự đúng mực, độ lượng khi gọi Trương Phi là “em” và “hiền đệ”.

Quan Công hết sức bình tĩnh khi “tránh mũi mâu”, nhờ hai chị làm nhân chứng cho sự trung thành của mình. Không những thế, Quan Công rất coi trọng tình nghĩa anh em đã có và muốn chứng minh điều ấy qua hành động chém Sái Dương “để tỏ lòng thực”. Trước sự nghi ngờ của Trương Phi lớn như vậy nhưng Quan Công vẫn giữ được bình tĩnh và sự từ tốn của bản thân để minh oan.

Hồi trống có ý nghĩa thâu tóm toàn bộ linh hồn, mang lại không khí chiến trận cho đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ của ba anh em của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Đoạn trích đã thể hiện được tính cương trực của Trương Phi và lòng trung nghĩa của Quan Công.

Kết cấu của “Hồi trống Cổ Thành” như một vở kịch hoàn chỉnh và mang những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” không chỉ phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa lúc bấy giờ mà còn để lại những bài học về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của Nho giáo, các cách ứng xử của bậc quân tử. Đây cũng là nguyên nhân khiến tác phẩm luôn có sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc.

Phân Tích Hồi Trống Cổ Thành Chọn Lọc – Mẫu 2

“Tam quốc diễn nghĩa” được coi là một trong bốn tác phẩm cổ điển nổi tiếng nhất Trung Quốc. Tác phẩm gây ấn tượng với người đọc bởi “tuyệt nhân” – Lưu Bị, “tuyệt trí” – Khổng Minh, “tuyệt gian” – Tào Tháo. Trích đoạn “Hồi trống Cổ Thành” đặc biệt làm nổi bật vẻ đẹp và phẩm chất tuyệt nghĩa của Trương Phi, đồng thời qua đó, ta cũng thấy ý nghĩa của vấn đề “trung thành hay phản bội” được đặt ra trong đoạn trích.

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành nằm giữa hồi thứ 28 của bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, kể về việc Trương Phi gặp lại Quan Công sau bao ngày xa cách nhưng với thái độ tức giận, đòi đâm Vân Trường. Dù Quan Công ra sức giải thích, mọi người can ngăn, Trương Phi lại càng tức giận.

Thậm chí, khi quân mã của Tào Tháo đến, lửa giận lại càng bừng lên dữ dội. Chỉ đến khi Quan Công lấy đầu Sái Dương – tướng của Tào Tháo sau một hồi trống thì Trương Phi mới nguôi giận. Khi nghe tên lính kể chuyện thực hư, Trương Phi mới tin, khóc lóc thụp lạy Vân Trường.

Trước tiên, đoạn trích khắc họa cảnh gặp mặt và mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công. Lúc này, vẻ đẹp của hai nhân vật thể hiện qua việc nghe tin báo. Quan Công khi nghe tin em thì mừng rỡ vô cùng, nôn nóng muốn gặp mặt và tin tưởng Trương Phi sẽ mừng rỡ đón mình.

Qua đó, nhân vật toát lên vẻ đẹp là một người giàu lòng trung nghĩa, giàu tình nghĩa và biết nghĩ cho mọi người. Trái với Quan Công, Trương Phi nghe tin Quan Công đến bèn “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác xà mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân” chạy lại đâm Quan Công. Hành động dứt khoát, quyết liệt ấy khẳng định vẻ đẹp cương trực, khảng khái, trắng đen rõ ràng của Trương Phi.

Vẻ đẹp của hai nhân vật còn toát lên khi cả hai gặp mặt. Quan Công khi mới gặp Trương Phi vội tránh mũi mâu, nhắc lại tình nghĩa vườn đào và ra sức thanh minh cho bản thân mình: “Chuyện này em cũng không biết, ta cũng khó nói. May có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”. Lời nói dứt khoát cùng hành động từ tốn, điềm đạm ấy chứng minh Quan Công là một người kiên nhẫn, nhẹ nhàng dù rơi vào tình huống khó xử.

Trái lại, Trương Phi khi vừa gặp Quan Công bèn quát mắng, nổi giận đùng đùng cho Quan Công là kẻ bội nghĩa, thậm chí không nghe những lời khuyên can của mọi người, lời thanh minh của Quan Công. Qua đó, vẻ nóng nảy, cương trực của con người tuyệt nghĩa đã được đề cao.

