Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi ❤️️ Nội Dung, Đọc Hiểu, Cảm Nhận, Phân Tích ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Bài Thơ Viết Về Tình Mẫu Tử Hay Nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi
Bài thơ “Tóc của mẹ tôi” của Phan Thị Thanh Nhàn là một tác phẩm thơ đầy cảm xúc, phản ánh tình cảm sâu đậm của người con dành cho người mẹ.
Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả muốn tái hiện lại những kỷ niệm thân thương với mẹ và mái tóc của mẹ, qua đó bày tỏ tình yêu thương và tri ân.
Bài thơ cũng được cho là có thể xuất phát từ một việc hết sức bình thường như là tìm nhổ tóc sâu cho mẹ, qua đó bộc lộ sự hối lỗi và nhận thức sâu sắc hơn về bổn phận làm con.
Xem trọn bộ ❤️️ Thơ Phan Thị Thanh Nhàn ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ
Nội Dung Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi
Bài thơ: Tóc của mẹ tôi
Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn
Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dài mẹ xoã sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ, tôi tìm
Ngón tay lần giữa ẩm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi .
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Mẹ Tôi của Lộc Tịnh ️❤️️
Ý Nghĩa Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi
Bài thơ thể hiện sự yêu thương, biết ơn và ước mong của người con đối với mẹ. Bài thơ mang ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử, tình yêu quê hương và cuộc sống đơn sơ.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Có Một Mẹ Thôi ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận
5+ Mẫu Phân Tích, Cảm Nhận Về Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Hay
Sau đây là những bài văn mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Tóc của mẹ tôi hay nhất mà thohay.vn muốn chia sẽ đến bạn
Cảm Nhận Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Đặc Sắc
Nhiều người coi đây là bài thơ dành cho tuổi mới lớn. Đúng thế. Nhưng với riêng tôi, càng lớn lên, tôi lại càng thấy thích bài thơ này, bởi càng lớn lên, tôi càng ý thức rõ hơn về những lỗi lầm do sự thơ dại gây nên để mẹ phả lo buồn, tóc mẹ lại phải thêm nhiều sợi bạc.
Nhưng sự hối lỗi cũng như một mầm sáng, ít khi tự nhiên khởi phát, mà phải có một điều kiện, hoàn cảnh nào đó từ bên trong hoặc bên ngoài. Cái mầm sáng đó ở bài thơ này cũng xuất phát từ một việc hết sức bình thường là tìm nhổ tóc sâu cho mẹ. Những điệp ngữ “quay quay”, “chiều chiều” làm cho câu thơ trở nên tự nhiên, người đọc có thể qua đó sẽ thấy được tính quy luật, vòng luân hồi của mỗi con người:
Mẹ tôi hong tóc chiều chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Gió đồng thật hào phóng và lòng mẹ thật cũng bao dung, độ lượng như làn gió ấy. Chỉ qua mái tóc dài, sợi đen xen lẫn sợi bạc, tác giả bài thơ đã phần nào cho ta thấy được cuộc đời bình dị, nhân hậu, vị tha của bà mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, đọc hết 6 câu đầu, nghĩa là quá nửa bài thơ, ta vẫn chưa thấy rõ được cái cốt lõi của toàn bài. Và rồi cái cốt lõi cũng bắt đầu hiện ra ở hai câu gần kết:
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi
Sự so sánh theo mối tương quan chiều thuận cho ta thấy ngay một thực tế hiển nhiên: con càng ngoan thì mẹ càng vui, càng khoẻ và ngược lại! Càng gần gũi, gắn bó với mẹ, cô bé trong bài thơ càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về bổn phận làm con. Đã là phụ nữ thì ai cũng muốn tóc mãi xanh và rất sợ, rất lo đến ngày tóc bạc, dù đó chỉ là quy luật rất bình thường của đời người.
