Bài Thơ Quê Người (Nội Dung, Đọc Hiểu, Phân Tích, Soạn Bài)

Hy vọng qua bài viết chi tiết về bài thơ Quê Người mà thohay.vn chia sẽ bên dưới sẽ giúp các bạn nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Quê Người

Hiện tại chưa rõ bài thơ Quê người của nhà thơ Vũ Quần Phương được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Năm nào?. Tuy nhiên, qua nội dung và cảm xúc thể hiện trong bài thơ, có thể thấy rằng tác giả đã viết nên những vần thơ này dưới tâm trạng nhớ nhung, yêu thương sâu đậm đối với quê hương trong hoàn cảnh xa xứ.

Mời bạn thưởng thức thêm 🌹 Bài Thơ Đợi Mẹ Của Vũ Quần Phương 🌹

Nội Dung Bài Thơ Quê Người

Mời bạn đón đọc bài thơ Quê người của nhà thơ Vũ Quần Phương bên dưới.

Quê người
Tác giả: Vũ Quần Phương

Trên cao thì nắng cũng quê ta
Cũng trắng màu mây bay phía xa
Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà

Nắng xuống vào cây, soi tận lá
Cây lá không là cây lá quen
Những dáng phố phường xa lạ kiểu
Nhưng nếp nhà dân khác lạ thềm

Nhớ quê, đành vậy, nhìn mây trắng
Nhìn nắng hanh vàng trên núi xa
Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ
Bụi đường cũng bụi của người ta.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Quê Người

Nhan đề thể hiện sự nhấn mạnh vào cá nhân – “Người”, người con xa xứ nhớ về quê hương, nhớ về nguồn cội và bản sắc của mình. Điều này phản ánh nỗi niềm và tâm trạng chung của những người phải rời xa quê hương để mưu sinh, học tập hay lập nghiệp, luôn mang trong mình nỗi nhớ da diết và sự trân trọng đối với quê hương.

Xem thêm tác phẩm 🌺 Đợi Của Vũ Quần Phương 🌺 (Nội Dung Bài Thơ + Ý Nghĩa + Phân Tích)

Đọc Hiểu Bài Thơ Quê Người

Cùng thohay.vn tìm hiểu sâu hơn về bài thơ Quê Người của Vũ Quần Phương qua phần đọc hiểu bên dưới.

👉 Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Trả lời: Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ

👉 Câu 2: Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?

Trả lời: Tác giả sử dụng phương thức biểu cảm kết hợp với miêu tả

👉 Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ:

Trả lời: Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp tu từ trong đó có phép điệp và phép đối

Giá Trị Bài Thơ Quê Người

Bài thơ Quê Người là một tác phẩm giàu chất thơ, thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu sắc của người con xa xứ. Sau đây là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang lại.

👉 Giá trị nội dung

Bài thơ Quê người của tác giả Vũ Quần Phương miêu tả quang cảnh đồng quê Việt Nam qua góc nhìn của một người xa quê. Tác giả nhớ lại những cảnh quan quen thuộc của quê hương mình dù đang ở nơi xa, tác giả vẫn cảm thấy bình yên và ấm áp như đang ở chính quê hương của mình. Bài thơ nhấn mạnh sự quyến luyến, tình cảm với quê hương, nơi mà dù thời gian trôi qua, cảnh quan vẫn vô cùng đẹp đẽ và bình dị biết bao.

👉 Giá trị nghệ thuật

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả
  • Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp tu từ: Phép điệp
  • Tác giả đã sử dụng ngôn từ giàu cảm xúc, có tính tượng hình, tượng thanh cao, giản dị nhưng giàu hình ảnh và biện pháp tu từ để thể hiện tâm trạng và cảm xúc của mình.

Xem thêm tác phẩm ❣️ Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ Lớp 8 ❣️ [Nội dung + phân tích]

Bố Cục Bài Thơ Quê Người

Bố cục bài thơ Quê Người của Vũ Quần Phương được chia thành ba khổ như sau:

  • Khổ 1: Từ đầu… lúc ở nhà.
  • Khổ 2: Nắng xuống… lạ thềm
  • Khổ 3: Nhớ quê… của người ta

Dàn Ý Bài Thơ Quê Người

Bạn nào muốn làm một bài văn phân tích bài thơ Quê người hay, đầy đủ ý thì có thể dựa vào dàn ý mà thohay.vn chia sẽ bên dưới.

I. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

  • Phân tích khổ 1:

Trên cao thì nắng cũng quê ta
Cũng trắng màu mây bay phía xa
Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà

Những thứ tưởng chừng như thân thuộc như lúc ở nhà. Mọi thứ, cảnh vật vẫn vậy.

  • Phân tích khổ 2:

Nắng xuống vào cây, soi tận lá
Cây lá không là cây lá quen
Những dáng phố phường xa lạ kiểu
Nhưng nếp nhà dân khác lạ thềm

Tuy trời đất, rừng núi vẫn giống ở quê nhưng vẫn là cây lá mà không quen, vẫn là phố phường nhưng xa lạ, vẫn nhà dân nhưng khác thềm.

  • Phân tích khổ 3:

Nhớ quê, đành vậy, nhìn mây trắng
Nhìn nắng hanh vàng trên núi xa
Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ
Bụi đường cũng bụi của người ta

Nỗi nhớ quê dâng trào, không biết nên làm gì khi gì cũng lạ, cũng khác, ngay cả bụi cũng chẳng phải của mình, chỉ biết nhìn mây trời, núi non.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại tình cảm của tác giả với quê hương.
  • Nêu lên thông điệp: Dù có đi đâu, quê hương vẫn luôn là nơi để trở về, là nơi gắn bó sâu đậm trong trái tim mỗi con người.

Tham khảo thêm những bài văn phân tích ❣️ Bài Ca Côn Sơn Lớp 8 ❣️ (Hay Nhất)

Soạn Bài Quê Người

Dưới đây là mẫu soạn bài Quê người trang 56, 57 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh trả lời câu hỏi, dựa vào đó các em sẽ dễ dàng soạn văn hơn.

👉 Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta/ Cũng trắng màu mây bay phía xa/ Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”?

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói giảm, nói tránh
  • C. Điệp
  • D. Đối

Trả lời: Chọn đáp án: C.

👉 Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?

  • A. Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
  • B. Cây lá, dáng phố phường, màu mây trắng
  • C. Nếp nhà dân, bụi đường, nắng
  • D. Cây lá, nếp nhà dân đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn

Trả lời: Đáp án: A.

👉 Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?

  • A. Xa lạ
  • B. Gần gũi
  • C. Thú vị
  • D. Băn khoăn

Trả lời: Đáp án: A.

👉 Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?

  • A. Day dứt, trăn trở
  • B. Thân mật, suồng sã
  • C. Bông đùa, hóm hỉnh
  • D. Cổ kính, trang trọng

Trả lời: Đáp án: D.

👉 Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?

  • A. Biết rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thứ 1) và ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thứ 3)
  • B. Ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thứ 1) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thứ 3)
  • C. Tự nhủ mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và say sưa khám phá cảnh đẹp của quê người (khổ thơ 3)
  • D. Hứng thú trước vẻ đẹp khác lạ của quê người (khổ thơ 1) và phát hiện ra cảnh quê người và quê nhà giống nhau kì lạ (khổ thứ 3)

Trả lời: Đáp án: B.

👉 Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?

Trả lời: Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi xa xứ, ở nơi đất khách quê người nhớ về quê hương của mình.

👉 Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.

Trả lời:

– Trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình, tác giả thể hiện nỗi nhớ tha thiết, dạt dào tình cảm của mình đối với quê hương. Thông qua các chi tiết “nhìn mây trắng”, “nhìn nắng hanh vàng”, “ngó xuống mũi giày, rồi thốt lên “đành vậy”, ta thấy được ông đã ý thức được mình đang ở nơi đất khách quê người, mượn khung cảnh nơi đây cho khuây nỗi nhớ quê nhà.

👉 Câu 8 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người”?

