Bài Thơ Anh, Anh Làm Một Nửa Mà Thôi [Nội Dung + Phân Tích]

Bài Thơ Anh, Anh Làm Một Nửa Mà Thôi ❤️️ Nội Dung, Phân Tích✅Bài Thơ Anh Làm Một Nửa Mà Thôi Nằm Trong Tác Phẩm “Sổ Tay Thơ” Của Chế Lan Viên.

Nội Dung Bài Thơ Anh Anh Làm Một Nửa Mà Thôi

Bài thơ: Anh, anh làm một nửa mà thôi
Tác giả: Chế Lan Viên

Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Tiếng Hát Con Tàu [Chế Lan Viên]❤️️Nội Dung, Tác Giả, Tác Phẩm 

Ý Nghĩa Bài Thơ Anh Làm Một Nửa Mà Thôi

Bài thơ Anh làm một nửa mà thôi của Chế Lan Viên nói về tình yêu của một người đàn ông dành cho người phụ nữ mà anh yêu thương. Anh ta chỉ làm được một nửa của tình yêu đó và hy vọng rằng người phụ nữ kia sẽ đến và hoàn thành nửa còn lại của tình yêu.

Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Anh Làm Một Nửa Mà Thôi Hay Nhất

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Anh Làm Một Nửa Mà Thôi.

Vượt qua mọi định luật của sự băng hoại, thơ ca vẫn bất hủ cùng thời gian. Vậy phải chăng lý do khiến thơ mãi “còn xanh”, đó là vì nó là các tác phẩm được thi nhân viết nên bằng cây bút của những rung dộng tinh tế cùng với màu mực hiện thực?

Đúng thế, cái hạt giống của thơ chỉ nảy mầm được trong trái tim độc giả nếu nó được nuôi dưỡng trong chất đất chứa hiện thực cuộc sống và những cảm xúc chân thành của người nghệ sĩ. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng tâm niệm như vậy:

“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy”

Thơ ca là một sợi dây vô hình nối liền trái tim người nghệ sĩ với độc giả của anh, nhưng đó phải là thơ phát khởi từ xúc cảm người viết và thực tại cuộc sống. Như vậy, với Chế Lan Viên, “bài thơ anh, anh làm một nửa” đã khẳng định tầm quan trọng của những rung động tinh tế cần có trong tâm hồn người cầm bút.

Anh làm thơ bằng trái tim của anh, nhưng đó phải là một trái tim biết vui cái vui và buồn cái buồn của đồng loại, đó phải là một trái tim biết yêu cái đẹp, cái cao thượng và hờn cái xấu xa, cái đê tiện. Một trái tim có xúc cảm còn là một trái tim đa cảm, nó biết hân hoan trước những niềm vui, nó biết đau buồn trước những sự sầu thảm.

Bên cạnh đó, đó còn là trái tim đủ tinh tế để cảm nhận những biến chuyển, dù là nhỏ nhất, đang xảy ra xung quanh mình. Nói như Thạch Lam, một nhà thơ có một trái tim rung cảm sẽ “cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ”.

Và “một nửa cho mùa thu làm lấy” là sự thừa nhận việc cái chất hiện thực đang góp phần làm nên thơ. Cuộc sống tồn tại trong thơ khi nó được chính thơ phản ánh. Khi đó, thơ khám phá bản chất và các khía cạnh của cuộc sống.

Thơ đi sâu vào cuộc sống, hay nói khác hơn là nó đi sâu vào số phận, phẩm chất và bản chất con người. Nó khai thác đời tư và tâm hồn con người, đồng thời còn đề cập đến những vấn đề nhân bản có tính chất muôn thuở như khát vọng hạnh phúc hay cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong mỗi con người.

Hiện thực đi vào trong thơ ca, để thơ ca lý giải nó, để thơ ca đặt ra những câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, từ đó đề xuất một hướng đi cho cuộc sống. Như vậy, hai câu thơ của Chế Lan Viên khẳng định rằng một bài thơ hoàn chỉnh chỉ ra đời dưới sự kết hợp của cảm xúc nhà thơ và hiện thực đời sống.

Trái tim của nhà thơ và cuộc sống là hai thi liệu cần thiết cho công cuộc sáng tạo, và chính chúng sẽ cùng nhau tạo nên một tác phẩm lớn, một chỉnh thể thẩm mĩ có sức sống lâu bền.

