Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà [Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài]

Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài ✅ Tìm Hiểu Bố Cục, Ý Nghĩa Tác Phẩm, Gợi Ý Cách Soạn Bài Chi Tiết.

Nội Dung Bài Thơ Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên Sông Đà diễn tả những cảm xúc, rung động của tác giả trước cảnh một cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp. Mời bạn cùng thưởng thức nội dung bài thơ sau đây.

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (trích)
Tác giả: Quang Huy

Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng đàn Ba-la-lai-ca như thế
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.

Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên

Đọc thêm 👉Bài Thơ Con Là [Y Phương] 👈 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giới Thiệu Bài Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà

Chia sẻ cho bạn một số thông tin giới thiệu về bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà:

  • Bài thơ được tác giả Quang Huy sáng tác vào tháng 11-1979. Đoạn trích của bài thơ này được in trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (tập 2) giai đoạn 1990-2003 và lớp 5 (bộ mới).

Nội dung chính:

  • Bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn Ba – la – lai – ca trong đêm trăng và nhìn ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện trên sông đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp sau khi công trình hoạn thành.
  • Qua đó, ca ngợi sức mạnh của những con người đang chế ngự , chinh phục dòng sông và sự gắn bó , hòa quyện giữa con người với thiên nhiên .
  • Hơn nữa, qua biện pháp nhân hóa được sử dụng thành công còn cho thấy sự gắn bó, gần gũi giữa con người và cảnh vật

Bố Cục Bài Đọc Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà

Bố cục bài đọc Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà được chia thành 3 phần:

  • Khổ 1: tiếng đàn Ba-la-lai-ca vang lên trong buổi đêm sông Đà
  • Khổ 2: Khung cảnh công trường ở sông Đà
  • Khổ 3: Hy vọng về tương lai tốt đẹp nhờ chiếc đập lớn được xây xong

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🍀Việt Nam Thân Yêu 🍀 Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Nhận

Hướng Dẫn Tập Đọc Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà

Thohay.vn hướng dẫn bạn tập đọc bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà sao cho đúng nhất.

  • Bài thơ được viết theo thể tự do. Ý thơ có những đoạn mang tính vắt dòng. Nghĩa là ý thơ không nằm trọn trong một dòng thơ mà trải dài qua nhiều dòng thơ mới trọn ý. Vì vậy đọc diễn cảm bài thơ này, em cần lưu ý nhịp đọc và cách ngắt nghỉ ở các dòng thơ cho phù hợp với ý thơ.
  • Giọng đọc toàn bài: nhẹ nhàng vui tươi, tình cảm tha thiết, lạc quan tin tưởng.

Từ khó

  • Xe ben: xe tải, thùng xe có thể được điều khiển cho dốc hẳn xuống để đổ vật liệu.
  • Sông Đà: sông chảy qua tỉnh Hoà Bình (trên sông này, tại khu vực thị xã Hoà Bình, các chuyên gia Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng một công trình thuỷ điện lớn).
  • Ba-la-lai-ca: tên một loại đàn 3 dây của người Nga.

Ý Nghĩa Bài Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà

Bài thơ Tiếng đàn Ba la lai ca trên sông Đà mang ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông, hy vọng vào một tương lai tươi đẹp sau khi công trình hoàn thành, đồng thời thể hiện sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

Đọc hiểu bài🌱 Thư Gửi Các Học Sinh 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà

Xem thêm nội dung đọc hiểu tác phẩm Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà ngay sau đây.

👉Câu 1. Con hãy tìm những chi tiết trong bài thơ gợi tả hình ảnh đêm trăng rất tĩnh mịch.

1. Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông

2. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

3. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

4. Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

5. Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà

👉Câu 2. Những chi tiết nào trong bài vừa gợi tả hình ảnh đêm trăng trên công trường vừa tĩnh mịch vừa sinh động?

A. Có tiếng đàn ba-la-lai-ca của cô gái Nga

B. Có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng

C. Có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: công trường say ngủ, tháp khoan bận ngẫm nghĩ, xe ủi xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

D. Có tiếng trò chuyện của những công nhân ở công trường giữa đêm.

👉Câu 3. Tiếng đàn ba-la-lai-ca gắn với hình ảnh cô gái nước nào?

