Khuôn Mặt Em Của Văn Cao: Nội Dung Bài Thơ + Ý Nghĩa + Phân Tích

Khuôn Mặt Em [Văn Cao] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Nội Dung, Ý Nghĩa Bài Thơ Dưới Đây.

Nội Dung Bài Thơ Khuôn Mặt Em Của Văn Cao

Bài thơ: Khuôn mặt em
Tác giả: Văn Cao

Giữa những ngày dài dằng dặc
Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng

Dù hai đứa chúng ta
Chưa lúc nào sung sướng
Những ngày đau khổ ấy
Khuôn mặt em
Như mảnh trăng những đêm rừng cháy

Trên đường đi
Anh đặt em trên đồng cỏ
Thấy đẹp mãi màu xanh cỏ dại

Trên đường đi
Anh đặt em trên dốc núi
Ðể tìm lại những đường mềm của núi

Trên đường đi
Khuôn mặt em làm giếng
Ðể anh tìm lấy đáy ngọc châu
ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng
Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Thời Gian [Văn Cao] ❤️️Nội Dung, Nghệ Thuật, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Bài Thơ Khuôn Mặt Em

Bài thơ “Khuôn mặt em” của Văn Cao là một bài thơ tình yêu lãng mạn, viết về vẻ đẹp của người phụ nữ và thể hiện tình yêu sâu sắc, chân thành của tác giả dành cho cô ấy.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Khuôn Mặt Em

Cùng thohay.vn tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bạn thơ Khuôn Mặt Em bên dưới.

Bài thơ Khuôn mặt em được viết vào khoảng năm 1947, khi Văn Cao đã gia nhập Việt Minh và tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là một giai đoạn đầy gian nan, hiểm nguy và hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Văn Cao đã phải chia xa người yêu, gia đình và bạn bè để đi theo con đường cách mạng.

Bài thơ Khuôn mặt em là một lời tâm sự của tác giả với người yêu, bày tỏ niềm nhớ nhung và trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống khắc nghiệt.

Đôi Nét Về Tác Giả Văn Cao

Thohay.vn chia sẻ thêm về một số thông tin về Văn Cao bên dưới.

  • Văn Cao tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
  • Quê ông bà của ông ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng.
  • Thuở nhỏ, Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal (nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng), sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc.
  • Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc
  • Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý… Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn tàn thu” vào năm 16 tuổi.
  • Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, được coi là bài thơ đầu tay.
  • Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy.
  • Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô gái dậy thì”, “Sám hối”, “Nửa đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc khiêu vũ những người tự tử” (“Le Bal aux suicidés”) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận].
  • Năm 1942, ông lên Hà Nội và gia nhập Việt Minh vào năm 1944. Ông viết Tiến quân ca vào cuối năm 1944 và được Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt làm quốc ca vào năm 1945. Sau đó, ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng và sáng tác nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng. Sau sự kiện Nhân văn – Giai phẩm, ông phải đi học tập chính trị và bị cấm sáng tác trong một thời gian dài.
  • Năm 1975, ông được phục hồi danh dự và tiếp tục hoạt động nghệ thuật.
  • Năm 1995, Văn Cao qua đời tại Hà Nội. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận, Phân Tích

Viết một bình luận