Chao ôi, đến lúc này con người mới nhận ra được qui luật đó sao? Có muộn quá không? Cũng chẳng sao cả, muộn còn hơn không. Theo tôi, sự hối lỗi ở đây không muộn chút nào, tự mình ý thức được như thế là đáng yêu, đáng qúy lắm rồi. Còn đáng quý, đáng yêu hơn nữa khi cô bé bất chợt nói lên một điều ước:
Con ngoan rồi đây mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh
Điều ước thật chân thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa, hồn nhiên. Điều ước đó, cô bé hoàn toàn dành cho mẹ. Dẫu biết không thể nào trở thành hiện thực được (trừ khi… nhuộm tóc) nhưng cô vẫn ước, bởi xưa nay ông trời cũng đã dễ cho mấy ai ước gì cũng được bao giờ! Lại nhớ ngày xưa ở Trung Quốc, có một cậu bé lúc nhỏ không nghe lời mẹ, thấy mẹ đã quá buồn phiền vì điều đó, cậu quyết tâm sửa đổi bằng cách dùng chiếc đinh đóng lên cột nhà mỗi khi mình có lỗi lầm.
Số đinh đóng lên cứ ngày một ít dần, rồi cậu bé trở thành ông quan có tài có đức. Thế nhưng mỗi lần ngắm lại những dấu đinh thuở xưa, ông quan vẫn thấy rất buồn,mẹ hỏi vì sao thì người con đáp: đinh tuy đã được nhổ rồi nhưng dấu đinh vẫn còn nguyên đó, không buồn sao được! Cô bé trong bài thơ này chắc cũng biết điều ước của mình tuy không thực tế, nhưng cô không thể thay vào đó một điều ước vật chất. Ta còn bắt gặp những điều ước tương tự như:
Ước gì em hoá thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
trong một cuốn sách giáo khoa tiểu học. Điều thú vị ở đây chính là nhờ những điều ước kiểu không tưởng như vậy mà những bà mẹ có con ngoan đều cảm thấy như trẻ lại, khoẻ ra. Còn gì hạnh phúc hơn khi con mình sớm biết nhận ra khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa để vui lòng mẹ.
Xưa nay những bài thơ hay đều không nhiều lời, cũng không cần cấu tứ cầu kỳ, mà thường ngắn gọn, tự nhiên, tình cảm chân thành. “Tóc của mẹ tôi” là một bài thơ như thế.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Mẹ Là Tất Cả Của Hoa Nghiêm ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa
Phân Tích Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Ngắn Hay
Bài thơ đã giúp em cảm nhận được tình cảm của người mẹ dành cho đứa con. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng và vĩ đại, bởi trên đời nào có thứ gì cao cả như tấm lòng người mẹ. Bài thơ đã cho chúng ta thấy, thời gian chảy trôi và mẹ cũng chẳng còn trẻ đẹp nhưu trước nữa.
Mái tóc của mẹ không còn đen mà là những sợi bạc chen cùng sợ đen, là bao nhiêu sợi bạc màu sương. Đó là hình ảnh cho những vất vả, lận đận, lênh đênh mà mẹ phải trải qua trong cuộc sống. Những khó khăn ấy khiến tóc mẹ phai đi theo thời gian. Và vì mẹ lo lắng cho con nên tóc cũng đã bạc đi.
Đây là tấm lòng người mẹ, là sự hy sinh mà người mẹ dành cho con của mình. Cuối cùng, đứa con đã bày tỏ ước nguyện của mình. Con thầm nhủ mình đã ngoan hơn rồi và cầu mong thời gian có thể để tóc mẹ bạc rồi lại xanh, để mẹ trở lại thời còn trẻ đẹp, thời mẹ còn vui vẻ, vô tư. Bài thơ là những lời tâm tình của người con, nhưng lại khiến em cảm nhận được những hy sinh vất vả, cũng như tình yêu thương mà con dành cho mẹ
Ngoài cảm nhận về bài thơ Mẹ tôi, mời bạn xem thêm 👉 Bài Thơ Mẹ Tôi Của Lê Trọng Tuyên
Cảm Nhận Về Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Ngắn Nhất
Bài thơ “Tóc của mẹ tôi” đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Hình ảnh mái tóc của mẹ, dù đã bạc phơ nhưng vẫn đẹp đẽ trong mắt người con, đã khiến tôi suy ngẫm về thời gian và tình yêu thương vô bờ.
