Bài Thơ Nói Với Em (Nội Dung, Đọc Hiểu, Phân Tích)

Cùng thohay.vn tìm hiểu về bài thơ Nói với em của nhà thơ Vũ Quần Phương qua phần nội dung, bố cục, đọc hiểu…ở trong bài viết này.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Nói Với Em

Hiện tại chưa rõ bài thơ Nói với em của nhà thơ Vũ Quần Phương được sáng tác trong hoàn cảnh nào, năm nào chỉ biết rằng với giá trị thẩm mỹ và nhân văn cao đẹp, bài thơ khơi nguồn cảm hứng để các nhạc sỹ Vũ Hoàng và Phan Bá Chức phổ nhạc thành bài hát cùng tên và nhận được đón nhận sự yêu thích của tất cả mọi người. Bài thơ được in trong SGK Tiếng Việt lớp 2, tập 1, NXB Giáo dục năm 2002.

Chia sẽ đến bạn 🍒 Bài Thơ Đợi Mẹ Của Vũ Quần Phương 🍒

Nội Dung Bài Thơ Nói Với Em

Mời bạn đón đọc nội dung bài thơ Nói với em của tác giả Vũ Quần Phương được thohay.vn sưu tầm và gửi đến bạn đọc bên dưới.

Nói với em
Tác giả: Vũ Quần Phương

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

Bài Thơ Nói Với Em Muốn Nói Với Em Điều Gì?

Bài thơ là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa, khích lệ mọi người, nhất là các em nhỏ, hãy lắng nghe, quan sát, nhìn nhận và suy nghĩ về thế giới xung quanh.

Mời bạn thưởng thức ❣️ Bài Thơ Áo Đỏ Của Vũ Quần Phương ❣️ [Ý Nghĩa + Cảm Nhận]

Đọc Hiểu Bài Thơ Nói Với Em

Để hiểu hơn về bài thơ Nói với em thì bạn có thể tham khảo thêm phần đọc hiểu, trả lời câu hỏi dưới đây.

👉 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chính là biểu cảm

👉 Câu 2. Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là gì?

Trả lời: Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là đều bắt đầu bằng cấu trúc giả định “Nếu nhắm mắt”.

👉 Câu 3. Khi nhắm mắt, “em” sẽ thấy được những gì? Theo anh chị, cụm động từ “nhắm mắt” ẩn dụ cho điều gì?

Trả lời:

  • Khi nhắm mắt, “em” thấy được: Thấy tiếng chim, thấy bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, thấy cô Tấm, quả thị.
  • Cụm động từ “nhắm mắt” ẩn dụ cho sự lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về sự vật, về con người, về cuộc sống xung quanh mình.

👉 Câu 4. Theo anh/chị, bài thơ nhắc nhở chúng ta về điều gì?

Trả lời: Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải biết lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về cuộc sống xung quanh, về những sự vật, những con người gần gũi quanh ta. Nói cách khác, bài thơ nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết nhân ái, yêu thương, đồng cảm.

👉 Câu 5. Từ nội dung bài thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết lắng nghe.

Gợi ý trả lời

Việc biết lắng nghe là một kỹ năng quan trọng không chỉ trong giao tiếp mà còn trong mọi mối quan hệ giữa con người. Sự cần thiết phải biết lắng nghe không chỉ đến từ việc ta muốn được người khác lắng nghe khi ta nói, mà còn từ việc hiểu và tôn trọng quan điểm, cảm xúc của người khác.

Trong giao tiếp, việc lắng nghe giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của đối tác. Khi chúng ta lắng nghe, chúng ta tạo ra một không gian cho người khác tự do diễn đạt ý kiến của họ mà không bị gián đoạn hay bị cắt ngang. Điều này giúp tăng cường sự hiểu biết và sự kết nối giữa các bên, từ đó giúp cải thiện mối quan hệ và tạo ra sự đồng thuận.

Ngoài ra, việc biết lắng nghe cũng là một cách để thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Khi chúng ta dành thời gian và tâm trí để lắng nghe, chúng ta thể hiện sự quan tâm và sẵn lòng đặt mình vào vị trí của người đối diện. Điều này có thể làm cho người khác cảm thấy được coi trọng và đánh giá cao.

Cuối cùng, việc biết lắng nghe cũng giúp chúng ta học hỏi và phát triển. Bằng việc lắng nghe ý kiến và góp ý của người khác, chúng ta có cơ hội mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân mình.

