Thơ Hoàng Lộc: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Hoàng Lộc ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Sưu Tầm Những Vần Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Hoàng Lộc, Đón Đọc Ngay Nhé!

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Hoàng Lộc

Nói đến một trong các nhà thơ có tác phẩm nổi tiếng giai đoạn kháng chiến chống Pháp thì không thể không nhắc đến Hoàng Lộc. Sau đây là phần tóm tắt tiểu sử cuộc đời của ông:

  • Hoàng Lộc sinh năm 1920 tại, Phúc Kháng, Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương.
  • Ông lớn lên và đi học ở Hà Nội. Khi kháng chiến chống Pháp bắt đầu, ông đi bộ đội và làm phóng viên chiến trường của báo Xông pha (cơ quan ngôn luận của bộ đội quân khu 12).
  • Tham gia mặt trận Thu Đông 1947 đến năm 1948 ông chuyển về làm tại tòa soạn báo Bắc Sơn và Vệ quốc quân ở Việt Bắc.
  • Khi ta mở chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, cùng với bộ đội, Hoàng Lộc có mặt ở Mặt trận đường số 4.
  • Vào ngày 29 tháng 11 năm 1949, ông mất vì bệnh lao nặng.

Đọc thêm về 🍃Thơ Ý Nhi 🍃 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Hoàng Lộc

Khái quát những ý chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hoàng Lộc.

  • Hoàng Lộc sáng tác thơ từ hồi còn đi học ở Hà Nội (các tập Từ hoàng hôn đến bình minh, Lời thông điệp).
  • Khi chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 được diễn ra, Hoàng Lộc cùng với bộ đội có mặt ở Mặt trận đường số 4. Phóng sự “Chặt gọng kìm số 4”, gồm 32 đoạn ghi chép về chiến thắng đường 4 trong chiến dịch thu đông 1947 cũng đã ra đời tại đây.
  • Có thể nói nhà thơ Hoàng Lộc được biết đến nhiều nhất qua bài thơ ngũ ngôn Viếng bạn. “Viếng bạn” – tác phẩm này được xem là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình đồng đội kể từ khi Quân đội ta được thành lập (ngày 22-12-1944). Bài thơ lần đầu tiên được in trong tập phóng sự có tên “Chặt gọng kìm Đường số 4”.
  • Bài thơ “Viếng bạn” còn có thể xem như một cái mốc, một bước đột phá trong đời thơ của Hoàng Lộc. Chỉ với một tác phẩm này, ông đã từ cõi mơ sang cõi thực, từ ủy mị yếu đuối tới khỏe khoắn, can trường, từ “đạo” qua “đời”.
  • Cứ như thế, tác phẩm “Viếng bạn” không còn là tiếng khóc của riêng Hoàng Lộc nữa mà đã là tiếng khóc của những người đồng chí khóc những người đồng chí, là tình cảm của đồng đội với đồng đội, “huynh đệ chi binh”.
  • Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên Báo Văn nghệ số Xuân 1950 đến nay, bài thơ “Viếng bạn” của Hoàng Lộc đã được đăng, được in lại tới cả trăm lần trên các báo, trong các tuyển tập thơ, sách giáo khoa, cả trong nước và ở nước ngoài (ví dụ trong Tạp chí Europe N387-388, August-1961).
  • Bài thơ “Viếng bạn” và tập phóng sự “Chặt gọng kìm Đường số 4” là kết quả của 3 năm tận tụy với kháng chiến, 3 năm lăn lộn trên các chiến trường, 3 năm sống cuộc đời chiến sĩ, vì chiến sĩ mà viết của Hoàng Lộc.
  • Cuộc đời chiến đấu, cuộc đời cầm bút của Hoàng Lộc không dài, vẻn vẹn chưa đầy 3 năm, và ông mất khi còn rất trẻ, mới chưa đầy 30 tuổi (1922-1949)! Nhưng Hoàng Lộc đã nêu một tấm gương sáng cho mỗi người cầm bút.
  • Cùng với Trần Mai Ninh, Thâm Tâm, Thôi Hữu, Trần Đăng… những “văn nghệ binh thứ nhất hy sinh nơi chiến trường”, những phóng viên trụ cột đầu tiên của Báo Quân đội nhân dân, tên tuổi của Hoàng Lộc gắn liền với văn thơ kháng chiến, gắn liền với báo chí, văn chương viết về Bộ đội Cụ Hồ.
  • Nói về Hoàng Lộc, Nguyên An trong Tuổi xuân những trang thơ và những cuộc đời (Nhà xuất bản Thanh niên, 1990) đã có nhận xét như thế này: “Ngày nay, nhớ Hoàng Lộc, chúng ta nhớ tới một cây bút bắt đầu từ những đề tài nhỏ bé, đơn lẻ, nhờ dũng cảm và hăng hái đi theo cách mạng, cây bút đó đã trở thành một nhà văn, nhà thơ, nhà báo bằng một số sáng tác thành công của mình mà góp phần khẳng định sự ra đời, sự phát triển chững chạc của nền văn chương – văn học mới ngay ở buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt.”