Qua bài thơ, tôi cảm nhận được sự ấm áp và bình yên mỗi khi nghĩ về mẹ. Mái tóc bạc của mẹ chính là nguồn cảm hứng cho tôi mỗi ngày, nhắc nhở tôi về tình cảm gia đình thiêng liêng.
Bài thơ mở ra một không gian tâm hồn đầy tình cảm, nơi mà hình ảnh mái tóc bạc của mẹ trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho người con trong cuộc sống.
“Tóc của mẹ tôi” không chỉ là bài thơ về mái tóc mà còn là biểu tượng của sự hy sinh thầm lặng. Mỗi sợi tóc bạc là dấu ấn của những lo toan, vất vả mà mẹ đã trải qua vì gia đình.
Xem thêm tuyển tập thơ về mẹ hay nhất:
- Bài Thơ Tình Mẹ
- 5 Bài Thơ Về Mẹ Hay Nhất
- Thơ Về Mẹ 2 Câu
- Thơ 4 Câu Về Mẹ
- Thơ 5 Chữ Về Mẹ Hay
- Những Bài Thơ Về Mẹ Của Trần Đăng Khoa
- Những Bài Thơ Về Mẹ Của Tố Hữu
- Bài Thơ Về Mẹ Cho Học Sinh Tiểu Học
- Ca Dao Về Mẹ
- Bài Thơ Dáng Mẹ
- Thơ Báo Hiếu Về Mẹ
- Những Bài Thơ Về Mẹ Trong Tâm Trí Con
- Thơ Nuôi Con Mới Biết Lòng Cha Mẹ
- Thơ Mẹ Đơn Thân Nuôi Con
- Thơ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ
- Những Bài Thơ Lục Bát Về Mẹ Ngắn Hay
Phân Tích Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi Dài
Phan Thị Thanh Nhàn là gương mặt thơ nữ nổi tiếng từng đoạt giải Nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội giai đoạn 2001-2005. Ngoài làm thơ, chị còn viết nhiều bài báo và truyện ngắn. Trong tập thơ Con muốn mặc áo đỏ đi chơi (NXB Kim Đồng, 2016) sáng tác cho thiếu nhi có bài “Tóc của mẹ tôi” gây được ấn tượng cho bạn đọc. Bài thơ tái hiện lại những kỷ niệm thân thương với mẹ và mái tóc của mẹ, qua đó tác giả bày tỏ tình yêu thương và tri ân sâu sắc với đấng sinh thành.
Dùng thể thơ lục bát có âm điệu nhịp nhàng, êm dịu để nói về tình cảm mẹ con quả là sự lựa chọn xác đáng của tác giả. Mở đầu là những câu thơ tự sự, kể về việc mẹ gội đầu, chải tóc, làm cho tóc mau khô: “Mẹ tôi hong tóc buổi chiều/ Quay quay bụi nước bay theo gió đồng/ Tóc dài mẹ xoã sau lưng/ Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen”.
Giống như bao người mẹ khác, vào cuối những ngày lao động vất vả, “mẹ tôi” tắm táp và gội đầu cho được thảnh thơi. Mẹ đâu được như khá nhiều phụ nữ chốn thị thành đến cửa hàng gội đầu, cắt tóc làm đẹp. Mẹ tự gội đầu rồi đứng hóng gió.
Từ “hong” dùng rất đắt, chỉ động tác đón gió chỗ thoáng cho tóc mau khô, nhất là kết hợp với động tác “quay quay”, nghĩa là đưa mái tóc ướt xoay thành nhiều vòng tròn để bụi nước bay đi cho khô nhanh hơn nữa. Việc này mẹ vẫn làm thường xuyên bởi “mái tóc là vóc con người” cần được chăm sóc. Sự bạc đi của mái tóc đã in dấu những vất vả lo nghĩ của mẹ bao tháng ngày qua. Người con xúc động vì suốt một đời mẹ tần tảo, lo cho con từ cái ăn, cái mặc cho tới giấc ngủ. Bao nhiêu sợi tóc mẹ bạc là bấy nhiêu tình thương yêu mẹ dành cho chồng, cho con.