Tóm lại, sự cần thiết phải biết lắng nghe không chỉ là để giao tiếp hiệu quả mà còn để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp và phát triển cá nhân. Đó là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người chúng ta nên rèn luyện và phát triển trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm ❣️ Thư Gửi Bố Ngoài Đảo Lớp 2 ❣️ [Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Phân Tích]

Giá Trị Bài Thơ Nói Với Em

Bài thơ Nói với em của nhà thơ Vũ Quần Phương là một tác phẩm thơ đặc sắc, mang lại nhiều giá trị cho người đọc.

👉 Giá trị nội dung

  • Tác giả nhắc nhở rằng việc lắng nghe – không chỉ bằng tai mà còn bằng trái tim và tâm hồn – là quan trọng để hiểu và cảm nhận thế giới xung quanh

👉 Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ có cấu trúc cân đối, ngôn ngữ nhẹ nhàng, tạo nên sự êm đềm và nhịp nhàng, phù hợp với tình cảm yêu thương được thể hiện.
  • Sử dụng hình ảnh tươi sáng, nhẹ nhàng và tình cảm để tạo nên sự lãng mạn và đẹp đẽ cho bài thơ.
  • Bài thơ sử dụng từ láy (lích chích, bồng bế, vất vả), cách nói giản dị gần gũi, dạt dào và hình ảnh gợi cảm kỳ thú, đã khơi gợi, truyền tới chúng ta tình yêu cuộc sống, biết sống cao đẹp.

Bố Cục Bài Thơ Nói Với Em

Bài thơ Nói với em của tác giả Vũ Quần Phương được chia ra bố cục 3 phần như sau:

  • Phần 1: Khổ 1: Như một lười thủ thỉ tâm tình với em
  • Phần 2: Khổ 2: Nhà thơ nhắn nhủ em hãy nhắm mắt tức là hãy suy nghĩ về những câu chuyện đó
  • Phần 3: Khổ 3: Tác giả đưa ra lời khuyên

Dàn Ý Nói Với Em

Để viết một bài văn cảm nhận, phân tích bài thơ Nói với em mạch lạc, logic, đầy đủ ý thì bạn có thể sử dụng sườn ý mà thohay.vn chia sẽ sau đây.

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung về nhà thơ Vũ Quần Phương và tác phẩm Nói với em
  • Nêu bật được không gian và thời gian sáng tác, cũng như ấn tượng đầu tiên về bài thơ.

II. Thân bài

  • Phân tích hình ảnh và ngôn từ trong bài thơ:
    • Các hình ảnh thiên nhiên và gia đình được miêu tả qua lời kể của nhà thơ.
    • Ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng chứa đựng nhiều tầng nghĩa sâu sắc.
  • Phân tích ý nghĩa của từng khổ thơ:
    • Khổ thơ đầu tiên: Sự sống động của thiên nhiên và sự gắn kết với tuổi thơ.
    • Khổ thơ thứ hai: Sức mạnh của trí tưởng tượng và thế giới cổ tích.
    • Khổ thơ cuối cùng: Tình cảm gia đình và lòng biết ơn cha mẹ.
  • Phân tích thông điệp và giá trị nhân văn của bài thơ:
    • Bài thơ như lời nhắn nhủ, khuyên răn về việc lắng nghe và cảm nhận cuộc sống.
    • Thông điệp về tình yêu thương, sự quan tâm đến những điều nhỏ nhặt xung quanh ta.

III. Kết bài

  • Tổng kết ý nghĩa và giá trị của bài thơ.
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe trong cuộc sống.

Tham khảo thêm 🌺 Em Có Xinh Không Lớp 2 🌺 [Nội Dung Kể Chuyện + Soạn Bài]

Sơ Đồ Tư Duy Nói Với Em

Giờ đây bạn không còn phải khó khăn trong việc nhớ các thông tin về bài thơ Nói với em nửa bởi với sơ đồ tư duy bên dưới sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ một cách logic hơn.

Sơ đồ tư duy bài thơ Nói Với Em
Sơ đồ tư duy bài thơ Nói Với Em

Giáo Án Bài Thơ Nói Với Em

Giáo án bài thơ nói với em lớp 2

I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức

  •  Trẻ thuộc bài thơ
  •  Tên tác giả
  •  Hiểu nội dung bài thơ  

2. Kỹ năng

  •  Trẻ biết trả lời rõ ràng, rành mạch, đủ câu, đủ ý
  •  Rèn kỹ năng nghe, đọc thơ diễn cảm
  •  Trẻ cảm nhận được nhịp điệu bài thơ,
  •  Kỹ năng ghi nhớ có chủ đích biết đọc thơ cùng cô.