A. Cô gái Anh

B. Cô gái Nga

C. Cô gái Ba Lan

D. Cô gái Đức

👉Câu 4. Con có cảm nhận gì về hình ảnh sau: “Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà”

A. Đây là hình ảnh đẹp

B. Thể hiện sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông

C. Tiếng đàn ngân lên, lan tỏa….vào dòng sông lúc này như một “dòng trăng” lấp loáng

D. Tiếng đàn ngân nga phá tan sự tĩnh mịch của sông Đà

👉Câu 5. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài có tác dụng khiến cho những sự vật như xe ben, xe ủi, tháp khoan…những vật cồng kềnh xa lạ bỗng trở nên gần gũi như con người. Đồng thời chúng cũng khiến cho đêm trăng trên sông Đà vừa mang sự tĩnh mịch lại vừa gợi sự sinh động. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

👉Câu 6. Đâu là sự vật không xuất hiện trong bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà?

1. Xe ủi

2. Đàn ghi-ta

3. Đàn ba-la-lai-ca

4. Máy bay

5. Xe ben

6. Kim tự tháp

👉Câu 7. Ý nghĩa của bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà?

A. Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình

B. Sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông

C. Sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên

D. Tiếng đàn ba-la-lai-ca rất hay và cô gái Nga đánh đàn cũng rất xinh

👉Câu 8. Con hãy điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh khổ thơ sau:

“Trên……..(a)………….

Một đêm……….(b)……..

Tôi đang nghe tiếng………..(c)…………

Một ………..(d)………….mái tóc màu hạt dẻ

Ngón tay đan trên những sợi dây đồng”

Đáp án:

Câu12345678
Đáp án1, 2, 3A, B, CBA, B, CA2, 4, 6A, B, CA. Sông Đà
B. Trăng chơi vơi
C. Ba-la-lai-ca
D. Cô gái Nga

Soạn Bài Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà Lớp 5

Bài thơ là một bức tranh hoàn hảo với sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người vô cùng sống động và nên thơ. Để hiểu hơn về tác phẩm thì bạn có thể tham khảo cách soạn bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà lớp 5 sau đây:

👉Câu 1 trang 70 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?

Đáp án: Những chi tiết trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà

“Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ”.

Và:

“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ
Chỉ có tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà”.

Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

👉Câu 2 trang 70 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.

Đáp án:

– Hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, theo em là:

“Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng”.

Và:

“Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà”.

Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự hùng vĩ gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông.

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

👉Câu 3 trang 70 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những câu thơ nào trong bài thơ sử dụng phép nhân hóa?

Đáp án: Những câu thơ sử dụng phép nhân hóa:

  • Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.
  • Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.
  • Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ.
  • Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.
  • Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.

👉Câu 4 trang 70 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Học thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn Ba la lai ca trên sông Đà.

Gợi ý

Các em học sinh về nhà tự học thuộc theo hướng dẫn của thầy cô giáo. Hoặc có thể theo hướng dẫn của phụ huynh.

Đọc hiểu tác phẩm🌼 Con Muốn Làm Một Cái Cây 🌼 Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Giáo Án Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà Lớp 5

Chia sẻ thêm cách soạn giáo án bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà lớp 5 cho những ai đang cần.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ).

2. Kĩ năng:

  • Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .
  • HS( M3,4) thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài .

3. Thái độ: Tôn trọng và biết ơn những người đã góp sức xây dựng những công trình lớn cho đất nước.

4. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

  • GV: Ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
  • HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…
  • Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
  • Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
– Cho HS tổ chức chơi trò chơi thi đọc truyện “Những người bạn tốt” và trả lời câu hỏi.
– GV nhận xét
– Giới thiệu bài- Ghi bảng
– HS thi đọc
– HS nghe
– HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc:(10 phút)
* Mục tiêu: : – Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ.
 – Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp.
 – Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học
* Cách tiến hành:
– Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
– Giáo viên giải nghĩa thêm 1 số từ chưa có trong phần chú thích: cao nguyên, trăng chơi với.
– Luyện đọc theo cặp
– 1 HS đọc toàn bài
– Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
– Cả lớp theo dõi
– Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc:
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải
– HS nghe
– Học sinh luyện đọc theo cặp.
– HS nghe
– HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài:(10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ).
* Cách tiến hành:
– Cho HS thảo luận nhóm, TLCH sau đó báo cáo kết quả trước lớp:
1. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh 1 đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên sông Đà?