=> Mấy mươi năm đã qua đi kể từ khi Hoàng Lộc nằm xuống (1949), nhưng tiếng súng, tiếng thét xung phong trong “Chặt gọng kìm đường số 4”, cũng như tiếng nấc nghẹn căm hờn trong “Viếng bạn” của ông vẫn còn văng vẳng đâu đây. 

Phong Cách Sáng Tác Của Hoàng Lộc

Phong cách sáng tác của Hoàng Lộc như thế nào? Cùng Thohay.vn tìm hiểu nhé!

Như đã chia sẻ thì Hoàng Lộc làm thơ từ trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông thời kỳ này không có gì đặc sắc. Sau đó, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, người ta chú ý tới ông nhờ tập phóng sự Chết gọng kìm đường số 4.

Do được tham gia trực tiếp chiến dịch này, có dịp đi sâu vào cuộc sống chiến đấu của những người chiến sĩ gắn bó với hiện thực chiến trường nên những trang viết của Hoàng Lộc ở tập phóng sự này đã ghi lại được một cách sống động, chân thực và phong phú cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của quân dân ta.

Hoàng Lộc đã ghi nhận một cách chân thực những cuộc chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta trên Mặt trận Đường số 4. Viết về chiến tranh, Hoàng Lộc không dừng lại ở việc “tả trận” mà hướng ngòi bút của mình về phía con người. Đọc các bài thơ của ông, hình ảnh người chiến sĩ Vệ Quốc quân năm xưa cứ hiện dần lên trên từng trang, từng trang.

=> Với lối viết linh hoạt, ngắn mà vẫn phóng khoáng, bằng cách sử dụng ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ của người lính, thi sĩ Hoàng Lộc đã dựng lại chân dung những người lính thời 9 năm, những chàng “vệ túm”, những người lính “áo nâu” thật điển hình; đồng thời nêu bật được những phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ.

Xem thêm tuyển tập 🔰Thơ Phan Thị Thanh Nhàn🔰 Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hoàng Lộc

Hoàng Lộc không nằm trong số những nhà thơ chỉ có một bài thơ, không nằm trong những hiện tượng thơ gọi là “hiện tượng một bài”. Ông là một tác giả có những tập thơ, tập văn có giá trị. Dưới đây là tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hoàng Lộc để lại sau bao nhiêu năm xông xáo trên chiến trường, sống cuộc đời chiến sĩ, vì chiến sĩ mà viết:

  • Từ hoàng hôn đến bình minh
  • Lời thông điệp
  • Viếng bạn (1947)
  • Tuổi xuân, những trang thơ, những cuộc đời (1990)
  • Chặn gọng kìm đường số 4 (1948)

Hoàng Lộc dù đã mất đi nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với thơ văn kháng chiến, gắn liền với sự nghiệp văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2+ Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Hoàng Lộc

Hoàng Lộc không có nhiều bài thơ, ngoài ra thơ của ông cũng bị thất lạc ít nhiều, vì vậy cho đến hiện nay chỉ còn ghi chép lại được 2 bài thơ như sau:

Tôi Vào Cõi Phù Du

Tôi vào cõi phù du
Ngẩn ngơ tôi thăm hỏi
Sao Người chưa bạo nói
Ta: sáng và Anh: mù

Vài bóng hình thoảng qua
Dăm cuộc đời xáo trộn
Trăng lên rồi trăng tà
Người vẫn bàn nghiệp lớn

Tôi nghe mà chưa hiểu
Những dấu hiệu xung quanh
Lá vẫn mọc trên cành
Người đi nằm riêng chiếu

Tôi đi tìm sự vật
Lẽ tương đối trong tâm
Nghe khúc hát liên ngâm
Của những hồn thân mật

Đời vui chăng, hỡi Bạn?
Đời đẹp không, hỡi Tình?
Lòng riêng tìm âm hưởng
Dựng lại chốn thiên dinh

Viếng Bạn

Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ

Đứa nào bắn anh đó
Súng nào nhằm trúng anh
Khôn thiêng xin chỉ mặt
Gọi tên nó ra anh!

Tên nó là đế quốc?
Tên nó là thực dân?
Nó là thằng thổ phỉ?
Hay là đứa Việt gian?

Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như thắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt

Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào Cửa Ngăn
Tặng tôi ngày phân tán

Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang cố
Tiêu diệt kẻ thù chung.

Giới thiệu đến bạn 🔰Thơ Tú Mỡ🔰 Tác giả, tác phẩm

Viết một bình luận