Trả lời:

– Trong hai khổ thơ đầu, tác giả chìm đắm trong nỗi nhớ, cứ ngỡ cảnh vật nơi đây là lúc tác giả ở quê thì đối lập với nó là khổ thơ cuối cùng, ta thấy được ông đã ý thức được mình đang ở chốn “quê người” với nhiều điều xa lạ. Nhưng cũng chính vì vậy mà nỗi nhớ quê hương của ông càng được khắc họa, bộc lộ rõ nét hơn. Dù có đi nơi xa thì những điều gắn bó, quen thuộc vẫn mãi đọng lại trong tiềm thức của ta. Điều đó giúp cho người đọc đồng cảm với tâm trạng của tác giả khi ở nơi xa, đồng thời bộc lộ được tình cảm thương yêu, nhớ da diết tới quê hương.

👉 Câu 9 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

– Em thích nhất hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi “đất khách” nhưng lại khiến tác giả ngỡ là của quê hương mình. Bởi mặc dù ông đang ngắm, chìm đắm trong cảnh vật đẹp đẽ ấy, thì điều thôi thúc ông, không ngừng làm ông nhớ đến, đó vẫn là quê hương mình.

👉 Câu 10 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.

Trả lời:

Bài thơ “Quê người” của tác giả Vũ Quần Phương đã giúp em hiểu thêm phần nào về tâm tư, tình cảm của những người con xa xứ khi nhớ về quê hương của mình. Quê hương trong nỗi nhớ của họ thật sâu sắc, thấm thía, ngọt ngào. Đó đơn giản chỉ là một áng mây, một vạt nắng, hay đỉnh đồi nhuộm sắc ánh vàng,… Quê hương góp phần tạo nên những tiên đề đầu tiên để ta vững bước vào đời. Bởi vậy khi đi xa, người ta thường hay nhớ về như là một điểm tựa tình thần giúp ta vượt qua nhiều gian nan, thử thách trên đường đời.

Bài thơ trên đã góp phần đem tới cho người đọc những lắng đọng, trầm tư khi nhắc đến quê hương với nỗi nhớ dạt dào. Qua đây, ta thấy được nhà thơ đã thay mặt để gửi gắm hết tâm tư, tình cảm của mình, nói lên tiếng lòng đau đáu của những người ở nơi đất khách quê người.

Xem thêm 👉 Giới Thiệu Về Một Cuốn Sách (Truyện) Lớp 8

Giáo Án Bài Thơ Quê Người

Với giáo án bài Quê người Ngữ văn lớp 8 mà thohay.vn chia sẽ bên dưới sẽ phần nào giúp các thầy, cô giáo có một tiết dạy học thành công.

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

  • HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thể thơ sáu chữ qua việc tìm hiểu bài thơ Quê người
  • HS nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở bố cục, hình ảnh, từ ngữ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, …

2. Năng lực

3. Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

4. Năng lực riêng

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Quê người
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Quê người
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

5. Phẩm chất

  • Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận về những kiến thức đã được học ở bài 2: Thơ sáu chữ, thơ bảy chữ
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những những kiến thức đã được học ở bài 2: Thơ sáu chữ, thơ bảy chữ
  5. Tổ chức thực hiện
  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

– Em hãy kể tên các văn bản, bài viết và bài nói và nghe em đã được học trong bài 2: Thơ sáu chữ, thơ bảy chữ

– Em hãy liệt kê các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học ở bài 2

  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
    • HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

  • Các văn bản em đã được học trong bài 2: Thơ sáu chữ, thơ bảy chữ là: Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hoá (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ); nội dung viết em được học về cách viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ và tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ; phần nói-nghe là thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống
  • Các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học trong bài 2 là một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần. nhịp; từ ngữ; hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc; …) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ; sắc thái nghĩa của từ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; bước đầu làm được bài thơ sáu chữ, bảy chữ và biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS
  • GV dẫn dắt vào bài mới: Để củng cố thêm kiến thức cho bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ thì ngày hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ đến với tiết Tự đánh giá: Quê người

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  • Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Quê người
  • Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Quê người
  • Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Quê người
  • Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 56, 57)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
–  GV cho HS dọc văn bản “Quê người” và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta/ Cũng trắng màu mây bay phía xa/ Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”?A. Ẩn dụB. Nói giảm, nói tránhC. ĐiệpD. Đối
Câu 2: Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?
Câu 3: Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?
Câu 4: Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?
Câu 5: Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?
Câu 6: Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?
Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 56, 57)
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6:  Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi xa xứ, ở nơi đất khách quê người nhớ về quê hương của mình.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sâu hơn về văn bản

a. Mục tiêu: Học sinh cần nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Học sinh sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Học sinh tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

Bạn có thể xem thêm 🌹 Thảo Luận Ý Kiến Về Một Vấn Đề Trong Đời Sống Lớp 8 🌹 (11+ mẫu hay)

5+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Quê Người Hay Nhất

Tham khảo ngay những bài văn mẫu phân tích, cảm nhận bài thơ Quê Người hay nhất mà thohay.vn tổng hợp và chia sẽ đến bạn sau đây. Với các mẫu văn này sẽ giúp bạn trau dồi thêm kỹ năng, ngôn ngữ hành văn.

Phân Tích Bài Thơ Quê Người Của Vũ Quần Phương Siêu Hay

“Quê người” là một bài thơ của Vũ Quần Phương, một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Bài thơ này được viết vào năm 1943 và đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Bài thơ “Quê người” thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương của tác giả. Bài thơ được chia thành 3 phần, mỗi phần tả lên một khía cạnh khác nhau về quê hương.

Phần đầu tiên của bài thơ tả lại vẻ đẹp của quê hương, với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những cánh đồng lúa mênh mông, những con sông êm đềm. Tác giả miêu tả quê hương như một thiên đường trên đất, nơi mà mọi người có thể tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc.

Phần thứ hai của bài thơ tả lại những truyền thống và phong tục của quê hương. Tác giả nhắc đến những lễ hội truyền thống, những nét văn hóa đặc trưng và những truyền thống gia đình. Ông nhấn mạnh tình yêu và lòng trung thành của người dân đối với quê hương, và sự gắn bó mạnh mẽ giữa con người và đất nước.

Phần cuối cùng của bài thơ tả lại những người dân của quê hương. Tác giả miêu tả họ như những người lao động chăm chỉ, những người sống chân thành và trung thực. Ông ca ngợi tinh thần đoàn kết và sự hy sinh của người dân, và khẳng định rằng quê hương là nguồn cảm hứng và sức mạnh cho cuộc sống của mỗi người.

Tổng thể, bài thơ “Quê người” của Vũ Quần Phương là một tác phẩm tình cảm và tự hào về quê hương. Ông tả lại vẻ đẹp của quê hương, những truyền thống và phong tục đặc trưng, cũng như tình yêu và lòng trung thành của người dân. Bài thơ thể hiện sự tự hào và tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương và những người dân của nó.

Chia sẽ đến bạn những bài văn mẫu ❣️ Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Xã Hội Lớp 8 ❣️ [Siêu Hay]

Phân Tích Bài Thơ Quê Người Lớp 8 Xuất Sắc

“Quê hương mỗi người chỉ một” là một câu mà ai cũng biết. Nhưng cũng có một số người lại cho rằng quê hương cũng có thể có rất nhiều. Nơi mà ta sinh sống lâu nhất cũng được gọi là quê hương, nơi ta sinh ra lớn lên cũng được gọi là quê hương, quê của bố cũng là quê hương mà quê của mẹ cũng là quê hương. Chính vì thế mà có cái tên “Quê người” ra đời.

“Quê người” là một tác phẩm của tác giả Vũ Quần Phương. Bài thơ chỉ có ba khổ thơ ngắn gọn với ngôn từ giản dị cùng những hình ảnh lặp lại nhưng vẫn rất giàu cảm xúc.

Trên cao thì nắng cũng quê ta
Cũng trắng màu mây bay phía xa
Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà

Trời, đất chỉ có một nên dù ở đâu cũng thấy nó giống nhau, vẫn là trời cao, trong xanh, mây trắng bay phía xa. Núi thì ở đâu cũng có, cũng có cây xanh phủ kín. Cũng vì lý do đó mà tác giả tự nhủ cứ ngỡ đây là ở nhà. Từ “ngỡ” hiện lên thể hiện cảm xúc vừa bất ngờ, vườn xen chút buồn.

Nắng xuống vào cây, soi tận lá
Cây lá không là cây lá quen
Những dáng phố phường xa lạ kiểu
Nhưng nếp nhà dân khác lạ thềm

Ánh nắng soi là tận lá, dù chỉ là một chiếc là nhưng nhìn thế nào nó cũng không quen. Cũng phố phường như quê nhưng nhìn xa lạ. Vẫn nếp nhà dân san sát nhưng những bậc thềm với những người dân sao lại xa lạ đến vậy. Việc liệt kê các sự vật, hiện tượng khác thường đã cho thấy sự cô đơn và khác biệt to lớn giữ quê hương và quê người. Ở quê hương, nhìn đâu cũng thân quen, cũng in sâu vào trong tim, từng ngóc ngách đều quen thuộc, từng người nhìn đều dễ mến.

Nhớ quê, đành vậy, nhìn mây trắng
Nhìn nắng hanh vàng trên núi xa
Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ
Bụi đường cũng bụi của người ta

Cũng vì hoàn cảnh mưu sinh, hoàn cảnh đặc biệt mà phải rời quê hương đến một nơi mới, có thể là sinh sống tạm thời, nhưng cũng có thể là ở đó mãi mãi. Nhưng dù có ở như nào, thì chỉ cần xa quê là thấy nhớ. Tuy nhiên, nhớ thì có thể làm được gì.

Với tác giả, nhớ chỉ có thể nhìn mây trắng, nhìn nắng hanh,nhìn xuống chân, nhìn bụi đường. Chữ “đành vậy” đã cho thấy thái độ bất lực, chán nản của tác giả khi nhớ quê mà không được về. Mũi giày lữ thứ là mũi giày của những kẻ xa quê, sinh sống tạm bợ.

Câu thơ “Bụi đường cũng bụi của người ta” đã càng cho thấy hơn về sự khác biệt và bất lực của tác giả. Bụi nào mà chả giống nhau, đều là thứ bẩn thỉu mà không ai muốn rây vào, thế mà ở nơi quê người, bụi đường cũng không phải bụi của ta.

Với ba khổ thơ ngắn gọn cùng ngôn từ giản dị mà giàu cảm xúc, Vũ Quần Phương đã thể hiện rõ tâm trạng nhớ quê hương da diết. Ông đã cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa quê hương và quê người. Qua bài thơ, tác giả cũng gửi tới thông điệp về sự biết ơn quê hương mình. Mỗi người khi còn có thể hãy trở về quê hương, nơi đó là nơi mà luôn chào đón ta dù ta có ra sao, có như nào.

Tham khảo thêm 🍂 Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 🍂 (15 Mẫu Hay)

Văn Phân Tích Bài Thơ Quê Người Lớp 8 Ngắn Hay

Bài thơ Quê người của Vũ Quần Phương là một thi phẩm thể hiện sâu sắc và chân thực nhất những tình cảm và suy tư của nhà thơ khi xa quê. Quê hương là nơi tác giả sinh ra và lớn lên, là nơi chứa đựng những hồi ức đẹp nhất của cuộc đời ông. Chính vì vậy, vùng đất vốn bình dị ấy hóa thân thành thánh địa ngự trị trong trái tim nhà thơ.”

Bài thơ “Quê người” của Vũ Quần Phương là một tác phẩm mang tính chất tâm sự, thể hiện sự nhớ nhung và tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương. Từng câu thơ trong bài thể hiện sự gắn kết mạnh mẽ giữa tác giả và quê hương, như một sợi dây vô hình nối liền hai thế giới. Nhà thơ miêu tả quê hương như một thánh địa trong trái tim mình, nơi chứa đựng những kỷ niệm và tình yêu vô bờ bến.

Bài thơ còn thể hiện sự nhớ nhung và tình cảm của những người con xa xứ khi nhớ về quê hương. Những hình ảnh trong bài thơ như những cánh đồng, con đường quen thuộc, tiếng ve râm ran… tạo nên một không gian quen thuộc và ấm áp trong lòng người đọc. Từng câu thơ chạm đến tận đáy lòng, khơi dậy những kỷ niệm và cảm xúc sâu xa về quê hương.

Đoạn Văn Cảm Nhận Bài Thơ Quê Người Điểm Cao

Bài thơ Quê người của tác giả Vũ Quần Phương là một bài thơ hay, thể hiện được nỗi lòng nhớ quê hương da diết của người lữ thứ nơi đất khách quê người.

Qua bài thơ, ta thấy được tình cảm mà tác giả dành cho quê hương thật sâu sắc. Chỉ là những áng mây trắng hay những vạt nắng vàng cũng bất giác gợi lên nỗi nhớ quê trong lòng tác giả. Ngoài ra, ta cũng cảm nhận được nỗi cô đơn của tác giả khi ở một xứ sở xa lạ, những đường phố xa lạ, những nếp nhà khác ta, thậm chí bụi đường cũng bụi của người ta.

Ở nơi xứ người này, Vũ Quần Phương cảm thấy không có bất cứ điều gì thuộc về mình và mang hơi ấm của quê nhà. Với cách diễn đạt giàu cảm xúc, bài thơ thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tham khảo thêm những bài văn siêu hay với chủ đề 💌 Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống 💌

Bài Văn Cảm Nhận Bài Thơ Quê Người Hay Nhất

Bài thơ “Quê Người” của Vũ Quần Phương là một tác phẩm văn xuôi đi sâu vào tâm hồn người viết, mang đến cho độc giả những cảm nhận sâu sắc về nỗi nhớ quê hương, nhất là khi người viết đang xa xứ, ở một nơi đất khách quê người.

Tác giả đã tận dụng những hình ảnh phong phú từ thiên nhiên và đời sống hàng ngày để diễn đạt nỗi nhớ quê hương. Mặc dù ở nơi mới, nhưng trong tâm trí và tâm hồn, tác giả luôn cố gắng tìm kiếm bóng dáng quê nhà qua những sự vật gần gũi như nắng, mây, núi, và các dãy nhà. Tuy nhiên, điều đặc biệt là khi nhìn những hình ảnh quen thuộc này ở đất khách, chúng trở nên xa lạ và không thuộc về quê hương nữa.

Nỗi nhớ quê hương được tác giả bộc lộ một cách chân thực và sinh động nhất qua những dòng thơ cuối cùng của bài. Nhà thơ dường như đang đứng trước một bức tranh tự nhiên, với bầu trời cao, đám mây trắng bồng bềnh. Ngắm nhìn dãy núi xa xa, ánh nắng hanh vàng chiếu lên, tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ và quen thuộc, nhưng đồng thời lại làm nổi lên nỗi nhớ thương quê nhà. Mỗi chi tiết nhỏ như hạt bụi cũng trở thành “của người ta,” khiến cho lòng nhà thơ càng thêm buồn bã và bâng khuâng.

Hình ảnh của nhà thơ ngước nhìn bầu trời và nhìn xuống mũi giày tạo nên một tình cảm đối lập và phức tạp. Nó thể hiện sự đối diện giữa vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và sự đau lòng của việc xa cách quê hương. Bức tranh này không chỉ là một cảnh tự nhiên mà còn là biểu tượng cho nỗi đau và lòng nhớ nhung của người con xa xứ.

Bài thơ “Quê Người” không chỉ là một sự mô tả về vẻ đẹp của quê hương, mà còn là một hành trình tìm kiếm và đối diện với nỗi nhớ, tình cảm sâu sắc về quê nhà, với một diễn đạt tinh tế và cảm xúc sâu sắc từ tác giả.

Xem thêm những mẫu văn hay nhất 🌻 Viết Văn Bản Thuyết Minh Giải Thích Một Hiện Tượng Tự Nhiên 🌻

Viết một bình luận