2. Tìm 1 hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.

3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
– Giáo viên tóm tắt nội dung bài.
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận TLCH, sau đó báo cáo kết quả:
– Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.    Những tháp khoan … nằm nghỉ.
– Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn cô gái Nga có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng.
– Câu thơ: Chỉ có tiếng đàn ngân nga. Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên 1 hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên giữa ánh trăng với dòng sông.
– Cả công trường say ngủ. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.
– Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ đi muôn ngả.
– HS nêu ND bài: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.
4. Hoạt động luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 phút)
* Mục tiêu:  Học thuộc lòng 2 khổ thơ
* Cánh tiến hành:
– Giáo viên chọn khổ thơ cuối để đọc diễn cảm.
– Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên.
– Luyện học thuộc lòng.
– Thi đọc.
– Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ cuối.
– Học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
– Thi đọc thuộc lòng.
5. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
– Em hãy nêu tên những công trình do chuyên gia Liên Xô giúp chúng ta xây dựng ?– HS nêu: Nhà máy công cụ số 1(Hà Nội)
Bệnh viện Hữu nghị, Công viên Lê – nin…

4 Mẫu Cảm Thụ Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà Hay Nhất

Sưu tầm các mẫu cảm thụ tác phẩm Tiếng đàn Ba-La-Lai-Ca trên sông Đà hay nhất.

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà Hay – Mẫu 1

Bài thơ tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà của Quang Huy đã đưa người đọc vào một khung cảnh tươi đẹp và thơ mộng.

Không gian bài thơ là khung cảnh bãi bồi sông Đà rộng lớn dưới một đêm trăng tròn và sáng. Hình ảnh dẫn dắt cảm xúc của người đọc chính là hình ảnh cô gái Nga đang ngồi, tấu lên khúc nhạc từ cây đàn ba – la – lai – ca. B

ấy giờ, cảnh vật nơi đây mới được tác giả miêu tả. Đó là một công trường rộng lớn đương lúc ngủ say, là tháp khoan và những chiếc xe nằm ngẫm nghĩ, tiếng đàn man mác trôi trên không gian của bãi bồi, ru ngủ những cảnh vật dưới anh trăng.

Trái ngược với cảm xúc thấm vị buồn bã bên trên, ngay bên dưới, một viễn cảnh tươi sáng như thức tỉnh tác giả. Nó là sự phát triển mới của đất nước, cũng âm thầm đặt dấu mốc cho chiến thắng của con người trước thiên nhiên lần đầu tiên. Đó là niềm tự hào lớn lao của con người, được tác giả gói gọn trong một vài vần thơ vừa cảm xúc, vừa chân thực.

Nhà thơ sử dụng rất nhiều hình ảnh nhân hoá, biến cảnh vật như sống lại và trở nên đặc sắc như con người. Tiếng đàn ba – la – lai – ca của cô gái Nga là một dòng chảy êm đềm, kéo theo những suy nghĩ miên man trong đầu tác giả.

Tiếng đàn ấy cũng thật đẹp, và có lẽ người con gái Nga với bộ tóc nâu kia cũng xinh đẹp không kém. Phải hay chăng, một tình yêu đẹp rồi sẽ đâm chồi?

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà Chọn Lọc – Mẫu 2

Trên sông Đà, vào một đêm trăng sáng, ánh trăng lung linh trên sóng nước chơi vơi. Bất chợt, tiếng đàn ba-la-lai-ca vang lên rộn rã. Rảo bước lại gần, tôi thấy một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ buông xoã bờ vai, đang ngồi trên gò đất cạnh bờ sông, mải mê đưa tay thoăn thoắt trên những sợi dây đồng của chiếc đàn ba-la-lai-ca.

