Với Bàn Tay Ấy ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Bài Thơ Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Với Bàn Tay Ấy
Bài thơ: Với bàn tay ấy
Tác giả: Xuân Diệu
Với bàn tay ấy ở trong tay,
Tôi đã nguôi quên hận tháng ngày,
Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay.
Một tối bầu trời đắm sắc mây,
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy,
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ,
Nghiêng xuống làn rêu, một tối đây.
Những lời huyền bí toả lên trăng,
Những ý bao la rủ xuống trần,
Những tiếng ân tình hoa bảo gió,
Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân.
Bóng chiều đi vụt. Bỗng, đêm nay,
Tôi lại đa mang hận tháng ngày.
Dưới ánh trăng cười, tôi kiếm mãi
Dấu bàn tay ấy ở trên tay.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Hoa Nở Để Mà Tàn [Xuân Diệu] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận
Ý Nghĩa Bài Thơ Với Bàn Tay Ấy
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả với người bạn qua bàn tay ấy, một biểu tượng của sự gắn bó, sự chia sẻ và sự an ủi.
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Với Bàn Tay Ấy
Bài thơ Với bàn tay ấy là một bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu, được viết vào năm 1935 và in trong tập Thơ thơ. Bài thơ được tặng cho bạn thân của ông là nhà thơ Huy Cận.
Đôi Nét Về Tác Giả Xuân Diệu
Thohay.vn chia sẻ thêm đôi nét về tiêu sử của các giả Xuân Diệu
- Xuân Diệu (2/2/1916 – 18/12/1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh Trảo Nha,
- Quê tại làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh tại quê mẹ ở xã Hoà Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nơi cha ông là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Ông sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi (1927) thì xuống học ở Quy Nhơn.
- Năm 1936-1937, ông học và tốt nghiệp tú tài ở Huế. Năm 1937, Xuân Diệu sau ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, trong thời gian 1938-1940 ông là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn, và cùng Huy Cận ở gác 40 Hàng Than.
- Năm 1940, ông vào Mỹ Tho làm tham tá thương chánh.
- Năm 1942, ông quay lại Hà Nội làm nghề viết văn.
- Năm 1944, ông tham gia Việt Minh rồi tham gia kháng chiến, di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng. Sau hoà bình, ông về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.
- Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ, nhưng một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu gồm:
- Các tập thơ Thơ thơ (1938)
- Gửi hương cho gió (1945)
- Ngọn quốc kỳ (1945)
- Một khối hồng (1964)
- Thanh ca (1982)
- Tuyển tập Xuân Diệu (1983)
- Truyện ngắn Phấn thông vàng (1939)
- Và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Dại Khờ Của Xuân Diệu ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận