Tà Áo Dài Việt Nam Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Tà Áo Dài Việt Nam Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Tìm Hiểu Về Bố Cục, Giáo Án, Đọc Hiểu, Ý Nghĩa Bài Thơ.

Nội Dung Bài Tà Áo Dài Việt Nam

Áo dài là trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam. Để hiểu sâu sắc hơn về trang phục độc đáo này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu văn bản Tà áo dài Việt Nam ngay sau đây.

Tà áo dài Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm

Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, …)        

Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.         

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.       

Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. 

Chia sẻ thêm bài đọc ❤️️Cánh Cam Lạc Mẹ ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Tà Áo Dài Việt Nam

Đọc thêm một số thông tin về giới thiệu bài Tà áo dài Việt Nam.

  • Bài đọc Tà áo dài Việt Nam hiện nay được in trong trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
  • Nội dung: Bài đọc nói về lịch sử ra đời của chiếc áo dài. Phụ nữ Việt Nam từ xưa đã ý tứ, dịu dàng, kín đáo khi mặc áo dài bên ngoài những chiếc áo mớ ba mớ bảy. Dần dần, áo dài cách tân thành áo tứ thân, rồi thành áo dài tân thời bây giờ. Chiếc áo dài tôn lên vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam cả về ngoại hình lẫn tâm hồn.

Bố Cục Bài Tà Áo Dài Việt Nam

Bố cục bài Tà áo dài Việt Nam có thể chia bài đọc thành 4 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh hồ thủy
  • Đoạn 2: Từ Từ “đầu thế kỉ XIX” đến “đôi vạt phải
  • Đoạn 3: Từ Từ “những năm 30” đến “trẻ trung
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Đọc thêm bài🌱 Thái Sư Trần Thủ Độ 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Tà Áo Dài Việt Nam

Thohay.vn chia sẻ thêm phần hướng dẫn tập đọc Tà áo dài Việt Nam:

  • Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca, tự hào về tà áo dài Việt Nam.
  • Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tế nhị, kín đáo, thẫm màu, lấp ló, kết hợp hài hoà, đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại, thanh thoát…)

Từ khó:

  • Áo cánh: áo ngắn, cổ đứng hoặc cổ viền thường có hai túi ở hai vạt trước và xẻ ở hai bên sườn
  • Phong cách: kiểu (lối) sống tạo ra nét riêng của một người hoặc một nhóm người
  • Tế nhị: ý nói nhã nhặn, lịch sự
  • Xanh hồ thủy: xanh như màu nước hồ (xanh nhạt)
  • Tân thời: Kiểu mới
  • Y phục: quần áo, đồ mặc

Ý Nghĩa Bài Tà Áo Dài Việt Nam

Bài Tà áo dài Việt Nam tóm tắt lại quá trình hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam. Từ đó nhằm ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

Hướng dẫn 💚 Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ 💚Hay nhất

Đọc Hiểu Tác Phẩm Tà Áo Dài Việt Nam

Phần đọc hiểu tác phẩm Tà áo dài Việt Nam bao gồm 10 câu hỏi cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức toàn bộ bài tập đọc.

👉Câu 1. Loại áo dài nào ngày xưa được phổ biến hơn cả?

a. Áo tứ thân.

b. Áo hai thân.

c. Áo hai thân.

👉Câu 2. Áo dài thể hiện phong cách nào của người Việt Nam?

a. Thể hiện phong cách tế nhị tế nhị và kín đáo.

b. Thể hiện phong cách giản dị.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 3. Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

a. Chiếc áo dài tân thời được cải tiến từ chiếc áo dài cổ truyền, gồm hai thân chứ không phải tứ thân hay năm thân.

b. Chiếc áo dài tân thời có thêm nét hiện đại phương Tây.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 4. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

a. Vì phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài trong sinh hoạt đời thường cũng như đi lễ hội.

b. Vì đây là hình ảnh tiêu biểu khi giới thiệu cho các nước thế giới.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 5. Dấu phẩy trong câu “Trời nổi gió, lá cây bay lả tả rồi phủ xuống mặt đường” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

👉Câu 6. Dấu phẩy trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân” có tác dụng gì?

a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

c. Báo hiệu một sự liệt kê.

👉Câu 7. Mặc áo mớ ba, mớ bảy nghĩa là thế nào?

a. mặc bốn áo cánh lồng vào nhau

b. mặc hai áo cánh lồng vào nhau

c. mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau

d. mặc ba áo cánh lồng vào nhau

👉Câu 8. Áo dài cho phụ nữ trong giai đoạn từ thế kỉ XIX đến đầu năm 1945 có mấy loại?

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

👉Câu 9. Áo năm thân có đặc điểm gì khác so với áo tứ thân?

a. hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng

b. vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải

c. đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau

d. được may từ bốn mảnh vải

👉Câu 10. Chiếc áo tân thời xuất hiện ở nước Việt Nam vào giai đoạn nào?

a. Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1930

b. Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945

c. Từ những năm 45 của thế kỉ XX

d. Từ những năm 30 của thế kỉ XX

Đáp án:

Câu12345678910
Đáp ánaacccbcbbd

Soạn Bài Tà Áo Dài Việt Nam Lớp 5

Gợi ý cách soạn bài Tà áo dài Việt Nam lớp 5 chi tiết theo bộ câu hỏi dưới đây.

👉Câu 1 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

Đáp án: Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài đóng vai trò quan trọng, thân thuộc. Phụ nữ Việt Nam xưa nay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài, những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục nhự vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ ta thêm dịu dàng, kín đáo.

👉Câu 2 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

Đáp án:

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.

Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm màu. Áo tứ thân là loại áo được may từ bốn mảnh vải, hai mành sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng giống như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt vải.

Chiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.

👉Câu 3 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Đáp án: Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam vì nó thể hiện được phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

👉Câu 4 (trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?

Đáp án: Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài:

  • Người phụ nữ trở nên duyên dáng, thướt tha hơn rất nhiều trong tà áo dài
  • Khi thấy người con gái mặc áo dài là dường như thấy được cả hồn quê hương ở trong đó

Đón đọc tác phẩm 💌  Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực 💌 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài

Giáo Án Tà Áo Dài Việt Nam Lớp 5

Các giáo viên có thể tham khảo cách soạn giáo án bài Tà áo dài Việt Nam lớp 5 theo gợi ý sau đây.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

2. Kĩ năng: Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.

3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực: 

  • Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ 

1. Đồ dùng 

 – GV:

  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
  • Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 – HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
  • Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)
– Cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” đọc từng đoạn trong bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi. 
– Gv nhận xét
– Giới thiệu bài – Ghi bảng 
– HS chơi trò chơi
– HS nghe
– HS ghi vở
2. Hoạt động Khám phá: (12phút)
– Gọi HS đọc toàn bài.
– Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L1
– Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L2
– Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
– HS đọc toàn bài
– GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
– 1 HS M3,4 đọc mẫu bài văn
– HS chia đoạn: 4 đoạn(Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
– 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 1+ luyện đọc từ khó. 
– 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 2 + luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ khó. 
– HS đọc theo cặp
– HS đọc
– Cả lớp theo dõi
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút)
– HS thảo luận nhóm theo câu hỏi
Ý 1: Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo
+ Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Ý 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa áo dài tân thời và áo dài truyền thống.
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
Ý 3: áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam
-GV yêu cầu học sinh nêu cảm nhận cá nhân:
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
+ Em có cảm nhận gì về người thân khi họ mặc áo dài? 
– GVKL:
– HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả
+ Phụ nữ VN xưa hay  mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.Trang phục  như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
+ Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
+ Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phiá sau.  
Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/…
+ HS có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.)
– HS nghe 
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
– Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
 – GV lưu ý thêm.
– Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
– GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn: “ Phụ nữ Việt Nam xưa…thanh thoát hơn”.
– Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
– Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.
– GV nhận xét, tuyên dương HS.
– HS lần lượt phát biểu.
+ 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
+ HS nhận xét cách đọc cho nhau.
– HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
– 1 vài HS đọc trước lớp, 
– 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp:  HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút)
– Qua bài học trên, em biết được điều gì ?– HS nêu:
VD: Em biết được tà áo dài Việt Nam đã có từ lâu đời/ Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
– Sưu tầm một số trang phục về áo dài cách tân
– GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ.
– Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc – Đọc trước bài Người gác rừng tí hon.
-HS lắng nghe thực hiện
– HS nghe
– HS nghe và thực hiện

2 Mẫu Cảm Thụ Tà Áo Dài Việt Nam Hay Nhất

Chia sẻ một số mẫu cảm nhận về bài Tà áo dài Việt Nam hay nhất.

Mẫu Cảm Thụ Tà Áo Dài Việt Nam Hay – Mẫu 1

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái.

Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo dài tân thời này là sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, góp phần tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Chiếc áo dài tân thời như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển.

Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Mẫu Cảm Thụ Tà Áo Dài Việt Nam Chọn Lọc – Mẫu 2

Nhắc đến Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay tới hình ảnh của một dải đất trù phú, tươi tốt với những cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay, nhớ tới những cô gái với đôi má hây hây, khuôn mặt bầu bầu đáng yêu, với giọng nói ngọt ngào dễ mến. Và có một thứ không thể không nhắc tới, đó chính là tà áo dài – biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, cũng là quốc phục của đát nước này. Chiếc áo dài có một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời cho đến tận ngày nay.

Cùng với sự phát triển, tà áo dài Việt Nam liên tục được thay đổi, cách tân để phù hợp với đặc tính công việc của nhà nông và phù hợp với tình hình của xã hội lúc bấy giờ. Sau áo dài giao lãnh, người Việt đã cải tiến nó thành áo tứ thân rồi sau nữa là ngũ thân

Sau này đến những năm 30 của thế kỷ XX thì chiếc áo dài truyền thống đã cách tân trở thành chiếc áo dài tân thời để phù hợp với thời đại. Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại mà chiếc áo dài tân thời đã góp phần tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài trong văn hóa và đời sống của người Việt có một vị trí trọng yếu. Bởi nó đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam, trở thành biểu tượng cho phẩm chất, nét đẹp của họ từ bao đời nay. Người con gái Việt Nam trong trang phục áo dài trở nên xinh xắn, đáng yêu, thướt tha và thanh lịch hơn trong mắt người đối diện. 

Đời sống hiện đại với rất nhiều kiểu trang phục mới, độc đáo, cá tính, nhẹ nhàng, thế nhưng tà áo dài vẫn chưa bao giờ mất đi vị trí của nó trong đời sống tâm hồn của người Việt Nam. Bởi nó không chỉ là trang phục truyền thống mà nó còn là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hiện đại.

Xem thêm bài đọc 🔻 Người Công Dân Số Một 🔻Tìm hiểu chi tiết

Viết một bình luận