Nhận định của Chế Lan Viên là hoàn toàn đúng đắn, cốt lõi của thơ không thể nào khác hơn ngoài cái tình của người nghệ sĩ và cái hiện thực cuộc sống. Trước nhất, ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của cảm xúc như một thi liệu cần thiết trong quá trình sáng tác.

Khi một người nghệ sĩ đặt tình cảm vào trong công việc anh ta làm thì rõ ràng những cảm xúc của anh sẽ cho anh cảm hứng sáng tạo. Mà hơn hết, cảm hứng sáng tạo đóng vai trò như một cầu nối giữa tư tưởng tác giả và hình tượng tác phẩm.

Anh đang suy tư điều gì, trăn trở điều gì, cảm hứng sáng tạo sẽ giúp anh chuyển hóa tư tưởng vào tác phẩm của mình, vì cảm hứng luôn là linh hồn của hình tượng. Nhà văn Nam Cao từng nói: “ Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.

Vậy phải chăng nếu thơ không có cảm hứng, hay nói rộng hơn là thơ không có cảm xúc thì chỉ là một thứ thơ hời hợt, một thứ văn chương “đê tiện”? Chính vì thế, thơ luôn cần phải gắn liền với những rung động tinh tế của người nghệ sĩ để tư tưởng của anh được thể hiện rõ ràng trong mọi tác phẩm.

Thêm vào đó, thơ cần cảm xúc để mỗi khi người đọc đọc tác phẩm, họ cảm thấy như đang soi bóng mình, họ bắt gặp mình, họ bắt gặp đồng loại của mình. Nhưng thơ như thế nào mới được nhân loại thừa nhận? Đó nhất định không thể là một thứ thơ vô hồn, nhạt thếch mà khi độc giả đọc nó họ không cảm nhận được thế nào là hỉ, nộ, ái, ố.

Đối tượng phản ánh của văn học bao đời nay vẫn luôn là con người, như Nguyễn Văn Siêu tâm niệm rằng loại văn chương đáng thờ là loại “chuyên chú ở con ngươi”. Vậy nếu văn chương không “chuyên chú ở con người” thì văn chương sẽ là gì?

Trái tim độc giả luôn là đích đến của người nghệ sĩ, nhưng trái tim độc giả chỉ đón nhận thơ của anh khi chính anh cũng viết thơ bằng trái tim mình. Thơ bắt buộc phải có cảm xúc, trước nhất là để độc giả có cảm xúc trong quá trình tiếp nhận. Nếu người nghệ sĩ viết về một nỗi đau nhưng chính anh lại chẳng đau trước cái nỗi đau ấy thì cớ chăng độc giả lại phải đau?

Người đọc không có khả năng hân hoan hay buồn khổ trước những niềm vui, những cái u sầu nếu chính người nghệ sĩ không đưa cảm xúc riêng vào tác phẩm của anh. Chỉ khi thơ chứa đựng xúc cảm của người nghệ sĩ thì độc giả mới dễ dàng đồng điệu với nhà thơ, họ hiểu rằng anh đang lo âu điều gì, khát khao điều gì.

Tố Hữu từng nói: “Thơ là chuyện đồng điệu”, mà để người nghệ sĩ và độc giả có sự đồng điệu trong tâm hồn thì những rung động của người viết trong thơ không thể là thứ yếu. Và chính cái tình của người nghệ sĩ đồng thời là động lực thúc đẩy cái tài của anh.

Với Raxul Gazatov thì: “Tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người”. Vì khi tình cảm bắt rễ trong tim anh, anh mới thực sự hiểu được chính mình, hiểu được các tác phẩm của anh đang hướng tới điều gì, từ đó anh biết cách sử dụng tài năng của mình.

Cái tài của người nghệ sĩ là quan trọng, và cái tình của anh cũng quan trọng không kém. Nếu anh có tài nhưng trái tim anh lạnh buốt thì dù thơ anh có đẹp đến đâu, hoa mỹ đến đâu thì chúng vẫn cứ trống rỗng, vô hồn.

Bởi thế, không thể phủ nhận rằng cái tình của người nghệ sĩ là cần thiết để cái tài của anh được tỏa sáng. Nguyễn Khải từng nói: “Tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào”.

Tình cảm nhà thơ tham gia vào mọi công đoạn trong quá trình sáng tạo, chính vì thế nếu thiếu những rung động tinh tế ấy thì thơ sẽ không còn là thơ nữa.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Thơ Chế Lan Viên Về Tình Yêu ❤️️ Chùm Thơ Tình Bất Hủ

Viết một bình luận