Đêm đã khuya. Cả công trường say ngủ sau một ngày lao động vất vả. Những tháp khoan sừng sững in bóng lên nền trời đêm lấp lánh sao. Những chiếc xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ, trông xa giống như đàn voi khổng lồ, bất động.

Không gian tĩnh mịch, yên ắng vô cùng! Chỉ còn tiếng đàn ngân nga, vang vọng trên dòng sông Đà lấp lánh ánh trăng.

Vào một ngày không xa, chiếc đập ngăn nước sừng sững như một bức tường thành sẽ nối liền hai khối núi, tạo nên một hồ nước mênh mông như biển giữa cao nguyên. Nguồn nước sông Đà sẽ làm quay những tuyếc-bin khổng lồ, tạo ra dòng điện truyền đi khắp đất nước. Dòng sông Đà sẽ trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Trăng vẫn toả ánh sáng dịu dàng xuống mặt đất và tiếng đàn ba-la-lai-ca vẫn ngân nga vang vọng giữa đêm khuya.

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà Tiêu Biểu – Mẫu 3

Tiếng đàn ba – la – lai – ca trong bài thơ tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà là một hình ảnh thật đẹp. Không tập trung chỉ ra cái sự đẹp đẽ hay những âm điệu của nó, tác giả lại dùng nó như một thứ dẫn dắt những cảm xúc của con người, thứ truyền cảm xúc vô cùng dịu nhẹ.

Khung cảnh mà tác giả miêu tả cũng thật đẹp, một đêm trăng sáng trên dòng sông, dường như mặt nước phản chiếu thứ ánh sáng dịu nhẹ ấm áp ấy. Người con gái xuất hiện trông có vẻ cô đơn, nhưng thực ra, còn một người nữa xuất hiện tại đó.

Bởi, người quan sát và vẽ lại bức tranh ấy sẽ ở đó. Tiếng đàn dìu dịu như ru ngủ những công nhân, những tòa nhà, chiếc xe,… Ánh trăng chơi vơi hoà cùng tiếng đàn, làm cho tâm trạng con người trở nên nao nao, bồi hồi.

Người con gái Nga, chàng trai Việt, bao lằn ranh ấy lại như xóa mờ bởi tiếng đàn thơ ba – la – lai – ca lãng mạn. Sự yên tĩnh bao trùm khắp cả không gian, dường như trên thế giới chỉ còn lại tiếng rì rào của sóng và tiếng đàn.

Tuy nhiên, ta lại cảm nhận được không gian ấy bình yên đến lạ. Sau một ngày làm việc, con người và mọi vật đều ngủ say, thứ tình cảm nào đó mới trỗi dậy trong một buổi tối đầy xinh đẹp. Tiếng đàn cũng đưa người đọc đến với một khung cảnh xinh đẹp khác, đó là một tương lai tràn đầy hy vọng của dân tộc.

Đập thuỷ điện đầu tiên được xây dựng, không chỉ là sự đánh dấu cột mốc chiến thắng đầu tiên của con người với thiên nhiên, mà còn là sự vui mừng cho một cuộc sống trù phú, an bình sau này. Dường như, đây còn là một cách ẩn dụ về tương lai của đôi trai gái trong bức tranh trong đêm đó.

Có lẽ sau này, họ sẽ còn gặp lại, sẽ làm quen nhau trong một sáng đầy ánh mặt trời. Tiếng đàn ba – la – lai – ca lần nữa đưa họ lại gần nhau, kết nối đôi trai gái trẻ đầy tình yêu. 