3. Thái độ

  •  Trẻ yêu thích môn học
  •  Giáo dục trẻ biết yêu quý những ý nghĩa trong bài thơ.
  •  Nghiêm túc lắng nghe cô

II. Chuẩn bị

  •    Hình ảnh minh hoạ của bài thơ
  •    Nhạc bài hát về bài thơ
  •    Máy tính, máy chiếu.
  •    Tranh thơ, ảnh thơ

III. Tổ chức hoạt động
 A.Hoạt động của cô.
1.Hoạt Động 1: Gây hứng thú.

  •  Cô và trẻ cùng hát bài, hát liên quan đến bài thơ trên đây.
  •  Các con vừa hát bài hát gì?
  •  Bài hát nói về cái gì?
  •  Các con biết bài thơ nào nói về những cái gì không?
  •  Cô có một bài thơ rất hay và ý nghĩa , đó là bài thơ Nói với em của nhà thơ Vũ Quần Phương, chúng mình cùng lắng nghe nhé

2.Hoạt Động 2
a, Cô đọc mẫu lần 1

  •   Bằng lời kết hợp cử chỉ điệu bộ.
  •   Cô đọc cho chúng mình nghe lời thơ Nói với em
  •   Để bài thơ hay hơn cô đọc cho chúng mình nghe với hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ nhé.

b, Cô đọc bài thơ lần 2

  •  Bằng tranh minh hoạ lời thơ sinh động hơn
  •  Ảnh minh họa của lời thơ

c, Cô đọc bài thơ lần 3

  • Cô các bé ý nội dung đoạn trích trên
  • Cô vừa đọc bài thơ gì?
  • Các em sẽ trả lời tên bài thơ
  • Bài thơ do ai sáng tác?
  • Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
  • Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
  • Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.

 B.Hoạt động của trẻ

  •  Trẻ chia thành tổ nhóm
  •  Trẻ lại ngồi ngay ngắn quanh cô giáo
  •  Hát bài hát theo cô hát
  •  Lắng nghe cô đọc thơ
  •  Cả lớp đọc thơ theo cô 1 đến 2 lần
  •  Trả lời câu hỏi của cô theo tổ nhóm và cá nhân

IV. Dạy trẻ đọc thơ.

  •  Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2- 3 lần
  •  Mời từng tổ thi đưa nhau đọc
  •  Mời nhóm trẻ lên đọc thơ
  •  Mời cá nhân trẻ đọc
  •  Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ

V.Kết thúc

  •  Nhận xét buổi học cả lớp
  •  Tuyên dương từng tổ, nhóm cá nhân
  •  Cô thấy lớp mình rất ngoan và học giỏi bây giờ chúng mình hãy cùng cô hát bài: liên quan tới lời bài thơ trên.

Ngoài bài thơ nói với em lớp 2, tham khảo thêm 🍁 Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến Đi Đáng Nhớ Của Em 🍁 (20+ Mẫu Hay Nhất)

2+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nói Với Em Hay Nhất

Bài thơ Nói với em của nhà thơ Vũ Quần Phương là một bản nhạc nhẹ nhàng, làm dịu đi những ồn ào, hối hả và nhắc nhở ta về những điều giản dị, bình yên nhất. Bạn có thể đọc và cảm nhận tác phẩm qua những bài văn mẫu phân tích hay nhất bên dưới.

Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Nói Với Em Siêu Hay

Nói với em là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương. Trong mỗi câu thơ mở đầu, ba tiếng “Nếu nhắm mắt…” được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe, hãy nhắm mắt để hồi tưởng, hãy nhắm mắt để suy nghĩ.

Khổ thơ thứ nhất, tác giả nói với em:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nhắm mắt để lắng nghe và “sẽ được nghe nhiều” tiếng chim trong vườn, tiếng “lích rích” của chim sâu, tiếng hót của con chim chìa vôi. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống.

Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em hãy “nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà:

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”

“Có nhắm mắt nghe” thì “sẽ được nhìn thấy”, sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Nếu biết “nhắm mắt nghe” thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.

Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy “nhắm mắt nghĩ”… Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo… con vô cùng vất vả của cha mẹ:

Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay

“Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” sao chúng ta không “nghĩ”? Có biết “nghĩ” về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.