Chi tiết Hồi trống hóa giải mâu thuẫn của cả hai càng tô đậm vẻ đẹp của hai nhân vật. Khi nhìn thấy quân mã của Tào Tháo kéo đến, Quan Công đưa ra gợi ý chém tên tướng Sái Dương để tỏ lòng. Dường như tấm lòng trung nghĩa, trước sau như một ấy nhất quát với tính cách điềm đạm của Quan Công.

Trương Phi đưa ra lời thách đố khi đánh ba hồi trống, Quan Công phải chém đầu tên tướng giặc. Trong khi Trương Phi đánh trống, Quan Công múa đao xô lại, hành động dứt khoát chém đầu Sái Dương.

Có thể nói, chi tiết hồi trống Cổ Thành đã giải quyết mâu thuẫn một cách chóng vánh, đồng thời khắc sâu và làm nổi bật tấm lòng trung nghĩa của Quan Công, vẻ thẳng thắn mạnh mẽ của Trương Phi. Hồi trống cũng đem lại không khí chiến trận đặc trưng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng đường gươm, mũi giáo trong không khí thúc giục, binh mã ngập trời.

Chi tiết này cũng thể hiện thủ pháp phóng đại, cường điệu đặc trưng trong tiểu thuyết chương hồi. Có thể nói, qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”, vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và vẻ thẳng thắn của Trương Phi được tái hiện một cách chân thực.

Tình anh em với quan niệm tín nghĩa, chân thành cùng lối ứng xử của người quân tử được gửi gắm qua tác phẩm là bài học không bao giờ cũ dành cho mỗi chúng ta.

Phân Tích Hồi Trống Cổ Thành Ấn Tượng – Mẫu 3

La Quán Trung là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Quốc, tên tuổi của ông gắn liền với những tác phẩm mang tính dã sử, nổi bật nhất phải kể đến Tam quốc diễn nghĩa. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử đồ sộ và có giá trị nhất của nền văn học Trung Quốc. Đoạn trích Hồi trống cổ thành cũng là một đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn La Quán Trung.

Đoạn trích Hồi trống cổ thành thuộc hồi thứ hai mươi tám của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, trong đoạn trích này tác giả đã miêu tả cuộc hội ngộ của hai người anh em Quan Công và Trương Phi trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Thông qua việc xây dựng nên một tình huống đầy hấp dẫn, tác giả La Quán Trung đã thể hiện được tình huynh đệ cũng như những biểu hiện của lòng tín nghĩa.

Trước tiên, La Quán Trung đã đi khắc họa nhân vật Trương Phi. Trương Phi là một trong những vị tướng đắc lực dưới trướng của Lưu Bị, nhân vật này hiện lên với vóc dáng cao lớn “… cao tám thước, đầu cáo mắt tròn, râu hùm hàm én…”. Trương Phi có tính cách bộc trực, nóng nảy. Tuy là một vị tướng mưu lược nhưng trong nhiều trường hợp nhất định thì Trương Phi lại trở nên thô lỗ, không biết suy tính trước sau.

Nhân vật Trương Phi là đại diện của chữ Trung, là một con người có bản lĩnh cứng cỏi, thẳng thắn, thà chết chứ không chịu khuất phục, luồn cúi dưới trướng của kẻ thù, đặc biệt Trương Phi căm ghét sự phản bội, đây cũng chính là nguyên nhân của những hành động nóng nảy của Trương Phi với Quan Công khi nghi ngờ Quan Công đã phản bội lại tình nghĩa huynh đệ để theo Tào Tháo.

Vốn có những hiềm khích, hiểu lầm nên cuộc hội ngộ của an hem Quan Công và Trương Phi cũng thật đặc biệt, đó không lại sự sum họp trong sự vui mừng, nồng nhiệt đón tiếp mà là một trận giao chiến đầy căng thẳng. Để thoát khỏi sự kiểm soát của Tào Tháo, Quan Công đã phải mở con đường máu đưa hai chị dâu chạy trốn, sau đó gặp Trương Phi.

Quan Công những tưởng giây phút huynh đệ hội ngộ sẽ vô cùng cảm động và vui mừng mà không thể ngờ được Trương Phi lại đón tiếp mình bằng gương mặt đỏ bừng tức giận, hành động quyết dồn mình vào con đường chết. Trước những hành động của Trương Phi, Quan Công không thể hiểu vì sao người anh em thân thiết lại đối xử với mình như vậy.