Mẫu Cảm Thụ Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà Hay Đặc Sắc – Mẫu 4

Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà là một thi phẩm đặc sắc nổi bật cho phong cách thơ của Quang Huy. Ông là một cây bút vang danh của nền thơ ca Việt Nam. Bài thơ cho thấy sự hùng vĩ gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông

Bài thơ được viết theo thể tự do. Những câu chữ rơi rụng như tiếng nhạc, từng giọt, từng giọt âm thanh thấm vào lòng người đọc. Cảnh thiên nhiên hòa trong cảnh nhạc, thanh hòa trong sắc:

Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng đàn Ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.​

Không gian thơ, không gian nhạc ấy dạo chơi trong một đêm trăng trên sông Đà. “Một đêm trăng chơi vơi” – cách diễn đạt thật lạ! Cái chơi vơi ấy không phải là chơi vơi của trăng mà là cái chơi vơi của tâm hồn, của cảm xúc. Nhà thơ nhìn cảnh không phải bằng mắt mà bằng tâm trạng, do vậy mới thấy trăng dường như đồng điệu cảm xúc với mình.

Và tiếng đàn vang lên, từng giọt Ba – la – lai – ca như lấp đầy cơn khát ấy. Một thiếu nữ với một nhà thơ, một người đến từ nước Nga xã xôi, một người đất Việt, một nam, một nữ…nhưng những khác biệt ấy giờ cũng bị xóa nhòa khoảng cách. Tiếng đàn đã mang họ lại gần với nhau hơn, một sự hòa điệu cùng tâm hồn.

Đọc khổ thơ không hiểu sao ta lại có cảm giác như chính mình đang được nghe tiếng đàn ấy, những âm thanh vang lên, rung lên thánh thót từ ba sợi dây đồng mảnh mai. Cái chơi vơi của trăng, cái chơi vơi của tâm trạng, cái chơi vơi của cảnh, của người còn để lại dấu ấn trên những con chữ, ta có cảm giác âm thanh ấy vẫn như vang vọng mãi. Vang vọng cả trong những khổ thơ tiếp theo:

Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Một sự yên tĩnh, một sự trầm lắng bao trùm toàn bộ cảnh vật. Con người và thiên nhiên như hòa vào nhau trong vẻ trầm lắng, bình yên ấy.

Những tháp khoan, xe ủi, xe ben giờ đâu phải những vật vô tri vô giác mà cũng đầy cảm xúc như con người, cũng biết trầm ngâm suy nghĩ, sóng vai ngơi nghỉ bên nhau sau một ngày lao động mệt nhọc. Lối nói nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, cảnh và người trở nên gần gũi như những người bạn…

Trong không gian đêm bình yên ấy, có những tâm hồn vẫn còn đang thao thức, gửi nỗi niềm vào trong tiếng đàn, vào trong ánh trăng, vào dòng sông…Đêm khuya thanh vắng, tiếng đàn vang lên nghe càng da diết hơn, sâu lắng hơn. Cái âm thanh thánh thót, trong trẻo ấy hòa cùng ánh trăng lấp loáng cả dòng sông, xao động cả tâm hồn. Con người và thiên nhiên cùng một màu sắc tâm trạng…

Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.​

Cảnh và nhạc ấy bao giờ cũng gợi ra nhiều cảm xúc, đôi khi những cảm xúc ấy khoác chiếc áo ước mơ, chiếc áo hi vọng về tương lai. Từ một sự bình yên của hôm nay chúng ta có thể hi vọng về một tương lai tốt đẹp của mai sau lắm chứ! Chúng ta cũng có thể đặt niềm tin vào con người, vào sức người của một thời đại mới. Chính những con người ấy sẽ chinh phục thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, biến những điều tưởng như không thể trở thành có thể:

Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên​

Ấy là sự kinh ngạc, sự sững sốt của biển trước một cao nguyên mới lạ, một sự ngạc nhiên đến thán phục trước sức mạnh và trí tuệ kì diệu của con người – nhỏ bé mà lại làm nên những điều to lớn, vĩ đại. Và khi ấy sẽ không dấu nỗi niềm tự hào của những người kĩ sư trên công trường thủy điện sông Đà hôm nay khi góp phần vào việc:

Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.​

Giới thiệu thêm tác phẩm 🌱 Lẵng Quả Thông 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Viết một bình luận