Câu thơ “Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay” là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Bài thơ Nói với em có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.

Chia sẽ đến bạn những bài văn mẫu siêu hay ❣️ Viết Văn Bản Kiến Nghị Về Một Vấn Đề Của Đời Sống ❣️

Phân Tích Bài Thơ Nói Với Em Sinh Động

Vũ Quần Phương là nhà thơ, nhà phê bình văn học hàng đầu trên văn đàn, được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Trong số các sáng tác viết cho thiếu nhi của ông, bài “Nói với em” được nhiều người yêu thích và thuộc nằm lòng. Bài thơ là lời tâm sự, nhắn nhủ các bạn đọc nhỏ tuổi hãy biết lắng nghe, nhìn nhận, suy nghĩ về cuộc sống quanh ta để từ đó biết sống đẹp, có tình có nghĩa.

Dùng thể thơ bảy chữ, ngôn từ thuần Việt gần gũi, tác giả đã gửi gắm bao yêu thương trìu mến tới các em nhỏ. Bài gồm ba khổ thơ, mỗi khổ đều mở đầu bằng cụm từ có ý nghĩa giả định “Nếu nhắm mắt…sẽ được…”, (riêng khổ cuối có khác là “đã”). Nhiều người đều biết đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người. Tâm tính con người ra sao thường biểu hiện qua đôi mắt.

Đây là cơ quan thị giác giúp mỗi cá nhân quan sát xung quanh. Tuy nhiên cuộc sống hiện tại thường xô bồ, tất bật dễ khiến con người cuốn theo vòng xoáy của nó mà quên đi trách nhiệm bản thân. Là người ông của các em nhỏ, điều đầu tiên tác giả muốn nói với em là:

“Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Nghe lích chích chim sâu trong lá
Chim chìa vôi vừa hót vừa bay”

Khi nhắm mắt lại, tập trung lắng nghe thanh âm trong khu vườn thân thuộc, ta sẽ cảm nhận được tiếng chim trong đám lá “lích chích” đang kiếm sâu để vừa được no mồi vừa bảo vệ cho cây trồng. Bên cạnh đó ta còn nghe được cả tiếng chim chìa vôi lảnh lót bởi thói quen của loại chim này là “vừa hót vừa bay”.

Những tiếng chim đáng yêu đó chính là âm thanh đáng yêu của thiên nhiên, của cuộc sống tặng cho con người. Ai nghe được chim hót, tâm hồn như được thanh lọc, được xả stress, sẽ cảm thấy thật sự hạnh phúc, cuộc đời đáng yêu biết bao. Không dừng lại ở đó, nhà thơ còn “nói với em” những điều thú vị hơn nữa:

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền

Trẻ thơ vốn giàu tưởng tượng và mơ ước, rất thích nghe truyện cổ tích. Người bà thường kể cho các bé nghe bao câu chuyện thần tiên ly kỳ hấp dẫn. Truyện cổ tích nào nước nào cũng thường có các yếu tố kỳ ảo: Tiên, Bụt, các nhân vật “nhỏ bé”, thiếu hụt về về hình thể như chú bé tý hon, Sọ Dừa hay “nhỏ bé” về thân phận như cô Tấm, nhưng phẩm chất của họ thật kỳ tài, cao đẹp bởi họ là kết tinh tài năng và ước vọng của người lao động.

Một khi biết lắng nghe và tưởng tượng, các em nhỏ sẽ thấy thế giới này tuyệt diệu và cuộc sống đáng quý, đẹp đẽ vô cùng. Chưa hết, những câu thơ cuối, tác giả tiếp tục “nói với em” những điều gần gũi, thiết thân hơn nữa:

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Đây là lời khuyên chân tình các em nhỏ cũng như mỗi chúng ta, hãy biết nghĩ đến cha mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục mình khôn lớn; người không chỉ “bồng bế” mà còn từng trải qua biết bao “vất vả” để nuôi ta được lớn khôn như ngày hôm nay. “Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay” là lời nhắn “em” biết yêu thương, hiếu kính cha mẹ bằng cách ứng xử và các hành động cụ thể hằng ngày.

Bài thơ sử dụng từ láy (lích chích, bồng bế, vất vả) và hình ảnh gợi cảm kỳ thú, đã khơi gợi, truyền tới chúng ta tình yêu cuộc sống, biết sống cao đẹp, hiếu nghĩa, thủy chung.

Tham khảo thêm 20+ mẫu văn hay nhất 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống

Viết một bình luận