Là một con người tỉnh táo, thức thời nên dù bị Trương Phi tấn công quyết liệt cùng cách xưng hô mày- tao đầy xa lạ thì Quan Công vẫn xưng huynh- đệ và cố dò hỏi nguyên nhân vì sao Trương Phi lại có những hành động như vậy. Qua những lời nói và hành động của Quan công, ta có thể thấy được ở con người này một sự nhẫn nại, một con người biết lí lẽ, phân tích tình tình hình dù trong tình thế căng thẳng nhất.

Sau khi đã biết được nguyên nhân khiến cho Trương Phi tức giận và có những hành động nông nổi là do hiểu lầm mình phản bội lại tình nghĩa huynh đệ, đi theo Tào. Quan Công đã rất bình tĩnh để giải thích cho Trương Phi hiểu nhưng dù có nói như thế nào thì Trương Phi cũng không tin.

Cuối cùng, tình thế bị đẩy lên căng thẳng nhất khi Sái Dương đuổi tới chân thành, sự nghi ngờ ở Trương Phi ngày càng dâng cao. Cuối cùng, Trương Phi đã đưa ra một thử thách để chứng minh sự trong sạch của Quan Công, đó chính là trong thời gian của ba hồi trống thì Quan Công phải chém đầu Sái Dương.

Trước lời thách thức của Trương Phi, Quan Công đã chấp nhận, khi tiếng trống đầu tiên vang lên thì ngay lập tức Quan Công đã lao vào Sái Dương, bằng bản lĩnh và võ nghệ của một vị tướng tài ba, trong ba hồi trống mà Trương Phi đánh lên thì Quan Công đã chém được đầu của Sái dương.

Về phía của Trương Phi, sau khi Quan Công đã hoàn thành xong thử thách thì vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn, trong lòng vẫn chưa thể gỡ bỏ hết được những nghi ngờ. Cuối cùng, trước những lời kể của ai chị dâu và một tên lính thì Trương Phi đã hiểu ra sự việc, sự hối hận tột cùng khiến cho Trương Phi quỳ rạp xuống van khóc, xin lỗi người anh em của mình về những hành động nông nổi.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, tên nhan đề của đoạn trích này chẳng phải ngẫu nhiên mà được đặt là Hồi trống cổ thành, đó là tiếng trống minh oan,tiếng trống hóa giải những hiểu lầm của hai anh em Quan Công và Trương Phi:

“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên”

Qua đoạn trích Hồi trống cổ thành ta có thể thấy rõ nét tính cách của từng nhân vật, đồng thời đoạn trích cũng hướng đến ca ngợi tình anh em gắn bó, dù trải qua những khó khăn thì cũng sẽ có ngày đoàn tụ.

Phân Tích Hồi Trống Cổ Thành Đặc Sắc – Mẫu 4

Là tác phẩm tiểu thuyết viết theo lối chương hồi, “Tam quốc diễn nghĩa” – một tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử, xã hội Trung Quốc thời kì cát cứ phân tranh, chiến tranh liên miên, người dân trải qua nhiều đau khổ, mọi diễn biến của thời kì biến loạn đó được tác giả La Quán Trung tái hiện lại rõ nét qua tác phẩm giàu giá trị hiện thực.

“Hồi trống cổ thành” là một trích đoạn tiêu biểu của tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”, đoạn trích tái hiện lại rõ nét chân dung của những con người nhân nghĩa Trương Phi, Vân Trường, đó chính là những con người đại diện cho lòng “trung”, cho chữ “nghĩa” trong quan hệ vua tôi, huynh đệ.

Nếu trong nền văn học Việt Nam có tác phẩm chương hồi giàu giá trị lịch sử, giá trị thời đại là “Hoàng Lê nhất thống chí” của các tác giả Ngô Gia Văn Phái thì ở một nền văn học lớn như Trung Hoa cũng không thiếu những tác phẩm lớn của các tác giả tài ba.

Trong số các tác phẩm lịch sử đó, nổi bật lên hẳng chính là tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, cả một giai đoạn dài nhiều thăng trầm, với sự đổi thay của biết bao nhiêu thời đại đều được tái giả khắc họa lại trong tác phẩm của mình.