Đáng chú ý là đến tận hôm nay, chủ thể trữ tình mới chợt nhận ra mái tóc mẹ xõa đã có nhiều “sợi bạc chen cùng sợi đen”. Đúng là chỉ khi lớn lên ở mức nhất định, người con mới thấu hiểu và thương mẹ nhiều hơn. Vì để cho con có cơm ăn, áo mặc, được học hành bằng chúng bạn, mẹ phải đổ bao mồ hôi, nước mắt. Nhớ lại mấy năm trước, tóc mẹ bạc còn ít, người con còn nhổ tóc sâu – những sợi bạc vừa mới mọc một đoạn ngắn hay những sợi mới bạc một phần chân tóc – cho mẹ đỡ ngứa đầu.
Mấy câu thơ dưới đây chan chứa những kỷ niệm đẹp giữa mẹ và con gái: “Tóc sâu của mẹ, tôi tìm/ Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương”. Lời thơ gây ấn tượng nhờ nghệ thuật đảo từ và hình ảnh thắm thiết tình ruột thịt: Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương.
Biết bao nhiêu tình cảm thương yêu mẹ con được kết tinh trong câu thơ này. Đúng như tục ngữ xưa từng nói:“Mẹ với con như lon với vại”, tâm đầu ý hợp làm sao. Giờ đây, con đã hiểu được mẹ bạc tóc vì ai và do đâu. Tình con thương mẹ càng được nhân lên nhờ nghệ thuật so sánh đắt giá “Bao nhiêu sợi bạc màu sương/ Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi”. Cách ngắt nhịp lẻ 3/5 thật sáng tạo trong khi thơ lục bát truyền thống ngắt nhịp chẵn càng nhấn mạnh thêm sự ân hận ở người con đã từng làm mẹ buồn lòng không ít.
Vì gắn bó với mẹ, người con trong bài thơ càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc: là phụ nữ, ai cũng muốn có mái tóc xanh, tóc khỏe và lo buồn khi tóc bạc, tóc rụng cho dù biết đó là quy luật của đời người. Bài thơ kết thúc bằng hai câu có phần bất ngờ: “Con ngoan rồi đấy mẹ ơi/ Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh”. Niềm ước ao của chủ thể trữ tình thật chân thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa bởi người con không cầu mong gì cho mình mà tất cả điều tốt đẹp mong có được đều dành cho mẹ. Người mẹ sẽ rất hạnh phúc khi con mình biết nhận ra những sai lầm và quyết tâm sửa chữa.
Bài thơ ngôn từ thuần Việt dung dị, thể hiện rõ tấm chân tình của người con. Đáng chú ý là đại từ ngôi thứ nhất “tôi” được dùng 4 lần ở phần trên là để nói về riêng chủ thể trữ tình. Đến câu kết đại từ chuyển sang “con” thật hợp lý để chỉ chung tình cảm, tấm lòng của hầu hết những người con đối với mẹ của mình.
Thơ hay thường rất kiệm lời và tình cảm thực sự chân thành. Bài thơ “Tóc của mẹ tôi” cũng như nhiều bài thơ khác của Phan Thị Thanh Nhàn được đông đảo bạn đọc đón nhận chính vì lẽ đó.
“Tóc của mẹ tôi” là bài thơ khiến tôi trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại. Mái tóc bạc của mẹ là minh chứng cho tình yêu và sự kiên nhẫn mà mẹ đã dành cho chúng tôi.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Bài Thơ Mẹ Là Tất Cả Của Phạm Thái ️❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận
giúp em tả văn với ạ
Tham khảo đây bạn nhé https://thohay.vn/tho-ve-me.html