Khúc Rễ Đa Lớp 1: Nội Dung Câu Chuyện + Ý Nghĩa + Giáo Án

Khúc Rễ Đa Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Mời Quý Thầy Cô, Phụ Huynh Và Các Em Học Sinh Tham Khảo Nội Dung Chi Tiết Bài Đọc Bên Dưới.

Nội Dung Truyện Khúc Rễ Đa Lớp 1

Thohay.vn chia sẻ cho các quý thầy cô và các bạn nhỏ câu chuyện khúc rễ đa bên dưới.

Hôm ấy, tập thể dục xong, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, bác thấy một khúc rễ phụ dài nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua làm cho nó rơi xuống. Bác đưa khúc rễ cho chú cần vụ và bảo:

– Chú trồng cho nó mọc tiếp.

Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất rồi vùi khúc rễ xuống. Bác nhìn rồi bảo:

– Chú nên làm thế này!

Bác cuộn khúc rễ thành hình tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc, rồi vùi hai đầu rễ xuống đất. Anh cần vụ thắc mắc:

– Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười:

– Rồi chú sẽ biết!

Theo thời gian, rễ cây dần bén rễ, đâm chồi, nảy lá. Vài năm sau, nó trở thành cây đa nhỏ có vòng lá tròn. Thiếu nhi đến thăm vườn Bác, bạn nào cũng thích trò chui qua chui lại dưới vòng lá ấy. Bấy giờ, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Câu Chuyện Xe Cứu Hỏa Tí Hon ❤️️Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Khúc Rễ Đa

Câu chuyện “Khúc rễ đa” kể về một khúc rễ của cây đa, được Bác Hồ tặng cho một người trồng cây. Khúc rễ đa được trồng và chăm sóc, sau đó trở thành một cây đa to lớn, mang lại nhiều lợi ích cho con người. Câu chuyện này giúp trẻ em hiểu được tầm quan trọng của việc trồng cây và chăm sóc cây trong cuộc sống.

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Khúc Rễ Đa Lớp 1

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Khúc Rễ Đa Lớp 1.

☛  Câu 1: Khi đi dạo trong vườn Bác Hồ nhìn thấy gì?

Câu trả lời:  Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, thấy khúc rễ phụ nằm trên mặt đất.

☛  Câu 2: Bác chỉ cho chú cần vụ điều gì?

Câu trả lời:  Bác cuộn khúc rễ thành vòng tròn, bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, vùi hai đầu rễ xuống đất.

☛  Câu 3: Khi vào thăm vườn Bác, các bạn thiếu nhi thích chơi trò gì?

Câu trả lời:  Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, bạn nào cũng thích chơi trò chui qua vòng lá ấy. 

Giáo Án Kể Chuyện Khúc Rễ Đa Lớp 1

Giáo Án Kể Chuyện Khúc Rễ Đa Lớp 1.

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

– Nhân ái: Học sinh biết bày tỏ cảm xúc của bản thân với Bác Hồ
– Chăm chỉ: Bồi dưỡng phẩm chất biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý người trồng cây

2. Năng lực:

a, Năng lực chung:
– Học sinh biết phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Khúc rễ đa, tên chủ đề Vườn ươm và tranh minh họa.

b, Năng lực đặc thù:
– Biết kể từng đoạn câu chuyện dự vào tranh minh họa và câu hỏi dưới tranh.
– Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
– Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp của từng đoạn của câu chuyện khi kể.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC.

– Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử.
– Học sinh: Sách giáo khoa

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG  CỦA GIÁO VIÊN    
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp và KTBC:

– HS trả lời câu hỏi về câu chuyện lần trước:
+ Tên câu chuyện là gì?
+ Ai là nhân vật chính trong truyện?
– GV nhận xét

2. Hoạt động 1: Luyện tập nghe và nói

– Mục tiêu: Học sinh phán đoán được tên câu chuyện.
– Phương pháp: Thảo luận nhóm
– Hình thức: nhóm 2.
– Tiến hành:

+ Gọi HS đọc trơn tựa đề của câu chuyện “ Khúc rễ đa”.
+ Cho HS quan sát tranh minh họa, phán đoán về nội dung câu chuyện theo câu hỏi gợi ý:
    +Trong bức tranh có những nhân vật nào?
    +Họ đang làm gì?
+ GV giới thiệu bài mới. Ghi tựa bài

3. Hoạt động: Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện

– Mục tiêu: Học sinh kể từng đoạn câu chuyện, bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu câu chuyện.
– Phương pháp: Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
– Hình thức: Nhóm 4, cá nhân.
– Tiến trình:
+ GV kể mẫu lần 1 nội dung toàn bộ câu chuyện
+ GV kể lại lần 2 theo từng đoạn kết hợp với tranh minh họa theo đúng trật tự, diễn biến của câu chuyện.
+ GV giao việc : mỗi tổ thảo luận (4 tổ, 4 tranh) thảo luận 1 tranh và kể nội dung bức tranh đó.
+ GV mời đại diện các nhóm lên kể từng đoạn theo tran
+ GV nhận xét.
+ Mời học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ GV nhận xét và đưa câu hỏi gợi ý HS rút ra ý nghĩa câu chuyện.

 4. Củng cố, dặn dò:

– Gọi HS nhắc lại tên truyện, nhân vật yêu thích và lí do yêu thích nhân vật.
– Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện
– Chuẩn bị tiết học sau: “ Chủ đề Những diều em đã học”              
– 1-2 HS trả lời
+ Giấc mơ của một cậu bé
+ Phun – tơn
+ Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi về câu chuyện đã học
+ Tiêu chí đánh giá: Trả lời đầy đủ và đúng câu hỏi.
– HS đọc
– HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi (4 phút)
– Đại diện nhóm trình bày
+ Bác Hồ, chú bộ đội, các bạn nhỏ
– HS lắng nghe
+ Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi liên quan đến câu chuyện.
+ Tiêu chí đánh giá: Trả lời đầy đủ và đúng câu hỏi.
– HS lắng nghe
– HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
+ Dự kiến sản phẩm: Học sinh kể được câu chuyện.
+ Tiêu chí đánh giá: Kể đúng nội dung câu chuyện, có thể hiện nét mặt, điệu bộ.
– HS lắng nghe.
+ Dự kiến sản phẩm: Học sinh nắm được câu chuyện
* Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng câu hỏi.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Mong Ước Của Ngựa Con ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Giáo Án

Viết một bình luận