Trở lại với trích đoạn “Hồi trống cổ thành”, như đã nói, tác phẩm này đề cập đến lòng chung nghĩa, tình cảm huynh đệ giữa hai nhân vật chính là Trương Phi và Quan Vân Trường, và đặc biệt, tình cảm ấy còn được đặt trong một tình huống éo le, gây cho các nhân vật nhiều sự đấu tranh, giằng xé để có được quyết định cuối cùng giữa chữ trung và chữ nghĩa.

Theo dõi “Tam quốc diễn nghĩa” nói chung, trích đoạn “Hồi trống cổ thành” nói riêng ta có thể thấy cả Quan Vân Trường và Trương Phi đều là những vị tướng tài giỏi, những người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất. Là những con người tiêu biểu đại diện cho chữ “dũng”.

Nói qua như vậy để ta hiểu hơn về tính cách, con người của những nhân vật này, họ là những người thà chết chứ không chịu nhục, thà mất đi mạng sống chứ không chịu phản bội lại chủ. Nhưng ở đây, để thử thách tấm lòng trung nghĩa của hai nhân vật này, tác giả La Quán Trung đã đặt họ vào một tình huống ngặt nghèo, mà ở đó những phẩm chất, con người thật của mỗi người được bộc lộ một cách rõ nét.

Ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi ẩn náu dưới trướng của Tào Tháo, biết được Tào Tháo là một con người gian hùng nên họ đã tìm cách bỏ đi. Trên đường trốn chạy, tránh sự truy sát của Tào Tháo thì ba huynh đệ đã mỗi người một ngả. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mọi hiểu lầm sau này của hai huynh đệ Quan Công và Trương Phi.

Vì phải dẫn theo hai chị dâu, vốn là hai bà vợ của Lưu Bị nên Quan Công không thể rút chạy an toàn mà bị Tào Tháo vây bắt. Vì biết Quan Công là một người tài hiếm có nên Tào Tháo không những không giết mà còn tìm mọi cách để Quan Công quy phục mình.

Nếu có một mình, thì dù phải hi sinh tính mạng thì Quan Công cũng không chịu hang Tào Tháo, nhưng vì đảm bảo sự an nguy cho hai người chị dâu, cực chẳng đã Quan Công đã phải tạm hàng Tào Tháo, dù là tạm hàng nhưng Quan Công cũng khẳng định mạnh mẽ, tuyên bố rõ ràng việc mình háng ở đây không phải hang Tào Tháo mà là hang vua Hán, vì lúc này vua Hán đang bị Tào Tháo không chế.

Quan Công đợi thời cơ, một khi có tin tức của anh mình, tức Lưu Bị thì sẽ lập tức đi ngay. Ta có thể thấy, Quan Công là một con người ngay thẳng, tuyệt đối trung thành với Lưu Bị, vì dù được Tào Tháo tìm mọi cách lấy lòng, “ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, lại ban thưởng chức tước, vàng bạc, mĩ nữ…” nhưng Quan Công cũng không hề đái hoài, không bị tác động dù chỉ một chút “Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”.

Nhân vật Quan Công còn hiện lên là một vị tướng kiêu hùng, dũng mãnh hơn người, vì khi đã nghe ngóng tin tức, xác định được vị trí của huynh đệ thì Quan Công lập tức lên đường, khi ấy các tướng dưới trướng của Tào Tháo ngăn cản thì Quan Công đã vung đao chém luôn sáu tướng, vượt được năm cửa quan để đến Cổ Thành gặp người huynh đệ Trương Phi.

Hành động oai dũng ấy tuy được miêu tả qua một vài chi tiết ngắn gọn, nhưng ta cũng phải thấy được mức độ hiểm nguy, khó khăn của tình huống này, bởi Quan Công chỉ có một thân một mình, lại phải bảo vệ cho sự an nguy của các chị dâu thì việc chiến thắng tướng của Tào Tháo và qua các cửa quan là một việc hết sức phi thường.

Khi đến được Cổ Thành, Quan Công đã rất vui mừng khi sắp tới sẽ gặp được người em thân thiết Trương Phi, bởi Trương Phi không những trốn chạy thành công mà còn chiếm thành công Cổ Thành, nhưng niềm vui đoàn tụ ấy chưa kịp xảy ra thì một tình huống bất ngờ mà Quan Công không thể lường trước đã xảy ra.

