Mít Học Vẽ Tranh Lớp 1 [Nội Dung Câu Chuyện + Ý Nghĩa + Giáo Án]

Mít Học Vẽ Tranh Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Giúp Bé Bổ Sung Thêm Kiến Thức Về Bài Đọc Mít Học Vẽ Tranh.

Nội Dung Truyện Mít Học Vẽ Tranh Lớp 1

Nội Dung Truyện Mít Học Vẽ Tranh Lớp 1.

Một hôm, Mít quyết định học vẽ tranh.

Cậu đến tìm Xanh xin một cây cọ cùng vài tuýp màu vẽ. Cũng hôm ấy, Hồng đến thăm Mít. Mít nói:

– Cậu ngồi xuống đây, mình vẽ tranh cho cậu.

Mít khuấy bột màu rồi vẽ Hồng với cái mũi màu hồng, đôi tai màu xanh nhạt. Mít vẽ tiếp đôi môi màu xanh thẫm, đôi mắt màu vàng.

Khi Mít vẽ xong, Hồng rất ngạc nhiên và thích thú vì khuôn mặt của mình có nhiều màu sắc. Hồng cười toe toét rồi cảm ơn Mít.

Lần đầu Mít vẽ tranh như vậy đó.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Câu Chuyện Xe Cứu Hỏa Tí Hon ❤️️Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Mít Học Vẽ Tranh

Câu chuyện “Mít học vẽ tranh” kể về Mít quyết định học vẽ tranh và vẽ một bức tranh cho bạn Hồng. Câu chuyện này giúp trẻ em hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và sáng tạo trong cuộc sống.

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Mít Học Vẽ Tranh Lớp 1

Cùng Thohay.vn tìm hiểu truyện Mít Học Vẽ Tranh qua những câu hỏi, câu trả lời bên dưới.

☛ Câu 1:  Mít tìm Xanh để làm gì?

Trả lời: Mít tìm xanh để xin một cây cọ cùng vài tuýp màu vẽ.

☛ Câu 2:  Mít dùng những màu gì để vẽ khuôn mặt của Hồng?

Trả lời: Mít dùng các màu: hồng, xanh nhạt, xanh thẫm, vàng để vẽ khuôn mặt của Hồng.

Giáo Án Kể Chuyện Mít Học Vẽ Tranh Lớp 1

Giáo Án Kể Chuyện Mít Học Vẽ Tranh Lớp 1

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

–    Phát triển năng lực đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát ,
–    Phát triển năng lực viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện của dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn .
–    Phát triển năng lực nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

2. Phẩm chất

Phát triển ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II .CHUẨN BỊ


–   SGK, vở bài tập

–  máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình tivi.

–  Tranh câu chuyện 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh

1. Ôn lại kiến thức cũ. Luyện đọc

–  GV yêu cầu HS luyện đọc lại bài củ vòng theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
–  Mời một số nhóm đọc trước lớp.
–  GV cùng HS nhận xét.
–  Mời một số bạn đọc cá nhân cả bài.
–  Cả lớp đọc đồng thanh lại 1 lần.

2. Luyện viết

– GV đọc to 4 câu đầu bài Những cánh cò.
– GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết:
– GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
– GV đọc rõ ràng, chậm rãi từng cụm từ cho HS viết.
– GV đọc lại một lần toàn đoạn viết và yêu cầu HS rà soát lỗi
– HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
– GV kiểm tra và nhận xét bài của HS

3. Hoàn thiện câu và viết câu vào vở.

–  Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
–  Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
–  Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm;
–  GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

4. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.

Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.

– Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp; Động não; Hoạt động nhóm.
– Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Chia nhóm;

*Nhận xét đánh giá kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề

5. Viết chính tả

–  Hình thức: cá nhân.
–  Phương pháp: Thực hành
–  Kĩ thuật dạy học:Trình bày
–  GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6. Củng cố,dặn dò

–   Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình tiếp thu bài học.         
–   Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ
–  HS đọc lại bài  đọc: vừa mới học 
–  Mời HS nhận xét tiết học
–  GV nhận xét, khen ngợi HS. Dặn dò HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.      

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Người Lái Buôn Và Con Lừa ❤️️ Nội Dung Truyện Ngụ Ngôn, Ý Nghĩa

Viết một bình luận