Trương Phi không những không chào đón mình bằng cái ôm nồng nhiệt của huynh đệ mà tiếp đón bằng đao, vẻ mặt hung dữ như thể nghênh chiến kẻ thù “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Vì không thể lường trước được tình huống này sẽ xảy ra nên Quan Công rất bất ngờ, vội tránh mũi mâu “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa đào ru?”

Quan Công đã nhắc lại tình nghĩa huynh đệ với Trương Phi và hoài nghi về sự manh động của Trương Phi, ta có thể nhận thấy Quan Công là một con người điềm tĩnh, luôn bình tĩnh giải quyết mọi thứ, dù trong tình cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất. Dù Trương Phi một mực khẳng định Quan Công là kẻ phản bội thì sự điềm đạm trong khí chất đã giữ cho Quan Công sự bình tĩnh trước mọi việc mà rành rọi giải thích đầu đuôi mọi sự hiểu lầm.

Và khi Trương Phi vẫn nhất quyết không chịu tin và muốn Quan Công chứng tỏ sự trong sạch bằng cách lấy đầu của tướng giặc qua ba hồi trống, dù khó khăn nhưng vì phẩm tiết ản thân, vì tình huynh đệ thì Quan Công vẫn chấp nhận. Và cuối cùng, sau khi chém chết tướng giặc thì Quan Công đã làm tỏ rạng mối hàm oan của Trương Phi đối với mình, tình huynh đệ gắn kết trở lại.

Nếu Quan Công là một con người điềm tĩnh, biết suy xét, nhận biết tình hình thì Trương Phi lại ngược lại, tuy là một người tướng giỏi nhưng Trương Phi tính tình lại nóng nảy, không nghe những lời giải thích, dù có lí, thuyết phục đến đâu.

Vì vậy mà chỉ khi Quan Công giết chết được tên tướng giặc thì Trương Phi mới chấp nhận sự trong sạch của Quan Công, dù trước đó Quan Công có giải thích đến đâu, dù người chị dâu có làm chứng thì Trương Phi cũng một mực không nghe.

Tuy nhiên, sự cố chấp này của Trương Phi cũng xuất phát từ chính tấm lòng trung thành với Lưu Bị, vì quá trọng chữ “trung” nên không cho phép sự phản bội, hai lòng làm hoen ố, ảnh hưởng. Ta cũng không thể phủ nhận được sự dũng mãnh, tài ba hơn người của Trương Phi, vì chỉ có dưới trướng khoảng hơn trăm người nhưng Trương Phi đã đoạt được Cổ Thành về tay và làm chủ nơi đây.

Đây không hề là việc đơn giản nếu như không muốn nói đây là một hành động quá sức phi thường. Là người trọng sự trung thành nên dù tình cảm huynh đệ có gắn bó nhưng một khi đã phản bội thì Trương Phi cũng kiên quyết chống lại đến cùng. Hành động ấy, suy nghĩ ấy rất đúng nếu như Quan Công là con người hai mặt thực sự.

Nhưng ở đây sự thật không như những phán đoán mơ hồ của Trương Phi nên sự nông nổi, cứng nhắc của anh ta khiến cho hành động nhân vật này trở nên mù quáng. Tuy nhiên, Trương phi cũng là người biết hối lối khi nhận ra những sai lầm của mình, khi giết Quan Công không hề phản bội thì Trương Phi đã tạ lỗi, khóc lóc, quỳ lạy Quan Công để hối lỗi “..nhỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường…”

Như vậy, đoạn trích “Hồi trống cổ thành” đã khắc họa thành công và chân thực hình ảnh của hai người anh hùng trong Tam Quốc chí, là Trương Phi và Quan Công.

Tuy có những đối lập về tính cách, một người điềm tĩnh, một người nóng nảy, bộc trực nhưng cả hai đều có điểm chung đó chính là một lòng trung thành, coi trọng tình nghĩa huynh đệ, đều là những tướng lĩnh tài giỏi, dũng mãnh. Và hơn hết, cả hai người anh hùng này đều là đại diện cho chữ “dũng”, là những nhân tố tạo nên sức mạnh cho Lưu Bị.

Phân Tích Hồi Trống Cổ Thành Tiêu Biểu – Mẫu 5

Tam quốc diễn nghĩa là một trong những câu chuyện kinh điển về tình nghĩa anh em, quân thần thời phong kiến Trung Hoa và Hồi trống Cổ Thành là một trong những trường đoạn khiến người đọc phải lặng suy ngẫm về tình nghĩa giữa Quan Vũ và Trương Phi.

Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi là ba anh em kết nghĩa nhưng tình sâu hơn bể. Sự khác nhau về tính cách không khiến ba con người này trở nên mâu thuẫn bởi cả ba cùng chung một lí tưởng, một tâm nguyện. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, ba anh em phải tạm li tán. Và chính sự ly tán đó dẫn đến sự nghi ngờ trong lòng Trương Phi ở đoạn trích Hồi trống Cổ Thành này.

Rời Tào doanh, đến Cổ Thành, biết tin Trương Phi đang trấn giữ ở đây, Quan Công mừng rỡ vô cùng. Trong khi đó Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa bắc.

Nhưng tưởng Trương Phi sẽ thi lễ, đón hai anh chị vào thành, vậy mà lại múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. Thái độ của Trương Phi hoàn toàn đối lập với thái độ của Quan Công và gần như trái ngược với đạo lí làm em. Lẽ nào Trương Phi đã quên nghĩa vườn đào, quên là em mà hành xử với Quan Công như vậy.

Nhưng Trương Phi có lý do để hành động như vậy. Nhân vật của La Quán Trung đứng trên hai lập trường (tình nghĩa anh em và nghĩa vua – tôi) để định tội Quan Công.

Nhà văn tiếp tục dẫn mâu thuẫn đi xa hơn bằng cách để Trương Phi để xưng mày – tao với Quan Công, luận giải tội trạng của Quan Công “bỏ anh, hàng Tào (…) lừa tao” và kết tội Quan Công bội nghĩa. Quan Công thanh minh, hai phu nhân cũng nói đỡ hộ nhưng Trương Phi vẫn không tin lời anh. Hồi trống Cổ Thành.

Mâu thuẫn truyện được đẩy lên một bậc khi quân của Sái Dương mang cờ Tào đuổi kịp Quan Công. Trương Phi càng có cớ để nghi ngờ lòng dạ Quan Công. Đám quân mã do Sái Dương dẫn đầu khiến Trương Phi nghĩ rằng Vân Trường đưa đến để bắt về qui hàng cho Tào Tháo.

Tình thế éo le buộc Vân Trường phải hành động để chứng thực lòng với em: “Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta!”. Đến đây, La Quán Trung quyết định thắt nút truyện, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm bằng tình tiết Hồi trống Cổ Thành.

Trước đề nghị của Quan Vân Trường, Trương Phi đã ra điều kiện – một điều kiện khắc nghiệt: “Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy”.

Ba hồi trống định mức thời gian để minh chứng cho một tấm lòng, ba hồi trống để giải oan, ba hồi trống để nhận diện nhân cách một con người cũng là ba hồi trống đầy thách thức. Nó quả là quá ngắn ngủi đối với một mạng người. Nó sẽ là một minh chứng nếu quả thật Quan Công do dự, dao động và không có tài nghệ, khí phách.

Nhưng nó cũng là cơ hội để Quan Công minh oan, để hai anh em có thể đoàn tụ lẫn nhau, để lời thề vườn đào năm xưa được giữ trọn. Nếu không có ba hồi trống, mối nghi ngờ trong lòng Trương Phi chỉ có thể giải tỏa bằng bát xà mâu. Và lúc đó, khó có thể hình dung giữa Trương Phi và Quan Công hai anh em ngang tài ngang sức, ai sẽ là người chiến thắng, ai là người phải hy sinh.

Tình huống đó bắt buộc Quan Vân Trường phải hành động gấp rút. Chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất. Mâu thuẫn được hóa giải, nút thắt đầy kịch tính được tháo bỏ. Chi tiết Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường thể hiện tình cảm chân thành của người em cương trực, thẳng thắn, nghĩa dũng đối với người anh em của mình.

Đến cuối đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, hồi trống mới xuất hiện nhưng nó đã thực thi nhiệm vụ quan trọng: hóa giải mối nghi ngờ giữa hai anh em Quan Vũ – Trương Phi.

Trở lại với diễn biến câu chuyện phía trước, có thể thấy đó là hồi trống ra quân và cũng là hồi trống thu quân, hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Cuộc hội ngộ của hai anh em không có rượu, chỉ có hồi trống trận. Nó cũng chính là một thành công trong nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của nhà văn La Quán Trung.

Viết một bình luận